Ường Đại học y dược Thái Nguyên


Wade DS và cộng sự (1994). Accuracy of ultrasound in the diagnosis of acute appendicitis compared with the surgeon's clinical impression. Pubmed



tải về 5.53 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích5.53 Mb.
#36291
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Wade DS và cộng sự (1994). Accuracy of ultrasound in the diagnosis of acute appendicitis compared with the surgeon's clinical impression. Pubmed



RESEARCH OF ULTRASOUND VALUE IN DIAGNOSE OF ACUTE APPENDICITIS AT HOSPITAL OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHAMACY

By Nguyen Van Kien , Nguyen Thi Thu Huyen, Ma Van Tham

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Time and setting: A study was conducted at Hospital of Thai Nguyen University of Medicine and Phamarcy from 1/2015 to 12/2015. Objective: To describe an imaging characteristics of acute appendicitis and identify values of acute appendicitis on ultrasonography . Subjects: Patients were diagnosed with acute appendicitis by ultrasonography and given by sugery. Method: A cross-sectional descriptive study used in the study. Results: 47 patients were diagnosed with acute appendicitis by ultrasonography in which 27 were males and 20 were females. The average age ứa 35.2 years old. Imagine of appendicitis with a diameter > 6 mm and fatty infiltration around accounted for 74.5%. Imagine of appendicitis with a diameter > 6 mm and fluid around accounted for 63.8% . The sensitivity of ultrasonography was 85.1%, specificity was 97.7% and accuracy was 91.1%.

Keywords: Ultrasound of appendicitis, acute appendicitis
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG BẰNG BUPIVACAIN VÀ FENTANYL ĐỂ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT CHI DƯỚI

Phạm Thị Lan, Tạ Quang Hùng, Đỗ Thị Trang



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacain và fentanyl để giảm đau sau phẫu thuật chi dưới.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả tiến cứu, phân tích trên 30 bệnh nhân có ASA 1-2, tuổi từ 18 – 60, không có chống chỉ định với gây tê ngoài màng cứng, có chỉ định phẫu thuật chi dưới cấp cứu và có kế hoạch tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Khoa Ngoại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Các bệnh nhân không dùng thuốc tiền mê, được gây tê ngoài màng cứng trước, lưu catheter ở khoang ngoài màng cứng, sau đó tiến hành gây tê tủy sống để phẫu thuật. Sau mổ khi bệnh nhân đau và phải dung thuốc giảm đau (VAS ≥ 5) bolus 10ml thuốc tê (bupivacain 1% + fentanyl liều 2µg/ml + adrenalin 1/200.000) cho đến khi VAS < 4 thi bắt đầu chạy thuốc tê bằng bơm tiêm điện với liều 6-8ml/h. Theo dõi điểm VAS, thay đổi huyết động tại các thời điểm nghiên cứu. Kết quả: Phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp bupivacain và fentanyl để giảm đau sau phẫu thuật chi dưới cho kết quả tốt. Điểm VAS tại các thời điểm nghiên cứu luôn đạt mức < 4 điểm, sau khi truyền liên tục thuốc tê từ giờ thứ 12 đến 72 giờ bệnh nhân không đau (VAS = 0).

Từ khóa: Gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, bupivacain, fentanyl.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấn thương chi dưới là một trong những chấn thương hay gặp trong các tai nạn sinh hoạt, giao thông, cũng như các tai nạn lao động. Việc giảm đau trong và sau mổ luôn được các nhà phẫu thuật và gây mê hồi sức quan tâm. Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) đã được áp dụng trong gây mê từ những năm đầu thế kỷ XIX, tuy nhiên do chưa hiểu rõ sinh lý của cột sống, kỹ thuật, thuốc tê và các phương tiện còn hạn chế nên tỷ lệ biến chứng cao do vậy phương pháp này đã bị quên lãng trong một thời gian dài. Sau này nhờ các nghiên cứu sâu hơn về phương pháp gây tê ngoài màng cứng ở trong nước cũng như trên thế giới, phương pháp GTNMC đã trở thành một trong những phương pháp được ưa chuộng trong phẫu thuật và giảm đau sau mổ chi dưới.

Phương pháp GTNMC sử dụng nhiều các thuốc tê khác nhau, trong đó bupivacain là thuốc tê được các bác sĩ gây mê sử dụng thường xuyên, tuy nhiên thuốc có các tác dụng phụ như: tụt huyết áp, mạch chậm, độc cho cơ tim. Chính vì vậy các nhà gây mê thường xuyên tìm hiểu nghiên cứu các loại thuốc phối hợp với bupivacain để làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Các thuốc giảm đau họ morphin được sử dụng phối hợp với bupivacain vừa làm giảm tác dụng phụ của thuốc, vừa có tác dụng tăng thời gian giảm đau sau mổ cho bệnh nhân.

Ở Việt Nam nói chung và đặc biệt ở Thái Nguyên các nghiên cứu và báo cáo về sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp bupivacain với fentanyl đối với các phẫu thuật chi dưới còn hạn chế, do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu:



1. Đánh giá kết quả giảm đau sau mổ của gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp bupivacain và fentanyl trong phẫu thuật chi dưới.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng: Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật 2 chi dưới, tuổi từ 15 - 60, ASA 1-2, không có chống chỉ định gây tê ngoài màng cứng.

2. Thời gian, địa điểm: 12/2014-8/2015 tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Khoa Ngoại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

3. Phương pháp

3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, phân tích.

3.2. Phương tiện kỹ thuật: Máy theo dõi Phillip (nhịp tim, huyết áp, SpO2 ), bộ dụng cụ gây tê ngoài màng cứng Perifix, B-Braun, Đức; kim gây tê tủy sống của hãng B-Braun. Thước đo điểm đau VAS của hãng Astra thang điểm từ 0 – 10.

3.3. Thuốc dùng trong nghiên cứu: Bupivacain 0,5% của hãng Astra, Fentanyl của dược phẩm TW2, thuốc hồi sức

3.3. Chuẩn bị bệnh nhân: Tại phòng mổ: Cho bệnh nhân nằm đầu bằng, lắp máy theo dõi nhịp tim, ECG, SpO2, thở oxy qua mask 3-5l/ph ít nhất 5ph trước gây tê, truyền dịch trước gây tê. Bệnh nhân được giải thích rõ về phương pháp gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống để phẫu thuật và giảm đau sau mổ. Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu không dùng các thuốc an thần, tiền mê để đánh giá chính xác tác dụng giảm đau của phương pháp nghiên cứu. Bác sĩ gây mê rửa tay, mặc áo đi găng vô khuẩn và tiến hành kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống. Đặt tư thế bệnh nhân ngồi trên bàn mổ, đầu cúi, lưng gập tối đa về phía bụng. Sát trùng vùng chọc kim 3 lần bằng cồn iod. Chọc kim vị trí L2-L3, L3-L4 để gây tê ngoài màng cứng, khi kim đã vào khoang ngoài màng cứng, luồn catheter vào khoang ngoài màng cứng tương ứng với vị trí D12-L1, cố định catheter. Sau đó tiến hành phương pháp gây tê tủy sống để phẫu thuật, kim gây tê được chọc dưới vị trí gây tê ngoài màng cứng 1 khoanh đốt sống. Theo dõi bệnh nhân sau khi hết thời gian giảm đau của gây tê tủy sống (VAS > 4) bệnh nhân đau và cần phải sự dụng thuốc giảm đau thì bolus hỗn hợp 8ml thuốc tê (bupivacain 0,1% + fentanyl 2µg/ml), sau 5 phút đánh giá lại, nếu VAS < 4 thì truyền hỗn hợp thuốc tê liên tục qua bơm tiêm điện từ 4-10ml/h để duy trì VAS < 4.

3.5. Thu thập số liệu: Số liệu được thu thập theo phiếu điều tra thiết kế sẵn bởi người nghiên cứu. Các thông tin thu thập: Đặc điểm bệnh nhân (giới, tuổi, chiều cao (m), cân nặng (kg), loại phẫu thuật, ASA (1 hoặc 2), chỉ số huyết động (nhịp tim (l/ph), huyết áp (mmHg), SpO2, thời gian vô cảm, tổng lượng thuốc tê cần dùng, lượng thuốc tê từng ngày, số lần thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng.

- Thời điểm nghiên cứu: T0 (khi bắt đầu bolus thuốc tê), T1(sau bolus 5 phút), T2 (sau bolus 10 phút), T3 (sau chạy bơm tiêm điện 15 phút), T4 (sau chạy bơm tiêm điện 1 giờ), T5 (sau chạy bơm tiêm điện 6 giờ), T6 (sau chạy bơm tiêm điện 12 giờ), T7 (Sau chạy bơm tiêm điện 24 giờ) T8 (Sau chạy bơm tiêm điện 36 giờ), T9 (Sau chạy bơm tiêm điện 48 giờ), T10 (Sau chạy bơm tiêm điện 72 giờ).



3.6. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm bệnh nhân

Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới

Giới

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

16

53,3

Nữ

14

46,7

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ 53,3% và 46,7% tương đương trong nghiên cứu.

Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo cân nặng và theo tuổi


Thông số

X ± SD

Min – Max

Tuổi (năm)

32, 13 ± 7,59

20 – 46

Cân nặng (kg)

51,60 ± 6,45

40 – 65

Nhận xét: tuổi trung bình trong nghiên cứu là 32, 13 ± 7,59, thấp nhất là 20, cao nhất là 46. Cân nặng trung bình là 51,60 ± 6,45, thấp nhất là 40 cao nhất là 65.

Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo phẫu thuật


Loại phẫu thuật

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Phẫu thuật vùng đùi

18

60

Phẫu thuật cẳng chân

12

40

Nhận xét: Phẫu thuật vùng đùi là 18 trường hợp, chiếm tỷ lệ 60% cao hơn các phẫu thuật vùng cẳng chân 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 40%.

Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo ASA

Phân loại

Số lượng

Tỷ lệ (%)

ASA1

27

90

ASA2

3

10

Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều khỏe mạnh ASA1 chiếm tỷ lệ 90%, còn lại 10% bệnh nhân ASA2 là các bệnh nhân mắc các bệnh nhẹ không ảnh hưởng nhiều tới quá trình nghiên cứu.

Bảng 5. Thời gian mổ, thời gian giảm đau của gây tê tủy sống

Thông số

X ± SD

Min – Max

Thời gian phẫu thuật

101,5± 22,01

80 - 150

Thời gian giảm đau của GTTS

140,00 ± 10,98

120 – 160

Nhận xét: Thời gian phẫu thuật chi dưới là 101,5± 22,01 phút, cao nhất là 150 phút, thấp nhất là 80 phút. Thời gian giảm đau trung bình của gây tê tủy sống là 140,00 ± 10,98 phút. So với thời gian phẫu thuật chi dưới trung bình là 101,5± 22,01 phút, tác dụng giảm đau của gây tê tủy đủ để phẫu thuật viên thực hiện kỹ thuật.

2. Kết quả giảm đau của phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Bảng 6: Số lần chọc kim gây tê ngoài màng cứng


Số lần thực hiện

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 lần

18

60

2 lần

8

26,67

3 lần

4

13,33

Thất bại

0

0

Bảng 7: Thời gian thực hiện kỹ thuật tê


Đặc điểm

Trung bình

Ngắn nhất – dài nhất

Thời gian thực hiện kỹ thuật tê (phút)

11,24 ± 1,94

8 – 15


Biểu đồ 2.1. Ảnh hưởng lên nhịp tim, huyết áp tâm thu và SpO2


Biểu đồ 2.1. Ảnh hưởng lên nhịp tim, huyết áp tâm thu và SpO2

Nhận xét: Mạch và huyết áp tâm thu đều giảm ở thời điểm T1 tức là sau khi bolus thuốc tê 5 phút, điều này phù hợp vì gây tê ngoài màng cứng có tác dụng ức chế giao cảm gây giãn mạch hạ huyết áp, chủ yếu là huyết áp tâm thu, nhịp tim giảm nhưng vẫn trong giới hạn cho phép. Sau đó ở các thời điểm nghiêm cứu khác thấy huyết áp tâm thu và mạch ít có sự thay đổi chứng tỏ bệnh nhân không đau.



Biểu đồ 2.2. Giá trị của điểm VAS khi nghỉ ngơi tại các thời điểm nghiên cứu


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 5.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương