ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP



tải về 0.89 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích0.89 Mb.
#1653
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI,

TP HÀ NỘI




3.1 Giải pháp về pháp luật, pháp chế, chính sách:

3.1.1 Đề xuất các giải pháp điều chỉnh các qui định của thành phố, Chính phủ đối với công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.


Thứ nhất, thực tế hiện nay mỗi quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh lại ban hành một loại Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận khác nhau, nơi thì ban hành Quyết định kèm danh sách chung chung, không xác định rõ nghĩa vụ tài chính người sử dụng đất phải thực hiện, nơi thì ban hành Quyết định của từng trường hợp trong đó xác định rõ nghĩa vụ tài chính mà chủ sử dụng đất phải thực hiện, trách nhiệm của từng ngành nhiều khi không phân định rõ ràng, nên trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho UBND cấp huyện nhiều khi bị chồng chéo, đẩy đưa, né tránh, thuận lợi cho cơ quan chủ quản, nhưng khó cho đơn vị chức năng khác thực hiện. Để thực hiện đồng bộ, thống nhất một loại mẫu Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận của UBND cấp huyện cũng như mẫu phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính, đề nghị Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính ban hành mẫu Phiếu chuyển thông tin địa chính, Quyết định công nhận quyền sử dụng đất đến từng người sử dụng đất tương tự như qui định về mẫu Quyết định thu hồi đất, mẫu quyết định giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Thứ 2, tại thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn huyện Thanh Oai nói riêng thì căn cứ pháp lý gần gũi nhất là Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quyết định số 94/2014/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích tối thiểu được phép tách cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc áp dụng các văn bản này trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận bước đầu đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng nảy sinh nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh bổ sung như:

+ Hạn mức công nhận đất ở cho các trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền từ thời điểm 01/7/2004 đến 30/6/2014 tại Quyết định 24/2014/QĐ-UBND: điểm c, khoản 2, Điều 48: "Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối với đất được giao không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 là hạn mức giao đất ở mới xác định theo mức tối thiểu" có nghĩa khi công nhận đất xác định trên diện tích hạn mức đất ở tối thiểu nhưng khi xác định tiền sử dụng đất được tính trên tổng diện tích được giao (thực tế đất giao không đúng thẩm quyền có nhiều thửa vượt hạn mức tối thiểu) mâu thuẫn với điểm a, khoản 2, Điều 48 nêu: "Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 nhưng nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều 44 Quy định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất". Vì vậy, cần bãi bỏ điểm c, khoản 2 Điều 48, đồng thời đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tham mưu cho UBND TP Hà Nội sửa đổi điểm a, khoản 2 Điều 48 thành: "Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 nhưng nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất đối với tổng diện tích đất được giao không đúng thẩm quyền theo giá đất quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều 44 Quy định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất".

+ Tại khoản 3 Điều 20 Quyết định 24/2014/QĐ-UBND nêu: "Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy định này.

Việc cấp Giấy chứng nhận cho trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền từ sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014 được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể sau khi đã thanh tra, kiểm tra, làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với người giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật"

Tuy nhiên theo khoản 2, Điều 18 Thông tư số 02/1015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì chỉ "làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với người giao đất không đúng thẩm quyền" đối với "các trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014", có nghĩa là thời điểm phải thực hiện thanh tra, kiểm tra được thu hẹp lại. Vì vậy, cần sửa đổi khoản 3 Điều 20 Quyết định 24/2014/QĐ-UBND thành: Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy định này. Việc cấp Giấy chứng nhận cho trường hợp được giao đất không đúng thẩm quyền từ sau ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể sau khi đã thanh tra, kiểm tra, làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với người giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Theo qui định tại Điều 16 Quyết định 24/2014/QĐ-UBND thì: "1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kết luận đối với các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 19 và Điều 20 Quy định này mà khu vực bị lấn, chiếm, giao đất trái thẩm quyền có dưới 5 hộ gia đình, cá nhân.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra, kết luận, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo xử lý đối với các trường hợp còn lại".

Tuy nhiên, trên thực tế đa số các khu vực đất bị lấn, chiếm, giao đất không đúng thẩm quyền , thường có trên 5 hộ một khu vực với tổng số lượng thửa đất dạng này cần xử lý tồn tại để cấp giấy chứng nhận ước tính huyện Thanh Oai có khoảng 2.200 thửa, toàn địa bàn thành phố ước tính có khoảng 40.300 thửa mà số lượng cán bộ Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có hạn, phải đảm đương nhiều trọng trách, khối lượng công việc lớn như: thực hiện thanh tra công tác tài nguyên, môi trường, khoáng sản, quản lý, sử dụng đất trên toàn địa bàn thành phố đối với các tổ chức, công ty, đơn vị, cơ quan nhà nước. Vì vậy đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội sửa đổi Điều 16 Quyết định 24/2014/QĐ-UBND theo hướng giao cho UBND huyện có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kết luận làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể, tổ chức có liên quan, đối với các trường hợp mà khu vực bị lấn, chiếm, giao đất trái thẩm quyền trước khi xem xét quyết định cấp giấy chứng nhận.

+ Như đã trình bầy ở Chương 2, phần 2.4.3, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 20/4/2015 do vậy cần điều chỉnh những qui định thuộc chức năng nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện sang Chi nhánh Văn phòng đăng ký cho phù hợp.

Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 58 Quyết định 24 với nội dung bãi bỏ phần qui định:

"... Các trường hợp biến động thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chỉ được thực hiện xác nhận biến động trên Giấy chứng nhận đã cấp sau khi có quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện".

Điều này mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 6 Quyết định 24 và Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Thành phố Hà Nội đã thành lập Văn phòng đăng ký một cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp mới Giấy chứng nhận khi người sử dụng đất đăng ký biến động đất đai (không thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện ký giấy chứng nhận cũng như ban hành quyết định hành chính trong trường hợp này. Hơn nữa, hiện nay việc cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đăng ký biến động sử dụng đất như trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội không ban hành Quyết định hành chính nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

Thứ ba, các quy định về thủ tục hành chính khi tiến hành cấp giấy chứng nhận còn quá cồng kềnh, phải qua nhiều cấp, sự phân cấp không thích hợp với yêu cầu thực tế, thủ tục thực hiện liên quan đến nhiều cơ quan, như thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu phải qua 7 cơ quan, đơn vị ở 2 cấp xã, huyện là: UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, Chi Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, phòng Quản lý đô thị (liên quan đến nhà ở) mà trong đó quy định về trách nhiệm của các cấp các ngành còn thiếu cụ thể, đôi khi còn chồng chéo gây mất thời gian khi thực hiện. Ví dụ như: hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận lần đầu đã được Chi nhánh văn phòng đăng ký kiểm tra, xác minh, thẩm định, ký xác nhận đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, nhưng khi luân chuyển hồ sơ kèm theo dự thảo Tờ trình của phòng Tài nguyên và Môi trường, Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận của UBND huyện thì phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thẩm định, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ đã được Chi nhánh xác nhận đủ điều kiện trong khi không phải thực hiện xác nhận bất cứ một văn bản nào ngoại trừ dự thảo Tờ trình do Chi nhánh chuyển đến gây mất thời gian, hao phí sức lao động của công chức, làm gia tăng chi phí quản lý, hành chính.

Thực tế này đòi hỏi Nhà nước phải quy định lại rõ ràng hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng cơ quan chức năng, rút ngắn một số khâu, một số thủ tục không cần thiết đảm bảo tinh giảm tối đa các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của công việc.

Hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định cụ thể chi tiết, hạn chế đến mức thấp nhất các xung đột pháp luật giữa các văn bản pháp luật với nhau cùng điều chỉnh một vấn đề.

* Thống nhất thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có chứng nhận của tổ chức hành nghề công chứng, giữa Luật công chứng và các văn bản pháp luật khác, như Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

+ Theo quy định pháp luật, việc chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng và phải có chứng nhận, hay chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì mới hợp lệ. Một yếu tố không thể thiếu là hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng là giá trị bắt buộc thi hành đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên hiện nay có nhiều văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh thời điểm hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất dẫn đến mâu thuẫn khi áp dụng, gây khó khăn cho người dân và các cơ quan Nhà nước. Thông thường, sau khi bên chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất thực hiện hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng, thì tiếp tục thực hiện việc đăng ký trước bạ sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai. Nhưng trong thực tiễn, có hợp đồng công chứng ghi: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng”, hoặc “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký” hoặc “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng và đăng ký”. Việc ghi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, mỗi công chứng viên có cách giải thích và cách áp dụng pháp luật khác nhau.

+ Văn phòng đăng ký đất đai đề nghị các bên giao kết hợp đồng phải quay trở lại tổ chức hành nghề công chứng nơi chứng nhận hợp đồng để sửa đổi lại điều khoản thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Cụ thể là: Tổ chức hành nghề công chứng ghi theo Khoản 3 Điều 4 của Luật công chứng hiện hành “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.”. Bởi vì,

- Một là Luật công chứng đã quy định như vậy.

- Hai là theo nguyên tắc công chứng viên khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải theo nguyên tắc: Công chứng viên trước hết thực hiện theo Luật công chứng, trừ khi chưa có Luật công chứng hay văn bản pháp luật của ngành công chứng chưa quy định thì theo quy định của Bộ Luật dân sự hay quy định của ngành quản lý chuyên môn, nhà ở, đất đai,....

- Ba là khi hợp đồng đã được hai bên, hay các bên tự nguyện lập đã được công chứng mà chưa có hiệu lực hoặc không rõ đã có hiệu lực hay chưa thì các bên lấy cơ sở nào để yêu cầu bên kia thực hiện, và khi thực hiện chưa xong mà xảy ra tranh chấp thì lấy cơ sở nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Ví dụ bên B đặt cho bên A một khoản tiền, đến ngày tháng năm thì giao một phần nhà, đất, đến ngày tháng năm bên B đặt tiếp một khoản tiền nữa, cứ như vậy để đến khi hoàn tất việc sang tên chính chủ. Trước khi sang tên chính chủ, (bên B được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì bên nào nộp thuế thu nhập cá nhân, bên nào nộp lệ phí trước bạ,.... nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì Văn phòng đăng ký đất đai lấy cơ sở nào hướng dẫn kê khai thuế, chuyển thông tin sang thuế để tính nghĩa vụ tài chính, sau đó thông báo cho bên chịu trách nhiệm nộp.

Vậy cơ quan lập pháp, hay cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản quy định thống nhất thời điểm hợp đồng mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực thống nhất với quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Luật công chứng: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.” dễ thực hiện, đảm bảo tính pháp lý, giảm phiền hà, đảm bảo công bằng xã hội và pháp luật mới thực sự đi vào cuộc sống.

Bộ Tư pháp chủ trì kết hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Thông tư liên tịch hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục, quyết định việc tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất nhưng đã phân phối (cấp) cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của tổ chức làm nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, là đúng thẩm quyền, hay trái thẩm quyền để địa phương dễ thực hiện.

* Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định 05/2008/QĐ-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành tổ chức nhà nước phải thực hiện định kỳ chuyển đổi, theo đó cán bộ địa chính ở xã nào sẽ làm việc lâu dài ở xã đó, trừ khi vi phạm pháp luật bị xử lý chuyển công tác hay thôi việc,...Đồng thời Nhà nước có chế tài hạn chế đến mức thấp nhất việc gây phiền hà, sách nhiễu đối với cán bộ này, tạo điều kiện cho cán bộ địa chính quen, nhớ, thuộc địa bàn, quy hoạch các công trình ngầm, tham mưu chuẩn xác cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm tốt công tác quản lý đất đai. Cán bộ này buộc phải chú tâm vào công tác lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cần theo một quy trình thống nhất trước khi tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất thì tổ chức này có phiếu xin ý kiến kèm theo hồ sơ gửi Văn phòng đăng ký đất đai về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sau khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Nếu Văn phòng đăng ký đất đai trả lời đủ điều kiện thì tổ chức hành nghề công chứng mới làm tiếp các thủ tục để tránh rủi ro và phiền hà cho công dân ....


3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính


Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với người sử dụng đất, bao gồm các tài liệu: bản đồ địa chính, Sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai.

Hồ sơ địa chính của huyện Thanh Oai được thành lập ở dạng giấy từ những năm 1995 -1997. Nhưng thực trạng đất đai trong những năm qua biến động rất nhanh do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh, do các chính sách đất đai thay đổi, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai xảy ra nhiều. Việc cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất đai vào hồ sơ địa chính không theo kịp với thực tế, tỷ lệ các biến động về đất đai được cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính (cả bản đồ địa chính và các loại sổ) còn thấp lại không đồng bộ, thậm chí nhiều nơi không chỉnh lý, hệ quả là các hồ sơ địa chính được lập ở các xã, thị trấn mặc dù tốn rất nhiều thời gian, kinh phí… nhưng nhanh chóng bị lạc hậu, không phản ánh chính xác được thực tế sử dụng đất.



Để công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn, đảm bảo yêu cầu và có hiệu quả cao thì công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính có vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, diện tích đất đai thực tế tại Huyện đã biến động lớn so với diện tích đo đạc bản đồ năm 1995-1997 gây rất nhiều khó khăn trong quản lý, xử lý các vụ việc phát sinh cũng như xác định diện tích hợp pháp khi đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. Việc hoàn thiện hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Thanh Oai theo hướng điện tử hóa phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai hiện đại là cần thiết.

Thực hiện Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2008, ngày 04/12/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Chỉ thị số 02/2008/CT-BTNMT về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận, lập Hồ sơ địa chính theo Nghị quyết số 07/2008/QH12, trong đó nhiệm vụ đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của Ngành. Huyện Thanh Oai cần tiến hành lập Dự án xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 trình Sở Tài nguyên Môi trường xem xét. Trong quá trình lập Dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, phải xác định rõ công việc từ năm 2015 đến 2020 phải thực hiện một cách cụ thể nhằm xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa đáp ứng yêu cầu tra cứu, cập nhật thông tin được kịp thời, chính xác, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể như sau:

- Xây dựng khoảng hơn 800 điểm địa chính;

- Đo đạc bản đồ địa chính cho toàn bộ diện tích của Huyện;

- Cấp mới giấy chứng nhận đạt 98%, cấp đổi giấy chứng nhận đạt 100%;

- Thành lập 21 bộ hồ sơ địa chính của 21 xã, thị trấn.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai chung trong toàn huyện.

Đồng thời, với việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, công tác địa chính (đo đạc, cấp giấy chứng nhận) theo các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt vẫn được thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

Dự án tổng thể xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng và thực hiện sẽ là hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đắc lực cho việc xây dựng các định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn mới. Khi dự án hoàn thiện huyện Thanh Oai sẽ có được một hệ thống hồ sơ địa chính điện tử và hồ sơ địa chính dạng giấy hoàn thiện và đồng bộ phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nói riêng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai nói chung.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương