NHƯ MỘt lời mờI


TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH



tải về 0.51 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.51 Mb.
#33080
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH




GIÁO DỤC GIỚI TÍNH : CHUYỆN KHÓ NÓI

Chắc qu‎ý phụ huynh cũng ngầm hiểu đó là vấn đề gì rồi ! Để biết được “chuyện khó nói’ này một cách khách quan, chúng ta thử tìm hiểu qua các con em ở tuổi thanh thiếu niên, xem nhóm bạn trẻ này cho chúng ta biết phụ huynh đã thực sự giúp họ những gì trong vấn đề này.


Nhiều bạn trẻ khi được hỏi :
Bố mẹ có dạy cho các bạn một cách đầy đủ và hữu ích về vấn đề giới tính/tình dục không ?
Hầu hết các bạn trẻ trả lời :
Vâng, ngay cả cái từ giới tính/tình dục chúng tôi cũng chằng có khi nào nghe nói tới” và “Hầu hết chúng tôi biết được vấn đề này qua bạn bè, hay qua phương tiện truyền thông”.
Phần đông con em quý‎ vị chỉ biết về vấn đề giới tính/tình dục, điều mà họ rất cần biết, sau khi họ đã có kinh nghiệm quan hệ rồi. Thật đáng tiếc.
Hầu hết phụ huynh rất ‎ý thức về sự cần thiết này, nhưng vẫn thấy ngại ngùng tránh né, và thường viện lý do :
Cuộc sống của chúng tôi quá bận rộn, ai mà có giờ ?
Một số phụ huynh khác cho biết:
Tôi chẳng biết nói gì và nói làm sao cho phải”…
Nói về vấn đề GDGT cho con em chẳng phải là việc dễ dàng gì. Nhiều phụ huynh cho biết đây là một khía cạnh khó xử nhất trong cuộc đời làm cha làm mẹ. Họ không biết phải nói gì, nói khi nào và như thế nào ?
Nhiều sách vở đã đề cập rất đầy đủ về vấn đề này, với những hình ảnh về các phần của cơ thể, về các con số…căn bản là nhấn mạnh trên những thay đổi thể lý và thời kỳ dậy thì với những lời lẽ giải thích khô khan. Tuy nhiên, ít tác giả đề cập và giúp con em tạo và làm phát triển những mối tương quan dựa trên tình yêu và sự dấn thân, trách nhiệm, hoặc thanh thiếu niên cần phải nói gì và ứng xử như thế nào trong những lần hẹn hò gặp gỡ. Những gì sách vở đề cập tới về cơ thể đều thật sự rất cần thiết. Nhưng xin quý phụ huynh lưu ý thêm con em những điểm theo chốt sau đây :
- Khi bước vào tuổi dậy thì (phát triển tình dục), đâu là điểm cơ bản mà tuổi trẻ cần biết ?
- Làm sao cho con hay em gái biết nói “không” mà không sợ bạn trai rời bỏ mình hay làm họ bị tổn thương ?
- Giới tính/ tình dục thực sự là gì ? và điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào ?
- Phải ứng xử như thế nào trong các dịp hẹn hò ?
- Bạn trai/gái tìm thấy bạn gái/trai hấp dẫn ở điểm nào ?
- Tình yêu thật sự là gì ?
- Mức độ cần thiết và an toàn trong quan hệ bạn bè, người yêu ?Hệ quả và sự nguy hại của việc quan hệ tình dục sớm.
- Các bạn gái/trai có thích tôi thúc ép họ không ?
- Tôi phải ứng xử như thế nào khi bị từ chối, bị thúc ép hay yêu cầu ?...
Đó chính là những gì quý phụ huynh cần giúp con em một cách thiết thực, cụ thể.
Thật sự nói về GDGT cho con em là vấn đề phức tạp đối với một số phụ huynh, nhưng quý vị chú ý chuẩn bị, và từ từ giải thích theo tiến trình lớn lên của con em, như thế chúng ta không cần nói dài, hay nói quá nhiều chi tiết mỗi lần đầu. Con em cần biết một số kỹ năng và những phương thế cần thiết để tránh các mối quan hệ thiếu trưởng thành ý và thiếu trách nhiệm cũng như những thiệt hại về mặt thể chất, tinh thần, cảm xúc và tâm lý có thể gây ra do mối quan hệ thiếu khôn ngoan. Trái lại điều quan trong và cần thiết là :
Giúp trẻ xây dựng mối quan hệ lành mạnh và lâu dài, dựa trên tình yêu thương chân thật.
Làm sao cho vấn đề tình yêu, tình dục là một đề tài trao đổi và nói chuyện một cách cởi mở, ngay thẳng ở trong gia đình. Quý vị cần dành nhiều thời giờ với con em và tìm dịp kể những câu chuyện liên quan đến đề tài.Tạo được càng nhiều dịp trao đổi, chuyện vãn với con em càng tốt. Nếu quý vị có được những cuộc đối thoại và tương quan thoải mái từ khi con em còn nhỏ, thì quý vị sẽ dễ dàng nói đến vấn đề tình yêu, tình dục khi con em quý vị ở tuổi dậy thì. Những lần nói chuyện này sẽ giúp trẻ tư duy, biết làm sao để làm chủ đời mình. Con em quý vị cần nghe đi nghe lại một đề tài, có thể là quý vị dùng nhiều cách nói khác nhau, điều này giúp trẻ nội tâm hóa dần những thông tin.
Phụ huynh thường rất ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề tế nhị này. Nhiều vị chia sẻ :
Tôi không dám nói chuyện này với con tôi

Xin đừng quên rằng quý vị là cha, là mẹ - là người giáo dục và thiết lập luật, đường hướng và bầu khí trong gia đình. Nếu quý vị phụ huynh chưa làm được việc này, thì nên làm ngay, và cùng làm với con em. Quý phụ huynh điều hành các luật lệ và giúp cũng như đòi hỏi mọi thành viên áp dụng nghiêm chỉnh. Khi có điều lệ rõ ràng, quý vị sẽ tránh được nhiều xung đột, và con em sẽ không bực bội hay chống đối phụ huynh.


Quan trọng là qua việc này, con em sẽ có dịp gần gũi đối thoại, duy trì được mối thân tình giữa cha mẹ - con cái và nhờ đó, quý vị lồng nghép việc GDGT một cách tự nhiên.
Những lúc con em sai phạm hay làm lệch với nguyên tắc đã thỏa thuận thì quý vị có thể chỉ cho thấy là chúng vi phạm quy ước…Chắc chắn con em quý vị sẽ có nhiều cách bào chữa, tức giận hay cố làm méo mó quy luật, nhưng vì lợi ích của chúng, quý vị cứ giữ vững quy ước, không khoan nhượng, và giải thích cho con em hiểu rằng, luật chỉ là để bảo vệ trẻ thôi : chứ không phải để làm cho chúng khổ sở. Trong vấn đề GDGT cũng thế.
Hầu hết tuổi thanh thiếu niên thích có những đường hướng rõ rệt cho chúng theo ; một cô gái đã thú nhận :
Nhiều phụ huynh để cho con cái làm những gì chúng muốn. Dù thế chúng vẫn đau khổ, về lâu về dài, tôi thích cha mẹ tôi có luật lệ…
Một cậu thanh niên khác thú nhận:
Tôi không thích nói chuyện về tình dục với bố tôi, bố tôi trở nên căng thẳng”.
Tuổi thanh thiếu niên thường muốn rút xa cha mẹ, chúng muốn dành nhiều thời giờ với bạn bè. Cố gắng tạo ra và làm cho những giây phút ở nhà trở nên vui vẻ cũng như có những buổi chuyện trò có ý nghĩa và hấp dẫn. Muốn được thế, quý vị phải tạo ra một bầu khí vui tươi, hòa hợp mang đầy tính hài hước và tin tưởng.
Tốt nhất là quý vị tìm những giờ khắc gần gũi con em một cách riêng tư, thường xuyên, và không bị gián đoạn hay bị quấy rầy, dành thì giờ cần thiết để cho trẻ cởi mở tâm tình. Nếu được thế, thiết tưởng không có chuyện gì là chuyện khó nói cả !
Nt. M.Thécla Trần Thị Giồng

TS Tư Vấn Tâm Lý

Mục lục


ĐỌC SÁCH



DẤU CHÂN CỦA THẦY
BÀI GIẢNG BÁT PHÚC
(Mt 5, 1-12)
Thầy kính mến,

Đại văn hào Lev Tolstoi đã say mê bài giảng Bát Phúc của Thầy. Ông ân cần giới thiệu bài giảng ấy cho hai người bạn Ấn Độ là thi hào Tagore và thánh Gandhi. Sau khi đọc bài giảng Bát Phúc, Gandhi tâm sự rằng: “Tôi rất an tâm tiếp tục cuộc chiến tranh bất bạo động để giành độc lập cho An Độ. Bát Phúc được đánh giá là bài giảng quan trọng nhất của Thầy. Nó cũng được gọi là Bài Giảng Trên Núi, hoặc Hiến Chương Nước Trời. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì khẳng định rằng chỉ sống bài giảng Bát Phúc thì đã là chứng tá của Tin Mừng rồi. Bởi vậy con xin cúi mình kính cẩn và ân cần suy gẫm bài giảng này.


Qua bài giảng Bát Phúc, Thầy vẽ được chân dung của một Kitô hữu chân chính. Người Kitô hữu chân chính là người:
1. Coi tiền bạc và của cải vật chất chỉ là một tên đầy tớ chứ không phải là một ông chủ, là phương tiện chứ không phải là mục đích của cuộc đời. Họ làm ra tiền một cách lương thiện và xài tiền một cách hữu lý và hữu tình. Họ dùng tiền của để thăng tiến con người, thăng tiến bản thân và tha nhân. Khi nghèo khổ và túng thiếu, họ vẫn mỉm cười hạnh phúc. Khi họ dư ăn dư mặc, họ niềm nở chia cơm xẻ áo cho anh em túng thiếu y như trả ơn cho anh em của mình. An xài sung sướng bên cạnh người túng thiếu, họ cho là xúc phạm đến nhân phẩm.
Có một người hành khất đã đặt vào tay con 50.000đ nhờ chuyển đến những người nghèo ở vùng sâu vùng xa.
Năm 1997 con đã nhận 5.000.000đ từ một nhóm bạn khuyết tật nhờ chuyển cho nạn nhân bão Linda.

Cũng năm ấy, một người giàu giấu tên nhờ con chuyển cho nạn nhân bão và học sinh nghèo gần một nửa tỉ đồng. Họ là những người đáng được Thầy khen ngợi: “vì Nước Trời là của họ”.


Tất cả họ đều là những người có tâm hồn thanh bần.
Thầy kính mến,
Con không đồng cảm với tác giả Luca khi ông trình thuật bài giảng Bát Phúc của Thầy. Lý do:
Ông chỉ kể lại bốn phúc. Thiếu 50%.
Ong đền bù bằng bốn lời chúc dữ. Không cần.
Cách lý luận và giải thích của ông dễ làm cho độc giả ngày nay hiểu lầm. Ông viết: “Khốn cho người giàu
…” Tại sao người giàu bị chúc dữ? Ong giải thích: “Vì bây giờ được sướng rồi!” Cũng một lý luận như thế, ông trình thuật dụ ngôn: “Người Phú Hộ và Ông Ladarô Nghèo”: “Con ơi, suốt đời con nhận phần phước, còn Ladarô suốt đời bất hạnh. Bây giờ Ladarô được an ủi, còn con phải khốn khổ” (Luca 16,25).
Vậy thì: Hạnh phúc đời này là nguyên nhân của đau khổ đời sau ư? Và muốn lên Thiên Đàng thì hôm nay phải đi ăn mày như Ladarô ư? Eo ơi, con không chịu đâu.
Con không đồng cảm với Luca, nhưng lại rất thông cảm với ông. Ông sống vào thời cực thịnh của đế quốc La mã. Người giàu thời ấy có hàng trăm, hàng ngàn nô lệ. Người giàu là người chiến thắng. Họ trở nên giàu có cũng vì chiến thắng. Họ tiếp tục giàu có và sống phè phởn là nhờ mồ hôi nước mắt của kẻ chiến bại. Thời ấy mà nói rằng “khốn cho người giàu”, thì đúng quá, không cần giải thích, vì đó là thực tế. Nhưng chỉ đúng một thời.
2. Sống hiền lành và khiêm nhu một cách cao thượng. Bị chơi xấu, họ vẫn chơi đẹp. Không phải lo sợ đối thủ, nhưng họ sợ chưa yêu kẻ thù được như lời Thầy dạy. Họ mềm như nước, nhưng khoa học bảo rằng: “Nước không thể nén được”. Mềm đấy mà cũng bất khuất đấy. Nước khiêm nhu vô cùng. Chẳng có nhà vệ sinh nào mà không có nước. Nhưng nước bẩn nào rồi cũng bốc hơi, bay lên trời, rồi rơi xuống đất. Tinh khiết quá chừng! Dòng suối chảy róc rách. Dòng thác đổ ầm ầm. Cũng chỉ là nước đó thôi. Mà nước chảy thì đá mòn. Yếu đấy mà cũng mạnh lắm đấy.
Con đã thấy Thầy, căng thây trên thập giá, đau quá đi thôi. Thế mà Thầy vẫn dướn người lên, hít một hơi thật đầy, để nói một lời ngọt như mía lùi: “Lạy Cha, xin tha cho họ”. Cao thượng quá chừng! Phước đức ngàn trùng! Hiền lành là thế.
3. Người đón nhận đau khổ và biến đau khổ thành niềm vui. Đời là bể khổ. Đành vậy. Chạy đến chân trời nào bây giờ? Chân trời nào cũng vẫn là đời. Mà đời thì vẫn cứ là bể khổ. Trốn khổ không được. Chống khổ cũng không được. Bị đè bẹp ư? Không! Không thèm trốn, không thèm chống, nhưng hóa giải. Hóa giải được không? Được! Khó không? Dễ thôi.
Có một con chuột chết trong kệ tủ. Thối đến buồn nôn. Giải quyết cách nào? Bỏ chạy ư? Không. Ơ đó mà ngửi ư? Không. Đem con chuột chết chôn bên cạnh gốc cây cam. Rồi chờ xem con chuột chết ấy biến hóa thành hoa cam. Thơm phức. Cũng con chuột chết ấy biến hóa thành trái cam. Ngọt lịm! Vậy đó.
Có một người đàn bà mang tên Legrix. Là họa sĩ, là văn sĩ, nhưng … cụt chân, cụt tay từ ngày ra chào đời. Tận cùng bằng số! Khổ ơi là khổ!
Ký giả tạp chí Pelerin hỏi: “Bà có khổ không?” Bà cười như nắc nẻ. Cười đã rồi trả lời tỉnh queo: “Tôi không khổ, bởi tôi biết là Chúa yêu tôi”.
4. Người ham sống tốt và ham làm việc thiện. Họ giống như người đói khát việc thiện. Không sống tốt, họ cảm thấy đời vô nghĩa. Không làm việc tốt, họ chịu không nỗi. Họ giống như cây ngọc lan, nở một bông, nở hai bông, nở một ngàn bông. Bông nhiều hơn lá. Hương thơm ngào ngạt.
5. Người biết xót thương. Thấy người khổ thì cầm lòng không được. Người khổ thì trùng trùng điệp điệp. Thương mãi, thương hoài, thương đến kiệt sức mà vẫn không thôi. Cho mãi, cho hoài đến độ chẳng còn gì nữa để có và để cho. Nhưng chính lúc đó là khi nhận, chính lúc quên mình là lúc thấy mình. Thầy thích thế và Thầy bảo thế. Phúc thay!
6. Người chân thật, không biết gian dối, không thèm nói dối. Đối với họ, nói dối là hèn, thủ đoạn mưu mô là của Satan. Chân lý tỏa ra từ đôi mắt của họ. Sự thật đậu trên môi của họ. Ai cũng thương. Ai cũng tin tưởng. Uy tín của họ cao vời vợi. Thấy thế, Thầy thích quá và tuyên ngôn: “Sự thật giải phóng anh em”.
7. Người yêu chuộng hòa bình. Họ sợ ánh mắt đục ngầu. Họ ghê tởm hai hàm răng nghiến ken két. Họ rùng mình khi thấy máu chảy. Họ dị ứng với hận thù. Họ là kẻ thù của chiến tranh.
Họ thích sống chan hòa với mọi người. Họ sẵn sàng quỳ xuống van xin để người ta thôi đánh nhau. Và nếu bảo họ phải chết để có hòa bình, thì họ sẽ giơ hai tay đón lấy thần chết. Thầy gọi họ là “con của Thiên Chúa”. Đúng quá!
8. Những người vì Thầy mà bị bắt bớ, lăng nhục.

Ôi, trùng trùng, điệp điệp. Tầng tầng, lớp lớp. Người ta ùn ùn vô tù, người ta rùng rùng ra pháp trường, nét mặt hân hoan như thái tử lên ngôi, như công chúa vào cung. Họ yêu Thầy, họ rao giảng Thầy. Họ sẵn sàng trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu đào. Đối với họ thì giá máu cũng còn rẻ quá. Mua được Thầy thì ngàn giá máu cũng còn rẻ mạt.


Thầy kính mến,
Đời là rừng hoa. Đời là ngàn hoa. Phúc đức chan hòa! Nhưng đời phải biết Thầy. đời phải yêu Thầy. Thầy là đời. Thầy là hoa. Thầy là tất cả.

Lm. Piô Ngô Phúc Hậu

Mục lục

Каталог: TDM2009 -> TinVuiVN
TinVuiVN -> NHƯ MỘt lời mờI
TDM2009 -> Pentecost (B) May 31, 2009
TDM2009 -> Mc. 13, 24-32 15-11-2009 cuộc quang lâm của con ngưỜi lm. Px vũ Phan Long, ofm 02
TDM2009 -> Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC
TDM2009 -> CN4 phục sinh b ga. 10,11-18 03-5-2009
TDM2009 -> Số 97 Ngày 03. 05. 2009 cn 04 b phục sinh
TDM2009 -> From: Richard Smith To: HuongVeChuagroups Sent
TDM2009 -> Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong
TDM2009 -> Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/3/2008 – Bài Giáo Lý 69 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới các vị Giáo Phụ Boethius và Cassiodorus

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương