Microsoft Word 01-49-bui phuong dai(36-41)



tải về 375.58 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu06.10.2022
Kích375.58 Kb.
#53449
1   2   3   4   5   6   7
01-49-BUI PHUONG DAI(36-41)
Bao cao thc hanh Sn xut tom kho Cong, Mau-ban-thuyet-minh-dieu-kien-co-so-san-xuat-thuc-an-thuy-san-12.NT-chi-tiet-nhat, tài liệu tham khảo, NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYET DINH LUA CHON DIEM DEN CUA KDL HAN QUOC FINALA 2 5 2021, trongtruong so17a 09, tphuc, Editor, 01 - 2018022801 - Y dinh mua thuc pham an toan - Pham Xuan Giang - dinh dang, Back To School · SlidesMania, Quy phạm thực hành chế biến cá tra phi lê đông lạnh
TÓM TẮT 
Đề tài nhằm khảo sát các dạng sản phẩm và quy trình công nghệ chế biến 
các sản phẩm từ cá lóc tại tỉnh An Giang với 3 nội dung (i) tình hình sản 
xuất và quy trình công nghệ chế biến sản phẩm; (ii) khảo sát các dạng sản 
phẩm; (ii) tình hình mua bán tại các chợ và thị hiếu của người tiêu dùng. 
Kết quả cho thấy (i) quy trình công nghệ tương đối hoàn chỉnh và chất 
lượng sản phẩm tốt tập trung ở các cơ sở sản xuất có số năm hoạt động 
trên 20 năm. Tuy nhiên, các cơ sở chủ yếu sản xuất theo phương thức 
truyền thống đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước, nhưng chưa 
đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu; (ii) sản phẩm chế 
biến từ cá lóc chủ yếu là khô và mắm cá lóc; (iii) mức tiêu thụ của sản 
phẩm khô và mắm cá lóc ở mức trung bình do giá sản phẩm cao, khách 
hàng có độ tuổi trung bình từ 30-40 thích ăn sản phẩm mắm, trong khi 
khách hành có độ tuổi trung bình từ 20-30 thích ăn sản phẩm khô. Khách 
hàng khi mua sản phẩm quan tâm đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực 
phẩm, thương hiệu và giá thành của sản phẩm. 
 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 
37 
1 GIỚI THIỆU 
Sản lượng cá lóc nuôi ở Đồng bằng sông Cửu 
Long tăng từ 5.300 tấn năm 2004 lên 40.000 tấn 
năm 2010. Hầu hết cá lóc nuôi được bán ở thị 
trường trong nước, khoảng 400-500 tấn cá sống 
được xuất sang Campuchia và 40-50 tấn xuất sang 
các nước khác. Cá lóc tiêu thụ trong nước chủ yếu 
được bán cho các vựa ở thành phố Hồ Chí Minh 
(58,8%), người bán lẻ (31,6%), cơ sở chế biến 
(2,8%), nhà hàng và quán ăn (6,8%) (Le et al., 
2014).
Nghề sản xuất khô và mắm cá lóc tại tỉnh An 
Giang đang phát triển từng ngày về số lượng cơ sở 
sản xuất và sản phẩm. Trước đây sản xuất chủ yếu 
để ăn trong gia đình hoặc sản xuất vài ký/ngày để 
bán tại các chợ nhỏ thì nay đã phát triển thành các 
cơ sở sản xuất với qui mô lớn. 
N
ghề sản xuất khô 
và mắm cá lóc có sự phát triển nhưng thị trường 
tiêu thụ chủ yếu trong nước, xuất khẩu rất ít. Với 
sự phát triển của nghề nuôi cá lóc ở An Giang như 
hiện nay thì người nuôi cá lóc sẽ gặp rất nhiều khó 
khăn trong việc tìm đầu ra cho nguyên liệu. Vì vậy, 
đề tài “Khảo sát các dạng sản phẩm và qui trình 
công nghệ chế biến sản phẩm từ cá lóc tại tỉnh An 
Giang” được tiến hành nhằm khảo sát tình hình sản 
xuất và quy trình công nghệ chế biến của các cơ sở 
sản xuất, các dạng sản phẩm chế biến từ cá lóc, 
tình hình mua bán tại các chợ và thị hiếu của người 
tiêu dùng. Từ đó đưa ra định hướng sản xuất, xây 
dựng qui trình chế biến đáp ứng được nhu cầu xuất 
khẩu nhằm giải quyết nguồn nguyên liệu và tăng 
thu nhập cho người nuôi cá lóc.

tải về 375.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương