Môn lãnh đạo quản lý phầN 1: LÝ luận vấn đề 1: Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quản lý? Mối quan hệ ? Khái niệm: Hoạt động lãnh đạo


Vấn đề 3: Vai trò, ý nghĩa đánh giá cán bộ? Những nguyên tắc?



tải về 185 Kb.
trang8/25
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích185 Kb.
#50616
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25
8 - KY NANG LANH DAO VA QUAN LY

Vấn đề 3: Vai trò, ý nghĩa đánh giá cán bộ? Những nguyên tắc?

- Khái niệm đánh giá cán bộ: Đánh giá cán bộ là phân tích, xem xét ưu, khuyết điểm của cán bộ từ đó rút ra kết luận về phẩm chất và năng lực và đưa ra những định hướng phát triển, sử dụng.

- Vai trò, ý nghĩa của đánh giá cán bộ:

- Nhận xét, đánh giá cán bộ là việc hệ trọng, là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến lựa chọn nhầm những cán bộ không đủ phẩm chất năng lực để giao những cương vị có trọng trách, gây ảnh hưởng không tốt cho địa phương).

- Đánh giá cán bộ là công việc hết sức phức tạp, bởi vì:

+ Tác động của thời kỳ CNH, HĐH, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế làm cho các quan hệ xã hội, chính trị, kinh tế và ý thức xã hội thay đổi.

+ Âm mưu chống phá của các thế lực thù địch với Đảng và chế độ.

- Đánh giá cán bộ góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ phát triển vững mạnh toàn diện và ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, làm thất bại âm mưu phá hoại từ bên trong của các thế lực thù địch.

(Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến đánh giá cán bộ: Theo Người, ''cán bộ là gốc của công việc'')

- Đánh giá cán bộ là công việc cực kỳ khó khăn nhưng rất hệ trọng, vì vậy việc đánh giá phải có nguyên tắc, quy trình, quy chế chặt chẽ, thống nhất trong toàn Đảng, mọi cấp, mọi ngành, bảo đảm cho công tác cán bộ có hiệu quả.

- Nguyên tắc đánh giá cán bộ ở cơ sở:

Một là, Cấp uỷ Đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban thường vụ Đảng uỷ cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công

Điều 4 Hiến pháp 2013 ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; Nguyên tắc chung: Đảng trực tiếp và thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ.

- Nội dung: Quy định rõ trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp uỷ, tổ chức đảng và lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác; cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá.

Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ phân tích, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để kết luận: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành ở mức thấp, không hoàn thành, hoặc có nhiều thiếu sót, khuyết điểm.

Hai là, Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.

- Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hoá những yêu cầu khách quan của đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng và nhà nước phải vươn lên đáp ứng

- Nội dung:

+ Đánh giá cán bộ phải kết hợp tiêu chuẩn với hiệu quả hoạt động thực tiễn và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ.

+ Khi đánh giá cán bộ phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.

Ba là, Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển

- Nội dung:

+ Đánh giá cán bộ không được phiến diện, hời hợt, chủ quan, cảm tính, không được định kiến, phải đặt người cán bộ trong những quan hệ công tác và các môi trường hoạt động của họ

+ Đánh giá phải kết hợp theo dõi, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ để phản ánh liên tục và kịp thời sự phát triển của cán bộ.

* Đánh giá cán bộ là công việc hết sức phức tạp. ( tham khảo thêm)

Đánh giá cán bộ là công việc hết sức phức tạp. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi đất nước bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa, thực hiện hội nhập quốc tế và đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại. Những quan hệ xã hội- chính trị, kinh tế đó trở nên hết sức phức tạp và tăng lên gấp bội so với các giai đoạn cách mạng trước đây. Sự tác động đó đã làm thay đổi sâu sắc hệ thống quan hệ xã hội cuãng như các ý thức xã hội.

Mặt khác, các thế lực thù địch Cách mạng VN triệt để lợi dụng những khó khăn, thử thách của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cũng như sự khủng hoảng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tên phạm vi toàn thế giới để tiến công quyết lệt vào ĐCS Việt Nam. Thủ đoạn của chúng là dùng chiến lược hoà bình kết hợp của các thủ đoạn khác tập trung đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vào Cương lĩnh đường lối, vào nguyên tắc tổ chức của Đảng, vào đội ngũ cán bộ Đảng viên, với lực lượng vũ trang và nhân dân.

Do những tác động như vậy đã làm tăng thêm tính chất quan trọng cũng như mức đọ khó khăn, phức tạp của công tác nhận xét, đánh giá cán bộ.

Thực tiễn công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay cho thấy, đánh giá cán bộ là công việc cực kì khó khăn, nhưng rất hệ trọng vì vậy, việc đánh giá cán bộ cần phải có nguyên tắc, quy trình, quy chế chặt chẽ, thống nhất trong toàn Đảng, ở mọi cấp, mọi ngành, đảm bảo cho công tác đánh giá cán bộ đạt độ chính xác cao.

- Liên hệ thực tiễn:

Đặc điểm tình hình: Thị trấn Lao Bảo là một thị trấn đồi núi thuộc huyện Hướng Hóa, phía tây của tỉnh Quảng Trị, có địa bàn rộng với tổng diện tích đất là 1.835 ha;, có 3.082 hộ và 13.399 khẩu. Kinh tế địa phương chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ nhưng những năm gần đây gặp ít khó khăn song luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các cơ quan của tỉnh và huyện đứng chân trên địa bàn, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy thị trấn, giám sát của HĐND, phối hợp của UBMT, các ngành đoàn thể thị trấn. Đời sống nhân dân được cải thiện. Tình hình chính trị, xã hội ở địa phương tương đối ổn đinh.

   * Ưu điểm:

- Hàng năm Đảng ủy, UBND tổ chức hội nghị vào dịp cuối năm để kiểm điểm cán bộ, công chức để đánh giá những ưu, khuyến điểm của cán bộ, công chức về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, đánh giá về năng lực công tác, chuyên môn nghiệp vụ công việc được giao.

- Công tác đánh giá cán bộ được tiến hành một cách khách quan, toàn diện.

- Công tác đánh giá cán bộ đảm bảo dân chủ, rộng rãi, tập trung cao.cán bộ, công chức xã  tự phê bình, tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình.

- Sau khi có kết quả đánh giá, nhận xét những ưu khuyết điểm cán bộ, công chức. Đảng ủy, UBND thông báo kết quả bằng văn bản tới từng cán bộ, công chức.  

* Hạn chế:

- Một số cán bộ, đảng viên còn suy thoái về đạo đức lối sống.

- Công tác đánh giá cán bộ có lúc còn hình thức.

- Công tác tư phê bình và phê bình còn hạn chế chưa dám nói thẳng, nói thật.

- Một số cán bộ, công chức trách nhiệm chưa cao, tác phong làm việc chậm.  

- Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức chưa đúng với chuyên môn đào tạo nên chưa cập với công việc.

* Nguyên nhân:

- Do trình độ, năng lực của 1 số ít cán bộ, công chức còn chưa đồng đều.

- Do nhận thức 1 số ít cán của cán bộ, công chức còn hạn chế nên việc đấu tranh chưa cao, còn nể nang, né tránh không dám nói thẳng, nói thật.

- Do luân chuyển một số vị trí công tác mới nên chuyên môn còn hạn chế.

* Giải pháp:

- Thường xuyên giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ, công chức.

- Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

- Tăng cường công tác đấu tranh tự phê và phê bình.

- Bố trí sắp xếp cán bộ, công chức đúng với chuyên môn được đào tạo.

Bổ sung: Phong cách lãnh đạo, quản lý và phương hướng rèn luyện phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở

P/c lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà ng lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra .

Phong cách lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và tác động đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới và lợi ích của quần chúng. Thực tế cho thấy, có những nhiệm vụ chưa hoàn thành tốt, cán bộ chưa có uy tín, không phải do người cán bộ thiếu nhiệt tình, kiến thức, năng lực hay phương tiện vật chất bảo đảm mà còn do phong cách lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp. Bởi vậy, việc xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ cho cán bộ cơ sở là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài.

Phương hướng rèn luyện phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở:

Rèn luyện P/c lđ Leninnit: đây là p/c lđ của đcs cầm quyền. Người cán bộ lđ cơ sở cần rèn luyện p/c lđ Leeninnit là thống nhất giứa lý luận và thực tiễn.

Tăng cường rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng- chính trị của đội ngủ cán bộ lđ, ql cấp cơ sở.

Những phẩm chất tư tưởng – chính trị là linh hồn sống của người lđ, có vai trò định hướng cho hoạt động của người lđ, là cơ sở của p/c lđ có tính nguyên tác đảng, định hướng xhcn, thống nhất giữa lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn, liên hệ mật thiết với quần chúng.

Rèn luyện những phẩm chất tâm lý – đạo đức của đội ngủ cán bộ lđ, ql cấp cơ sở.

Những p/c tâm lý – đạo đức là cơ sở tạo nên cái riêng trong p/c lđ, ql. P/c của người lđ bao gồm tính trung thực, độc lập, kiên quyết, cương nghị và linh hoạt, đòi hỏi cao, thái độ ân cần, lịch thiệp, nhạy bén, sáng tạo. Những phẩm chất này được biểu hiện hàng ngày trong hoạt động, trong p/c làm việc của người lđ và gắn liền với hiệu quả lv.

Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo.

Để xây dựng, đổi mới p/c lđ theo hướng dân chủ, khoa học, thiết thực đòi hỏi người lđ, ql cấp cơ sở phải chú trọng rèn luyện để có được quan điểm khoa học, tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức, kiểm tra và giám sát.

Rèn luyện đổi mới p/c lđ thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới, hội nhập khu vực và quốc tế. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.



tải về 185 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương