Môn lãnh đạo quản lý phầN 1: LÝ luận vấn đề 1: Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quản lý? Mối quan hệ ? Khái niệm: Hoạt động lãnh đạo


Vấn đề 2: Những yêu cầu về phong cách lãnh đạo quản lý và những biểu hiện đặc trưng?



tải về 185 Kb.
trang3/25
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích185 Kb.
#50616
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
8 - KY NANG LANH DAO VA QUAN LY

Vấn đề 2: Những yêu cầu về phong cách lãnh đạo quản lý và những biểu hiện đặc trưng?

- Khái niệm:

Khi đề cập đến phong cách lãnh đạo có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên có thể phân chia theo một số hướng tiếp cận: Phong cách lãnh đạo là tác phong lãnh đạo; là cách thức lãnh đạo; là biện pháp, phương pháp lãnh đạo; là mẫu hành vi lãnh đạo...

Phong cách lãnh đạo là tác phong của người lãnh đạo, là tổng thể những phương pháp đặc thù nhất và ổn định nhất nhằm giải quyết những nhiệm vụ tiêu biểu và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo, là cách thức của người lãnh đạo, là hệ thống những biện pháp, những phương pháp tác động của người lãnh đạo tới tập thể nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác lãnh đạo, là nội dung của mẫu hình hành vi.

Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra.

Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động và ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần chúng nhân dân tại cơ sở. Nó được biểu hiện qua các tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết thực, đi sâu đi sát quần chúng, tôn trọng và lắng nghe quần chúng, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong.

Phong cách lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và tác động đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới và lợi ích của quần chúng. Thực tế cho thấy, có những nhiệm vụ chưa hoàn thành tốt, cán bộ chưa có uy tín, không phải do người cán bộ thiếu nhiệt tình, kiến thức, năng lực hay phương tiện vật chất bảo đảm mà còn do phong cách lãnh đạo chưa phù hợp.

- Những yêu cầu của phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở:

* Đặc điểm công tác lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở:

- Cấp cơ sở là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước. Để hoàn thành nhiệm vụ, người lãnh đạo ở cơ sở phải gần gũi, sâu sát và am hiểu quần chúng, có khả năng tuyên truyền, vận động, thu hút quần chúng.

- Công tác lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là công tác có tính tổng hợp và rất phức tạp. Mục tiêu lãnh đạo cấp cơ sở hướng tới là phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, môi trường lãnh đạo ở xã, phường, thị trấn liên quan phạm vi cả nước, thậm chí khu vực và thế giới.

- Cấp cơ sở cũng là cấp đang diễn ra sự thay đổi nhanh chóng về nhiều lĩnh vực và ngày càng gia tăng tính phức tạp. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công nghiệp làm cho xã, phường thay đổi ngày càng hiện đại, song những khó khăn, bức xức nảy sinh như vấn đề đất đai của người dân, việc làm, tệ nạn xã hội, môi trường sống…

* Yêu cầu về tác phong lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo ở cơ sở hiện nay:

- Người lãnh đạo quản lý phải mở rộng dân chủ, bàn bạc, hợp tác, tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia vào việc ra quyết định, giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh.

- Quán triệt quan điểm phục vụ nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hợp tác, chú trọng mở rộng quy chế dân chủ; thực sự gần dân, đi sâu đi sát dân chúng; khiêm tốn học hỏi, cầu thị; nâng cao tính khoa học, tính thiết thực và tính hiệu quả.

- 8 biểu hiện đặc trưng của phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở:

- Tác phong làm việc dân chủ: Phải thấm nhuần quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Mọi việc phải cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tác phong làm việc dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo ở cấp xã, nó sẽ khơi dậy được mọi sự tham gia nhiệt tình, và những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị trong việc tổ chức thực hiện những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước ở cơ sở có hiệu quả.

- Tác phong làm việc khoa học: Tác phong làm việc khoa học thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở. Lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở hiện nay khác hẳn với thời kỳ bao cấp. Người lãnh đạo, quản lý không chỉ có nhiệt tình cách mạng, có đạo đức mà cần thiết phải có trình độ chuyên môn, trí tuệ. Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện nên đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, am hiểu con người và sử dụng con người đúng việc, đúng chỗ.

- Tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực: Tính hiệu quả thiết thực là tiêu chí đánh giá tài - đức của cán bộ lãnh đạo, đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh đạo. Cấp cơ sở là nơi hiện thực hóa, đưa đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòi hỏi tác phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực khi đưa ra các quyết định quản lý và tố chức thực hiện, tránh phô trương, hình thức.

- Tác phong đi sâu đi sát quần chúng: Là đặc trưng riêng biệt của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở, Người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải có phong cách đi sâu đi sát quần chúng, lãnh đạo phải hiểu quần chúng, đặt mình vào vị trí của quần chúng, phải lấy dân làm gốc, phải coi dân là chủ của mình. Có đi sâu đi sát quần chúng mới có tác phong khoa học, dân chủ, hiệu quả, thiết thực.

- Tác phong tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng: Dân là gốc nước, dân là chủ, mọi nguồn sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo từ nhân dân mà ra. Chính vì thế tác phong tôn trọng, lắng nghe dân vừa là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở mà còn là nguyên tắc làm việc, ứng xử của người lãnh đạo.

- Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị: Khiêm tốn học hỏi sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở tiến bộ, có thêm kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sẽ dễ gần dân chúng và chiếm được sự cảm tình, tôn trọng của dân chúng.

- Tác phong làm việc năng động và sáng tạo: Người lãnh đạo, quản lý phải nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng hộ những cái mới tích cực, nhân lên thành diện rộng, thành phong trào để đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong xã, thôn ngày càng được cải thiện đổi mới văn minh hơn.

- Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong: Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải rèn luyện phong cách sinh hoạt mẫu mực, phù hợp với những chuẩn mực giá trị xã hội của địa phương. Có phong cách làm việc đúng đắn, gương mẫu tiên phong trong việc thực hiện các nghĩa vụ công dân, trong việc thực hiện quy chế dân chủ, hương ước, quy ước, trong đấu tranh chống lại những biểu hiện xấu, tiêu cực, lạc hậu để qua đó người dân mến phục noi theo và tin tưởng.




tải về 185 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương