NGÂn hàng nhà NƯỚC


Sửa đổi nội dung hạch toán chi tiết tài khoản 1011 - Tiền mặt tại đơn vị như sau: "Hạch toán chi tiế



tải về 1.64 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.64 Mb.
#15362
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15
3. Sửa đổi nội dung hạch toán chi tiết tài khoản 1011 - Tiền mặt tại đơn vị như sau:

"Hạch toán chi tiết:



Mở 02 tài khoản chi tiết:

- Tiền mặt đã kiểm đếm.

- Tiền mặt thu theo túi niêm phong."



4. Sửa đổi tài khoản 105 - Kim loại quý, đá quý như sau:

"Tài khoản 105 - Kim loại quý, đá quý

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý của tổ chức tín dụng.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Tổ chức tín dụng phải phân biệt vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ.

- Vàng tiền tệ (thuộc khoản mục tiền tệ) là ngoại hối theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, hoặc vàng tiêu chuẩn quốc tế (là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận). Vàng tiền tệ được coi như một loại ngoại tệ và là tài sản dự trữ thanh toán quốc tế.

- Vàng phi tiền tệ (thuộc khoản mục phi tiền tệ) là vàng được mua với mục đích gia công, chế tác làm đồ trang sức. Vàng phi tiền tệ được coi như một loại vật tư, hàng hóa thông thường.

2. Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp đối với tài khoản vàng tiền tệ tương tự như kế toán tài khoản ngoại tệ. Nghiệp vụ mua bán và phái sinh vàng tiền tệ, kế toán sử dụng các tài khoản mua bán và phái sinh ngoại tệ để hạch toán (coi vàng như một loại ngoại tệ).

3. Kế toán đối với tài khoản vàng phi tiền tệ theo giá gốc, cụ thể:

- Giá trị vàng phi tiền tệ khi nhập kho, xuất kho đều tính theo giá mua thực tế. Trường hợp vàng phi tiền tệ nhập kho có nhiều giá mua khác nhau thì khi xuất kho, giá trị vàng phi tiền tệ xuất kho được hạch toán theo giá mua bình quân của số vàng phi tiền tệ tồn kho.

- Đối với các tổ chức tín dụng có điều kiện tổ chức hạch toán theo dõi và bảo quản số vàng phi tiền tệ tồn kho theo giá mua khác nhau, kế toán có thể áp dụng phương pháp hạch toán giá trị vàng phi tiền tệ xuất kho theo đúng giá mua thực tế của số vàng phi tiền tệ đó.

- Hoạt động tiêu thụ vàng phi tiền tệ sử dụng tài khoản 478 - Tiêu thụ vàng bạc, đá quý.

4. Trong kế toán chi tiết về vàng, các tổ chức tín dụng hạch toán cả giá trị và khối lượng hiện vật nhập, xuất, tồn kho. Khi lên Báo cáo kế toán, giá trị vàng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định.

Tài khoản 105 - Kim loại quý, đá quý có các tài khoản cấp III sau:

1051 - Vàng tại đơn vị

1052 - Vàng tại đơn vị hạch toán báo sổ

1053 - Vàng đang mang đi gia công, chế tác

1054 - Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển

1058 - Kim loại quý, đá quý khác.

Tài khoản 1051 - Vàng tại đơn vị

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị vàng của tổ chức tín dụng.



Bên Nợ ghi:

- Giá trị vàng nhập kho.

Bên Có ghi:

- Giá trị vàng xuất kho.

Số dư Nợ:

- Phản ánh giá trị vàng tồn kho tại đơn vị.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ.

Tài khoản 1052 - Vàng tại đơn vị hạch toán báo sổ

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị vàng tại quỹ của các đơn vị hạch toán báo sổ (không lập bảng cân đối kế toán riêng).



Bên Nợ ghi:

- Giá trị vàng tiếp quỹ cho các đơn vị hạch toán báo sổ.

- Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ thu vào.



Bên Có ghi:

- Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ chuyển về cho đơn vị chủ quản.

- Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ chi ra.



Số dư Nợ:

- Giá trị vàng hiện đang còn tồn quỹ tại đơn vị hạch toán báo sổ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị hạch toán báo sổ.

Tài khoản 1053 - Vàng đang mang đi gia công, chế tác

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị vàng xuất kho mang đi gia công chế tác của tổ chức tín dụng.



Bên Nợ ghi:

- Giá trị vàng xuất kho mang đi gia công chế tác.

Bên Có ghi:

- Giá trị vàng mang đi gia công chế tác đã nhập lại kho.

Số dư Nợ:

- Phản ánh giá trị vàng đang mang đi gia công, chế tác.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 01 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 1054 - Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý xuất quỹ đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường vận chuyển. Trường hợp giao nhận trực tiếp không hạch toán vào tài khoản này.



Bên Nợ ghi:

- Giá trị kim loại quý, đá quý xuất quỹ chuyển đến các đơn vị nhận.

Bên Có ghi:

- Giá trị kim loại quý, đá quý đã chuyển đến cho đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo để hạch toán).

Số dư Nợ:

- Giá trị kim loại quý, đá quý chuyển cho các đơn vị đang vận chuyển.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận kim loại quý, đá quý chuyển đến.

Tài khoản 1058 - Kim loại quý, đá quý khác

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý của tổ chức tín dụng.

Nội dung hạch toán trên tài khoản này giống nội dung hạch toán trên tài khoản 1051 - Vàng tại đơn vị.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại kim loại quý, đá quý."

5. Sửa đổi tên tài khoản 13 - "Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác" thành "Tiền, vàng gửi tại tổ chức tín dụng khác".

6. Sửa đổi tài khoản 14 - Chứng khoán kinh doanh như sau:

"Tài khoản 14 - Chứng khoán kinh doanh

Tài khoản 14 - Chứng khoán kinh doanh có các tài khoản cấp II sau:

Tài khoản 141 - Chứng khoán Nợ

Tài khoản 142 - Chứng khoán vốn

Tài khoản 148 - Chứng khoán kinh doanh khác

Tài khoản 149 - Dự phòng rủi ro chứng khoán

Nội dung hạch toán các tài khoản:

Tài khoản 141 - Chứng khoán Nợ

Tài khoản 142 - Chứng khoán Vốn

Tài khoản 148 - Chứng khoán kinh doanh khác

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị chứng khoán tổ chức tín dụng mua vào, bán ra để hưởng chênh lệch giá.

Hạch toán tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

1 - Chứng khoán kinh doanh được hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).

2- Tiền lãi của chứng khoán nhận được trong thời gian nắm giữ chứng khoán được ghi vào thu nhập lãi.

3- Khi tổ chức tín dụng bán, chuyển nhượng chứng khoán thì bên Có tài khoản này phải được ghi theo giá thực tế mà trước đây đã hạch toán khi mua loại chứng khoán này (để tất toán), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh.

4- Tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính, căn cứ vào tình hình biến động giá chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đối với số chứng khoán chưa bán tại thời điểm khóa sổ.

5- Nếu chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc cơ chế tài chính cho phép: Định kỳ khi lập báo cáo tài chính, chứng khoán được đánh giá lại theo giá thị trường. Tât cả mọi lãi (lỗ) phát sinh nhưng chưa thực hiện được ghi vào thu nhập hoặc chi phí về kinh doanh chứng khoán (đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh).



Bên Nợ ghi:

- Giá trị chứng khoán tổ chức tín dụng mua vào.

Bên Có ghi:

- Giá trị chứng khoán tổ chức tín dụng bán ra.

- Giá trị chứng khoán được thanh toán.



Số dư Nợ:

- Phản ánh giá trị chứng khoán tổ chức tín dụng đang quản lý.

Hạch toán chi tiết:

- Mở theo nhóm kỳ hạn đối với chứng khoán Nợ.

- Mở theo từng loại chứng khoán đối với chứng khoán Vốn.



Tài khoản 141 - Chứng khoán Nợ

Tài khoản này dùng để theo dõi các loại chứng khoán thuộc loại chứng khoán Nợ. Chứng khoán Nợ là loại chứng khoán mà bên phát hành phải thực hiện những cam kết mang tính ràng buộc đối với bên nắm giữ chứng khoán theo những điều kiện cụ thể về thời hạn thanh toán số tiền gốc, lãi suất,...

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

1411- Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương

1412- Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

1413- Chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

1414- Chứng khoán nước ngoài

Tài khoản 142 - Chứng khoán vốn

Tài khoản này được dùng hạch toán cho các loại cổ phiếu (cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi) do tổ chức tín dụng mua bán trên thị trường để hưởng chênh lệch giá mà không vì mục đích nắm giữ như vai trò của một nhà đầu tư dài hạn.

Chứng khoán Vốn là loại chứng khoán xác lập quyền chủ sở hữu của người nắm giữ chứng khoán đối với một doanh nghiệp. Theo đó, chứng khoán vốn thể hiện một phần tài sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ nợ (cổ phiếu thường, một số loại cổ phiếu ưu đãi khác...).

Tài khoản này có các tài khoản cấp III sau:

1421- Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

1422- Chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

1423- Chứng khoán nước ngoài

Tài khoản 148- Chứng khoán kinh doanh khác

Tài khoản này dùng để theo dõi các loại chứng khoán kinh doanh khác không thuộc các nhóm chứng khoán trên.

Nội dung hạch toán tài khoản 149:

Tài khoản 149- Dự phòng rủi ro chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với chứng khoán kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

Điều kiện trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán:

- Là chứng khoán được đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Đối với chứng khoán kinh doanh được phân loại là Tài sản có thuộc đối tượng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản có rủi ro tín dụng), tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

- Đối với chứng khoán kinh doanh không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá theo quy định của luật về dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

Tài khoản 149 có các tài khoản cấp III sau:

1491- Dự phòng cụ thể

1492- Dự phòng chung

1499- Dự phòng giảm giá

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:



Bên ghi:

- Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.

Bên Nợ ghi:

- Sử dụng dự phòng để xử lý.

- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.



Số dư Có:

- Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 01 tài khoản chi tiết."

7. Sửa đổi tài khoản 15 - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán như sau:

"Tài khon 15 - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán của Chính phủ, chính quyền địa phương hay tổ chức trong nước, nước ngoài phát hành mà tổ chức tín dụng đang đầu tư. Tài khoản này dùng để hạch toán các loại chứng khoán nợ và chứng khoán vốn nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi (tổ chức tín dụng phải có quy định nội bộ về vấn đề này, trừ khi pháp luật có quy định khác).

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

1. Đối với Chứng khoán Nợ:

a. Tổ chức tín dụng phải mở tài khoản chi tiết để phản ánh Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Trong đó: (i) Giá gốc chứng khoán (giá thực tế mua chứng khoán) bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí liên quan trực tiếp như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có); (ii) giá trị chiết khấu là giá trị chênh lệch âm giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có); (iii) giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với tổng giá trị của các khoản tiền gồm mệnh giá và lãi dồn tích trước khi mua (nếu có). Khi trình bày trên báo cáo tài chính, khoản mục chứng khoán này được trình bày theo giá trị thuần (Mệnh giá - Chiết khấu + Phụ trội).

b. Nếu điều kiện về công nghệ tin học cho phép, tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế (lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng). Trường hợp không thể thực hiện tính lãi trên cơ sở lãi suất thực thì giá trị phụ trội hoặc chiết khấu được phân bổ đều cho thời gian nắm giữ chứng khoán của tổ chức tín dụng.

c. Nếu thu được tiền lãi từ chứng khoán nợ đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn tích từ trước khi tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó, tổ chức tín dụng phải phân bổ số tiền lãi này. Theo đó, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi tổ chức tín dụng đã mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là thu nhập, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi tổ chức tín dụng mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.

d. Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán bị giảm giá xuống thấp hơn giá trị thuần của chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư.

2. Đối với chứng khoán vốn:

a. Chứng khoán vốn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) chi phí mua như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng (nếu có).

b. Thu nhập của tổ chức tín dụng từ việc đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán khi quyền của tổ chức tín dụng được xác lập và nhận được thông báo về việc phân chia cổ tức.

c. Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán bị giảm giá xuống thấp hơn giá gốc của chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư.

Bên Nợ ghi:

- Giá trị chứng khoán mua vào.


Bên Có ghi:

- Giá trị chứng khoán bán ra.

- Giá trị chứng khoán được tổ chức phát hành thanh toán.



Số dư Nợ:

- Giá trị chứng khoán đang nắm giữ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư đối với chứng khoán nợ.

- Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán đối với chứng khoán vốn.



Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:

151- Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương

152- Chứng khoán Nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

153- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

154- Chứng khoán Nợ nước ngoài

155- Chứng khoán Vốn do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

156- Chứng khoán Vốn do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

157- Chứng khoán Vốn nước ngoài

159- Dự phòng rủi ro chứng khoán

Tài khoản 151 - Chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Chính phủ (ngoại trừ tín phiếu Chính phủ), chứng khoán chính quyền địa phương mà tổ chức tín dụng đang đầu tư.



Tài khoản 152- Chứng khoán Nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

Tài khoản 153- Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

Tài khoản 154- Chứng khoán Nợ nước ngoài

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán Nợ mà tổ chức tín dụng đang nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào khi xét thấy có lợi.

Chứng khoán Nợ theo dõi trên tài khoản này bao gồm trái phiếu, giấy tờ có giá,... do các tổ chức tín dụng khác trong nước, tổ chức kinh tế trong nước hoặc chứng khoán do Chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài phát hành.

Tài khoản 155- Chứng khoán Vốn do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành

Tài khoản 156- Chứng khoán Vốn do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

Tài khoản 157- Chứng khoán Vốn nước ngoài

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán vốn mà tổ chức tín dụng đang nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán bất cứ lúc nào khi xét thấy có lợi, và không thuộc đối tượng hạch toán trên tài khoản 34.

Chứng khoán Vốn được hạch toán trên tài khoản này là chứng khoán vốn được niêm yết trên thị trường và không đủ các điều kiện để hình thành công ty con, công ty liên kết hoặc công ty liên doanh (cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).

Các khoản đầu tư như góp vốn theo hợp đồng góp vốn, mua cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán được phản ánh trên tài khoản 344, 348 (các khoản đầu tư dài hạn khác).



Tài khoản 159- Dự phòng rủi ro chứng khoán

Tài khoản này dùng để phản ánh việc tổ chức tín dụng trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của tổ chức tín dụng.

Hạch toán trên tài khoản này cần thực hiện theo các quy định sau:

Điều kiện trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán:

- Là chứng khoán được đầu tư, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với chứng khoán đầu tư được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

- Đối với chứng khoán đầu tư không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá theo quy định của luật về dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

Tài khoản 159 có các tài khoản cấp III sau:

1591- Dự phòng cụ thể

1592- Dự phòng chung

1599- Dự phòng giảm giá

Nội dung hạch toán tài khoản 159 giống nội dung hạch toán tài khoản 149."



8. Sửa đổi tài khoản 20- Cho vay các tổ chức tín dụng khác như sau:

"Tài khoản 20- Cho vay các tổ chức tín dụng khác



Tài khoản 201- Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam

Tài khoản 202- Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ

Tài khoản 203- Cho vay các tổ chức tín dụng nước ngoài bằng ngoại tệ

Các tài khoản này dùng để hạch toán số tiền tổ chức tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác vay và các khoản vay được tổ chức tín dụng gia hạn nợ hoặc đã quá hạn trả.



Tài khoản 205- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đã ứng trước trong hạn, quá hạn cho tổ chức tín dụng khác sau khi chấp thuận chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đó.



Tài khoản 209- Dự phòng rủi ro

Các tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác.

Tài khoản 209 có các tài khoản cấp III sau:

2091- Dự phòng cụ thể

2092- Dự phòng chung

Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:



Bên Có ghi:

- Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.

Bên Nợ ghi:

- Sử dụng dự phòng để xử lý.

- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định.



Số dư Có:

- Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết:

- Mở 01 tài khoản chi tiết."

9. Sửa đổi các tài khoản cấp III thuộc các tài khoản 20, tài khoản 21, tài khoản 23, tài khoản 25, tài khoản 27 ngoại trừ các tài khoản phản ánh dự phòng rủi ro thuộc các tài khoản nêu trên (tài khoản 209, 219, 239, 259, 279) như sau:

Tài khoản 201 có các tài khoản cấp III sau:

2011- Nợ trong hạn

2012- Nợ quá hạn

Tài khoản 202 có các tài khoản cấp III sau:

2021- Nợ trong hạn

2022- Nợ quá hạn

Tài khoản 203 có các tài khoản cấp III sau:

2031- Nợ trong hạn

2032- Nợ quá hạn

Tài khoản 205 có các tài khoản cấp III sau:

2051- Nợ trong hạn

2052- Nợ quá hạn

Tài khoản 211 có các tài khoản cấp III sau:

2111- Nợ trong hạn

2112- Nợ quá hạn

Tài khoản 212 có các tài khoản cấp III sau:

2121- Nợ trong hạn

2122- Nợ quá hạn

Tài khoản 213 có các tài khoản cấp III sau:

2131- Nợ trong hạn

2132- Nợ quá hạn

Tài khoản 214 có các tài khoản cấp III sau:

2141- Nợ trong hạn

2142- Nợ quá hạn

Tài khoản 215 có các tài khoản cấp III sau:

2151- Nợ trong hạn

2152- Nợ quá hạn

Tài khoản 216 có các tài khoản cấp III sau:

2161 - Nợ trong hạn

2162- Nợ quá hạn

Tài khoản 231 có các tài khoản cấp III sau:

2311- Nợ trong hạn

2312- Nợ quá hạn

Tài khoản 232 có các tài khoản cấp III sau:

2321- Nợ trong hạn

2322- Nợ quá hạn

Tài khoản 251 có các tài khoản cấp III sau:

2511- Nợ trong hạn

2512- Nợ quá hạn

Tài khoản 252 có các tài khoản cấp III sau:

2521- Nợ trong hạn

2522- Nợ quá hạn

Tài khoản 253 có các tài khoản cấp III sau:

2531- Nợ trong hạn

2532- Nợ quá hạn

Tài khoản 254 có các tài khoản cấp III sau:

2541- Nợ trong hạn

2542- Nợ quá hạn

Tài khoản 255 có các tài khoản cấp III sau:

2551- Nợ trong hạn

2552- Nợ quá hạn

Tài khoản 256 có các tài khoản cấp III sau:

2561- Nợ trong hạn

2562- Nợ quá hạn

Tài khoản 271 có các tài khoản cấp III sau:

2711- Nợ trong hạn

2712- Nợ quá hạn

Tài khoản 272 có các tài khoản cấp III sau:

2721- Nợ trong hạn

2722- Nợ quá hạn

Tài khoản 273 có các tài khoản cấp III sau:

2731 - Nợ trong hạn

2732- Nợ quá hạn

Tài khoản 275 có các tài khoản cấp III sau:

2751 - Nợ trong hạn

2752- Nợ quá hạn



tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương