Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang45/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   62

217- Pi Năng Tắc (1910-1977): Sinh năm 1910, tại xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, trong một dòng họ lớn người Raglai. Ông tham gia cách mạng từ năm 1946, đã xây dựng được hai cơ sở bí mật và tổ chức vận động đồng bào vùng lên phá khu tập trung của chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đó, tháng 02 năm 1959, ông đã chỉ huy phá khu tập trung gom dân Bà Râu, Tầm Ngân và đưa bà con về vùng núi Phước Bình, làm bẫy đá chống lại kẻ thù. Ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1965 và nhiều huy chương cao quý.

218- Phạm Tuấn Tài (1905-1937): Nhà giáo, quê Nam Định. Ông là một trong những người chủ trương Nam Đồng thư xã, cùng Nguyễn Thái Học sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng. Sau, ông bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Trong nhà tù, ông nghiêng dần sang xu hướng xã hội chủ nghĩa rồi đi theo những người tù cộng sản. Năm 1937, được thả về, đến Hà Nội bị sở mật thám Pháp tra tấn dã man không đứng dậy được. Nằm bệnh viện Bạch Mai ông đã đọc cho người đồng chí tin cẩn là Trần Huy Liệu ghi lại bản Tuyên cáo quốc dân nói rõ cách mạng Việt Nam phải do giai cấp vô sản lãnh đạo mới thành công. Bản báo cáo đã giác ngộ nhiều chiến sĩ cách mạng yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản.

219- Lê Văn Tám: Một thiếu niên tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, với chiến tích nổi bật là tự đốt mình để lao vào phá hủy một kho đạn của địch tại Thị Nghè (Sài Gòn) diễn ra vào 17 tháng 10 năm 1945. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng, xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.

220- Tản Đà (1889-1939): Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Trong văn đàn Việt Nam đầu XX, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học Cổ điển và Hiện đại". Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

221- Võ Văn Tần (1894- 1941): Ông là chiến sĩ Cộng sản Việt Nam quê ở xã Đức Hòa, huyện Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc tỉnh Long An. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Lớn lên ra thành phố làm nghề kéo xe để kiếm sống. Tham gia hoạt động yêu nước trong tổ chức của Nguyễn An Ninh, sau chuyển sang tổ chức Đảng Cộng sản (1929). Bí thư Huyện uỷ đầu tiên huyện Đức Hoà (1930), trực tiếp tổ chức cuộc đấu tranh của nông dân ở Đức Hoà năm 1930, bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Bí thư Tỉnh uỷ Chợ Lớn (1931), Bí thư Tỉnh ủy Gia Định (1932). Từ 1936, tổ chức lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1937-1940). Ông bị thực dân Pháp bắt vào tháng 7 năm 1940 và sau bị xử bắn tại Hóc Môn ngày 28 tháng 8 năm 1941.

222- Lê Trọng Tấn (1914-1986): Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, quê ở xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội. Ông tham gia khởi nghĩa ở Hà Đông. Trong kháng chiến chống Pháp, ông từng chỉ huy khu 14, liên khu 10, giải phóng Đông Khê, Biên giới, Điện Biên Phủ. Ông còn từng làm Hiệu trưởng trường Sĩ quan Lục quân, Thiếu tướng, Phó tổng tham mưu trưởng. Năm 1964, vào Nam là Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam, tham gia chỉ huy giải phóng Huế-Đà Nẵng, Tư lệnh cánh quân phía đông giải phóng Sài Gòn. Năm 1984, là Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương. Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương