Môn lãnh đạo quản lý phầN 1: LÝ luận vấn đề 1: Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quản lý? Mối quan hệ ? Khái niệm: Hoạt động lãnh đạo



tải về 185 Kb.
trang12/25
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích185 Kb.
#50616
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25
8 - KY NANG LANH DAO VA QUAN LY

Phần mở đầu:

+ chức năng của phần mở đầu: Là phần nhập để cho chủ để diễn thuyết; là phương tiện giao tiếp ban đầu đối với người nghe, kích thích sự hứng thú đối với người nghe, đối với nội dung bài diễn thuyết. Phần này tuy ngắn, nhưng rất quan trọng đối với những nội dung trừu tượng, đối với đối tượng mới tiếp xúc lần đầu, đối tượng thanh niên, học sinh.

+ Yêu cầu đối với phần mở đầu: Phải tự nhiên và gắn voứi các phần khác trong bố cục toàn bài cả về nội dung và phong cách ngôn ngữ; gắn gọn, độc đáo và tạo hấp dẫn đối với người nghe.

Phần chính của bài diễn thuyết:

Đây là phần dài nhất, quan trọng nhất, quy định chất lượng của bài diễn thuyết, là phần bao hàm phát triển nội dung diễn thuyết một cách toàn diện sâu sắc.

Nếu như chức năng đặc trưng của phần mở đầu là thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ đầu thì chức năng đặc trưng của phần chính là lôi cuốn ý nghĩ kích thích tư duy của họ bằng sức thuyết phục logic trình bày.

Việc chuẩn bị phần chính của bài diễn thuyết cần đạt tới yêu cầu sau:

+ Bố cục chặt chẽ được trình bày lập luận theo nhưng quy tác, phương pháp nhất định.

Phần chính được bố cục thành các luận điểm hay các mục( Mục lớn tương ứng với các luận điểm cấp 1, mục nhỏ tương ứng với các luận điểm các 2) Các luận điểm phải được làm sáng tổ bởi các luận cứ. Giữa các luận điểm hay các phần, các mục phải đoạn chuyển tiếp làm cho bài nói có tính liên tục và giúp người nghe chủ động chuyển sang tiếp thu những luận điểm tiếp theo.

Tư liệu, tài liệu dùng để chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm cần được sắp xếp 1 cách logic theo phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương loại suy hoặc phương pháp nêu vấn đề. Mỗi luận điểm, mỗi phần, mỗi mục có thể trình bày theo phương pháp trên. Việc chọn phương pháp trình bày sắp xếp tư liệu do nội dung bài diễn thuyết, đặc điểm người nghe và hoàn cảnh cụ thể của buổi diễn thuyết quy định.

+ Tính xác định, tính nhất quán và có tính luận chứng:

Logic là một thuộc tính đặc biệt ý thức của con người. Trong quá trình hình thành ý thức con người, thì mỗi ý thức cá nhân cũng hình thành mối quan hệ logic nhất định. Nếu logic bài nói phù hợp hợp với logic tư duy, ý thức con người thì bài nói sẽ trở nên dễ hiểu, dễ thuyết phục người nghe. Chính vì vậy, khi thiết lập bài diễn thuyết, hình thành các luận điểm, các phần, các mục phải vận dụng các quy luật logic( quy luật đồng nhất, quy luật mâu thuẩn, quy luật loại trừ cái thứ 3, quy luật có lý do đầy đủ) việc vận dụng các quy luật này trong khi lập luận, trình bày kết cấu đề cương theo đảm bảo cho bài diễn thuyết có tính rõ ràng( tính xác định), tính nhất quán và có luận chứng

+ Tính tâm lý, tính sư phạm:

Khi xây dựng phần chính của bài diễn thuyết và thể hiện nội dung, ngoài việc vận dụng các quy luật logic hình thức cần vận dụng các quy luật của tâm lý học tuyên truyền như: quy luật hình thành và biến đổi của tâm thế và quy luật đồng hóa và tương phản của ý thức, quy luật đứng đầu trong niềm tin, quy luật về sự tác động của cái mới....chẳng hạn có thể vận dụng quy luật đứng đầu trong niềm tin do nhà bác học Helando tìm ra năm 1925 để sắp xếp thứ tự trình bày các vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành tâm thế niềm tin của đối tượng. Nội dung của quy luật này có thể tóm tắt lại là: những tác động đầu và cuối của hiện thức khách quan đến con người thường để lại những dấu ấn sâu sắc. Cho nên, khi xây dựng đề cương phần chính bài diễn thuyết các vấn đề quan trọng của nội dung cần kết cấu ở phần đầu hoặc phần cuối của bài.

Đề cương phần chính bài nó còn được sắp theo yêu cầu theo phương pháp sư phạm: Trình bày từ cái đơn giản, đã biết đến cái phức tạp, cái chưa biết và nêu bật những điểm quan trọng nhất của bài

Phần kết luận:

Kết luận là phần không thể thiếu trong cấu trúc một bài diễn thuyết. Nó làm cho bố cục bài diễn thuyết trở nên cân đối, logic, có tác dụng khái quát và nhấn mạnh điều đã nói. Phần kết luận có các chức năng đặc trưng sau:

+ Tổng kết những vấn đề đã nói

+ Cũng cố và làm tăng ấn tượng về nội dung bài nói

+ Đặt ra trước người nghe những nhiệm vụ nhất định và kêu gọi họ đi đến hành động

Kết luận phải đạt tới yêu cầu ngắn gọn, giàu cảm xúc nhưng tự nhiên, không giả tạo và được sử dụng kết thúc bài diễn thuyết.


tải về 185 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương