NHƯ MỘt lời mờI



tải về 0.51 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.51 Mb.
#33080
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Trong khủng hoảng


Từ những tháng ngày năm 2008 tới hôm nay cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo hệ lụy khủng hoảng kinh tế đang lan rộng khắp nơi trên thế giới. Chính phủ, Quốc Hội các quốc gia đang nỗ lực tìm phương cách cứu nguy nền tài chính kinh tế sao cho thoát khỏi cảnh suy xụp. Khủng hoảng này tạo ra ảnh hưởng sâu rộng thành mối lo lắng thời sự hàng đầu của mọi người, của mọi gia đình về công ăn việc làm nuôi sống.

Trong đời sống Giáo Hội Công giáo cũng có những khủng hoảng đang diễn ra từ giữa lòng giáo đô Vatican tới những Giáo phận, cùng các xứ đạo. Mối lo lắng về cung cách sống đức tin vào Thiên Chúa, vào con người, vào những gía trị đạo đức ngày càng phai nhạt xuống dốc, như việc trễ nải lãnh nhận các Bí tích, tình trạng thiếu Linh mục, thiếu vắng ơn kêu gọi sống đời tu trì bên Âu Châu, bên Mỹ Châu , tình trạng ly dị gia đình đổ vỡ, tình trạng phá thai coi thường sự sống, tình trạng nam nữ sống chung không hôn phối, tình trạng tương đối hóa mọi gía trị trong đời sống, tình trạng không còn phân biệt tình yêu ơn cứu độ của Thiên Chúa là trung tâm đời sống đức tin, nhưng lại lấy những hào nhoáng hấp dẫn bề ngoài làm chính áp dụng vào cung cách sống đức tin…

Nơi cá nhân đời sống mỗi người đều có những khủng hoảng hằng xảy ra. Đó là những cám dỗ trong đời sống về tiền bạc, về tình và về danh vọng.

Trong khủng hoảng như thế chúng ta thắc mắc: Phải làm gì đây? Phải đối diện với khủng hoảng như thế nào cho đúng, để mong thoát khỏi đó?

Câu trả lời cho thắc mắc về vấn đề này, như một công thức hay một toa thuốc chữa bệnh, hầu như không có sẵn, nhưng phải đi tìm kiếm xây dựng thôi.

Trong Phúc âm thuật lại, Chúa Giêsu sau thời gian sống lớn lên thành người trưởng thành bắt đầu đời sống công khai đi giảng đạo cũng gặp những căng thẳng trong xã hội thời điểm lúc đó.

Đất nước Do Thái thời Chúa Giêsu sống trong hoàn cảnh bị người Rôma đô hộ. Vì thế có những nhóm người muốn làm sao thay đổi đời sống xã hội thoát khỏi cảnh đô hộ. Hàng tư tế thời đó chỉ muốn đưa ra cung cách duy trì nếp sống đạo bảo thủ truyền thống xưa nay theo nghĩa chữ đã viết thành văn bản Kinh Thánh. Đời sống con người lúc đó, nhất là phía người nghèo, giới phụ nữ cùng trẻ con bị coi thường.

Nhìn hiểu những căng thẳng, những khủng hoảng đó, Chúa Giêsu không đưa ra một lời hô hào hay công thức nào. Trái lại người lui vào sa mạc nơi yên tĩnh vắng vẻ, sống suy nghĩ cầu nguyện tìm cho mình một con đường sống.

Những ồn ào náo động, cùng những phản ứng làm theo cảm tính, rất nhiều khi không mang lại hiệu qủa tích cực nào. Trái lại có khi còn tạo thêm bối rối lo lắng khủng hoảng nữa. Trong đời sống, một người mẹ đang thời kỳ mang thai nhi trong cung lòng, chỉ có được sức khoẻ cùng niềm vui hạnh phúc cho cả mẹ lẫn thai nhi, nếu có đời sống bình an yên tĩnh.

Sống trong sa mạc gần gũi thiên nhiên, Chúa Giêsu học hỏi và thực hành sao cho đời sống không chỉ thân xác mà còn cả tinh thần được khoẻ mạnh phong phú thêm. Ngài sống gần gũi thiên nhiên nhìn thấy những thú vật hoang dã sức lực mạnh mẽ dẻo dai. Hình ảnh này giúp phấn chấn tinh thần rất nhiều ăn sâu vào tận tâm hồn đời sống.

Hình ảnh những con thú vật hoang dã cũng nói lên hình ảnh đời sống sâu thẳm nơi tâm hồn mỗi người cũng có những sức lực mạnh mẽ hoang dã cần phải được cảm hóa uốn nắn cho thuần thục thành nề nếp có văn hóa cùng đạo đức.

Chúa Giêsu vào sống trong sa mạc hoang dã không phải chỉ một mình, nhưng còn có sức lực phù giúp từ Trời cao của Thiên Chúa xuống nữa.

Là con người với những giới hạn về mọi mặt, chúng ta không thể nào chỉ cậy vào sức lực khả năng của riêng mình được. Những khi đời sống lâm vào đường cùng hầu như tới lúc tận cùng, lại là lúc một nguồn sức năng lực đổ vào tâm hồn tinh thần, khiến tâm trí bừng tỉnh chỗi dậy hăng hái làm việc, đầy sức năng động sáng tạo. Nguồn sức lực đó không do chính mình cũng không do ai đó mang đến, mà được ban cho tận trong thâm tâm trí khôn lan tỏa chiếu ra. Nó vô hình, vô âm thanh mầu sắc, không có tiếng nói chữ viết. Nhưng lại cuộn trào như sóng nước dâng lên trong tâm hồn thân xác.

Chúa Giêsu lui vào sống trong sa mạc yên tĩnh đã khám phá ra nguồn năng lực sức sống cho con đường sống của mình vừa là một Tiên Tri vừa là Đấng Cứu Thế: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".

Ngày nay các Chính phủ, các Tổ hợp kinh tế công ty, các Hội đoàn… thường hay dành thơì giờ
đi đến một nơi riêng không bị ồn ào ảnh hưởng cùng nhau hội họp tìm cách suy nghĩ cho chương trình dự định sắp tới sao cho có hiệu qủa tích cực tốt đẹp.

Mùa chay hằng năm Giáo Hội mời gọi mọi tín hữu Chúa Kitô dành thời giờ suy nghĩ về đời sống đức tin của mình với Thiên Chúa, với người khác và với cả chính sự sống tận trong tâm hồn của riêng mình nữa.

Thời gian suy nghĩ cũng chính là thời gian cơ hội học hỏi cho đời sống thêm phong phú, nhất là đời sống tinh thần được bồi dưỡng thêm văn hóa đạo đức.

Lm. Nguyễn ngọc Long

Mục lục

CHAY THỜI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Trong đêm 28- 2 vừa qua, một mini show nhạc Trịnh của Hồng Nhung và Quang Dũng đã được tổ chức tại nhà hàng On The Six ở thành phố Hồ Chí Minh. Sẽ chẳng có gì đáng nói với một tổ chức nghệ thuật như thế thời khó khăn kinh tế hiện nay vì các ca sĩ có tiếng này đã biết theo thời để không làm những live show hoàng tráng như trước đây. Nhưng với giá vé 3 triệu đồng cho một thượng khách đã khiến nhiều người phải giật mình bởi vé đặc biệt này. Trong đêm nhạc ấy, người ta thấy có 100 thượng khách là các bậc đại gia, là những người có tiền trong xã hội đang quá sung sướng tiêu xài tiền triệu để chỉ thưởng thức một đêm nhạc không quá 3 tiếng đồng hồ. Ba triệu đồng có đáng là gì trong hàng triệu đồng bỏ ra vui chơi trong những vũ trường, chầu nhậu hạng sang ở nhà hàng, khách sạn của người nhiều tiền. Chuyện ấy cũng chỉ là chuyện “ thường ngày ở huyện” khi mức tiêu xài của những bậc thượng lưu vốn dĩ vẫn thường là như thế! Chẳng biết khi tai nghe nhạc Trịnh, mà tâm có sáng để ngộ ra triết lý sống ở đời cho phù hợp thực tế hôm nay không nữa!


Có lẽ, khi 100 thượng khách nọ đang say sưa thưởng thức đêm nhạc trong căn phòng ấm cúng, sang trọng, lại có hàng trăm, hàng trăm ngàn người khác bên phố chợ chỉ mơ có một trăm, hoặc hai ba trăm ngàn cho cơm áo, thuốc men… mà vẫn không có đủ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp đang đe doạ.
Khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới chẳng lẽ không ảnh hưởng đến những người lắm của nhiều tiền ấy! Những người ấy có quan tâm đến một làng sóng that nghiệp đang đe dọa ngay tại nước Mỹ,- một siêu cường quốc về kinh tế- đang chao đảo từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Con số người bị that nghiệp tại Mỹ do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã ở ngưỡng 600.000. Đã có những người tự tìm đến cái chết vì phá sản, vì nợ nần. Biết bao người giàu có trở nên trắng tay, nợ nần không thể trả nổi. Những hình ảnh biết nói của hàng trăm, và hàng trăm người đội mưa để đứng chờ tìm việc tại Trung Quốc; hoặc các bà nội trợ Nhật Bản đã phải tự đưa ra gói tiết kiệm trong chi tiêu nhằm cứu vãn kinh tế của gia đình. Tại Hàn Quốc, có những kỹ sư đã phải xếp hàng, nộp đơn để xin vào chân quét rác đường phố khi việc cắt giảm lao động tại công ty, nhà máy đang diễn ra. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã lan sang các nước nghèo như một qui luật tự nhiên xã hội. Theo Ông Dominique Strauss Kahn- Tổng Giám đốc Quĩ Tiền tệ Quốc tế cho biết, hiện nay có khoảng 22 nước nghèo ( trong đó có Việt Nam) can được viện trợ với số tiền lên đến 140 tỉ USD ( Tuổi trẻ- Thế giới- Thứ Năm 5/3/2009).

 Vậy mà,

 Đã có nhiều người vẫn ngỡ tưởng chuyện khủng hoảng, khó khăn kinh tế chỉ ở mãi phương trời xa xôi nào đó và chẳng liên quan đến họ, nên mới có chuyện tiêu xài một cách thoải mái, mà không nghĩ đến sự khốn khó của anh chị em mình.

 

Không chỉ là chuyện một giá vé đêm nhạc nọ, nhưng xung quanh ta đang có biết bao “ giá vé nghìn vàng” khác đang đi qua cuộc đời mình trong sự vô cảm với nỗi khổ của đồng loại. Một chai X.O của người này sẽ là khoản viện phí cho chồng, cho con của người kia đang mơ có được để chữa trị cho người thân của mình. 3 triệu đồng ấy có thể giúp cụ già không phải cúi rạp lưng bước đi mệt nhọc với xấp vé số trên đôi tay run ray già nua. 3 đồng triệu ấy là khoản tiền trong mơ đứa bé mong có để được đến trường mà vẫn không thể; 3 triệu đồng ấy là cả hai ba tháng trời của người phụ nữ cúi mặt xuống đống rác nhơ bẩn, bới móc từ đống rác kiếm những chai nhựa phế thải để đổi lấy đồng tiền bát gạo; 3 triệu ấy là tiền công gần 100 ngày của những người phụ nữ làm nghề phu vác đá ở mỏ đá Thạch Hải, huyện Thạch Hà ( Hà Tĩnh) ...


Vậy mà sao ai đó chẳng nhớ cái oằn lưng, mồ hôi nhễ nhại, bát cơm chỉ có chút nước mắm của ai đó để nhìn lại chính mình, ngộ ra cái giàu nghèo chẳng có giới hạn rạch ròi, để nhìn lại hôm qua, hôm nay và ngày mai của mình và của bao người xung quanh. Hôm nay vung tiền như nước cho bản thân, mà quên đi nỗi cùng cực của đồng loại, sao có thể là người trong mối tương giao đồng loại? Sao có thể là anh em khi không trải nghiệm một ngày, một tháng không có tiền để đóng học cho con của anh chị em mình? …Và cái vô tâm còn tệ hại hơn nữa, khi người quyền thế dám cắt xén, đánh cắp luôn chén cháo cứu trợ của người đang đói…
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta bước vào Mùa Chay bằng sự chia sẻ, hiệp thông và giúp đỡ nhau. Cơn cám dỗ vật chất, sự tiêu xài thoả mãn nhu cầu mỗi ngày tinh vi và có cách biện hộ riêng của nó. Quyền chi tiêu thuộc về người có tiền, sở hữu nó. Nhưng mối liên hệ cộng đồng không cho phép người ta chỉ sống cho riêng mình, và chỉ thoả mãn chính mình. Nếu chỉ biết đến bản thân mình mà quên đi người anh em, đó có là chân lý, là cách để ai đó làm cho mình hoàn thiện trong cuộc sống này không?

 Người Kitô hữu được mời gọi luôn biết sống và sẻ chia với người anh em trong mỗi giây phút đời họ. Không thể là hình ảnh Đức Kitô khi chỉ biết đến bản thân, chỉ biết thụ hưởng mà không biết cho đi. Người Kitô hữu không thể là ánh sáng, là muối cho trần gian nếu họ không nhận nhiều Lazaro nghèo khó xung quanh mình mỗi ngày. Sẽ không sống chứng nhân, không chay tịnh thật lòng nếu không có đôi mắt sáng để biết cân bằng những nhu cầu của mình và của tha nhân.



Vậy đó, một thời của khủng hoảng kinh tế và mùa Chay đang song hành trong đời người Kitô hữu. Sẽ ý nghĩa biết bao khi người Kitô hữu nhận ra dấu chỉ của thời đại trong ánh sáng của niềm tin, biết phân định để tìm cho mình một dấu ấn của chay thánh giữa nỗi đau, thất vọng của người anh em trong nhịp đời khốn khó này. Chọn một con đường, chọn một hình thức chay tịnh giữa thời khủng hoảng kinh tế là thao thức của những tâm hồn Kitô thực giữa xã hội hôm nay.
Xin hãy để một đồng sẻ chia thời khủng hoảng kinh tế có một sức mạnh yêu thương và chay thánh trong mỗi nhịp đời của chúng ta. Đừng để phí cơ hội, thời cuộc qua đi mà không làm cho tâm hồn mình lớn lên trong ân sủng của mùa Chay thánh này.

Sr. Têrêxa Ngọc Lễ OP

Mục lục



Каталог: TDM2009 -> TinVuiVN
TinVuiVN -> NHƯ MỘt lời mờI
TDM2009 -> Pentecost (B) May 31, 2009
TDM2009 -> Mc. 13, 24-32 15-11-2009 cuộc quang lâm của con ngưỜi lm. Px vũ Phan Long, ofm 02
TDM2009 -> Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC
TDM2009 -> CN4 phục sinh b ga. 10,11-18 03-5-2009
TDM2009 -> Số 97 Ngày 03. 05. 2009 cn 04 b phục sinh
TDM2009 -> From: Richard Smith To: HuongVeChuagroups Sent
TDM2009 -> Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong
TDM2009 -> Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/3/2008 – Bài Giáo Lý 69 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới các vị Giáo Phụ Boethius và Cassiodorus

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương