Nguyễn Thị Huynh Cao học Môi trường K16



tải về 0.88 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.88 Mb.
#1946
1   2   3   4   5   6   7
Bột nhẹ: 30kg/ m3

Điều quan trọng là làm sao chế phẩm vi sinh không bị rửa trôi mà chỉ có con đường thấm dọc theo cột đất để phân hủy dư lượng hóa chất trong đất. Các chất tạo mùn sẽ cố định dư lượng hóa chất để cây (cỏ vetiver) hút được và sẽ chuyển đổi hình thái cấu trúc trong cỏ để rồi sẽ phân hủy khi chúng được cắt và phân hủy trên chính nền đất đó.

  • Quan trắc môi trường trong quá trình thi công

Thực tế cho thấy, bằng trực quan cũng có thể phát hiện là thuốc đã được nạo vét hết chưa. Các chuyên gia sẽ thường xuyên kiểm tra màu sắc của đất và qua mùi phát ra từ đất (không cần phải đưa ngang vào mũi!) để nhận biết mức độ sạch của nó. Khi quá trình xử lý được tiến hành gần xong, các chuyên gia sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích tại vị trí tâm của hố chôn thuốc ở độ sâu 2,5 m và 3 m để xác định mức độ sạch của đất để quyết định xem có cần đào sâu nữa không.

  • Quan trắc môi trường sau xử lý

Sau khi xử lý, thiết lập chương trình quan trắc định kỳ đối với các môi trường khu vực xung quanh (chủ yếu là lấy mẫu nước ngầm) sẽ được thực hiện.

Đối với mẫu nước: Sẽ tiến hành lấy mẫu nước ngầm tại giếng của các nhà dân gần khu xử lý nhất dự kiến khoảng 4 mẫu nước ngầm/năm, chương trình lấy mẫu được tiến hành 1 – 2 đợt/năm và tiến hành trong 3 năm.

Các chỉ tiêu quan trắc bao gồm các sản phẩm phân hủy của DDT (sáu chất chính), 666 (3 đồng phân: alpha, beta và gamma).

c. Phương án cung ứng vật tư, hóa chất và các phụ gia phục vụ xử lý

Nguyên tắc là tận dụng các loại vật tư, hóa chất có thể khai thác tại địa phương (Thái Nguyên), cụ thể:

- Vật liệu xây dựng bể cô lập: mua tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Hóa chất xử lý:

+ Nếu bột nhẹ có sản xuất tại Thái Nguyên thì sẽ được mua tại đây.

+ Các loại hóa chất như kiềm hạt (hoặc dạng vảy), chế phẩm vi sinh yếm khí sẽ được mua từ Hà Nội và vận chuyển lên địa điểm xử lý.



Ghi chú: Cần phải có diện tích mặt bằng và kinh phí làm lán trại tập kết tránh mưa nắng. Có kinh phí thuê người bảo vệ vật tư - hóa chất trong suốt quá trình thi công.

d. Phương án thi công

  • Thi công bể cô lập

Phần xây dựng bể sẽ khoán gọn cho một nhà thầu thi công và thuê giám sát thi công theo dõi chất lượng công trình. Nhà thầu thi công và tư vấn giám sát do chủ đầu tư lựa chọn.

Hình thức: Khoán gọn theo thiết kế thi công từ tự mua vật liệu, công xá cho nhân công đến dụng cụ lao động, côppha và bảo quản công trình đến khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Trong quá trình thi công cần bố trí lán trại để bảo quản vật liệu xây dựng và chỗ nghỉ ngơi cho công nhân. Vị trí do nhà thầu thi công lựa chọn dựa trên mặt bằng được Chủ đầu tư bàn giao.

Cần đăc biệt chú ý đến an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và tai nạn về điện.



  • Tiến hành xử lý đất ô nhiễm

Lao động thủ công tham gia xử lý thuốc sẽ là người dân địa phương. Nhưng trước khi tiến hành xử lý, số lao động này sẽ được tập huấn về an toàn lao động và quy trình xử lý nhằm loại trừ rủi ro bị cháy - bỏng do hóa chất hoặc tai nạn lao động xảy ra do ý thức lao động kém. Những người lao động phải khỏe mạnh để có thể mang vác các loại hóa chất đóng bao có trọng lượng lớn (Chế phẩm vi sinh đóng 50 kg/bao, tỷ trọng lại không lớn bằng xi măng nên mang vác rất khó khăn). Lực lượng này sẽ do chuyên gia lựa chọn trên cơ sở giới thiệu của Chủ nhiệm HTX hoặc Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND xã để đảm bảo an ninh và trật tự trị an khu vực.

Do quá trình tiến hành xử lý hóa chất phụ thuộc vào thời gian thi công bể cũng như thời gian chờ đưa bể vào sử dụng nên hóa chất không cần tập kết về địa điểm xử lý quá sớm để giảm chi phí bảo quản, bảo vệ.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu nhận được có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1. Hóa chất BVTV góp phần không nhỏ đảm bảo nguồn lương thực cho loài người trên thế giới. Tuy nhiên với đặc tính tồn lưu lâu dài trong môi trường, tính độc hại cao và nhất là khả năng lưu chuyển qua chuỗi thức ăn, qua sữa mẹ của các hoá chất bảo vệ thực vật, sự ô nhiễm bởi loại hoá chất này trở thành một vấn đề đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các tổ chức bảo vệ môi trường, các nhà khoa học về sinh thái và sức khoẻ con người.

2. Kết quả phân tích mẫu đất và nước các khu vực nghiên cứu ô nhiễm hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có dư lượng hoạt chất DDT, DDE và Lindan rất cao, vượt ngưỡng quy chuẩn hiện hành về dư lượng hóa chất BVTV trong đất và nước rất nhiều lần.

3. Khu vực xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV mang tính tiêu biểu, công nghệ hóa học xử lý và cách ly triệt để tại chỗ kết hợp xử lý bằng công nghệ sinh học và thực vật học tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm được lựa chọn để xử lý tồn lưu hóa chất BVTV tại khu vực này.



Kiến nghị:

- Nâng cao nhận thức của nhân dân, của chính quyền các cấp về kiểm soát ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về cách nhận biết khu vực ô nhiễm, các phương pháp phòng tránh phơi nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, các biện pháp sơ cứu tự bảo vệ bản thân khi nhiễm hoá chất BVTV.

- Khoanh vùng ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, cách ly người dân khỏi các khu vực ô nhiễm: Di dời các hộ gia đình khỏi khu vực ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật. Di dời các trường học nằm trên các kho hoá chất bảo vệ thực vật trước đây. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các diện tích canh tác bị ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật.

- Ứng dụng các công nghệ, các nghiên cứu về xử lý ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật cho các điểm ô nhiễm trên địa bàn Thái Nguyên: Lập dự án xử lý các điểm ô nhiễm. Ưu tiên các điểm xử lý tiếp theo có mức độ ô nhiễm nặng như khu vực xã xóm Na Long, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

- Kiểm soát hoá chất bảo vệ thực vật trên thị trường: Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết ngăn chặn hoá chất nhập lậu, thu hồi và thiêu huỷ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

  1. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2005), Cẩm nang thuốc BVTV, NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

  2. ThS Nguyễn Hòa Bình, ThS Hồ Trung Kiên – Tổng cục Môi trường (2011), “Triển khai thực hiện Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước giai đoạn 2010 - 2015”, Tạp chí Môi trường, (5), 17-18.

  3. TS, Phạm Ngọc Cảnh – Viện Hóa học, Môi trường quân sự Bộ Quốc Phòng (2011), “Kinh nghiệm khắc phục hậu quả chất độc tồn lưu và xử lý thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Quốc Phòng”, Tạp chí Môi trường, (5), 36-37.

  4. Đỗ Thị Chiến (2005), Báo cáo điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp việc quản lý, sử dụng thuốc Bảo vệ Thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Môi trường nông thôn, Hà Nội.

  5. Lê Văn Chiến, Mai Văn Chung, Phan Xuân Thiệu (2005), “Dư lượng thuốc Bảo vệ Thực vật và Kim loại nặng trong một số loại rau trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Tuyển tập công trình khoa học hội nghị khoa học phân tích hóa, lý và sinh học Việt Nam lần thứ hai, Hà Nội, tr. 344-347.

  6. Nguyễn Mạnh Chinh, Mai Văn Quyền, Nguyễn Đặng Nghĩa (2005), Thuốc Bảo vệ Thực vật, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

  7. Vương Trường Giang, Bùi Sỹ Doanh – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), “Tình hình nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ơ Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (5), 19- 22.

  8. Trần Khắc Hiệp và các tác giả (2003), “Một số vấn đề về ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông nghiệp và môi trường vùng ven đô TP. Hà Nội”, Hội thảo khoa học môi trường nông thôn Việt Nam, Đồ Sơn 1/2003, tr. 54-63.

  9. Nguyễn Văn Hoè (2005), Báo cáo chuyên đề “Một số nghiên cứu về biện pháp giảm thiểu rủi ro do thuốc BVTV với người sử dụng và môi trường sinh thái. Viện BVTV.

  10. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền (2001), Nông nghiệp và môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

  11. Thế Nghĩa (2000), Nông nghiệp sinh thái, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  12. Phùng Vân, “Nâng cao năng lực kiểm soát xuất nhập khẩu các vật liệu chứa PCB/POP” (2011), Tạp chí Môi trường, (4), 14.

  13. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2009), Điều tra đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

  14. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2009), Dự án xử lý triệt để ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tại xã Phúc Trìu Thái Nguyên.

  15. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2006), Báo cáo sơ bộ khoanh vùng các khu ô nhiễm do hoá chất BVTV ở Núi Căng xã Điềm Thuỵ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

  16. ThS. Hoàng Thành Vĩnh – Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, ThS Đinh Sỹ Khánh Vinh – Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An (2011), “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, (5), 31- 32;

  17. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, (2009), Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 tỉnh Thái Nguyên.

Tiếng Anh

  1. B. Yaron, R. Calvet, R. Prost (1996), Soil Pollution - Processes and Dynamics, Springer, Verlag Berlin Heidelberg.

  2. EPA - Method and Guidance for analysis of water (1989), Determination of chlorine pesticide in water by Gas chromatography with an Electron Capture Detection Revision 3.0.

  3. EJF (2003), What is your poison? Health threats posed by Pesticides in developing countries, Environmental Justice Foundation, Lon don, UK.

  4. George Ekstrom (2000), Pesticide reduction in developing countries, Kemi, Sweden.

  5. Ha Noi agricultural university and HAU - JICA ERCB project office (1999), Workshop on soil and water issues in sustainable agricutural development, Ha Noi.

  6. OECD/FAO (1999), Orkshop on IPM and Pesticides risk reduction, OECD series on Pesticides Number 8, ENV/JM/Mono, Paris.

  7. W. Salomons, W. M Stigliani (1995), Biogeo dynamics of pollutant in soil and sediment, Springer, Verlag Berlin Heidelberg.

  8. Shahamat U. Khan (1980), Pesticides in the soil environment, Elsevier scientific publishing company.

  9. Savich V.I. + et al., (2002), Soil ecology (in Russian), Orion.



PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

PHỤ LỤC 2: QUY CHUẨN VIỆT NAM - QCVN 15 : 2008/BTNMT

PHỤ LỤC 3: QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống



PHỤ LỤC 4: PHIẾU TRẢ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT VÀ NƯỚC ĐỢT 1 VÀ ĐỢT 2
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI



Ảnh 1. Lấy mẫu đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

- Đất vườn vải Nhà ông Phạm Văn Tứ



Ảnh 2 . Lấy mẫu nước giếng bằng máy bơm tại nhà ông Vi Văn Vương thuộc

Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ


Ảnh 3 . Lấy mẫu và ghi chép thông tin các vị trí lấy mẫu



Ảnh 4. Đường dẫn vào khu vực nền kho Công ty Vật tư Nông nghiệp

tỉnh Thái Nguyên cũ



Ảnh 5. Nền kho Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ



Ảnh 6. Khu vực xung quanh kho Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ

PHỤ LỤC 2: QUY CHUẨN VIỆT NAM

QCVN 15 : 2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

National technical regulation on the pesticide residues in the soils

Hà Nội - 2008

Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

Đơn vị tính: mg/kg đất khô

TT

Tên hoạt chất (công chức hóa học)

Tên thương phẩm thông dụng

Giới hạn tối đa cho phép

Mục đích sử dụng chính

1

Atrazine (C8H14ClN5)

Atra 500 SC, Atranex 80 WP, Co-co 50 50 WP, Fezprim 500 FW, Gesaprim 80 WP/BHN, 500 FW/DD, Maizine 80 WP, Mizin 50 WP, 80 WP, Sanazine 500 SC

0,10

Trừ cỏ

2

Benthiocarb (C16H16ClNOS)

Saturn 50 EC, Saturn 6 H

0,10

Trừ cỏ

3

Cypermethrin (C22H19Cl2NO3)

Antiborer 10 EC, Celcide 10 EC

0,10

Bảo quản lâm sản

4

Cartap (C7H15N3O2S2)

Alfatap 95 SP, Cardan 95 SP, Mapan 95 SP, 10 G, Padan 50 SP, 95 SP, 4G, 10 G, Vicarp 95 BHN, 4 H …

0,05

Trừ sâu

5

Dalapon (C3H4Cl2O2)

Dipoxim 80 BHN, Vilapon 80 BTN

0,10

Trừ cỏ

6

Diazinon (C12H21N2O3PS)

Agrozinon 60 EC, Azinon 50 EC, Cazinon 10 H; 40ND; 50ND; Diazan 10 H; 40EC: 50ND; 60 EC …

0,05

Trừ sâu

7

Dimethoate (C5H12NO3SP2)

Dimethoate

0,05

Trừ sâu

8

Fenobucarb (C12H17NO2)

Anba 50 EC, Bassan 50 EC, Dibacide 50 EC, Forcin 50 EC, Pasha 50 EC …

0,05

Trừ sâu

9

Fenoxaprop - ethyl (C16H12ClNO5)

Whip'S 7.5 EW, 6.9 EC; Web 7.5 SC

0,10

Trừ cỏ

10

Fenvalerate (C25H22ClNO3)

Cantocidin 20 EC, Encofenva 20 EC, Fantasy 20 EC, Pyvalerate 20 EC, Sumicidin 10 EC, 20 EC …

0,05

Trừ sâu

11

Isoprothiolane (C12H18O4S2)

Đạo ôn linh 40 EC, Caso one 40 EC, Fuan 40 EC, Fuji - One 40 EC, 40 WP, Fuzin 40 EC …

0,05

Diệt nấm

12

Metolachlor (C15H22ClNO2)

Dual 720 EC/ND, Dual Gold ®960 ND

0,10

Trừ cỏ

13

MPCA (C9H9ClO3)

Agroxone 80 WP

0,10

Trừ cỏ

14

Pretilachlor (C17H26ClNO2)

Acofit 300 EC, Sofit 300 EC/ND, Bigson-fit 300EC …

0,10

Trừ cỏ

15

Simazine (C7H12ClN5)

Gesatop 80 WP/BHM, 500 FW/DD, Sipazine 80 WP, Visimaz 80 BTN …

0,10

Trừ cỏ

16

Trichlorfon (C4­H8Cl3O4P)

Địch Bách Trùng 90 SP, Sunchlorfon 90 SP

0,05

Trừ sâu

17

2,4-D(C8H6Cl2O3)

A.K 720 DD, Amine 720 DD, Anco 720 DD, Cantosin 80 WP, Desormone 60 EC, 70 EC, Co Broad 80 WP, Sanaphen 600 SL, 720 SL …

0,10

Trừ cỏ

18

Aldrin (C12H8Cl6)

Aldrex, Aldrite

0,01

cấm sử dụng

19

Captan (C9H8Cl3NO2S)

Captane 75 WP, Merpan 75 WP …

0,01

cấm sử dụng

20

Captafol (C10H9Cl4NO2S)

Difolatal 80 WP, Flocid 80 WP …

0,01

cấm sử dụng

21

Chlordimeform (C10H13ClN2)

Chlordimeform

0,01

cấm sử dụng

22

Chlordane (C10H6Cl8)

Chlorotox, Octachlor, Pentichlor

0,01

cấm sử dụng

23

DDT (C14H9Cl5)

Neocid, Pentachlorin, Chlorophenothane…

0,01

cấm sử dụng

24

Dieldrin (C12H8Cl6O)

Dieldrex, Dieldrite, Octalox

0,01

cấm sử dụng

25

Endosulfan (C9H6Cl6O3S)

Cyclodan 35EC, Endosol 35EC, Tigiodan 35ND, Thasodant 35EC, Thiodol 35ND…

0,01

cấm sử dụng

26

Endrin (C12H8Cl6O)

Hexadrin…

0,01

cấm sử dụng

27

Heptachlor (C10H5Cl7)

Drimex, Heptamul, Heptox…

0,01

cấm sử dụng

28

Hexachlorobenzene (C6Cl6)

Anticaric, HCB…

0,01

cấm sử dụng

29

Isobenzen (C9H4OC18)

Isobenzen

0,01

cấm sử dụng

30

Isodrin (C12H8Cl6)

Isodrin

0,01

cấm sử dụng

31

Lindane (C6H6Cl6)

Lindane

0,01

cấm sử dụng

32

Methamidophos (C2H8NO2PS)

Monitor (Methamidophos)

0,01

cấm sử dụng

33

Monocrotophos (C7H14NO5P)

Monocrotophos

0,01

cấm sử dụng

34

Methyl Parathion (C8H10NO5PS)

Methyl Parathion

0,01

cấm sử dụng

35

Sodium Pentachlorophenate monohydrate C5Cl5ONa.H2O

Copas NAP 90 G, PMD4 90 bột, PBB 100 bột

0,01

cấm sử dụng

36

Parathion Ethyl (C7H14NO5P)

Alkexon, Orthophos, Thiopphos …

0,01

cấm sử dụng

37

Pentachlorophenol (C6HCl5IO)

CMM7 dầu lỏng

0,01

cấm sử dụng

38

Phosphamidon (C10H19ClNO5P)

Dimecron 50 SCW/DD…

0,01

cấm sử dụng

39

Polychlorocamphene C10H10Cl8

Toxaphene, Camphechlor, Strobane …

0,01

cấm sử dụng


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương