ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP



tải về 0.89 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích0.89 Mb.
#1653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

DANH MỤC HÌNH





Hình 1.1. Quy trình đăng ký đất đai lần đầu. 21

Hình 1.2. Mẫu Giấy chứng nhận (trang 1 và trang 4) 30

Hình 2.1. Sơ đồ hành chính huyện Thanh Oai 39

Hình 2.2. Cơ cấu đất đai năm 2015 huyện Thanh Oai 55





MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn


Luật đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận). Đây thực chất là thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học.

Tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này". Và một trong những điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận trừ trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 168, trường hợp qui định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013.

Với đặc thù là huyện ven đô, nằm phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, giáp quận Hà Đông, huyện Thanh Oai có 20 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 12.385,56 ha, dân số 185.355 người, được đánh giá là huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay. Những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, tình hình giao dịch về đất đai, bất động sản ngày một tăng lên. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là vấn đề quan trọng, cấp thiết luôn được chính quyền huyện Thanh Oai chỉ đạo, thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trên thực tế công tác này ở một số xã diễn ra chậm, chất lượng hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận chưa cao dẫn đến tỷ lệ cấp giấy chứng nhận còn thấp, việc lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, mua bán, chuyển nhượng đất đai diễn ra ngầm, thế chấp dưới hình thức “tín dụng đen” không thông qua cơ quan đăng ký còn nhiều.

Nhằm góp phần tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền sử dụng đất của mình và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, hoạt động công khai, minh bạch đồng thời Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả thì công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận hiện nay tiếp tục cần được coi là vấn đề quan trọng, cấp bách để các cấp uỷ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội nói chung cũng như huyện Thanh Oai nói riêng quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Để làm tốt công tác này hơn nữa, cần thiết dựa trên những cơ sở khoa học và khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. Xuất phát từ lý do trên, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội" nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt hơn nữa chức năng dịch vụ công của Nhà nước về đăng ký đất đai, giải quyết được những hạn chế, khó khăn trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai.


2. Mục tiêu nghiên cứu:


- Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Khảo sát thực trạng, đánh giá hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, phương tiện, trang thiết bị, máy móc, tài liệu, số liệu, bản đồ các thời kỳ liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn. Thu thập tài liệu, số liệu về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận (đối với đất ở).

- Tìm hiểu tình hình, phân tích thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.

- Phân tích quan hệ giữa quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, các yếu tố đặc thù tác động đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại huyện Thanh Oai.

- Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận, nguyên nhân tồn tại nhằm làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thanh Oai.


4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi không gian nghiên cứu:


Đề tài được thực hiện trên phạm vi ranh giới hành chính thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .

Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các nội dung sau:

+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận đối với đất ở tại huyện Thanh Oai.

+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận đối với đất ở trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

4.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:


Chọn các điểm nghiên cứu có cùng đặc trưng tương đồng tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, mức độ giao dịch đất đai. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá ở 3 khu vực nghiên cứu như sau:

Khu vực 1 gồm 7 xã: Cao Viên, Bình Minh, Thanh Cao, Tam Hưng, Phương Trung, Cao Dương, Tân Ước là những xã có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận cao nhất trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai cao. Khu vực 1 chọn xã Phương Trung là điểm nghiên cứu.

Khu vực 2 gồm 7 xã: Thanh Thuỳ, Thanh Văn, thị trấn Kim Bài, Cự Khê, Kim Thư, Dân Hoà, Liên Châu là những xã có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận ở mức trung bình trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai tương đối cao. Khu vực 2 chọn xã Cự Khê là điểm nghiên cứu.

Khu vực 3 gồm 7 xã: Mỹ Hưng, Xuân Dương, Đỗ Động, Bích Hoà, Thanh Mai, Kim An, Hồng Dương là những xã có tỷ lệ các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận thấp nhất trên địa bàn huyện, mức độ giao dịch đất đai trung bình. Khu vực 3 chọn xã Hồng Dương là điểm nghiên cứu.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương