Môn lãnh đạo quản lý phầN 1: LÝ luận vấn đề 1: Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quản lý? Mối quan hệ ? Khái niệm: Hoạt động lãnh đạo


Vì sao trong lãnh đạo, quản lý phải chú ý phong cách lãnh đạo dân chủ



tải về 185 Kb.
trang7/25
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích185 Kb.
#50616
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   25
8 - KY NANG LANH DAO VA QUAN LY

2. Vì sao trong lãnh đạo, quản lý phải chú ý phong cách lãnh đạo dân chủ

Có nhiều kiểu phong cách lãnh đạo, quản lý song cán bộ cơ sở cần định hướng lựa chọn và xây dựng cho mình một phong cách dân chủ, bởi đây là kiểu phong cách có nhiều ưu điểm nhất, đem lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức và nâng cao uy tín của người cán bộ.

Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bằng việc người cán bộ biết sử dụng quyền lực của mình một cách hợp lý, không lạm dụng quyền lực; biết lắng nghe, tranh thủ ý kiến của cán bộ cấp dưới, của quần chúng, đưa họ tham gia vào việc ra quyết định và thực hiện quyết định; có cách thức làm việc khoa học, tác phong sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ. Người cán bộ cơ sở phải luôn đặt lợi ích của tập thể, của quần chúng lên trên hết, vì lợi ích của tập thể, của quần chúng. Mọi suy nghĩ hành động đều vì tập thể, vì quần chúng. Không có biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị, vì lợi cá nhân mà vi phạm lợi ích của tập thể, vì lợi ích nhóm mà vi phạm lợi ích của tập thể lớn, làm giảm sút niềm tin của cấp dưới, của quần chúng nhân dân đối với mình.

Thực tiễn cho thấy ở nơi nào, ở người cán bộ nào có phong cách dân chủ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới, cho quần chúng chủ động trong công việc, phát huy trí tuệ, sáng kiến, tham gia tích cực vào công việc chung, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực, gần gũi, thân thiện, đoàn kết, tin tưởng. Uy tín của người cán bộ vì thế ngày càng được củng cố và nâng cao. Ngược lại ở nơi nào, cán bộ nào có phong cách độc đoán, chuyên quyền, hoặc tự do, tùy tiện thì ở đó mất dân chủ, trí tuệ tập thể không được phát huy, công việc không chạy, kém hiệu quả, tập thể không đoàn kết, niềm tin thấp.

Thực tế hiện nay vẫn còn cán bộ cơ sở thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý theo kiểu độc đoán, chuyên quyền, tập trung quyền lực vào tay mình; chưa vì tập thể, hoặc vì lợi ích nhóm mà vi phạm lợi ích của tập thể, của quần chúng. Không tuân thủ nghiêm nguyên tắc lãnh đạo tập thể, thiếu khiêm tốn, thiếu tôn trọng quần chúng, chưa thu hút và phát huy trí tuệ tập thể. Quyết định hay việc làm còn có biểu hiện mang tính chủ quan, thiếu sự phân tích, xem xét kỹ lưỡng. Một số cán bộ cơ sở còn có biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, hành chính, giấy tờ, không nghiên cứu, xem xét tình hình thực tiễn “cưỡi ngựa xem hoa”, thiếu sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, không gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm hay “nói một đường, làm một nẻo”, còn lãng phí, tham nhũng, làm giảm sút niềm tin của cấp dưới, của quần chúng. 

Vì vậy, để xây dựng, củng cố phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ của cán bộ cơ sở, cần quan tâm một số biện pháp như sau:

- Thứ nhất, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ cơ sở. 

- Thứ hai, chú trọng bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, tri thức khoa học lãnh đạo, quản lý, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

- Thứ ba, tăng cường rèn luyện trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong sinh hoạt, học tập, trong hoạt động phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị, trong giải quyết các mối quan hệ xã hội. 

- Thứ tư, chủ động khắc phục phong cách quan liêu. Đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện xa rời tập thể, xem thường quần chúng, trốn tránh trách nhiệm, làm việc vô nguyên tắc, nói một đường, làm một nẻo; chỉ biết lo cho mình, không biết quan tâm người khác; làm việc thiếu kế hoạch, thiếu tiến độ, thụ động chờ đợi chỉ thị cấp trên; thiếu sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, thiếu gương mẫu.

- Thứ năm, hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế, quy tắc trên cơ sở quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy môi trường hoạt động dân chủ trong cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, đặt ra những yêu cầu mới đối với việc tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thiện phong cách lãnh đạo, quản lý của người cán bộ. Việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện phong cách lãnh đạo dân chủ của cán bộ cơ sở đòi hỏi thực hiện sự thống nhất và đồng bộ giữa giải pháp từ phía lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương và tự học tập, rèn luyện không ngừng của bản thân mỗi cán bộ. Có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực.




tải về 185 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương