NHƯ MỘt lời mờI


Huế: Một người Công giáo mở dịch vụ cơm giá rẻ phục vụ sinh viên và người lao động nghèo



tải về 0.51 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.51 Mb.
#33080
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

Huế: Một người Công giáo mở dịch vụ cơm giá rẻ phục vụ sinh viên và người lao động nghèo

(UCAN) -- Sinh viên và người lao động nghèo có thể tiết kiệm được tiền và ăn uống hợp vệ sinh tại một quán ăn mới do một giáo dân Công giáo mở ở miền trung Việt Nam.


Hàng trăm người xếp hàng mua phiếu, giá 2.000 đồng một phiếu, để đổi lấy thức ăn tại quán ăn gần nhà thờ chính tòa Phú Cam ở Huế.
Phạm Thị Lê Na, 23 tuổi, một Phật tử, ăn trưa ở đây từ cuối tháng 2, cảm kích vì được ăn cơm ngon với giá rẻ tại đây. Trước đây, cô phải mất 10.000 đồng ăn trưa ở các quán khác, mà theo cô thức ăn không được vệ sinh.
Na, sinh viên y khoa năm tư đến từ tỉnh Quảng Bình, hy vọng sẽ mua được sách và tài liệu tham khảo từ số tiền cô dành dụm được. 800.000 đồng tiền bố mẹ chu cấp hàng tháng không đủ để trả tiền cơm và tiền nhà trọ, vì thế cô đi dạy kèm, mỗi tháng kiếm thêm được 250.000 đồng.
Ông Giuse Nguyễn Văn Nghĩa, 66 tuổi, chủ quán ăn này, giải thích ông khai trương quán ăn vào ngày 24-2 để giúp sinh viên nghèo và người lao động có thu nhập thấp vào thời điểm giá lương thực và các nhu yếu phẩm khác tăng cao. Ông nói sinh viên đại học thường đi dạy kèm kiếm mỗi tháng không quá 300.000 đồng trong khi một số người đi bán vé số mỗi ngày kiếm chưa tới 20.000 đồng.
Hàng chục ngàn sinh viên từ khắp cả nước đến học tại các trường đại học và cao đẳng ở Huế, cố đô của Việt Nam.
Ông Nghĩa, là cựu tiểu chủng sinh và là bố của bốn người con, nói có 300 người đến ăn trưa ở quán ông, phục vụ cơm, canh và thịt cá, có tráng miệng bằng chuối hoặc bánh kẹo. Hiện nay quán ăn của ông chỉ mở cửa vào các ngày thứ 3, 5 và 7. Ông Nghĩa, người quản lý một khu nghỉ mát ở thành phố Hồ Chí Minh, nói ông dự định chi 13 triệu đồng mỗi tháng cho quán ăn để phục vụ, chứ không phải để kiếm lời. Khoảng 6-10 giáo dân thuộc giáo xứ chính tòa tình nguyện chuẩn bị thức ăn và phục vụ khách đến quán ăn.
Nhiều sinh viên nhận thấy thức ăn được giữ sạch sẽ trong các hộp nhựa có đậy nắp, trong khi các quán ăn khác để thức ăn trong các túi nylon để trống. Một sinh viên nói thêm anh bị tiêu chảy sau khi ăn thức ăn tại một quán ăn gần ký túc xá.
Ông Trần Hạp, 72 tuổi, một người đạp xích lô thường đến ăn ở quán, nói ăn ở đây giúp ông tiết kiệm được tiền để nuôi gia đình. Trước đây, ông chỉ ăn trưa bằng bánh mì mất 4.000 đồng, vì ông kiếm mỗi ngày từ 15.000-30.000 đồng.
Trong quán bên dưới bức tranh Bữa Tiệc Ly có một câu viết: “Chúng tôi phục vụ các bạn, thành công mong các bạn nhớ đến những anh em còn khó khăn”.
(Nguồn: UCA News
Các nữ tu học viện Phaolô Nguyễn Văn Bình thăm viếng và trao đổi với tăng ni thuộc HV Phật giáo TP. HCM
Chiều ngày 10.3.2009, 14 sinh viên năm thứ III thần học cùng với 2 giảng viên của Học viện Liên Dòng Nữ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã đến thăm và trao đổi với Ban Giảng huấn của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM, số 750 Nguyễn Kiệm, phường 5, quận Phú Nhuận. Trước 1975, cơ sở này là chi nhánh của Đại học Vạn Hạnh và cũng là nơi đào tạo tăng ni. Học viện Phật giáo Việt Nam còn 3 cơ sở đào tạo nữa tại Hà Nội, Huế và Cần Thơ.
Đại diện Học viện Phật giáo (HVPG) tiếp đoàn nữ tu Công giáo, thuộc 9 Hội dòng khác nhau (Con Đức Mẹ Đi Viếng, Đa Minh Tam Hiệp, Phaolô thành Chartres, Đức Bà truyền giáo, Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình, Mến Thánh giá Huế, Khiết Tâm, Tân Việt) là hai Phó viện trưởng: Thượng Tọa Thích Đạt Đạo và TT. Thích Tâm Đức, cùng một Đại Đức phụ trách đời sống tăng ni sinh. Cuộc tiếp xúc và trao đổi xoay quanh chủ đề đời sống tu tập và quá trình đào tạo tăng ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trong quá khứ, một số nữ tu sinh viên đã từng có dịp thăm viếng vài ngôi chùa và tiếp xúc cá nhân với những bạn học thuộc ni giới, nhưng đây là lần đầu tiên có cuộc trao đổi chính thức với những người có trách nhiệm đào tạo tu sĩ Phật giáo. Vì thế, rất nhiều câu hỏi được nêu lên sau mỗi phần trình bày của các Thượng Tọa giáo sư về các giai đoạn tu tập của tăng ni Phật giáo, về cách vượt qua những khó khăn trong đời tu, về các môn học và sinh hoạt, dấn thân của tăng ni sinh thuộc HVPG trong việc chăm sóc người nhiễm H.I.V và việc hoằng pháp (tương tự như việc truyền giáo của Kitô giáo) tại vùng sâu vùng xa. Các Thượng Tọa không chỉ đề cập đến lý thuyết mà còn chia sẻ chính trải nghiệm của bản thân mình trong tiến trình tu thân theo đạo Phật.
Có thể nói rằng đúng là cái “duyên” gặp gỡ (theo ngôn ngữ của anh em Phật giáo), TT. Thích Đạt Đạo cho biết Thầy đã từng nhiều lần gặp gỡ và trao đổi với cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình trong nhiều năm trước đây và đã từng có những người bạn là linh mục. TT. Phó viện trưởng này nhắc lại một lời cầu chúc cho tu sĩ, linh mục Công giáo mà ngài đã nói trong một nhà thờ: “Chúc quý cha và quý xơ bình an và hạnh phúc trong đạo Phúc âm!”
Sau hơn hai giờ trao đổi, phái đoàn Công giáo đã được dẫn đi thăm các phòng lớp, giảng đường và tiếp xúc với các ni sinh của một lớp Hán văn.
Dù đã được tìm hiểu về Phật giáo tại lớp, nhưng cuộc gặp gỡ và trao đổi với các tăng ni thực sự mang lại cho các nữ tu một kinh nghiệm mới, một cách tiếp cận với tu sĩ thuộc tôn giáo khác và nhất là một sự phản tỉnh về đời tu, góp phần làm phong phú cho hành trang dấn thân của người môn đệ Chúa Giêsu.
Hy vọng cuộc gặp gỡ này sẽ khai mở cho những cuộc tiếp xúc và tìm hiểu lẫn nhau ở mức độ sâu xa hơn giữa Công giáo và Phật giáo trong tương lai. Nhờ đó, những người phát tâm trên đường tu đạo, thêm hăng say xây dựng và vun đắp “cái tâm” cho đời, vì ý thức rằng trên những nẻo đường phục vụ còn biết bao anh chị em đang đồng hành và đồng cảm với mình !
Lm. Tâm Giao

Mục lục

Giáo phận Hải Phòng tổ chức Lễ Giỗ Cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương


HẢI PHÒNG - Trong tâm tình cảm mến tri ân, Giáo phận Hải Phòng long trọng tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương nhân dịp kỷ niệm 10 năm, Ngài về Nhà Cha trên trời.
Thánh lễ đồng thế do Đức Giám mục Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên chủ sự hồi 9h30 ngày 10-03-2009, có sự hiện diện của Quý Đức Cha:Đức Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Sang, Giám mục Thái Bình; Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám mục Vinh; Đức Cha An-tôn Vũ Huy Chương, Giám mục Hưng Hóa; Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa; Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Phụ tá Giáo phận Tp HCM; Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Bắc Ninh, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên Giám mục Phát Diệm, nghĩa tử của Đức Cha Cố Giuse Maria. Khoảng 3000 tín hữu đã tham dự thánh lễ long trọng này.
Cùng với Linh mục đoàn Giáo phận, trong thánh lễ, còn có sự hiện diện của:
-Phái đoàn Linh mục, Quý Tu sĩ gốc Hải Phòng tại miền Nam

-Quý Linh mục Tu sĩ và giáo dân từ xứ Nhà thờ lớn Hà Nội, xứ Kẻ Sét, Bằng Sở, Bút Đông (Quê hương của Đức Cha Cố Giuse Maria), thuộc Giáo phận Hà Nội.

-Quý Linh mục và Tu sĩ nam nữ thuộc các Dòng tu và các Giáo phận khác.

-Thân nhân gia đình Đức Cha Cố Giuse Maria từ Hải ngoại và từ miền Nam.

-Nhóm nghệ sĩ Công giáo từ thành phố Hồ Chí Minh.

-Các Ông Cố Bà Cố của các Linh mục

-Đại diện các Ban Hành giáo và giáo dân trong Giáo phận.
Đức Cha Cố Giuse Maria sinh ngày 04-10-1919; thụ phong Linh mục ngày 03-12-1949; tấn phong Giám mục Hải Phòng ngày 19-02-1979 và an nghỉ trong Chúa ngày 10-03-1999. Trong 20 năm lãnh đạo Giáo phận Hải Phòng, Ngài đã luôn can đảm nhiệt thành để dẫn dắt đoàn chiên Giáo phận qua những thăng trầm trôi nổi. Có những lúc Giáo phận chỉ có 4 Linh mục, Ngài vừa phải làm Giám mục, cha xứ nhà thờ chính tòa, quản lý, thư ký và mọi việc đối ngoại khác. Cùng với trách nhiệm mục tử của một Giáo phận, Ngài còn được bầu làm Tổng thư ký của Hội Đồng Giám mục Việt Nam (từ năm 1980-1983).
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Sang, người đã có nhiều kỷ niệm đặc biệt với Đức Cha Cố, đã ôn lại những nét đẹp của cuộc đời Ngài. Đức Cha Thái Bình đã diễn giảng ý nghĩa khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha Cố “Hãy ra khơi” để nói lên những cố gắng âm thầm và những hy sinh lớn lao của Đức Cha Cố. Từ Thủ đô Hà Nội, Ngài đã ra khơi về phía Hải Phòng để truyền giáo, để mở Nước Chúa và làm cho các tín hữu ngày thêm đông số. Hôm nay, Ngài vẫn tiếp tục “ra khơi” để chuyển cầu cho những người hiện diện, cho mọi tín hữu.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Giuse Giám mục Hải Phòng đã cám ơn Quý Đức Cha và mọi người đã đến từ những nơi khác nhau trong cả nước, như dấu chỉ của sự hiệp thông sâu xa trong Giáo Hội. Ngài cũng nói lên tâm tình tri ân đối với vị Tiền nhiệm và ước mong tinh thần của Đức Cha Cố, tức là tinh thần ra khơi truyền giáo luôn sống động nơi mỗi tín hữu của Giáo phận Hải Phòng cũng như nơi những ai đã được quên biết và gặp gỡ Ngài.
Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nghĩa tử của Đức Cha Cố Giuse Maria, đã chủ sự nghi thức viếng mộ. Những lời kinh tha thiết, cùng với làn hương thơm ngát tỏa lan làm thành một bầu khí linh thiêng mà cảm động, đơn sơ mà trầm lắng, để tưởng nhớ vị Cha chung đáng kính của Giáo phận Hải Phòng.
Những bài thánh ca du dương do Ca đoàn Nhà thờ chính tòa và nhóm nghệ sĩ Công giáo từ Thành phố Hồ Chí Minh trình bày đã làm tăng thêm sự trang trọng và ấm cúng của Thánh lễ đặc biệt này.
Xin tiếp tục cầu nguyện cho Đức Cha Giuse Maria. Nguyện xin Chúa thưởng công bội hậu cho Ngài nơi hạnh phúc vĩnh cửu
Tin Giáo phận Hải Phòng

Mục lục



Каталог: TDM2009 -> TinVuiVN
TinVuiVN -> NHƯ MỘt lời mờI
TDM2009 -> Pentecost (B) May 31, 2009
TDM2009 -> Mc. 13, 24-32 15-11-2009 cuộc quang lâm của con ngưỜi lm. Px vũ Phan Long, ofm 02
TDM2009 -> Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC
TDM2009 -> CN4 phục sinh b ga. 10,11-18 03-5-2009
TDM2009 -> Số 97 Ngày 03. 05. 2009 cn 04 b phục sinh
TDM2009 -> From: Richard Smith To: HuongVeChuagroups Sent
TDM2009 -> Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong
TDM2009 -> Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/3/2008 – Bài Giáo Lý 69 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới các vị Giáo Phụ Boethius và Cassiodorus

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương