MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU 5


II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011



tải về 3.46 Mb.
trang3/24
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.46 Mb.
#19669
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011


Kinh tế duy trì mức tăng trưởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ước đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ (năm 2010 tăng 12,3%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt kế hoạch đề ra (KH tăng 13%), song đây cũng là mức tăng cao so với nhiều tỉnh, thành phố khác. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) cả năm ước đạt 30.087 tỷ đồng, bằng 94,4% KH và tăng 10,2% so với cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp Trung ương ước đạt 19.511 tỷ đồng (chiếm 64,8% giá trị toàn ngành), tăng 10,7% (năm trước tăng 3,7%); công nghiệp địa phương và khu vực kinh tế ngoài nhà nước 5.965 tỷ đồng (chiếm 19,8%), tăng 8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4.609,9 tỷ đồng (chiếm 15,3%), tăng 7,1%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt 2.433 triệu USD, bằng 100% KH và tăng 10,1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.883 triệu USD, tăng 12,1% cùng kỳ. Tổng giá trị hàng hoá kinh doanh theo loại hình tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan qua các cửa khẩu biên giới trên biển và đất liền của tỉnh đạt 4.200 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ (hàng xuất khẩu chủ yếu là than, cao su, Ferro Wolfram, quặng Apatit, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng nông sản, hải sản và thực phẩm. Hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, máy móc, thiết bị vật tư công trình, dự án...).

Hoạt động du lịch đảm bảo duy trì mức tăng trưởng. Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 6 triệu lượt khách, bằng 111,1% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 2,3 triệu lượt. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 26.344 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa (phần cân đối ngân sách) ước đạt 13.150 tỷ đồng, tăng 35% cùng kỳ, tăng 32% dự toán (vượt thu trên 3.000 tỷ dành cho thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển); thu xuất nhập khẩu ước đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 2,4% dự toán, các khoản thu được để lại quản lý qua ngân sách Nhà nước 194,5 tỷ đồng, tăng 35% dự toán.

Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến đạt 12.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự toán. Trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 6.336 tỷ đồng, chi thường xuyên 6.412,9 tỷ đồng, đạt 119% dự toán.

Giải quyết việc làm mới cho 2,65 vạn lao động, đạt 102% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 51%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 40,5%, đã dạy nghề cho 3.542 lao động nông thôn, đào tạo sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho 20.572 người.

(Nguồn: Báo cáo số 108 /BC-UBND ngày 24/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh.

Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hòa giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ưu tiên phát triển du lịch, nhưng phải chú trọng giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010.

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội; đặc biệt, chú ý đến vùng núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người, trước hết là nâng cao dân trí và mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh; đặc biệt, chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyền quốc gia.



Một số chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu đến 2015:

Về kinh tế: 

- Tăng trưởng GDP bình quân (giá so sánh) trên 13%/năm; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân trên 13,5%/năm; Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trên 3,5%/năm; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân trên 14,4%/năm;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 7%/năm;

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân trên 10%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015: 3.000 - 3.050 USD.

- Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2015: Công nghiệp và xây dựng 53% - nông, lâm, ngư nghiệp 4% - các ngành dịch vụ 43%.

- Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.



Về xã hội: 

- Giải quyết việc làm mới hàng năm: 2,6 vạn lao động;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới): 1,1%/năm;

- Giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,02%/năm. Đến năm 2015: Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 15%; 100% xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 4,3%.

(Nguồn: Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII).

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TRẠM THU PHÁT SÓNG

  1. Thuận lợi


Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức cao, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ngày được cải thiện, cơ chế chính sách thu hút đầu tư bước đầu được xây dựng đã tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới.

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đây là thuận lợi cho Quảng Ninh trong thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp.

Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá cao, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiềm kiếm lao động.

Dân số khu vực thành thị chiếm tỷ lệ cao (52% dân số); đây là khu vực có nhu cầu cao trong sử dụng dịch vụ thông tin di động.

Tỉnh đang trong giai đoạn phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng (giao thông, đô thị,…), tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng hạ tầng mạng lưới đồng bộ.

  1. Khó khăn


Điều kiện kinh tế, xã hội của các cụm dân cư không đồng đều, nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các khu vực cũng rất khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng phát triển hạ tầng của các doanh nghiệp.

Một số khu vực trên địa bàn tỉnh có dạng địa hình: đồi núi, đảo, ven biển…cần xây dựng hạ tầng với số lượng khá lớn tại các khu vực này để đảm bảo các yếu tố về vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ.

Quảng Ninh là tỉnh biên giới việc phát triển mạng lưới thông tin di động khu vực sát biên giới liên quan tới an ninh quốc phòng.

Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung có được cải thiện nhưng vẫn còn kém, nhất là khu vực nông thôn.

Tại một số khu vực, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng phát triển trạm thu phát sóng do người dân cản trở không cho xây dựng, lắp đặt bởi lo ngại về ảnh hưởng của sóng điện từ tới sức khỏe.

  1. Cơ hội


Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, là cơ hội cho tỉnh Quảng Ninh mở rộng thị trường thu hút vốn đầu tư.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy nhu cầu liên lạc quốc tế, cơ hội lớn để có thể phát triển dịch vụ quốc tế.

Trong tương lai, kinh tế Quảng Ninh sẽ phát triển mạnh, đây là cơ hội để tỉnh thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới trên địa bàn.

Nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông của người dân còn lớn (nhất là các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng…).


  1. Thách thức


Tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh đòi hỏi cần đầu tư lớn cho phát triển hạ tầng mạng.

Yêu cầu về chất lượng dịch vụ khi kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp trong việc phát triển hạ tầng và phát triển dịch vụ.




tải về 3.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương