Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014


Về phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ



tải về 356.76 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích356.76 Kb.
#29331
1   2   3   4

5. Về phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

a) Về giáo dục và đào tạo

Công tác xây dựng cơ chế chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo được tập trung thực hiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật và đề án liên quan đến phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được khẩn trương xây dựng, hoàn thiện để ban hành.

Mạng lưới trường, lớp mầm non tiếp tục được các địa phương quan tâm phát triển12. Mạng lưới trường, lớp phổ thông và phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được củng cố và phát triển13, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi học của học sinh. Quy hoạch điều chỉnh mạng lưới đại học, cao đẳng được phê duyệt đã tạo cơ sở cho việc điều chỉnh số lượng các trường đại học, cao đẳng, tiếp tục thực hiện chủ trương siết chặt việc thành lập mới các trường đại học, cao đẳng14. Hệ thống dạy nghề tiếp tục được đổi mới, phát triển gắn với nhu cầu thị trường lao động, doanh nghiệp và hội nhập quốc tế15.

Giáo dục các vùng và các đối tượng khó khăn được tiếp ưu tiên đầu tư phát triển. Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều mô hình giáo dục mới đang được triển khai thí điểm. Công tác tuyển sinh, thi cử có bước được cải thiện, thực chất hơn. Quy mô học sinh, sinh viên, tuyển mới đào tạo tiếp tục phát triển. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường ở tất cả các độ tuổi đều tăng so với năm học trước; quy mô học sinh phổ thông tiếp tục ổn định16.

Các hoạt động dạy nghề tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, khoảng 450 nghìn lao động nông thôn được đào tạo nghề, tăng 10,2% so với năm 2012. Tiếp tục hoàn thiện, nhân rộng các mô hình dạy nghề thí điểm có hiệu quả, nghiên cứu xây dựng các mô hình mới dạy nghề gắn với các làng nghề, vùng chuyên canh, tập trung triển khai ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới và các doanh nghiệp phục vụ sản xuất nông sản có hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nhân lực nông nhàn và nguyên liệu sẵn có.

b) Về khoa học và công nghệ

Hệ thống chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ (KHCN) được tiếp tục hoàn thiện theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ nhằm đưa KHCN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã đạt được những kết quả tích cực trong các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, y tế, xây dựng, sản xuất kinh doanh, nông nghiệp,...

Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KHCN và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập được đẩy mạnh thực hiện. Công tác sở hữu trí tuệ tiếp tục được triển khai theo hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi quyền để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ được quan tâm đẩy mạnh.

Các địa phương đã quan tâm nhiều hơn việc đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức KHCN, đặc biệt là các Trung tâm ứng dụng KHCN và các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông qua việc xây dựng các đề án tăng cường tiềm lực KHCN sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển cho KHCN. Nhiều địa phương đã xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn vốn khác ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học của nhà nước hàng năm. Một số địa phương đã xây dựng cơ chế đồng bộ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ, vốn vay tín dụng để đầu tư cho hoạt động KHCN.

6. Về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Các quy định, cơ chế, chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được tập trung xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung để tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý để bảo vệ, khai thác hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên.

Công tác kiểm tra, theo dõi công tác giao đất, cho thuê đất, rà soát các dự án chậm đưa đất vào sử dụng; kiểm tra tình hình thực hiện thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đẩy mạnh. Công tác quản lý chất thải và cải thiện môi trường được tăng cường. Tiếp tục đẩy nhanh xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn, thực hiện việc thu gom chất thải rắn, bảo vệ môi trường.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 được tích cực triển khai. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được tích cực tổ chức thực hiện thông qua việc nghiên cứu xây dựng Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh. Tăng cường huy động và thực hiện có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các chương trình.

Đến hết năm 2013, diện tích che phủ rừng đạt 41,1%; 79% dân số đô thị đã được sử dụng nước sạch; 82% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 76% (số đã báo cáo Quốc hội là 75%); Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 84%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg) được xử lý đạt 86% (số đã báo cáo Quốc hội là 85%).

7. Về công tác đối ngoại, quốc phòng an ninh và bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Đã tích cực tham gia và đạt được mục tiêu cơ bản trong các hoạt động đối ngoại đa phương17. Quan hệ song phương, nhất là với các đối tác lớn tiếp tục được tăng cường và đi vào chiều sâu, hiệu quả. Tích cực, chủ động tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các cơ chế, diễn đàn quốc tế và khu vực. Đã chủ động nâng cao vai trò và khả năng tham gia định hướng trong ASEAN. Đẩy mạnh đàm phán các hiệp định thương mại tự do, lần đầu tiên triển khai đồng thời đàm phán 6 hiệp định thương mại tự do lớn18. Đã tổng kết 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đề ra định hướng cho giai đoạn tới. Các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao quốc tế được đẩy mạnh. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân tiếp tục được quan tâm19.

Tiềm lực quốc phòng tiếp tục được tăng cường, hiện đại hóa một bước các trang bị, vũ khí có tầm ảnh hưởng chiến lược; độc lập, chủ quyền, an ninh chính trị được giữ vững, đặc biệt là các lợi ích chiến lược của ta trên biển Đông.Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Hoàn thành việc phân giới, cắm mốc biên giới với Lào và đạt kết quả tích cực về phân giới, cắm mốc biên giới đất liền với Campuchia. Công tác tìm kiếm cứu nạn, rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả thiên tai được chú trọng đầu tư.

An ninh chính trị được giữ vững; chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt. Đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, nhất là ở các thành phố lớn và trong các dịp Lễ, Tết, triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm, xã hội đen, bảo kê, cướp giật, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông được thực hiện quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, có nhiều đổi mới, gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, coi công tác bảo đảm an toàn giao thông là nhiệm vụ của cả cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. So với năm 2012, số vụ tai nạn giao thông giảm 5,19%, số người chết giảm 0,58% và số người bị thương giảm 9,36%.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Đã cơ bản chặn được đà suy giảm kinh tế từ năm 2010, tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5,42%, cao hơn mức tăng của năm 2012. Lạm phát được kiểm soát, thấp nhất trong 10 năm qua; giá cả, thị trường khá ổn định. Lãi suất tín dụng giảm. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao và năm 2013 là năm thứ 2 xuất siêu liên tiếp. Cán cân thanh toán có kết dư, bảo đảm nguồn cung ngoại tệ. Dự trữ ngoại hối tăng. Thị trường ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định. Tổng vốn đầu tư phát triển vượt kế hoạch đề ra. Thu hút và giải ngân vốn ODA đạt khá, vốn FDI đăng ký và thực hiện tăng mạnh. Phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực. Thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực và kết quả khả quan. Các chính sách về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội tiếp tục được bảo đảm. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đạt được những kết quả thành tựu trên đây là nhờ sự thống nhất cao, kiên trì đường lối đổi mới của Đảng và cả hệ thống chính trị, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội và các cơ quan, các đại biểu Quốc hội, sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân; tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã được Quốc hội đề ra.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được tiếp tục khắc phục, đó là:

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng chưa thực sự vững chắc. Các cân đối lớn chưa bền vững; Lạm phát tuy đã được kiềm chế nhờ sự phát huy tác dụng của các chính sách kinh tế vĩ mô nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại. Chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu còn cao và chậm được xử lý.

Thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững, còn nhiều khó khăn. Sản xuất kinh doanh còn nhiều vướng mắc, sức cạnh tranh thấp; doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tính dụng. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn lớn.

Thu ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, hàng năm phải cân đối trả nợ lớn, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách. Bội chi ngân sách nhà nước mặc dù đã giảm so với giai đoạn trước nhưng còn ở mức khá cao. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 là 5,3% GDP (số đã báo cáo Quốc hội là 5,3%, kế hoạch là 4,8%).

Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm. Tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ vốn được cổ phần hóa còn thấp. Cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần và cơ cấu lao động chuyển dịch chưa đạt yêu cầu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ chế, chính sách chưa đủ sức hấp dẫn để huy động nguồn lực ngoài khu vực nhà nước nên huy động nguồn lực chưa được nhiều. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp. Động lực tăng trưởng chưa dựa vào năng suất lao động và khoa học công nghệ, chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện nhiều.

Kết quả thực hiện ba đột phá chiến lược còn hạn chế. Chất lượng thể chế kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường, chưa trở thành động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sức cạnh tranh của thể chế còn thấp so với khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chưa thật rõ nét, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu và chậm được cải thiện.

Việc tạo nền tảng cho việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chưa đạt yêu cầu. Doanh nghiệp trong nước hạn chế cả về vốn, quản trị, công nghệ và kết nối thị trường, năng lực cạnh tranh thấp. Ứng dụng khoa học công nghệ chưa trở thành động lực nội sinh của từng doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo thấp, nền công nghiệp nội địa chủ yếu gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, chất lượng lao động thấp. Quá trình đô thị hóa chậm và quản lý chưa tốt.

Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn một số bất cập; phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các ngành và các cấp chưa hợp lý. Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, hiệu quả chưa cao.

Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào khu vực FDI, trong khi tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước còn nhiều hạn chế20. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm 5,5%.

Tổng cầu của nền kinh tế chậm phục hồi, tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn. Tổng cầu yếu, tâm lý tiêu dùng dè dặt, nhu cầu tiêu dùng thấp cùng với thiệt hại do thiên tai cũng tác động cộng hưởng làm tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2013 (loại trừ yếu tố giá) chỉ tăng 5,7% (số đã báo cáo Quốc hội là 5,3-5,5%), thấp hơn mức tăng 6,5% của năm 2012.

Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra. Khu vực công nghiệp tăng trưởng chậm. Sản xuất, xuất khẩu nông sản khó khăn do nhu cầu và giá trên thị trường thế giới giảm mạnh và ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh. Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới ở giai đoạn đầu, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong triển khai. Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vật tư đầu vào cho sản xuất còn nhiều bất cập.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội còn những mặt yếu kém, chậm được khắc phục. Lao động thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định còn lớn. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân còn nhiều mặt hạn chế. Quản lý văn hóa, nghệ thuật còn lúng túng. Nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội.

Tính bền vững của giảm nghèo thấp. Đời sống nhân dân, người lao động, hộ nghèo, đối tượng xã hội còn rất nhiều khó khăn; còn có khoảng cách chênh lệch lớn về mức sống giữa các vùng, nhóm dân cư đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, các tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới. Số lượng các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn còn nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo năm 2013 đã giảm bình quân 5% (số đã báo cáo Quốc hội là giảm 4%) tuy vượt chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn còn rất cao (38,89%). Nguồn lực huy động cho chương trình xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế, chưa thật sự đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân mặc dù có cải thiện nhưng còn bất cập. Tình trạng bệnh nhân nằm ghép còn phổ biến ở khá nhiều bệnh viện. Nhân lực y tế phân bổ không đều giữa các vùng, các tuyến, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở. Những vụ việc tiêu cực tại một số bệnh viện, phòng khám cùng với thái độ phục vụ, ứng xử chưa tốt của một bộ phận cán bộ y tế làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế chưa cao, mới đạt gần 70% (số đã báo cáo Quốc hội là 71,2%), trong đó nhóm người cận nghèo, người có thu nhập trung bình tham gia bảo hiểm y tế còn thấp.

Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá còn lạc hậu, nhiều bất cập. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu. Chỉ tiêu tuyển mới dạy nghề đạt thấp, tuyển mới cao đẳng, trung cấp nghề rất khó khăn do tâm lý xã hội chưa muốn tham gia học nghề, trong khi hệ thống các trường đại học, cao đẳng được mở ra quá nhiều, quy mô tuyển sinh ngày càng tăng21, chính sách phân luồng học sinh chậm ban hành. Chất lượng, hiệu quả dạy nghề ở một số địa phương, cơ sở dạy nghề còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2013 đạt 48% xấp xỉ kế hoạch (số đã báo cáo Quốc hội là 49%).

Công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập. Khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản còn lãng phí, thất thoát nhiều; quản lý chưa nghiêm, tranh chấp, khiếu nại còn lớn. Ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi chậm được cải thiện. Tình trạng nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, rác thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường còn phổ biến.

An ninh chính trị còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định ở một số địa bàn. Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức. Các thế lực thù địch vẫn lợi dụng vấn đề tôn giáo, nhân quyền tăng cường sự chống phá tại các địa bàn chiến lược, trọng điểm.

Trật tự an toàn xã hội ở một số nơi còn diễn biến phức tạp. Các tệ nạn xã hội, tội phạm xảy ra gây bức xúc trong nhân dân. Tai nạn giao thông đã giảm nhiều so với trước nhưng vẫn cao.

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế một số mặt chưa chủ động và hiệu quả chưa cao. Chưa có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị kỹ các điều kiện trong nước để tận dụng các cơ hội do hội nhập mang lại và đối phó với những tác động từ bên ngoài.



Phần II

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

NĂM 2014 VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN TẬP TRUNG

CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH TRONG NHỮNG THÁNG TIẾP THEO

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014

1. Tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014

Căn cứ các Nghị quyết số 53/2013/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2336/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Quyết định số 1836/QĐ-BKHĐT ngày 02/12/2013 về việc giao các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, trong đó giao các chỉ tiêu liên quan đến kế hoạch 2014 về mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, sản xuất sản phẩm chủ yếu, nhiệm vụ điều tra cơ bản, giáo dục và đào tạo, văn hóa, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, y tế, xã hội.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 với 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mục tiêu tiếp tục thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển từ kiềm chế lạm phát sang chủ động kiểm soát lạm phát; điều hành linh hoạt để từng bước phục hồi tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

2. Tình hình triển khai phân bổ và giao kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014

a) Tình hình triển khai phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn NSNN

Tại Nghị quyết số 57/2013/QH13 ngày 12/11/2013 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Nghị quyết số 61/2013/QH13 ngày 15/11/2013 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014 của Quốc hội đã thông qua tổng số vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn NSNN kế hoạch năm 2014 là 163.000 tỷ đồng; trong đó: vốn trong nước là 146.500 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 16.500 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định: 2337/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2013 về việc giao dự toán NSNN năm 2014; 2617/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 về việc giao kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2014. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các Quyết định: 2011/QĐ-BKHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2013 về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2014; số 1898/QĐ-BKHĐT ngày 17 tháng 12 năm 2013 về việc giao vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014.

Đối với vốn NSTW, việc phân giao kế hoạch thực hiện tương tự như các năm trước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tổng số vốn Ngân sách Trung ương và hỗ trợ có mục tiêu cho các bộ, cơ quan và địa phương; các bộ, cơ quan và địa phương căn cứ mức vốn được giao, lập danh mục và dự kiến mức vốn cho từng dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án của các bộ, cơ quan và địa phương. Tổng vốn ngân sách trung ương kế hoạch 2014 đã rà soát là 62.431 tỷ đồng (không bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia không giao chi tiết danh mục dự án), trong đó: vốn trong nước là 47.579 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 14.852 tỷ đồng. Kết quả rà soát như sau:

- Tổng số dự án bố trí đúng quy định là 5.615 dự án với số vốn là 61.660,4 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 46.808,4 tỷ đồng; vốn ngoài nước là 14.852 tỷ đồng.

- Tổng số dự án bố trí chưa đúng quy định là 42 dự án với số vốn là 602,9 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng số vốn trong nước của ngân sách trung ương, trong đó: các bộ, cơ quan Trung ương có 19 dự án với số vốn là 331,6 tỷ đồng; các địa phương có 23 dự án với số vốn là 271,3 tỷ đồng.

Số vốn bố trí chưa đúng quy định được xử lý theo nguyên tắc giữ nguyên tổng mức vốn kế hoạch 2014 của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; điều chuyển nội bộ số vốn bố trí chưa đúng quy định theo trật tự ưu tiên sau: thu hồi vốn ứng trước; thanh toán nợ đọng XDCB; số còn lại điều chuyển cho các dự án trong cùng ngành, lĩnh vực, chương trình; các dự án của các ngành, lĩnh vực, chương trình khác.

Với nguyên tắc nêu trên, trong số 602,9 tỷ đồng số vốn bố trí không đúng quy định: bố trí thu hồi số vốn ứng trước là 195,3 tỷ đồng; thanh toán nợ xây dựng cơ bản là 98 tỷ đồng; 309,5 tỷ đồng cho các dự án khác. Nếu cộng số bổ sung thêm từ nguồn vốn bố trí không đúng quy định, tổng số vốn NSNN kế hoạch năm 2014 bố trí để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản là 5.228,1 tỷ đồng22.

Căn cứ Quyết định giao vốn kế hoạch năm 2014 nêu trên, các bộ, cơ quan và địa phương đã tiến hành phân bổ và thông báo vốn cho các ban quản lý dự án, chủ đầu tư. Tính đến nay, về cơ bản các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương23 đã triển khai phân giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2014.

b) Tình hình phân bổ và giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, tính đến thời điểm hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định giao kế hoạch vốn Chính phủ năm 2014 là 90.517,469 tỷ đồng, trong đó: (1) Các dự án có trong danh mục vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015: 59.084,864 tỷ đồng (Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 16/01/2014); (2) Dự án Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên: 17.000 tỷ đồng (Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 16/01/2014); (3) Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu: 1.885 tỷ đồng (Quyết định số 185/QĐ-TTg ngày 24/01/2014); (4) Chương trình phát triển nông thôn mới: 4.765 tỷ đồng (Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 25/1/2014); (5) Vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA: 7.782,605 tỷ đồng (Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 25/1/2014).

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Các cấp, các ngành đã tích cực triển khai các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; tăng cường các biện pháp quản lý giá cả thị trường, bảo đảm cung cầu hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, giao thông và trật tự xã hội... đồng thời, tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2014

1. Về tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 4,76% của quý I/2013 và 4,75% của quý I/2012. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,37%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung và cao hơn mức tăng 2,24% của quý I/2013; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,69%, đóng góp 1,88 điểm phần trăm và cao hơn mức tăng 4,61% cùng kỳ năm 2013; khu vực dịch vụ tăng 5,95%, đóng góp 2,76 điểm phần trăm và cao hơn mức tăng 5,65% cùng kỳ. Như vậy, trong quý I/2014, cả 3 khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước.

a) Sản xuất công nghiệp: công nghiệp chế biến chế tạo, đã có chuyển biến tích cực, tăng trưởng khá hơn so với cùng kỳ năm trước: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng đầu năm tăng 5,4% (cùng kỳ năm trước tăng 4,8%); trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 2%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,4%.

b) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

- Nông nghiệp: tính đến ngày 15/4/2014, cả nước gieo cấy được 3.100,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy đạt 1.149,8 nghìn ha, bằng 101%. Các địa phương phía Nam đã thu hoạch 1.473,6 nghìn ha lúa Đông xuân, bằng 87,1% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 1.330,5 nghìn ha, bằng 84,8% cùng kỳ. Các địa phương phía Nam đã gieo sạ được 524,2 nghìn ha lúa hè thu, bằng 64,2% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 508,5 nghìn ha, bằng 61,7%. Tiến độ gieo cấy lúa hè thu ở các địa phương phía Nam chậm chủ yếu do thời điểm thu hoạch lúa đông xuân muộn.

Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã ảnh hưởng đến phát triển của đàn trâu, bò, đặc biệt, một số nơi nhiệt độ xuống quá thấp đã làm trâu, bò bị chết24. Trong 4 tháng, quy mô đàn trâu, bò giảm 1-2% so với cùng kỳ năm trước. Sự bùng phát của dịch cúm gia cầm25 cùng với nguy cơ lây lan virus cúm H7N9 và H10N8 đã gây thiệt hại về kinh tế cũng như hoạt động chăn nuôi, đầu tư tái đàn của người dân. Hiện tại dịch cúm gia cầm cơ bản đã được khống chế nhưng công tác khôi phục sản xuất chăn nuôi gia cầm sau dịch còn nhiều khó khăn, thách thức do sức mua giảm, giá các sản phẩm chăn nuôi gia cầm vẫn ở mức thấp và dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ lúc nào cho nên nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa sẵn sàng đầu tư tái đàn.

- Lâm nghiệp: trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 19 nghìn ha, tăng 29,3% so cùng kỳ năm năm trước.

- Thủy sản: trong 4 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 1.608 nghìn tấn, tăng 3% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 689 nghìn tấn, tăng 0,2%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 920 nghìn tấn, tăng 5,3%, trong đó khai thác biển đạt 872 nghìn tấn, tăng 5,6%.

c) Về thương mại và dịch vụ

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng năm 2014 ước tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 5,5%, cao hơn mức tăng 4,7% của cùng kỳ năm 2013).

Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3,1 triệu lượt, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không và đường bộ tăng đáng kể. Xét theo mục đích chuyến đi, khách du lịch theo mục đích nghỉ ngơi và khách du lịch theo công việc tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm chủ yếu từ một số thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Nga, Campuchia, Úc,...

Vận tải hành khách và hàng hóa: các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đều có mức tăng khá so với cùng kỳ các năm trước26.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 356.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương