Nguyễn Thị Huynh Cao học Môi trường K16


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 0.88 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.88 Mb.
#1946
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đất tại 3 khu vực (thuộc địa bàn 02 huyện và 01 thành phố) có kho chứa hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Nước ngầm tại các khu vực lân cận kho chứa.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa phương nhằm xác định các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Lấy mẫu đất và nước, phân tích các chỉ tiêu hóa chất BVTV gốc clo (Aldrin, DDT, DDE, Lindan), khoanh vùng, đánh giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện;

- Đề xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hoá chất BVTV tại khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.



2.3. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất và nước của một số khu vực kho chứa hóa chất BVTV thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Định Hóa.



2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu

- Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau.

- Hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm khu vực nghiên cứu.

- Phân tích, đánh giá các số liệu sẵn có: Với những số liệu về ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV, việc phân tích, đánh giá kèm theo so sánh với tiêu chuẩn môi trường tương ứng. Từ đó khoanh vùng, đánh giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và người dân

Phương pháp này được bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch dựa trên lý thuyết và thông tin đã có, tiếp đó là sửa chữa kế hoạch dựa trên tiếp thu góp ý của các chuyên gia. Sau đó xuống địa phương khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân, phân tích kết quả và bổ sung các thông tin cần thiết. Cuối cùng thảo luận với người dân, kiểm tra và tổng hợp thông tin.

Nội dung phỏng vấn liên quan đến: đặc điểm kho chứa hóa chất BVTV trước đây, vấn đề sử dụng hoá chất BVTV, hiện trạng sử dụng đất khu vực tồn lưu hoá chất BVTV, chất lượng nước và không khí khu vực nghiên cứu, nhận thức của người dân về mức độ nghiêm trọng tồn lưu hoá chất BVTV, tình hình sức khoẻ của người dân khu vực nghiên cứu, biện phát phòng tránh của người dân khi phát hiện tồn lưu hoá chất BVTV....

Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn bán chính thức. Các đối tượng được phỏng vấn là một cách ngẫu nhiên (đối với người dân trong khu vực nghiên cứu) và có chuẩn bị trước (đối với cán bộ thôn, xã, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố). Quá trình phỏng vấn diễn ra bằng cách đặt câu hỏi thông qua các buổi trò chuyện với người dân, các câu hỏi không đưa trước cho các đối tượng phỏng vấn. Tuỳ thuộc vào mức độ cởi mở để đặt ra nhiều câu hỏi hơn.



2.4.3. Phương pháp quan trắc, khảo sát thực địa, lấy mẫu đất và nước

* Phương pháp quan trắc: Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm định rõ vị trí và mức độ ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật theo từng loại. Trong phương pháp này một mạng lưới quan trắc sẽ được xây dựng để thực hiện thu thập các mẫu đất tại các khu vực nghi vấn và đánh giá mức độ phân tán của hóa chất BVTV. Quá trình thực hiện quan trắc sự hỗ trợ của cơ sở dữ liệu bản đồ và thiết bị định vị vệ tinh là rất cần thiết.

* Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập từ đó xử lý tốt hơn trong bước tổng hợp và phân tích. Từ khảo sát thực tế đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm của toàn vùng và những ảnh hưởng môi trường khác nhau.



* Phương pháp lấy mẫu đất, nước

Tiến hành lấy mẫu đất, nước để phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường bằng các phương pháp hiện đại có độ tin cậy cao. Các mẫu được lấy vào 2 đợt.



  • Đợt 1: Ngày lấy mẫu: 28 ÷ 30/9/2009; Ngày phân tích: 10/10/2009 ÷ 14/11/2009

  • Đợt 2: Ngày lấy mẫu: 02/12/2009; Ngày phân tích: 15/12/2009 ÷ 18/12/2009

Mẫu đất lấy ở các tầng đất 0,3m; 0,5m và 1m.

Mẫu nước được lấy tại nguồn nước sinh hoạt (nước giếng) của các hộ dân khu vực nghiên cứu.

Tất cả các mẫu nước được xử lý theo đúng quy cách và tiêu chuẩn để phân tích hoá chất BVTV của Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US EPA) [36].

Bản đồ khu vực lấy mẫu được thể hiện ở hình 2.




Khu vực lấy mẫu (đất và nước) và ký hiệu mẫu trong 2 đợt lấy mẫu

Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu

TT

Kí hiệu mẫu


Vị trí lấy mẫu

Ghi chú

I

Khu vực 1: Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (Hiện nay thuộc đất nhà ông Phạm Văn Tứ). Địa chỉ: xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên




ĐỢT 1









MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m)


Lỗ khoan 01, tầng 0,5m


- Đất vườn trồng vải

- Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 3 m





MĐ-HCBVTV(1)-6 (1m)


Lỗ khoan 01, tầng 01 m

- Đất vườn trồng vải

- Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 3 m





MĐ-HCBVTV(1)-7 (0,5m)


Lỗ khoan 02, tầng 0,5 m

Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 3,5 m



MĐ-HCBVTV(1)-8 (1m)


Lỗ khoan 02, tầng 01 m

Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 3,5 m



MĐ-HCBVTV(1)-9 (0,5m)


Lỗ khoan 03, tầng 0,5 m

Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 4 m



MĐ-HCBVTV(1)-10 (1m)


Lỗ khoan 03, tầng 01 m

Cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 4 m



NN-HCBVTV(1)-3

- Nước giếng khoan nhà ông Phạm Văn Tứ, xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ

- Toạ độ: 21040178’’ N; 105050703’’E









ĐỢT 2









MĐ-HCBVTV(2) – 22 (0,5m)

- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m.

- Toạ độ: 21040174’’ N; 105050714’’E



Đất trên nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ



MĐ-HCBVTV(2) – 23 (1m)

- Lỗ khoan 01, tầng 1,0m

- Toạ độ: 21040174’’ N; 105050714’’E



Đất trên nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ.



MĐ-HCBVTV(2) – 26 (0,5m)

- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m

- Toạ độ: 21040174’’ N; 105050717’’E



Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 10m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) – 27 (1m)

- Lỗ khoan 02, tầng 1,0m

- Toạ độ: 21040174’’ N; 105050717’’E



Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 10m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) – 29 (0,5m)

- Lỗ khoan 03, tầng 0,5m

- Toạ độ: 21040173’’ N; 105050715’’E



Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) – 30 (1m)

- Lỗ khoan 03, tầng 1,0m

- Toạ độ: 21040173’’ N; 105050715’’E



Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) – 32 (0,5m)

- Lỗ khoan 04, tầng 0,5m

- Toạ độ: 21040181’’ N; 105050723’’E



Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 10m, trên đỉnh dốc



MĐ-HCBVTV(2) – 33 (1m)

- Lỗ khoan 04, tầng 1m

- Toạ độ: 21040181’’ N; 105050723’’E



Vị trí lấy mẫu cách nền kho Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khoảng 10m, trên đỉnh dốc



NN-HCBVTV(2) - 3

- Nước giếng khoan nhà ông Phạm Văn Tứ, xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ

- Toạ độ: 21040178’’ N; 105050703’’E




Giếng sâu 28m


II

Khu vực 2: Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ. Địa chỉ: xã Phúc trìu, TP Thái Nguyên




ĐỢT 1









MĐ-HCBVTV(1)-11 (0,3m)


Lỗ khoan 01, tầng 0,3m






MĐ-HCBVTV(1)-12 (1m)


Lỗ khoan 01, tầng 1m






MĐ-HCBVTV(1)-13 (0,3m)


Lỗ khoan 02, tầng 0,3m






MĐ-HCBVTV(1)-14 (1m)


Lỗ khoan 02, tầng 01m






MĐ-HCBVTV(1)-15 (0,3m)



Lỗ khoan 03, tầng 0,3m






MĐ-HCBVTV(1)-16 (1m)


Lỗ khoan 03, tầng 01m







ĐỢT 2









MĐ-HCBVTV(2) - 37 (0,5m)

- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m

- Toạ độ: 21033057’’ N; 105047044’’E



Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 5m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) - 38 (1m)

- Lỗ khoan 01, tầng 1m

- Toạ độ: 21033057’’ N; 105047044’’E



Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 5m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) - 41 (0,5m)

- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m

- Toạ độ: 21033057’’ N; 105047040’’E



Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) - 42 (1m)

- Lỗ khoan 02, tầng 1m

- Toạ độ: 21033057’’ N; 105047040’’E



Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 20m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) - 45 (0,5m)

- Lỗ khoan 03, tầng 0,5m

- Toạ độ: 21033068’’ N; 105047044’’E



Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 30m, xuôi theo chiều dốc



MĐ-HCBVTV(2) - 46 (1m)

- Lỗ khoan 03, tầng 1m

- Toạ độ: 21033068’’ N; 105047044’’E



Vị trí lấy mẫu cách hố chôn khoảng 30m, xuôi theo chiều dốc

III

Khu vực 3: Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ (Hiện nay thuộc đất nhà bà Nguyễn Thị Hợp). Địa chỉ: xóm Á 1, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên




ĐỢT 1









MĐ-HCBVTV(1)-28(0,3m)


- Lỗ khoan 01, tầng 0,3m.

- Toạ độ: 2105422,1N, 105038’’48,6’’E.








NN-HCBVTV(1)-8

- Giếng bà Nguyễn Thị Hợp

- Toạ độ: 2105421’’ N; 105038491’’E,



Giếng đào, sâu 10m





ĐỢT 2









MĐ-HCBVTV(2) - 49 (0,5m)

- Lỗ khoan 01, tầng 0,5m.

- Toạ độ: 21054218’’ N; 105038492’’E



Vị trí lấy mẫu cách nền móng nhà mới 3m, phía sau nhà



MĐ-HCBVTV(2) - 51 (0,5m)

- Lỗ khoan 02, tầng 0,5m.

- Toạ độ: 21054218’’ N; 105038491’’E



- Đất vườn

- Vị trí lấy mẫu cách nền móng nhà mới 1m, phía sau nhà





MĐ-HCBVTV(2) - 53 (0,5m)

- Lỗ khoan 03, tầng 1,0m.

- Toạ độ: 21054213’’ N; 105038493’’E



- Đất san nền kho cũ của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá.

- Đất có mùi HCBVTV





NN-HCBVTV(2) - 6

- Nước giếng đào

- Toạ độ: 21054210’’ N; 105038491’’E



Giếng đào, sâu 10m


2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

* Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Dựa trên các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, lựa chọn và phân tích dữ liệu có liên quan.

* Phân tích dư lượng hoá chất BVTV trong các mẫu đất bằng các phương pháp US EPA 8081A và trong các mẫu nước bằng phương pháp sắc ký khí chiết lỏng lỏng (TCVN 7876:2008) tại Phòng phân tích độc chất môi trường, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (Phương pháp phân tích tại phụ lục).

* Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm Word, Exel 2007.



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hiện trạng một số khu vực kho chứa hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm hiện trạng Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

Địa chỉ: xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Kho hóa chất BVTV tại xóm Na Long, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu hoạt động từ năm 1980 và đóng cửa năm 1992 với diện tích sử dụng khoảng 10m2 được xây dựng cao hơn khu vực xung quanh 1m. Các loại hóa chất BVTV trong kho thời điểm đó chủ yếu là Lindan, DDT, 2,4D...

Khu vực này hiện nay thuộc quyền sử dụng của ông Phạm Văn Tứ. Kho đã bị phá dỡ, chỉ còn phần nền móng. Sau khi toàn bộ kho bị phá, các thùng phi chứa hóa chất BVTV được chôn cách nền kho cũ khoảng 3m và hiện nay được gia đình nhà ông Tứ trồng vải. Trong quá trình khoan lấy mẫu cho thấy, ở tầng đất 0,3 m phát hiện có nhiều cục bột màu trắng, mùi thuốc hóa chất BVTV nồng nặc.

Đợt 1, đoàn tiến hành lấy 6 mẫu ở 3 vị trí tại 3 góc của gốc cây vải (nơi chôn thùng phi chứa hóa chất BVTV trước đây) ở các độ sâu 0,5m và 1m và 1 mẫu nước giếng nhà ông Tứ (Cách nền kho cũ khoảng 10m, cách khu chôn huỷ HCBVTV khoảng 13m. Vị trí của giếng thấp hơn so với nền kho và hố chôn).

Đợt 2, đoàn tiến hành lấy lấy 8 mẫu tại 4 vị trí ở các độ sâu 0,5m và 1m, 2 mẫu tại vị trí nền kho cũ, 4 mẫu tại vị trí cách nền kho cũ 10m và 20m xuôi theo chiều dốc, 1 mẫu cách vị trí nền kho cũ 10m trên đỉnh dốc và 01 mẫu nước giếng như đã lấy trong đợt 1.



3.1.2. Đặc điểm hiện trạng Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ

Địa chỉ: xã Phúc trìu, TP Thái Nguyên

Kho hóa chất BVTV tại xã Phúc Trìu bắt đầu hoạt động từ năm 1977 và đóng cửa năm 1992. Khi còn hoạt động khu vực kho có tổng diện tích khoảng 2.000m2 với 4 gian nhà chứa hoá chất BVTV. Vào thời điểm đó kho chứa các loại hoá chất BVTV như Basuzin, DDT, 2,4D, Lin đan…Trong suốt quá trình hoạt động công việc bảo quản kho được thực hiện một cách sơ xài, việc xử lý hoá chất hết hạn không đúng cách (đem chôn lấp ngay tại nền nhà kho) và không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Tổng diện tích khu vực ô nhiễm vào khoảng 150m2. Các khu vực ô nhiễm chủ yếu bao gồm: Nền kho cũ có chôn hóa chất BVTV (diện tích khoảng 50m2, khu vực xung quanh diện tích 100m2). Mức độ ô nhiễm không giống nhau ở từng khu vực riêng biệt mà tập trung vào một số khu vực nhất định. Loại hóa chất BVTV phổ biến được tìm thấy là Lindan và DDT cùng các sản phẩm phân huỷ.

Hậu quả của phơi nhiễm hoá chất BVTV gốc clo (DDT, Lindan…) đã được ghi nhận trên một số trường hợp ở người và động vật tại khu vực này. Bên cạnh đó, sự tồn tại của các điểm ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế xã hội gây bức xức trong dư luận nhiều năm nay.

Đợt 1, đoàn tiến hành lấy 6 mẫu ở 3 vị trí trên nền kho cũ.

Đợt 2, đoàn tiến hành lấy lấy 6 mẫu tại 3 vị trí ở các độ sâu 0,3m và 1m cách nền kho cũ 5m và 20m xuôi theo chiều dốc.

3.1.3. Đặc điểm hiện trạng Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ

Địa chỉ: Khu A1, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Theo lời kể của ông Vượng (chủ khu đất hiện nay), kho có từ những năm 1984, 1985 đến năm 1990 thì bị dỡ bỏ. Nhà ông Vượng chuyển đến đây ở sau khi kho đã bị phá, kho hiện nay là nền nhà, nhà đổ gạch 03 gian. Trong quá trình đào móng làm nhà, ông Vượng phát hiện các bao đựng thuốc 666 vỡ, bục và đã san, gạt đi khoảng 0,4m ra phía đầu nhà ở hiện nay. Vào những ngày ẩm ướt, trong nền gạch nhà ông Vượng hiện nay có những vị trí bị ẩm ướt.

Đợt 1, đoàn tiến hành lấy 1 mẫu đất sát móng nhà ông Vượng hiện nay và 1 mẫu nước giếng đào cách khu vực nền kho cũ khoảng 5m.

Đợt 2, đoàn tiến hành lấy lấy 3 mẫu tại 3 vị trí ở độ sâu 0,5m và 1m và 01 mẫu nước giếng đã lấy trong đợt 1.



3.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại một số kho chứa hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

Bảng 3.1. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại

Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (mg/kg đất)

STT

Chỉ tiêu phân tích

Kí hiệu mẫu

Aldrin

DDT

DDE

Lindan

Đợt lấy mẫu

1

MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m)

-

12,881

-

1,64

Đợt 1:

28 ÷ 30/9/2009



2

MĐ-HCBVTV(1)-6 (1m)

-

3,261

-

1,135

3

MĐ-HCBVTV(1)-7 (0,5m)

-

10,322

-

1,683

4

MĐ-HCBVTV(1)-8 (1m)

-

3,785

-

0,128

5

MĐ-HCBVTV(1)-9 (0,5m)

-

0,502

-

0,287

6

MĐ-HCBVTV(1)-10 (1m)

-

18,576

-

0,215

7

MĐ-HCBVTV(2)-22 (0,5m)

-

6,453

0,975

1,451

Đợt 2:

02/12/2009



8

MĐ-HCBVTV(2)-23 (1m)

-

5,543

0,015

0,937

9

MĐ-HCBVTV(2)-26 (0,5m)

-

7,530

0,042

1,478

10

MĐ-HCBVTV(2)-27 (1m)

-

4,643

-

0,056

11

MĐ-HCBVTV(2)-29 (0,5m)

-

1,430

-

0,044

12

MĐ-HCBVTV(2)-30 (1m)

-

1,098

-

0,017

13

MĐ-HCBVTV(2)-32 (0,5m)

-

0,561

-

-

14

MĐ-HCBVTV(2)-33 (1m)

-

0,023

-

-




Quy chuẩn 15:2008/BTNMT

0,01

0,01




0,01




Chú thích:

- “-”: Không phát hiện;

- Quy chuẩn 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

Nhận xét:


  • Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009



Hình 3.1. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 1

Kết quả phân tích đợt 1 của 6 mẫu (độ sâu 0,5m và 1m) tại 3 vị trí của 3 góc của gốc cây vải (nơi chôn thùng phi chứa hóa chất BVTV trước đây) cho thấy tất cả các mẫu đều có hàm lượng hoạt chất DDT vượt ngưỡng quy chuẩn 15:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất) nhiều lần. Điển hình là các mẫu MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m) vượt 1.288,1 lần; MĐ-HCBVTV(1)-7 (0,5m) vượt 1.032,2 lần; MĐ-HCBVTV(1)-10 (1m) vượt 1.857,6 lần so với quy chuẩn. Như vậy, dư lượng DDT tại hố chôn thùng phi hoá chất BVTV sau khi dỡ bỏ kho của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ là rất lớn, có sự phân bố không đều ở các tầng 0,5m và 1m.

Nhóm hoạt chất ô nhiễm điển hình thứ hai là Lindan, các mẫu phát hiện hoạt chất Lindan đều vượt ngưỡng quy chuẩn nhiều lần. Điển hình là các mẫu MĐ-HCBVTV(1)-7 (0,5m) vượt 168,3 lần; MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m) vượt 164 lần; MĐ-HCBVTV(1)-6 (1m) vượt 164 lần… so với quy chuẩn.

Kết quả phân tích nhóm hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại vị trí hố chôn các thùng phi sau khi dỡ bỏ kho của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ có hoạt chất DDT và Lindan vượt ngưỡng quy chuẩn 15:2008/BTNMT rất nhiều lần như vậy có sự tích luỹ một lượng lớn các hoạt chất nhóm này; hoạt chất Aldrin và DDE không phát hiện có sự xuất hiện.



  • Đợt 2: 02/12/2009


Hình 3.2. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 2

Kết quả phân tích đợt 2 của 2 mẫu (MĐ-HCBVTV(2) – 22 (0,5m); MĐ-HCBVTV(2) – 23 (1m)) tại vị trí nền kho cũ của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ không phát hiện có sự xuất hiện của hoạt chất Aldrin. Tuy nhiên, dư lượng DDT, DDE và Lindan là khá lớn, hàm lượng hoạt chất DDT của 2 mẫu này ở các tầng 0,5m và 1m vượt 645,3 và 554,3 lần; hàm lượng DDE tại tầng 0,5m vượt 97,5 lần; hàm lượng Lindan ở các tầng 0,5m và 1m vượt 145,1 và 93,7 lần so với quy chuẩn 15:2008/BTNMT. Như vậy, quá trình dỡ bỏ kho cũ vẫn còn một lượng lớn các hợp chất cơ clo rơi vãi trên mặt nền kho, do kết quả phân tích các hợp chất hữu cơ này ở tầng 0,5m lớn hơn ở tầng 1m. Do đó, quá trình vận chuyển hóa chất BVTV chỉ san gạt một lớp đất mỏng trên nền kho cũ.

04 mẫu đất lấy tại 2 vị trí cách nền kho cũ khoảng 10m và 20m, xuôi theo chiều dốc tại các tầng 0,5m và 1m cho thấy dư lượng DDT và Lindan còn rất lớn. Cụ thể: Hàm lượng DDT ở tầng 0,5m của các mẫu này vượt 753 lần và 143 lần; ở tầng 1m vượt 464,3 lần và 109,8 lần so với quy chuẩn. Hàm lượng Lindan ở tầng 0,5m các mẫu này có vượt 147,8 lần và 4,4 lần; ở tầng 1m vượt 5,6 lần và 1,7 lần so với quy chuẩn. Do đó, dư lượng hóa chất BVTV tích đọng là lớn nhất. Kết quả phân tích đã cho thấy thuốc trừ sâu đã phát tán rất rộng ra khu vực xung quanh nền kho cũ. Điều này chứng tỏ mưa gió đã rửa trôi thuốc trừ sâu từ điểm xuất phát ban đầu là nền kho ra các vị trí xa hơn. Theo thời gian, nó làm cho khu vực bị ô nhiễm ngày càng lan rộng, ngấm sâu và việc áp dụng các kỹ thuật xử lý sẽ trở nên ngày càng khó khăn. Như vậy, sự tích luỹ chất ô nhiễm trên tầng đất mặt lớn hơn tầng sâu, càng xa vị trí hố chôn và nền kho cũ thì hàm lượng các chất ô nhiễm càng giảm.

02 mẫu lấy tại vị trí cách nền kho cũ khoảng 10m, trên đỉnh dốc tại các tầng 0,5m và 1m cho thấy hàm lượng DDT cao hơn quy chuẩn lần lượt là 56,1 lần (tầng 0,5m) và 2,3 lần (tầng 1m) so với quy chuẩn. So với các vị trí nền kho và hố chôn sau khi dỡ bỏ kho, vị trí cách nền kho 10m và 20m xuôi theo chiều dốc thì hàm lượng hoạt chất DDT nhỏ hơn nhiều lần nhưng vẫn vượt quy chuẩn 15:2008/BTNMT; DDE, Lindan và Aldrin không phát hiện, nhưng sự lan truyền chất ô nhiễm ra các vị trí xung quanh là rất lớn.



3.1.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ

Bảng 3.2. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ (mg/kg đất)

STT

Chỉ tiêu phân tích

Kí hiệu mẫu

Aldrin

DDT

DDE

Lindan

Đợt lấy mẫu

1

MĐ-HCBVTV(1)-11 (0,5m)

-

4,113

-

2,600

Đợt 1:

28 ÷ 30/9/2009



2

MĐ-HCBVTV(1)-12 (1m)

-

8,952

-

9,601

3

MĐ-HCBVTV(1)-13 (0,5m)

-

9,159

-

7,948

4

MĐ-HCBVTV(1)-14 (1m)

-

21,117

-

8,298

5

MĐ-HCBVTV(1)-15 (0,5m)

-

11,732

-

0,701

6

MĐ-HCBVTV(1)-16 (1m)

-

0,382

-

0,259

7

MĐ-HCBVTV(2) - 37 (0,5m)

-

15,652

2,097

3,976

Đợt 2:

02/12/2009



8

MĐ-HCBVTV(2) - 38 (1m)

-

13,096

1,483

3,309

9

MĐ-HCBVTV(2) - 41 (0,5m)

-

11,986

1,406

1,036

10

MĐ-HCBVTV(2) - 42(1m)

-

9,741

0,924

0,911

11

MĐ-HCBVTV(2) - 45 (0,5m)

-

2,085

-

0,027

12

MĐ-HCBVTV(2) - 46 (1m)

-

1,739

-

-




Quy chuẩn 15:2008/BTNMT

0,01

0,01




0,01




Chú thích:

- “-”: Không phát hiện;

- Quy chuẩn 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

Nhận xét:


  • Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009



Hình 3.3. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Công ty Vật tư

Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ - Đợt 1

Kết quả phân tích đợt 1 của 6 mẫu (tầng 0,5m và 1m) ở 3 vị trí trên nền kho cũ cho thấy tất cả các mẫu đều có hàm lượng DDT vượt ngưỡng quy chuẩn 15:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất) rất nhiều lần. Điển hình là các mẫu MĐ-HCBVTV(1)-14 (1m) vượt 2.111,7 lần; MĐ-HCBVTV(1)-13 (0,5m) vượt 915,9 lần; MĐ-HCBVTV(1)-12 (1m) vượt 895,2 lần; MĐ-HCBVTV(1)-11 (0,5m) vượt 411,3 lần…so với quy chuẩn. Như vậy, sự ô nhiễm nhóm hoạt chất DDT tại kho cũ là rất lớn, tuy nhiên có sự phân bố không đều ở các tầng 0,5m và 1m.

Nhóm hoạt chất ô nhiễm điển hình thứ hai là Lindan, các mẫu phát hiện ra hoạt chất Lindan đều vượt ngưỡng quy chuẩn nhiều lần. Điển hình là các mẫu MĐ-HCBVTV(1)-12 (1m) vượt 960,1 lần; MĐ-HCBVTV(1)-14 (1m) vượt 829,8; MĐ-HCBVTV(1)-13 (0,5m) vượt 794,8 lần so với quy chuẩn…

Như vậy, kết quả phân tích nhóm hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại kho cũ có hoạt chất DDT và Lindan vượt ngưỡng quy chuẩn 15:2008/BTNMT rất nhiều lần; hoạt chất Aldrin và DDE không phát hiện có sự xuất hiện.



  • Đợt 2: 02/12/2009


Hình 3.4. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Công ty Vật tư

Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ - Đợt 2

Kết quả phân tích đợt 2 của 6 mẫu tại 3 vị trí ở các độ sâu 0,3m và 1m cách nền kho cũ 5m, 20m và 30m xuôi theo chiều dốc cho thấy hàm lượng DDT ở tất cả các mẫu vượt quy chuẩn rất nhiều lần, từ 173 đến 1.565 lần; hàm lượng DDE vượt từ 92 đến 209 lần; hàm lượng Lindan vượt từ 2,7 đến 397 lần so với quy chuẩn 15:2008/BTNMT. Tuy nhiên, hàm lượng các hoạt chất trên đều giảm dần theo khoảng cách với kho cũ và giảm dần theo độ sâu.

Sự ô nhiễm nghiêm trọng tập trung ở vị trí hố chôn thuốc (01 hố chôn khoảng 1 tấn thuốc năm 1987). Hố chôn này sâu từ 1 đến 1,5m rộng khoảng 10 m2 có vị trí nằm trên sườn đồi. Dư lượng DDT đã phát hiện được trong trầm tích các do dân đào chứng tỏ sự lan truyền rất rộng ra môi trường của loại hoá chất này. Mức độ ô nhiễm phát hiện được trong hố chôn này là rất lớn và tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng nếu không được kịp thời xử lý.

3.1.3. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ

Bảng 3.3. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá (mg/kg đất)

STT

Chỉ tiêu phân tích

Kí hiệu mẫu

Aldrin

DDT

DDE

Lindan

Đợt lấy mẫu

1

MĐ-HCBVTV(1)-28 (0,3m)


-

0,751

-

0,19

Đợt 1:

28 ÷ 30/9/2009



2

MĐ-HCBVTV(2) - 49 (0,5m)

-

4,036

0,056

7,952

Đợt 2:

02/12/2009



3

MĐ-HCBVTV(2) - 51 (0,5m)

-

4,963

-

8,328

4

MĐ-HCBVTV(2) - 53 (0,5m)

-

3,963

-

5,042




Quy chuẩn 15:2008/BTNMT

0,01

0,01




0,01




Chú thích:

- “-”: Không phát hiện;

- Quy chuẩn 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.

Nhận xét:


  • Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009



Hình 3.5. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 1

Kết quả phân tích đợt 1 của mẫu đất tầng 0,3m, sát móng nhà ông Vượng hiện nay cho thấy dư lượng của DDT và Lindan vượt 75,1 lần và 19 lần so với quy chuẩn 15:2008/BTNMT.



  • Đợt 2: 02/12/2009



Hình 3.6. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 2

Kết quả phân tích đợt 2 của 2 mẫu tại 2 vị trí (độ sâu 0,5m và 1m) cách nền kho cũ 3m và 1m (MĐ-HCBVTV(2) - 49 (0,5m) và MĐ-HCBVTV(2) - 51 (0,5m)) có hàm lượng DDT và Lindan vượt quy chuẩn 15:2008/BTNMT rất nhiều lần. Cụ thể: Hàm lượng DDT của 2 mẫu vượt lần lượt là 403,6 lần và 496,3 lần so với quy chuẩn; Hàm lượng Lindan vượt 795,2 lần và 832,8 lần so với quy chuẩn. Dư lượng DDE chỉ phát hiện thấy ở mẫu MĐ-HCBVTV(2) - 51 (0,5m) (cách nền kho cũ 1m) và gấp 5,6 lần so với quy chuẩn.

Mẫu đất tại vị trí bãi đất san nền sau khi dỡ bỏ kho có phát hiện có dư lượng DDT và Lindan và vượt quy chuẩn lần lượt là 369,3 lần và 504,2 lần so với quy chuẩn.

3.3. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường nước tại một số khu vực quanh các kho chứa HCBVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường nước tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

Bảng 3.4. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại

Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (µg/l)

STT

Chỉ tiêu phân tích

Kí hiệu mẫu

Aldrin

DDT

DDE

Lindan

Đợt lấy mẫu

1

NN-HCBVTV(1) -3

-

4,25

-

-

Đợt 1:

28 ÷ 30/9/2009



2

NN-HCBVTV(2) - 3

-

2,35

-

-

Đợt 2:

02/12/2009






QCVN 01:2009/BYT

0,03

2

-

2




Chú thích:

- “-”: Không phát hiện;

- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

Nhận xét:


  • Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009



Hình 3.7. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại Trạm vật

tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 1

  • Đợt 2: 02/12/2009



Hình 3.8. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước tại Trạm vật

tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 2

Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan (Sâu 28m, cách nền kho cũ khoảng 10m, cách hố chôn khoảng 13m. Vị trí của giếng thấp hơn so với nền kho và hố chôn) của nhà ông Phạm Văn Tứ phát hiện thấy có hoạt chất DDT. Hàm lượng DDT tại hai đợt lấy mẫu vượt lần lượt là 2,125 và 1,125 lần so với quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống.



3.3.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường nước tại Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ

Bảng 3.5. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ (µg/l)

STT

Chỉ tiêu phân tích

Kí hiệu mẫu

Aldrin

DDT

DDE

Lindan

Đợt lấy mẫu

1

NN-HCBVTV(1) - 8

-

66,68

-

0,530

Đợt 1:

28 ÷ 30/9/2009



2

NN-HCBVTV(2) - 6

-

2,34

-

5,23

Đợt 2:

02/12/2009






QCVN 01:2009/BYT

0,03

2

-

2




Chú thích:

- “-”: Không phát hiện;

- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống

Nhận xét:


  • Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009



Hình 3.9. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 1

  • Đợt 2: 02/12/2009



Hình 3.10. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường nước Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ - Đợt 2

Mẫu nước giếng đào cách khu vực nền kho cũ khoảng 5m tại 2 đợt lấy đều phát hiện dư lượng DDT là Lindan.

Cụ thể: Tại đợt 1, hàm lượng DDT vượt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT 33,34 lần. Tại đợt 2, hàm lượng DDT vượt quy chuẩn 1,17 lần và hàm lượng Lindan vượt quy chuẩn 2,6 lần.

3.4. Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm hoá chất BVTV tại Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên (Khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất)

3.4.1 Địa điểm thực hiện

Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ hiện nay thuộc xóm Chợ, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Khu vực hiện được bỏ hoang có diện tích 2.000 m2, có các bên tiếp giáp như sau:

Phía Tây Bắc giáp vườn chè của dân.

Phía Đông Nam giáp đường Thái Nguyên đi khu nam Hồ Núi Cốc.

Phía Bắc giáp đường dân sinh.

Phía Nam giáp vườn chè của dân.

Khu vực này cách nhà dân gần nhất 50 m về hướng Đông Nam

3.4.2. Xác định khối lượng hoá chất tồn lưu

Trên cơ sở các kết quả khảo sát địa chất, địa hình kết hợp với lấy mẫu phân tích, các đánh giá sơ bộ hiện trạng khu vực ô nhiễm đã xác định được khối lượng đất nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tại khu vực Phúc Trìu như sau:




Hình 3.11. Sơ đồ minh hoạ các vị trí ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tại

Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ

* Ước tính thể tích chôn thuốc bảo vệ thực vật

Qua khảo sát thực tế, quan sát các lỗ khoan, tạm thời xác định hố chôn thuốc trừ sâu tại nền kho cũ có dạng elip

Diện tích ước tính của khu vực chôn thuốc trừ sâu trên nền kho hoá chất BVTV cũ: S= Π x a x b = 3,14 x 5 x 7 = 109,9 m2

Phát hiện thuốc bảo vệ thực vật ở độ sâu từ 0,5 tới 2 m, (chiều cao của lượng thuốc tồn lưu là 1,5 m)

Thể tích thuốc trừ sâu được chôn là 109,9 x 1.5 = 164,85 m3  165 m3

Mặt cắt hố chôn thuốc trừ sâu tạm xác định

Theo chiều dọc:

Theo chiều ngang:



Địa điểm xung quanh khu vực chôn hóa chất BVTV là khu vực đồi với độ dốc là 15o hoặc lớn hơn. Trong quá trình khảo sát mới chỉ tập trung vào việc xác định khu chôn lấp hóa chất BVTV nên khối lượng đất ô nhiễm tại khu vực xung quanh được ước tính có thể tích = 100m2 x 2m (thậm chí sâu hơn) = 200 m.

Để xử lý triệt để khu vực hố chôn hóa chất BVTV cần phải tiến hành bốc xúc một khối lượng đất (chia thành 3 công đoạn) như sau:

+ Công đoạn 1: Bóc lớp đất bề mặt bên trên khối thuốc, bề dày lớp đất này là 0,5 m trên diện tích khu ô nhiễm khoảng 50 m2 (diện tích miệng “thúng” ước tính là 20 m2). Như vậy khối lượng lớp đất bề mặt cần bốc xúc = 0,5m x 50m2 = 25 m3.

+ Công đoạn 2: Bóc lớp đất tại vị trí hố chôn hóa chất BVTV như tính toán trên là 165 m3.

+ Công đoạn 3: Bóc lớp đất sâu bên dưới lớp hóa chất BVTV khoảng 0,8-1 m, vì sau hơn 30 năm chôn lấp, nước mưa có khả năng thấm xuyên qua khối thuốc xuống sâu 1 đến 2 m. Khối lượng đất bóc này ước tính = 1m x 50m2 = 50 m3.

Toàn bộ lượng đất từ công đoạn 1 và 3 phải được coi như hóa chất BVTV và phương pháp xử lý nó cũng phải được áp dụng như xử lý thuốc. Do đó khối lượng đất tương đương thuốc ước tính 75 m3.

Tổng khối lượng đất nhiễm hóa chất BVTV cần phải xử lý ít nhất là 240 m3. Như tính toán khối lượng đất cần xử lý 240 m3 và khối lượng hóa chất trộn vào đất để xử lý ước tính khoảng 50 m3 nên đơn vị tư vấn chọn xây bể cô lập có thể tích trong lòng bể là 300 m3.

Như vậy theo các tính toán ở trên sẽ có 240 m3 đất cần được xử lý theo hình thức cô lập trong bể lưu giữ và ước tính khoảng 200 m3 đất cần xử lý bằng hóa chất để phục hồi sinh thái. Địa mạo của khu vực này đặc trưng bởi độ dốc khoảng 15o hoặc nhiều hơn. Điều này liên quan đến phương thức xử lý đất ô nhiễm, tức là phải hạn chế rửa trôi các phụ gia sử dụng để xử lý đất, phục hồi sinh thái trên toàn diện tích đất ô nhiễm.

3.4.3. Phương pháp xử lý

a. Phương pháp xử lý

Công nghệ hóa học xử lý và cách ly triệt để tại chỗ kết hợp xử lý bằng công nghệ sinh học và thực vật học tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm được lựa chọn trong để xử lý thuốc DDT và 666 chôn lấp tại xóm Mới, xã Phúc Trìu, Thái Nguyên.

Phương pháp trồng cây, vi sinh này dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng thời gian xử lý rất dài, khó kiểm soát chất lượng và thời gian xử lý.

Trong điều kiện khu vực Phúc Trìu (cụ thể là Xóm Chợ, xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên) có mặt bằng rộng, dân số không quá đông, hơn nữa để giảm chi phí vận chuyển, chi phí xây dựng công trình xử lý tốt nhất là dùng phương án cách ly triệt để, kết hợp sử dụng vi sinh, hoá chất, trồng thực vật để xử lý.

Phương án được chọn là Phương án xử lý “tổng hợp”, cách ly khối lượng đất nhiễm DDT và 666 chôn lấp tại Xóm Chợ, xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên.

b. Tiến hành xử lý theo phương án đã chọn


  • Chuẩn bị mặt bằng xử lý

Tiêu chí lựa chọn mặt bằng để xử lý bao gồm:

- Khu đất làm bể cô lập hóa chất BVTV càng gần nơi chôn lấp thuốc càng tốt để giảm chi phí vận chuyển và tránh rủi ro rơi vãi dọc đường trong điều kiện không có đóng thùng.

- Khu đất xây dựng bể cô lập là đất ít có giá trị về mặt canh tác, diện tích đủ rộng để tập kết vật liệu, thi công cơ giới như đào hố xây bể và xử lý.

- Đất trên khu vực xử lý và cố định thuốc có điều kiện địa chất ổn định, địa tầng là đất sét bột kết.

Xét trên tất cả các khía cạnh trên, để giảm các tác động từ việc vận chuyển, kết hợp với các điều kiện có sẵn đơn vị tư vấn lựa chọn địa điểm xây dựng bể cô lập cách khu vực chôn lấp thuốc 20m và có đủ diện tích đào, xử lý.


  • Triển khai xây bể cố định và lưu giữ thuốc

Sau khi có quyết định địa điểm và diện tích khu đất để xử lý thuốc, tiến hành thi công bể cố định và lưu giữ thuốc cùng các hóa chất khác theo trình tự sau:

1 - Đào hố móng bể và thi công móng BTCT M200 dày 30cm. Đất đào hố móng được đổ ở khu vực bên cạnh sao cho không ảnh hưởng đến quá trình thi công bể hoặc được vận chuyển đi.

2 - Xây tường bể bằng gạch chỉ loại A VXM M75.

3 - Đổ tấm đan nắp bể BTCT M200 dày 15cm (48 tấm).

4 - Sau khi thi công bể xong thì phải đợi cho toàn bộ kết cấu bể ổn định mới được tiến hành các biện pháp xử lý, pha trộn hóa chất, đào đất vùng ô nhiễm đổ vào từng khoang, đậy tấm đan phủ đất lên trên.

- Khi lắp đặt tấm đan Nắp bể cần miết vữa xi măng M100# để đảm bảo sự kín khít.

- Tiến hành đổ đất sạch lên trên mặt bể 20cm và trồng cỏ bảo vệ.

Cấu tạo chi tiết bể:

Qua tính toán khối lượng đất và hóa chất cần xử lý triệt để đã xác định được dung tích Bể chứa là 300m3.

- Kích thước bao ngoài: B x L x H = (9,3 x 16,0 x 3,3)m, được chia làm 12 khoang chứa đất, kích thước mỗi khoang: BxLxH = (5,0 x 2,0 x 2,85)m.

- Kết cấu:

+ Đáy bể BTCT M200# dày 30cm, thanh giằng đặt tại vị trí giữa và đỉnh tường dày 15cm, tấm đan nắp bể dày 15cm BTCT M200#.

+ Thành bể xây gạch đặc VXM75# dày 22cm trong trát láng VXM100# t =1,5cm chống thấm nước và hóa chất ra ngoài môi trường, tại vị trí giữa mỗi khoang tường bổ trụ gạch để tăng ổn định của tường.

- Mặt bể cao hơn mặt đất tự nhiên 85cm (để trong quá trình thoát nước mưa trên bề mặt nước mưa sẽ không ứ đọng nhiều trên bề mặt nắp bể), phía trên có lớp đất trồng cỏ dày 20cm, xung quanh bể có bố trí rãnh thoát nước mặt ra phía sườn đồi.

Phương án san lấp mặt bằng sau khi xử lý đất ô nhiễm:

Sau khi xây dựng bể và đào đất ô nhiễm cần xử lý triệt để, mặt bằng khu vực tồn tại những vấn đề sau cần được san lấp để đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như tạo cảnh quan cho toàn bộ khu vực:

- Đất đào hố móng để thi công bể chứa cô lập đất ô nhiễm và hóa chất xử lý.

- Hố sâu do quá trình đào đất ô nhiễm tại khu vực nền nhà kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật cũ.

- Một số rác thải xây dựng và rác thải từ quá trình xử lý ô nhiễm.

Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đề xuất hai phương án sau:



Phương án

Đất đào hố móng xây bể được đổ bù vào hố đào đất ô nhiễm. Qua tính toán thấy rằng khối lượng đất đào móng bể và khối lượng đất ô nhiễm là tương đương nhau nên khi đổ và san gạt mặt bằng sẽ được hoàn trả.

+ Ưu điểm:

- Không mất chi phí vân chuyển đất.

- Tận dụng được đất sạch từ công tác đào hố móng.

- Thời gian hoàn trả mặt bằng ngắn.

+ Nhược điểm:

- Cần bố trí mặt bằng chứa đất khi đào hố móng.

- Việc đổ một khối đất lớn gần công trình có thể gây ra một số khó khăn cho quá trình thi công.


  • Phương án bóc đất mặt, thu gom thuốc BVTV chôn lấp

Phương án bóc đất và thu gom thuốc phải được tiến hành bằng cơ giới. Tốc độ thi công càng nhanh càng tốt, tránh hơi thuốc ô nhiễm dân cư xung quang hố thuốc. Kinh nghiệm cho thấy phải thuê máy gầu xúc dung tích khoảng 0,5 m3/gầu. Máy xúc này có buồng lái tương đối khít, cách ly với không khí bên ngoài và như vậy công nhân lái máy ít phải chịu rủi ro do hít phải hơi thuốc.

Thuốc và đất ô nhiễm được bóc và thu gom gọn từng phần, tức là xúc đến đâu, dọn sạch hết đến đấy. Độ sâu lớp đất cần xúc sạch lấy từ kết quả khoan điều tra. Kỹ thuật thi công sẽ do một chuyên gia hướng dẫn cụ thể ngay tại công trường. Vấn đề là không được vội vàng làm rây bẩn ra khu vực xung quanh.

Thuốc và đất ô nhiễm tương đương thuốc được đổ vào bể và xử lý ngay trong bể bằng cách rải và trộn đều hóa chất là bột nhẹ để thay đổi pH, rồi dùng kiềm để hạ mức chlor của DDT và 666, than hoạt tính hấp phụ các loại khí thải (CO2, Cl2 v.v…).


  • Xử lý thuốc và đất ô nhiễm tương đương thuốc

Vì thuốc đã biến chất và tạo bánh nên không thể xử lý bằng các phương pháp cơ giới được. Phương án xử lý sẽ được tiến hành thủ công kết hợp cơ giới và được tiến hành tuân thủ theo Hướng dẫn trong Quyết định số 1972/2002-QĐ-Bộ KHCN&MT đã nêu trên với một chút thay đổi cho phù hợp với loại hình thuốc bị đóng bánh. Các bước tiến hành như sau.

Bước 1.

Đáy các bể được lót một lớp đất sét “sạch thuốc” dày 30 cm, lấy ngay tại chân công trình. Đất này được gầu xúc bới và cho vào bể. Đội ngũ công nhân được trang bị bảo hộ lao động là ủng cao su, kính, găng tay, khẩu trang đặc biệt dùng xẻng-cuốc san gạt cho phẳng lớp đất này.



Bước 2.

Dải đều trên lớp đất “sạch” này một lớp mỏng vôi bột dạng bột nhẹ, rồi một lớp mỏng chế phẩm vi sinh yếm khí và than hoạt tính.



Bước 3.

Dùng gầu xúc đưa thuốc và đất ô nhiễm vào bể với khối lượng sao cho lớp thuốc và đất này không dày hơn 20 cm. Công nhân lại san gạt cho phẳng lớp thuốc này.



Bước 4.

Theo thứ tự rắc kiềm hạt hoặc vảy (NaOH), rồi chế phẩm vi sinh yếm khí và cuối cùng là than hoạt tính đều khắp lớp thuốc. Công việc được tiến hành khẩn trương và các thao tác phải chính xác; Công nhân phải được bảo vệ tránh bị bỏng (tay, chân và mắt) do kiềm.

Sau các bước từ 2 đến 4 ở độ sâu sâu hơn 0,5 m trong bể thì công nhân phải dùng thang để trèo ra ngoài, giải phóng bể để gầu xúc xúc tiếp lớp tiếp theo cũng với khối lượng đủ dầy 20 cm. Các bước xử lý cùng hóa chất (bước 2-4) được tiến hành tương tự cho đến khi cách mép bể 30 cm thì dừng lại để gầu xúc phủ một lớp đất “sạch thuốc” lên trên cùng.

Các bước xử lý được lặp lại cho các ngăn từ thứ hai đến ngăn thứ sáu. Chuyên gia xử lý sẽ hướng dẫn cụ thể lượng hóa chất và phụ gia cho vào theo từng lớp tại hiện trường. Định lượng hóa chất và phụ gia xử lý như sau.

NaOH: 40kg/T = 14,4 tấn tương đương 7 m3

Bột nhẹ: 150kg/T = 54 tấn tương đương 16 m3

Chế phẩm vi sinh: 100kg/T = 36 tấn tương đương 18 m3

Than hoạt tính: 40kg/T= 14,4 tấn tương đương 10 m3

Kinh nghiệm cho thấy bằng cách xử lý này, hóa chất và phụ gia sẽ rất đều nhau từ dưới đáy lên miệng bể, không cần thiết bị phối trộn.

Chú ý: Khi bể đã đầy đến ½ thì theo chiều dọc bể đặt ba ống nhựa PVC (Tiền Phong) đường kính 36 mm làm ống thông hơi. Các ống này sẽ xuyên qua mái bêtông lên trên nhưng không cao quá mà ngay ở sàn của mái bể, ống sẽ gắn một cút hình chữ L xoay ngang để tránh nước mưa có thể lọt vào bên trong bể theo miệng ống.


  • Phục hồi sinh thái khu vực đã nạo vét thuốc chôn lấp

Hố chôn thuốc được bồi hoàn bằng đất “sạch” lấy từ đất đào hố móng bể chứa và toàn bộ khu vực sẽ được san gạt bằng phẳng. Rải thêm mùn là rơm rạ hoặc lá cây, bổi. Rắc chế phẩm vi sinh cùng bột nhẹ tạo môi trường cho vi sinh hoạt động. Bước đầu trồng một số loại cây phát triển nhanh, sinh khối lớn là keo tai tượng, dưới tán là cỏ vetiver xung quanh và trên mặt ruộng, nhưng không dùng làm thức ăn cho trâu, bò. Ba năm đầu, khi cỏ tốt thì cắt và vùi cỏ xuống đất bổ sung mùn cho đất. Sau mỗi vụ lúa, lấy rơm phủ lên trên cho phân hủy. Chương trình quan trắc sẽ đánh giá quá trình ổn định sinh thái của khu vực.

  • Công nghệ xử lý vùng đất ô nhiễm hóa chất BVTV

Những diện tích đất chỉ có tồn dư sẽ được xử lý tại chỗ mà không vận chuyển vào bể cách ly.

Vùng đất bị ô nhiễm nếu có địa hình bằng phẳng thì cần bổ sung bột nhẹ, chế phẩm vi sinh, đắp bờ xung quanh tránh nước tràn rồi trồng cỏ vetiver và keo tai tượng có sinh khối phát triển nhanh. Khi cỏ tốt thì cắt và phủ đều trên mặt ruộng để bổ sung hữu cơ cho đất.

Nếu khu đất ô nhiễm có địa hình dốc thì phải phân ô, tạo ruộng bậc thang rồi tiến hành như khu ruộng bằng phẳng.

Các chuyên gia kỹ thuật sẽ hướng dẫn cụ thể tại hiện trường công nghệ xử lý này.

Định mức các phụ gia và hóa chất xử lý đất ô nhiễm như sau:

Chế phẩm vi sinh: 10kg/m3



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương