Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang42/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   62
(1800-1873): Người làng Chi Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông làm quan triều Nguyễn tới chức Thống đốc Quân vụ, từng cầm quân đánh Pháp xâm lược ở Đà Nẵng (1858), Gia Định (1859) và lập phòng tuyến Chí Hòa chặn địch. Năm 1873, ông làm kinh lược sứ Bắc kỳ, chống Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất. Ông bị trọng thương và bị bắt, đã cự tuyệt mọi sự cứu chữa cho đến lúc hi sinh. Tượng ông nay được đặt ở thành Cửa Bắc.

198. Quang Trung (1752-1792): Là niên hiệu của Nguyễn Huệ, lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn, nhà quân sự thiên tài, anh hùng dân tộc. Ông người ấp Kiên Thành, huyện Tây Sơn, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ba anh em dấy binh khởi nghĩa tại vùng núi quê nhà năm 1771, chống lại chúa Nguyễn. Ông làm tướng đánh đông dẹp bắc, 4 lần vào Gia Định, 3 lần ra Bắc Hà, đánh thắng hai vạn quân Xiêm ở Rạch Rầm Xoài Mút (1784), lật đổ cơ đồ chúa Trịnh (1786), đại phá 25 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long (1789). Lên làm vua, ông bắt tay xây dựng đất nước với nhiều cải cách tiến bộ, tiếc rằng ông mất sớm, lúc mới 39 tuổi. Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Huệ là người độc nhất suốt đời chinh chiến, không thua trận nào. Ông cũng là người duy nhất dám ấn định trước ngày giờ chiến thắng và làm đúng như lời mình nói. Ông có chính sách ngoại giao khôn khéo. Về đối nội, ông biết dùng người, phát hiện đúng nhân tài và sử dụng có độ lượng, công tâm. Ông lập viện Sùng Chính, dùng Nguyễn Thiếp, người có thực tài mà không có học vị, cầm đầu việc giáo dục quốc dân, chú trọng việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm và quan tâm đến chính học. Ông đã có chủ trương lập kinh đô ở Nghệ An gọi là Phượng Hoàng trung đô, để có thể chỉ đạo được toàn quốc một cách thuận lợi. Mấy nghìn năm lịch sử của đất nước, chỉ có ông là vua Việt Nam, được “Thiên triều” phương Bắc kính nể.

199- Đỗ Quang (1807-1866): Quê thôn Phương Điếm, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thân (1832), làm quan dưới 03 triều vua nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) với các chức vụ: Tham tri các bộ Lại, Lễ, Hộ, Hình và Thị lang bộ Công. Sau sung làm Kinh diện nhật giảng quan, Toản tu ở Quốc sử quán kiêm Hàn lâm viện trực học sĩ. Ông 9 lần được cử chấm thi, làm Chánh, Phó chủ khảo, được ca ngợi là vị quan thanh liêm, chính trực.

200- Trần Văn Quang (1917-2013): Ông có tên là Trần Thúc Kính, quê tại xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tham gia cách mạng từ 1935, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1936. Từ 1938 đến 1939, ông là Thành ủy viên Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Tháng 10 năm 1940, ông vượt ngục về hoạt động ở Nghệ An. Tháng 4 năm 1941, ông bị bắt lần thứ hai và bị kết án tù chung thân, và đưa đi đày ở nhà ngục Đăk Mil. Tháng 6 năm 1945, ông ra tù, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Nghệ An. Từ năm 1946 đến 1977, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1978 đến 1981, ông là Tư lệnh Binh đoàn 678 kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào, có nhiệm vụ cùng Lào xây dựng nền kinh tế và nền quốc phòng toàn dân, tăng cường và bảo vệ khối liên minh Việt - Lào. Năm 1981, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thăng Thượng tướng năm 1984. Từ năm 1992 đến năm 2002, ông là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Từ năm 1960 đến 1976, ông là Ủy viên dự khuyết, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

201- Ngô Xuân Quảng (1945-1972): Người Cống Thôn, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, liệt sĩ được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhập ngũ năm 1965, lúc Đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, anh tham gia bộ đội phòng không - không quân, đánh máy bay Mỹ hàng trăm trận, 3 lần thương bị nặng anh vẫn giã vững vị trí cùng đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch. Đầu năm 1971, vết thương cũ tái phát, anh vẫn hành quân cùng đồng đội, đường trơn, xe đổ, anh bị chấn thương cột sống, liệt cả hai chân. Anh đã hy sinh ngày 05 tháng 7 năm 1972, lúc ấy là thiếu úy, đại đội phó pháo cao xạ, tiểu đoàn 21, sư đoàn 375.

202- Cao Bá Quát (1808-1855): Tự Chu Thần, quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Phú Thị huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội). Năm Tân Mão (1831), ông đỗ cử nhân, làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây), năm 1854 cùng Lê Duy Cự khởi nghĩa Mỹ Lương (nay là Mỹ Đức, Hà Nội) bị đàn áp dã man và hy sinh. Cao Bá Quát đã để lại hơn 1300 bài thơ. Không những thế, ông còn là nhà Thư pháp, được người đời tôn ông là “Thánh Quát”.

203- Dương Thị Xuân Quý (1941-1969): Là nhà văn, liệt sĩ - anh hùng lực lượng vũ trang, sinh ngày 19 tháng 4 năm 1941 tại Hà Nội, quê gốc thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tháng 4 năm 1968, chị vào chiến trường miền Nam, làm phóng viên tạp chí Văn nghệ Giải phóng (Trung Trung bộ), hy sinh tại chiến trường Quảng Đà năm 1969. Tác phẩm gồm có: Chỗ đứng (tập truyện, 1968), Hoa rừng (tập truyện, bút ký, 1970).

204- Ngô Quyền (899-944): Người làng Cam Lâm, huyện Tùng Thiện (nay thuộc ngoại thị Sơn Tây) vào Châu Ái theo Dương Đình Nghệ khởi nghĩa đánh thành Đại La, đuổi quân Nam Hán (931). Sáu năm sau, Dương Đình Nghệ bị sát hại, ông đem quân ra hỏi tội tên phản bội Kiều Công Tiễn. Y đã sang cầu cứu nhà Nam Hán. Cuối năm 938, Hoằng Thao đem quân sang xâm lược nước ta bằng đường thủy. Ngô Quyền đã dựng trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng, lợi dụng thủy triều, đưa chiến thuyền của địch vào bẫy bị vỡ nát, ông đánh tan quân giặc, giữ vững nền tự chủ. Ông lên làm vua, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta.

205- Lương Ngọc Quyến (1885-1917): Con cụ Lương Văn Can, quê làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Hưởng ứng phong trào Đông Du, ông sang Nhật theo Phan Bội Châu, lập Việt Nam Quang phục hội ở Trung Quốc. Bị bắt giải về Việt Nam, giam ở nhà lao Thái Nguyên, ông liên lạc với Đội Cấn, làm cuộc binh biến khởi nghĩa Thái Nguyên đêm 30 tháng 8 năm 1917. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, ông hi sinh trong cuộc chiến.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương