Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang37/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   62
156- Lý Thái Tổ (974-1028): Tức Lý Công Uẩn, quê trang Cổ Pháp (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), là con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân, học trò sư Vạn Hạnh. Ông làm Điện tiền Chỉ huy sứ đời vua Lê Ngọa Triều. Năm 1009, vua mất, triều đình tôn ông lên làm vua, miếu hiệu là Thái Tổ, mở đầu triều Lý, kéo dài 09 đời vua gồm 216 năm. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, gặp điềm rồng vàng đón, nên đổi tên là thành Thăng Long. Ông là người có công định đô, xây dựng, mở mang kinh thành, đặt nền móng cho Thăng Long, Thủ đô ngàn đời của đất nước.

157- Mai Hắc Đế (?-722): Tức Mai Thúc Loan, quê làng Mai Phụ, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông tập hợp những người dân phu khởi nghĩa giải phóng thành Tống Bình (Hà Nội), lên ngôi vua, xưng là Mai Hắc Đế, đóng đô ở thành Vạn An, trên núi Vệ Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), quân nhà Đường sang đàn áp, ông thế yếu lui về Rú Đụn (Nam Đàn) rồi mất tại đó.

158- Đặng Thai Mai (1902-1984): Quê Lương Điền, huyện Thanh Chương, Nghệ An, dạy ở trường Quốc học (Huế), sau ra Hà Nội mở trường Thăng Long, lập Hội truyền bá quốc ngữ, viết báo công khai của Đảng. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là nhà nghiên cứu Văn học, Sử học, Triết học,… có nhiều tác phẩm giá trị, được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh.

159- Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV): Người làng Hiệp Thạch, vùng núi Kính Chủ, huyện Giáp Sơn (nay là Kinh Môn), tỉnh Hải Dương. Tên tự là Úy Trai, đỗ Thái học sinh năm 1323 đời Trần, làm quan trải qua 3 triều vua, đến chức Nhập nội Hành khiển. Đi sứ nhà Nguyên (năm 1354, ông đã bác bỏ thắng lợi chuyện cột đồng Mã Viện). Ông còn là nhà thơ yêu nước với tác phẩm Hiệp Thạch tập đậm đà tính dân tộc.

160- Hồ Tùng Mậu (1896-1951): Quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tên chính là Hồ Bá Cự, tham gia cách mạng từ sớm, hoạt động ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Ông viết báo Thanh niên. Năm 1926, ông vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, khởi nghĩa Quảng Châu, bị bắt ba lần, tham gia hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Năm 1931, ông bị bắt giải về nước giam ở Tây Nguyên. Ông vượt trại về hoạt động ở miền Trung. Ông đã giữ các chức vụ Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II. Ông hy sinh trên đường đi công tác ở Thanh Hóa.

161- Giang Văn Minh (1582-1639): Là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông từng đỗ Đình nguyên Thám hoa. Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ, vì "Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua), ông đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi. Ông được truy tặng Tả thị lang Bộ binh, tước Vinh quận công.

162- Đào Cam Mộc (?-1015): Quê xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, danh nhân sống vào cuối thời nhà Tiền Lê, đầu nhà Lý. Ông là người thông minh, có sức khỏe hơn người lại có chí lớn. Làm quan Chi hậu nhà Tiền Lê. Khi vua Lê Ngọa Triều mất, ông và thiền sư Vạn Hạnh cùng với các quan Trần Cảo, Đào Thạc Phụ suy tôn và nhất tề đưa quan Thân vệ Lý Công Uẩn lên ngôi báu, lập ra nhà Lý. Ông không chỉ có công đầu đưa Lý Công Uẩn lên làm vua mà còn là người chỉ đạo cuộc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Ông được vua Lý Thái Tổ gả con gái đầu là công chúa An Quốc và phong tước Nghĩa Tín Hầu. Ông mất tại Cổ Loa, được vua Lý truy tặng chức Thái sư Á vương.

163- Nam Cao (1914-1951): Tên thật là Trần Hữu Tri, người làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, là nhà văn hiện thực Việt Nam. Ông làm văn, viết báo từ năm 1936, tham gia Văn hóa cứu quốc và gia nhập Việt Minh từ năm 1941, đi Nam tiến 1946 rồi lên chiến khu Việt Bắc làm báo, hy sinh trên đường vào công tác ở vùng địch hậu khu III. Nam Cao là tác giả nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng: Chí Phèo, Sống mòn, Đôi mắt, Chuyện biên giới…

164- Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370): Tự Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Thông minh từ nhỏ, 15 tuổi đỗ Hoàng giáp cùng khoa với Mạc Đĩnh Chi, làm quan ở Ngự sử đài, An phủ sứ Thanh Hóa, Nghệ An, Tào vận sứ lộ Khoái Châu, có tài tổ chức, kinh tế, giỏi văn, sử. Năm 1341, ông làm kinh sư Đại Doãn, cai quản thành Thăng Long, cùng Trương Hán Siêu chọn bộ Luật hình và Hoàng triều đại điển, tác giả tập thơ Giới Hiên. Về già được phong là Thân Quốc công.

165- Hoàng Ngân (1921-1949): Tên thật là Phạm Thị Vân, quê gốc tại thôn Vũ Lao Thượng (Tân Thành ngày nay), xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, sinh tại Hải Phòng, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm mới 17 tuổi, làm liên lạc cho Xứ ủy Bắc Kỳ, cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng, Ban thường vụ Hội Phụ nữ Bắc Kỳ. Bị thực dân bắt kết án 12 năm tù, giam ở Hỏa Lò, Nhật đảo chính Pháp, bà được giải thoát, nhận nhiệm vụ Bí thư Phụ nữ cứu quốc Hà Nội, tổ chức đội nữ du kích Minh Khai tham gia Tổng khởi nghĩa. Kháng chiến chống Pháp, bà làm Bí thư Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng biên tập đầu tiên của báo Phụ nữ Việt Nam. Do bị địch tra tấn dã man nên sức khỏe yếu, bà mất tại Việt Bắc, được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương