Ường Đại học y dược Thái Nguyên


TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG SỚM TẠI TRƯỜNG MẦM NON 19.5 THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THEO ICDAS II



tải về 5.53 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích5.53 Mb.
#36291
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG SỚM TẠI TRƯỜNG MẦM NON 19.5 THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THEO ICDAS II


Đỗ Minh Hương, Lê Thị Thu Hằng

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi tại Trường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỉ lệ và mức độ bệnh sâu răng. Mỗi trẻ được khám và đánh giá tình trạng sâu răng dựa vào ICDAS II. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 75,8% trẻ có sâu răng sữa với smtm là 9,6 12,3. Thêm vào đó, sâu răng gặp nhiều ở răng cửa hàm trên và răng hàm sữa. Tổn thương có ở tất cả các mặt răng trong đó sâu mặt nhai chiếm tỷ lệ cao nhất (66,1% ). 91.8% tổn thương sâu răng trong giai đoạn muộn (49,1% mặt răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng), 8,2% tổn thương sâu răng giai đoạn sớm (30% trẻ). Do đó, tăng cường tái khoáng hóa răng, điều trị phục hồi thân răng là cần thiết nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng cho đối tượng này.

Từ khóa: smtm, ICDAS II, sâu răng sớm, 24 - 71 tuổi.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương sâu răng (có thể đã hình thành lỗ hoặc chưa), mất răng (do sâu), mặt răng đã được hàn (do sâu) trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ 71 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn (AADP, 2008) [1]. Sâu răng sớm ở trẻ nhỏ là kết quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ ảnh hưởng đến bệnh: yếu tố môi trường (thói quen vệ sinh răng miệng, thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng, nước bọt,..), yếu tố về gen,…[2][3].

Tổn thương sâu răng có tính chất phát triển nhanh ở nhiều răng, trên các mặt răng bình thường ít bị sâu, có thể nhanh chóng tiêu diệt bộ răng sữa của trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ [3][4]. Khi không được điều trị sâu răng có là nguyên nhân gây nên đau, nhiễm trùng cấp tính, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vị trí mọc răng vĩnh viễn ở trẻ và gây ra sai khớp cắn; mất các răng phía trước có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Greenwell và cộng sự chỉ ra rằng 84% trẻ không có sâu răng sữa sẽ không sâu răng ở hệ răng hỗn hợp [5]. Do đó, dự phòng và điều trị sớm sâu răng ở lứa tuổi này có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, ở Việt Nam tỷ lệ sâu răng sữa là rất cao, việc điều trị và bảo tồn răng sữa vẫn chưa được gia đình và nha sĩ quan tâm đúng mức. Năm 2010 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội khuyến cáo 81,6% trẻ em từ 4 - 8 tuổi sâu răng sữa, là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ [6]. Để góp phần xây dựng chiến lược dự phòng và điều trị bệnh sâu răng cho lứa tuổi học sinh mầm non đề tài này được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ sâu răng sớm trẻ em Trường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 2 – 5 tuổi Trường Mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2015 đến 12/2015.



- Địa điểm nghiên cứu: Trường Mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang

- Tiêu chuẩn chọn mẫu:

+ Tiêu chuẩn lựa chọn:

Trẻ 2 – 5 tuổi

Trẻ hợp tác tốt

Được sự đồng ý của Phụ huynh học sinh.

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

Bất thường về tâm thần kinh.

Vắng mặt vào ngày khám.

- Cỡ mẫu: được tính theo công thức:


n = Z2 (1-/2)

pq




d2

Z (1-/2) = 1.96, =0.05, d= 0.05, p= 0,816 [6]

Cỡ mẫu được tính là 231. Để phục vụ cho mục tiêu xây dựng mô hình dự phòng và điều trị bệnh sâu răng của trẻ 2 - 5 tuổi, tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ trẻ em Trường mầm non 19.5 đủ tiêu chuẩn chọn mẫu với cỡ mẫu n = 1184 trẻ.



2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

Sâu răng được xác định bằng cách khám lần lượt tất cả các răng bằng cây thăm dò và gương nha khoa. Tỉ lệ sâu răng được xác định theo chỉ số Sâu Mất Trám Mặt răng (smtm) theo tiêu chí của hệ thống đánh giá, phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II (The International Caries Detection and Assessment System - 2005) [7][8]. Sâu răng sớm được xác định theo tiêu chí của Viện hàn lâm nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD - American Academy of Pediatric Dentistry, 2008) [1].

Bảng 1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát và sâu răng thứ phát theo hệ thống đánh giá, phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II (2005).


Mã số

Sâu răng nguyên phát

Sâu răng thứ phát

0

Lành mạnh

Mặt răng đã hàn, không có sâu thứ phát.

1

Đốm trắng đục(sau thổi khô 5 giây)

Đốm trắng đục (sau thổi khô 5 giây)

2

Đổi màu trên men (răng ướt)

Đốm trắng đục, vàng hoặc nâu lan rộng đến miếng hàn khi răng ướt

3

Vỡ men định khu (không thấy ngà)

Lỗ sâu ngay viền miếng hàn <5mm

4

Bóng đen ánh lên từ ngà

Sâu vỡ men, cement nhưng không thấy ngà. Có bóng mờ từ ngà.

5

Xoang sâu thấy ngà

Sâu vỡ men, cement lan rộng >5mm nhưng không thấy ngà. Có bóng mờ từ ngà.

6

Xoang sâu thấy ngà lan rộng (>1/2 mặt răng)

Lỗ sâu lan rộng cả chiều sâu, độ rộng và thấy rõ ngà răng.

Cách xác định chỉ số sâu mất trám mặt răng (smtm):

smtm =

mặt sâu + mặt mất + mặt trám

Số người được khám

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu

Khám lần lượt tát cả các răng trên lâm sàng được thực hiện bởi hai bác sĩ Răng Hàm Mặt (đã được tập huấn). Chỉ số Kappa đánh giá độ tin cậy của việc khám răng đạt mức tốt.



2.6. Xử lý số liệu:

Các thông số giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm để đánh giá tỷ lệ và mức độ bệnh sâu răng.



3. Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi Trường mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt về giới tính, chủ yếu là dân tộc kinh với kết quả là:



3.1. Tình trạng sâu răng

Bảng 1: Tình trạng sâu răng theo tuổi

Răng

Sâu răng

n(%)

Không sâu răng

n(%)

dmfs

(  SD)

24 - 35 tháng

118(45,9)

139(54,1)

3,6 6,5

36 - 47 tháng

232(72,0)

90(28,0)

8,4 11,9

48 - 59 tháng

270(89,4)

32(10,6)

10,4 11,7

60 - 71 tháng

277(91,4)

26(8,6)

15,0 14,2

Tổng

897(75,8%)

287(24,2%)

9,6 12,3


Nhận xét: 75,8% trẻ bị sâu răng sữa với chỉ số smtm là 9,6 12,3, ở mức rất cao theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới. Số trẻ mắc sâu răng sớm ở mức độ trầm trọng chiếm tỷ lệ cao, cá biệt một số trẻ có tổn thương sâu răng trên tất cả các răng với trên 80 mặt răng sâu. Tỷ lệ sâu răng và chỉ số smtm gia tăng theo lứa tuổi. Khoảng 90% trẻ 4 - 5 tuổi sâu răng sữa.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 5.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương