Nguyễn Thị Huynh Cao học Môi trường K16


Quản lý nhà nước đối với hoá chất BVTV



tải về 0.88 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.88 Mb.
#1946
1   2   3   4   5   6   7

1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoá chất BVTV

  1. Các văn bản pháp luật đối với thuốc BVTV

Giai đoạn từ 1957-1985, thời kỳ kinh tế bao cấp thuốc BVTV được Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm giao cho Công ty vật tư nông nghiệp độc quyền trong việc nhập khẩu và phân phối. Từ năm 1985-1990 Nhà nước giao cho Cục BVTV lên kế hoạch nhập thuốc BVTV và trực tiếp phân phối cho các địa phương qua mạng lưới vật tư nông nghiệp, sau đó phân phối cho các hợp tác xã nông nghiệp.

Năm 1991, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quy định về việc đăng ký sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam.

Năm 1993 nhà nước ban hành pháp lệnh “Bảo vệ và kiểm dịch động thực vật”, chính phủ ban hành nghị định số 92/CP “Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ kiểm dịch thực vật” kèm theo Điều lệ về quản lý thuốc BVTV.

Đến nay, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã bước vào giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập Quốc tế, thì việc quy định nghiêm ngặt về sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp càng phải được chú ý. Thực tế nông sản hay thuỷ sản của ta xuất khẩu ra nước ngoài đã có nhiều trường hợp bị trả lại do có dư lượng hoá chất độc hại cao. Chính vì vậy, trong nỗ lực hội nhập Quốc tế, nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp quy nhằm quản lý và sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả.

Những năm gần đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuốc BVTV đã được xây dựng và hoàn thành trên cơ sở hướng dẫn của FAO, UNEP, WHO; hài hòa các nguyên tắc quản lý thuốc BVTV của các nước Asean; các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý thuốc BVTV hiện nay ở Việt Nam bao gồm:

- Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001;

- Điều lệ Quản lý thuốc BVTV (Ban hành kèm theo nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002) của Chính phủ;

- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV quy định: từ đăng ký, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, ghi nhãn, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV;

- Thông tư số 77/2009/TT-BNTPTNT quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu; Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm dử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các năm;

- Quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18/12/2002 - Ban hành quy định về thủ tục đăng ký sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, bán buôn, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV;

- Quyết định 50/2003/QĐ-BNN ngày 25/3/2003 - Ban hành quy định kiểm dịch chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới, nhằm đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

- Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/4/2006 QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;

- Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ - Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra trên phạm vi toàn quốc;...

Ngoài ra còn có các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng thuốc BVTV về cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, quy trình kiểm tra sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng và các văn bản hướng dẫn của Cục BVTV. Như vậy, đến nay Chính phủ và các Bộ đã có đủ các cơ sở pháp lý để quản lý thuốc BVTV từ khâu sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, kinh doanh đến khâu sử dụng. Những văn bản đó có hiệu lực thi hành, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng có liên quan, nhất là bà con nông dân, những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV.



  1. Quản lý nhập khẩu thuốc BVTV

Các loại thuốc BVTV đang lưu thông trên thị trường sử dụng ở nước ta phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy khâu quản lý nhập khẩu thuốc là vấn đề cực kỳ quan trọng. Trong những năm qua, việc quản lý nhập khẩu thuốc được thực hiện theo hai nhóm: thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng và thuốc BVTV trong danh mục hạn chế sử dụng. Theo Quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18/12/2002 của Bộ NN&PTNT việc nhập khẩu thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng, thì mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đều có thể nhập khẩu thuốc không cần phải có giấy phép. Các loại thuốc BVTV trong danh mục hạn chế sử dụng phải được Bộ NN&PTNT cấp giấy phép nhập khẩu.

Trước năm 1991 mỗi năm nước ta nhập khoảng 7.500-8.000 tấn thành phẩm thuốc BVTV hạn chế sử dụng. Từ 1994, nhà nước chỉ cho phép nhập 3.000 tấn thành phẩm mỗi năm. Đến năm 1997, giảm xuống còn 2.500 tấn, và đến năm 1999 giảm xuống còn 1.000 tấn thành phẩm. Như vậy chủ trương giảm dần các loại thuốc BVTV có độc tính cao, dễ gây hại cho con người và môi trường đã được nhà nước thực hiện. Từ năm 1994-1997, nhà nước chỉ cho phép 22 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu thuốc BVTV hạn chế sử dụng, năm 2004, số đầu mối được nhập chỉ còn 18 doanh nghiệp. Một điều đáng chú ý nữa là tỷ lệ thuốc trừ sâu nhập khẩu đã giảm dần từ 88,3% năm 1991 xuống còn 48,3% năm 1999; ngược lại cũng trong thời gian này số lượng thuốc trừ bệnh và trừ cỏ đã tăng từ 20% lên khoảng 50%. Tình hình biến đổi tương quan tỷ lệ đó đã phù hợp với xu thế quy luật chung của lĩnh vực BVTV [9].

Tình hình thực tế hiện nay còn cho thấy thuốc BVTV nhập lậu, không có giấy phép đối với loại thuốc trong danh mục cấm sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn chưa kiểm soát được, nông dân vẫn mua và sử dụng bừa bãi trên các loại cây trồng khác nhau.

1.1.4. Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường và sức khoẻ con người


  1. Tác động của hoá chất BVTV đến môi trường

Các động của hoá chất BVTV lên môi trường là do những tính chất chủ yếu sau: dễ bay hơi, dễ hoà tan trong nước và dung môi, bền với quá trình biến đổi sinh học.

Hoá chất BVTV cũng được những cây cối và động vật hấp thụ và theo chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập và tích luỹ trong cơ thể người. Đặc biệt, trong chuỗi thức ăn này cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng, hoá chất BVTV lại được tích luỹ với số lượng theo cấp số nhân và được gọi là khuếch đại sinh học.



  • Tác động đến môi trường đất

Sự tồn tại và chuyển vận hoá chất BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất.

Hoá chất BVTV có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt các loại rễ của rau như củ cà rốt và cỏ. Hoá chất BVTV được hấp thu từ đất vào cỏ, súc vật ăn cỏ như trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng hoá chất BVTV trong cỏ vào thịt và sữa.

Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ DDT và các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất liên kết trong môi trường, mà những chất mới thường có độc tính hơn hẳn, xâm nhập vào cây trồng và tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi vào gây hại cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen...

Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống như tác hại của phân bón hoá học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm hoạt tính sinh học trong đất giảm. Ở trong đất, hoá chất BVTV tác động vào khu hệ vi sinh vật đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng giảm, chất hữu cơ không được phân huỷ, đất nghèo dinh dưỡng.



  • Tác động đến môi trường nước

Hoá chất BVTV có thể trực tiếp đi vào nước do phun hoặc xử lý nước bề mặt với hoá chất BVTV để tiêu diệt một số sinh vật truyền bệnh cho người; thải bỏ hoá chất BVTV thừa sau khi phun; nước dùng để cọ rửa thiết bị phun được đổ vào sông, hồ, ao, ngòi; cây trồng được phun ngay ở bờ nước; rò rỉ hoặc đất được xử lý bị xói mòn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25% tổng lượng DDT đã sử dụng được chuyển vào đại dương.



  • Tác động đến môi trường không khí

Ô nhiễm không khí do hoá chất BVTV chủ yếu do phun thuốc. Ngay trong quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể bay rất xa theo gió. Thông thường hoá chất BVTV loại tương đối ít bay hơi như DDT cũng bay hơi trong không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô nhiễm không khí và rất nguy hiểm nếu hít phải hoá chất BVTV trong không khí. Tuy vậy, hoá chất BVTV cũng có thể bám dính theo các hạt bụi và xâm nhập cơ thể con người qua hít thở hoặc bám lên rau quả xâm nhập cơ thể người qua ăn uống.

  1. Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người

Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của thuốc BVTV phụ thuộc vào độ độc hại của thuốc, tính mẫn cảm của từng người, thời gian tiếp xúc và con đường xâm nhập vào cơ thể. Có 3 con đường xâm nhập vào cơ thể người:

    • Đường hô hấp: khi hít thở thuốc dưới dạng khí, hơi hay bụi.

    • Hấp thụ qua da: khi thuốc dính vào da.

    • Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn nhiễm thuốc hoặc sử dụng những dụng cụ ăn nhiễm thuốc.

Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ ngộ độc và tử vong vì thuốc BVTV cao hơn do những nguyên nhân sau:

    • Các tiêu chuẩn an toàn lao động không đủ nghiêm ngặt.

    • Thuốc BVTV không được dán nhãn mác đầy đủ trong khi số dân mù chữ còn nhiều và nói chung người dân thiếu hiểu biết về nguy hiểm thuốc BVTV.

    • Thiếu thốn các điều kiện vệ sinh và phòng hộ cá nhân [11].

Các thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh ung thư, tổn thương bộ máy di truyền, gây sự vô sinh ở nam và nữ, giảm khả năng đề kháng của cơ thể, mắc các bệnh về thần kinh như giảm trí nhớ, bệnh tâm thần, ...

Bảng 1.3. Nguyên nhân nhiễm độc thuốc BVTV

STT

Nguyên nhân

Số mắc (người)

Tỉ lệ (%)

1

Dùng nhầm

2

1,00

2

Cố ý tự tử

24

12,06

3

Bị khi phun thuốc

173

86,93

4

Ngộ độc qua thực phẩm

0

-

5

Bị đầu độc

0

-

6

Bị tai nạn

0

-




Tống số

199

100

(Nguồn: Vụ Y tế Dự phòng - Bộ Y tế (2000)[10])

Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với trẻ em đang gây ra những lo ngại ngày càng tăng. Trẻ em có thể bị nhiễm BVTV vào cơ thể qua ăn uống, qua tiếp xúc với môi trường xung quanh, kể cả môi trường ở ngay trong gia đình mình. Hoạt động sinh lý của cơ thể trẻ em khác với người lớn: tốc độ trao đổi chất cao hơn, khả năng khử độc và loại thải chất độc thấp hơn người lớn. Ngoài ra, do trọng lượng cơ thể thấp nên mức dư lượng thuốc BVTV trên một đơn vị thể trọng ở trẻ em cũng cao hơn so với người lớn. Trẻ em nhạy cảm thuốc trừ sâu cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt thuốc trừ sâu làm cho trẻ em thiếu oxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.

Ngoài các vấn đề sức khỏe con người, hàng năm thuốc BVTV còn gây ra hàng chục ngàn vụ ngộ độc ở gia súc, thú nuôi. Các sản phẩm thịt, trứng, sữa, ... cũng có thể nhiễm thuốc BVTV và gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn.

Như vậy, do người dân vì hiểu biết còn hạn chế nên chưa chấp hành những quy định về an toàn đối với môi trường và sức khỏe của chính mình cộng với kỹ thuật và phương tiện bảo hộ còn thiếu nên đã xảy ra những trường hợp nhiễm độc do nhiều nguyên nhân mà yếu là nhiễm độc do tiếp xúc trực tiếp trong quá trình phun thuốc đang ngày càng đe dọa sức khỏe cộng đồng ở mỗi quốc gia và trên thế giới.



1.1.5. Độc tính của một số hoá chất hoá chất BVTV điển hình

  1. DDT

  • Đặc điểm

Thuốc trừ sâu DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hoá chất Dichlo - Dibenzen - Trichlothan, được phát minh năm 1872. DDT có tính năng trừ sâu rất tốt, dùng để diệt các loài sâu phá hoại lương thực, cây ăn quả, rau xanh và các loài côn trùng gây bệnh. DDT còn được biết đến với các tên thương mại Anfex, Arkotin, Dicofol, Genitox, Ixodex, Neoxid, Pentachlorin, Peprothion, 7~erdane... DDT ở dạng bột trắng hay xám nhạt, không tan trong nước, rất tan trong cychlorhexanon, tan ít hơn trong xylen và aceton, ít tan trong dầu hoả.

Tính chất của DDT khá ổn định, có hiệu quả lâu dài, hơn nữa DDT không dễ hoà tan trong nước (sau khi phun thuốc không bị nước mưa rửa sạch) cho nên về kinh tế, nó đã thể hiện tính ưu việt so với các loài thuốc trừ sâu khác. Bắt đầu từ năm 1943 thuốc trừ sâu DDT đã được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn trên toàn thế giới.



  • Độc tính với con người

Liều gây độc đối với người là 30 gam. DDT có tác dụng tích luỹ. Tuy nhiên khoảng cách an toàn giữa nồng độ diệt được côn trùng và liều gây độc cho người khá lớn.

    • Độc tính cấp

Theo phân loại của Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), DDT có độc tính trung bình. Đường xâm nhập chủ yếu của DDT là qua hô hấp, tiêu hoá và qua da, hiếm gặp nhiễm độc gây tử vong ở người. Liều nhỏ DDT gây rối loạn tiêu hoá (nôn, tiêu chảy) kèm theo nhức đầu, suy nhược, lo lắng, mất trí nhớ. Các biểu hiện thần kinh chủ yếu ở các chi: giảm cảm giác sờ mó, vô cảm ngoài da, chuột rút, dị cảm, giật cơ. Ở liều cao hơn, có thể gây co giật liên tục và tử vong.

    • Độc tính mãn

DDT có thể gây ung thư. Trong các thực nghiệm trên động vật, DDT và chất chuyển hoá của nó đã được chứng minh gây khối u ở phổi và gan động vật thí nghiệm. DDT làm giảm số lượng tinh trùng, hạ thấp tỷ lệ sinh sản ở người và động vật, còn gây đẻ non, sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Tác hại do phơi nhiễm lâu dài với DDT là tổn thương gan, thoái hoá hệ thần kinh trung ương, viêm da, suy nhược...Tác hại của DDT đặc biệt nghiêm trọng với những người tiếp xúc thường xuyên (ví dụ như công nhân sản xuất trực tiếp).

Thực tế ở các tồn lưu (ví dụ như khu vực Núi Căng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã ghi nhận nhiều trường hợp những người dân trực tiếp tham gia đục phá các thùng chứa, đào đất nhiễm về vãi ruộng bị mắc các chứng rối loạn da (nứt nẻ, chảy nước vàng), ung thư gan, mất trí nhớ [15].


  • Lan truyền và ảnh hưởng đến môi trường

Với đặc tính khó phân giải trong môi trường, DDT có thể tồn lưu trong đất hàng chục năm. Từ ô nhiễm đất tất yếu sẽ dẫn tới ô nhiễm hồ ao, sông ngòi do lan truyền qua nước mưa.

DDT tồn tại trong môi trường, qua sinh vật tích luỹ và thông qua các chuỗi thức ăn, có thể được phóng đại và khuếch tán có tính nguy hại rất lớn đối với con người và các loài sinh vật khác. DDT phá hoại sự hấp thụ và đào thải bình thường đối với chất Canxi, khiến cho vỏ trứng mỏng hơn, dễ vỡ và làm cho trứng không nở thành chim non.

DDT phá hoại môi trường và sinh thái ở mức độ rất lớn. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, rất nhiều nước đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT.

b. HCH và Lindan

Tên chung: BHC (Benzene hexachloride)

- HCH (Hexachlorcychlorhexane).

- Lindan: tên chung của 99% đồng phân gamma HCH.

Tên thương mại:

- HCH: Benzex, Denzex, Dolmox

Hexafur, Hexyclan, Kotol, Submar.v.v...

- Lindan: Exaggama, Forlin, Gammex, Inexit,

Isotox Lindanrgam, Lindanlo, Bovigam, ...

HCH - 666 là bột trắng mùi sốc, không tan trong nước, dễ tan trong cồn, benzen aceton, xylen, dầu hoả... Sản phẩm thương nghiệp là hỗn hợp 5 đồng phân, trong đó đồng phân gamma, hay lindan, còn gọi là gammexan, không vị, không mùi.



  • Độc tính cấp

Theo cấp phân loại của WHO HCH và Lindan có độc tính vừa (II).

Đường hấp thu chủ yếu của lindan và các đồng phân khác của HCH là đường hô hấp, tiêu hoá và qua da. Tác động chủ yếu do phơi nhiễm với lindan là kích thích hệ thần kinh gây co giật. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc lindan và HCH từ nhẹ đến vừa là: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn, suy yếu, dễ kích thích, lo âu và dễ cáu giận. ở thể nhiễm độc nặng hơn có thể gây giật cơ, có giật, khó thở. Tiếp xúc với da có thể thấy phát ban.



  • Độc tính mãn

- Gây ung thư.

- Gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản.

- Tác hại khác gồm hại đến thận, tuỵ, phá huỷ niêm mạc mũi, suy nhược, cao huyết áp, co giật, thiếu máu. Lindan còn gây giảm sản hay bất sản tuỷ xương, gan nhiễm mỡ, thoái hoá cơ tim, hoại tử mạch máu ở thận, phổi, não.


  • Ảnh hưởng môi trường

Có tính tồn lưu và phát tán mạnh, dư lượng HCH và lindan có thể ghi nhận ở khắp thế giới, cả ở những khu vực xa nơi sử dụng như ở Nam Cực và Bắc cực. Lindan và các sản phẩm phân giải cũng đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước bề mặt.

c. Aldrin

Tên thường: Aldrin; Aldrine; HHDN; Phức hợp 118; Octalene; OMS 194. Tên hóa học: Hexachloro-hexahydro-endo-exo-dimethanonaphthalene; 1,2,3,4,10,10-hexachloro-1,4,4a,5,8,8a-hexahydro-1,4: 5,8- dimethanonapthalene 1.4. Số ký hiệu trong danh mục hoá chất trong các CSDL trong và ngoài nước (CAS - Chemical Abstracts Service number).

Ký hiệu CAS : 309-00-2. Các ký hiệu khác: NIOSH RTECS: IO2100000 EPA chất thải rắn: P004 OHM/TADS: 7215090 DOT/UN/NA/IMCO: IMO6.1NA2762 HSDB (1992): 199 NCI: C00044 1.5.

Tên hãng/tên thương mại: Aldrex; Altox; Drinox; Octalene; Toxadrin 1.6. Nhà sản xuất, nhập khẩu 1948-1974: J Hyman & Co., Denver, CO, USA 1954-1990: Shell Chemical Corporation, Pernis, The Netherlands

Aldrin tinh khiết có dạng tinh thể rắn màu trắng. Thang màu kỹ thuật của aldrin là màu nâu.

            Aldrin có mùi nhẹ, rất dễ tan trong các dung môi hữu cơ (aromatics, esters, ketones, paraffins, halogenated dung môi).



  • Độc tính cấp tính

Đường tiêu hóa

           Các báo cáo mô tả các triệu chứng khởi phát trong vòng 15 phút sau khi đưa vào qua đường miệng (Garrettson & Curley, 1969; Spiotta, 1951; Black, 1974). Đáp ứng quá mức của hệ thần kinh trung ương là triệu chứng thường gặp gây ra do aldrin. Các triệu chứng có thể có như đau đầu, hoa mắt, kích thích, buồn nôn và nôn, lo lắng, giật cơ, và chuyển nhanh sang co giật [Jager, 1970].  Co giật có thể kéo dài và dấu hiệu của kích thích có thể kéo dài vài ngày [Spiotta, 1951; Black, 1974]. Sau nhiễm độc aldrin cấp thường có rối loạn chức năng thận. Nó làm tăng nồng độ ure trong máu, có hồng cầu và albumin niệu.



Đường hô hấp

           Đường này thường xảy ra khi công nhân đang sản xuất hay đang phun thuốc trừ sâu. Dù sao, không có trường hợp nhiễm độc cấp nào xảy ra với đường tiếp xúc này. Đa số các ca bệnh đều là bán cấp và không có triệu chứng nhiễm độc, triệu chứng lâm sàng đầu tiên thường là cơn động kinh co giật.



Đường qua da

            Đường tiếp xúc này rất khó phân biệt với đường hô hấp, và có lẽ cả hai cùng tác động (ATSDR, 1993). Giống như phơi nhiễm qua đường hô hấp, hấp thụ qua da thường xảy ra đầu tiên với các công nhân. Nếu phơi nhiễm cấp nặng, triệu chứng tiến triển giống như với nhiễm qua đường miệng. Dù sao, rất nhiều trường hợp nhiễm độc bán cấp không có triệu chứng và triệu chứng đầu tiên là cơn co giật động kinh.



  • Nhiễm độc mãn tính

Đường tiêu hóa

            Không có ảnh hưởng về thần kinh học, huyết học và gan trên người nồng độ dưới 0.003 mg/kg/day [Hunter & Robinson, 1967].



Đường hô hấp

            Co giật có thể xuất hiện đột ngột không có triệu chứng báo trước có thể do sự tích lũy aldrin (và chất chuyển hóa của nó là dieldrin) sau nhiều ngày [Jager, 1970]. Thiếu máu và chậm phục hồi vết thương có thể xảy ra sau thời gian dài tiếp xúc [Muirhead và CS, 1959; Pick và CS, 1965; de Jong, 1991].



1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.541,5 km2 (tài liệu của Nhà xuất bản Bản đồ ghi là 3.541,1km2), chiếm 1,08% diện tích và dân số là 1.155.500 người (2007), chiếm 1,335% dân số cả nước [17]. Thái Nguyên giáp tỉnh Bắc Kạn về phía Bắc, Lạng Sơn về phía Đông Bắc, và Bắc Giang về phía Đông, Đông Nam, Thành phố Hà Nội về phía Nam và các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang về phía Tây (Hình 1.1). Về mặt hành chính, Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã . Các huyện, thành phố, thị xã được chia thành 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi cao, còn lại là các xã trung du, đồng bằng (Bảng 5).



Bảng 1.4. Số đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố, thị xã trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên (tính đến 31/12/2007)

Đơn vị hành chính

Tổng số

Chia ra



Thị trấn

Phường

Tổng số

180

144

13

223

Thành phố Thái Nguyên

26

8




18

Thị xã Sông Công

9

4




5

Huyện Định Hoá

24

23

1




Huyện Võ Nhai

15

14

1




Huyện Phú Lương

16

14

2




Huyện Đồng Hỷ

20

17

3




Huyện Đại Từ

31

29

2




Huyện Phú Bình

21

20

1




Huyện Phổ Yên

18

15

3




Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương