Môn lãnh đạo quản lý phầN 1: LÝ luận vấn đề 1: Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quản lý? Mối quan hệ ? Khái niệm: Hoạt động lãnh đạo


Vấn đề 6: Những yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo quản lý của người lãnh đạo quản lý?



tải về 185 Kb.
trang11/25
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích185 Kb.
#50616
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25
8 - KY NANG LANH DAO VA QUAN LY

Vấn đề 6: Những yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo quản lý của người lãnh đạo quản lý?

- Phẩm chất chính trị, đạo đức: Phẩm chất, đạo đức chính trị là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo, quản lý. Chỉ có trung thành với lợi ích của dân tộc, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, người lãnh đạo, quản lý mới say mê nghiên cứu, tìm chọn con đường, biện pháp thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích chính đáng, thiết thực cho nhân dân. Đó chính là mảnh đất tốt để nảy nở, phát triển phong cách làm việc khoa học, dân chủ, tập thể, gần dân.

- Cơ chế, chính sách: Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý và hoạt động lãnh đạo, quản lý phải tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước quy định hệ thống các quy tắc xử sự buộc người lãnh đạo, quản lý phải tuân theo. Đồng thời, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước điều chỉnh hành vi của người lãnh đạo, quản lý. Qua đó, giúp cho người lãnh đạo, quản lý hình thành phong cách lãnh đạo, quản lý chuẩn mực.

- Khí chất: Những nét tâm lý, nhân cách mà người lãnh đạo, quản lý được giáo dục và tự giáo dục trong cuộc sống hằng ngày khi đã trở thành khí chất cá nhân sẽ góp phần tạo nên đặc điểm riêng, tương đối ổn định trong cách thức hoạt động tạo nên phong cách của họ. Ngược lại, khi người lãnh đạo, quản lý chủ động rèn luyện mình theo một mẫu phong cách lãnh đạo, quản lý thì cũng chính là quá trình họ bổ sung vào nhân cách của mình những thuộc tính tâm lý tương ứng với yêu cầu của phong cách mới.

- Tri thức: Tri thức là cơ sở quan trọng để hình thành phong cách khoa học. Cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; cách làm việc dân chủ, tập thể, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn… chỉ có thể là sản phẩm của trí tuệ.

Vấn đề 7: Các yêu cầu trong việc xây dựng đề cương bài diễn thuyết?

Đề cương là văn bản mà dựa vào đó người cán bộ lãnh đạo, quản lý tiến hành buổi diễn thuyết trước công chúng.

Đề cương bài diễn thuyết cần đạt tới các yêu cầu sau:

- Phải thể hiện mục đích tuyên truyền thuyết phục. Đề cương là sự cụ thể hóa mục đích tuyên truyền bằng các phần, các mục, các luận điểm, luận cứ, luận chứng.

- Phải chứa đựng, bao hàm nội dung tuyên truyền một cách logic. Cần xây dựng nhiều phương án của đề cương, từ đó chọn phương án tối ưu. Phương án là phương án phù hợp với một đối tượng công chúng, cụ thể xác định.

Quá trình xây dựng đề cương có thể thay đổi, bổ sung, hoàn thiện dành từ thấp đến cao, từ đề cương sơ bộ đến đề cường chi tiết, đối với nhưng vấn đề quan trọng, phát triển, phát biểu trước những đối tượng có trình độ học vấn, trình độ văn hóa cao, đề cương được chuẩn bị càng tốt.

Đề cương bài bài diễn thuyết được kết cấu bởi ba phần: Phần mở đầu, phần chính và phần kết luận. Mỗi phần có chức năng riêng, yêu cầu riêng, phương pháp riêng.


tải về 185 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương