Microsoft Word 01-49-bui phuong dai(36-41)


Bảng 2: Tình hình chung của cơ sở sản xuất



tải về 375.58 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu06.10.2022
Kích375.58 Kb.
#53449
1   2   3   4   5   6   7
01-49-BUI PHUONG DAI(36-41)
Bao cao thc hanh Sn xut tom kho Cong, Mau-ban-thuyet-minh-dieu-kien-co-so-san-xuat-thuc-an-thuy-san-12.NT-chi-tiet-nhat, tài liệu tham khảo, NGHIEN CUU CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYET DINH LUA CHON DIEM DEN CUA KDL HAN QUOC FINALA 2 5 2021, trongtruong so17a 09, tphuc, Editor, 01 - 2018022801 - Y dinh mua thuc pham an toan - Pham Xuan Giang - dinh dang, Back To School · SlidesMania, Quy phạm thực hành chế biến cá tra phi lê đông lạnh
Bảng 2: Tình hình chung của cơ sở sản xuất 
Tình hình chung 
Tỷ lệ (%) 
Qui mô sản xuất (n=13) 
- Có thuê lao động 
- Tự sản xuất 
69,2 
30,8 
Năng suất (n=13) 
- 1-2 tấn/năm 
- 3-5 tấn/năm 
- Trên 10 tấn/năm 
23,1 
53,8 
23,1 
Nguồn nguyên liệu (n=13) 
- Mua từ bên ngoài 
- Tự nuôi 
92,3 
7,7 
Thị trường tiêu thụ (n=13) 
- Chợ 
- Siêu thị 
- Xuất khẩu 
92,3 
15,3 
7,7 
n: số cơ sở sản xuất 
Nghề sản xuất khô và mắm là một nghề truyền 
thống nên qui mô của các cơ sở chỉ ở mức vừa và 
nhỏ. Bảng 2 cho thấy các cơ sở chỉ dựa vào nguồn 
lực gia đình để sản xuất và có 69,2% cơ sở có thuê 
lao động sản xuất, tuy nhiên số lao động được thuê 
chỉ từ 10-20. Năng suất sản xuất của các cơ sở chỉ 
ở mức thấp, chỉ có 23,1% cơ sở có năng suất sản 
xuất trên 10 tấn/năm và có đến 53,8% cơ sở có 
năng suất sản xuất từ 3-5 tấn/năm. Nguồn nguyên 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 
38 
liệu của các cơ sở chủ yếu được mua từ bên ngoài 
(92,3%) nên không chủ động được nguồn nguyên 
liệu và khó kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực 
phẩm. Thị trường chủ yếu của các cơ sở là các chợ 
(92,3%), siêu thị (15,3%), xuất khẩu chỉ có 7,7%. 
3.1.2 Quy trình sản xuất khô và mắm cá lóc 
của các cơ sở 
a. Quy trình chung sản xuất khô cá lóc của 
các cơ sở 
Quy trình chung sản xuất khô cá lóc của 4 cơ sở 
được thực hiện theo sơ đồ sau: Nguyên liệu 
 Sơ 
chế 
 Rửa  Ướp muối - Ủ  Rửa  Làm lạnh 
 Ướp gia vị  Phơi  Thành Phẩm  Bảo 
quản. 
Nguyên liệu cá lóc còn sống, không bị bệnh, 
đạt trọng lượng chế biến, cá phải được xử lý ngay 
sau khi nhập về. Nguyên liệu được xử lý bỏ đầu, 
vây, vảy, nội tạng, xẻ lưng và loại bỏ xương. Cá 
sau xử lý, rửa sạch, để ráo và ướp muối. Ướp muối 
với tỷ lệ 5-7% so với lượng cá, muối được xát đều 
vào hai mặt, bụng và lưng của cá, thời gian ướp 
muối 30 phút, rửa lại 2 lần với nước sạch, để ráo. 
Cá sau khi để ráo cho vào các túi PE (5 kg/túi) 
buộc kín miệng cho vào thùng cách nhiệt ủ lạnh, 
thời gian ủ lạnh là 12 giờ. Đối với khô cá lóc ngọt, 
cá sau khi ủ lạnh được ướp gia vị với tỷ lệ đường 
5%, tỏi 0,1%, bột ngọt 1,7%, tiêu 0,05 kg/6 kg cá 
(thành phần và tỷ lệ gia vị có thể thay đổi theo yêu 
cầu khách hàng). Thời gian ướp gia vị là 1 giờ. Cá 
sau khi ngấm đều gia vị được xếp đều lên giàn 
phơi, mặt da tiếp xúc với giàn phơi. Cá được phơi 
3-4 nắng (8-9 giờ/nắng). Khô thành phẩm có thể 
được xuất ngay nếu có đơn đặt hàng hoặc bảo quản 
đông, thời gian bảo quản 2-6 tháng. 
b. Quy trình chung chế biến mắm cá lóc của 
các cơ sở 
Quy trình chung chế biến mắm cá lóc của 9 cơ 
sở được thực hiện theo sơ đồ sau: Nguyên liệu 
 
Sơ chế 
 Rửa  Ướp muối  Gài nén 1  Rửa 
 Thính  Gài nén 2  Chao đường  Thành 
phẩm. 
Nguyên liệu cá lóc còn sống, không bị bệnh, 
đạt trọng lượng chế biến, cá phải được xử lý ngay 
sau khi nhập về. Nguyên liệu được xử lý để loại bỏ 
vây, vảy, nội tạng, đầu. Cá sau xử lý được rửa và 
để ráo trước khi muối. Tỷ lệ muối 28-30% hoặc 
20-22% tùy theo cơ sở so với trọng lượng cá. Cá 
được ướp đều muối để khoảng 1-2 ngày, tiến hành 
gài nén, đảm bảo cho cá được nén chặt, cơ thịt cá 
chặt chẽ thì thời gian gài nén từ 2-3,5 tháng, tuy 
nhiên có cơ sở chỉ gài nén khoảng 20-30 ngày để 
rút ngắn thời gian chế biến. Cá được rửa lại sau 
quá trình gài nén, để ráo trước khi thính, lượng 
thính so với cá khoảng 5-7%. Cá sau khi ướp thính 
được 1-2 ngày, bổ sung thêm nước bổi hoặc nước 
mắm vừa ngập và tiếp tục gài nén khoảng 2-3 
tháng. Sau thời gian gài nén 2, cá được chao 
đường. Đường có thể dùng đường cát, đường thốt 
nốt tỷ lệ khoảng 5-20% so với cá, thời gian chao 
đường từ 1 đến 2 tuần. Thời gian bảo quản của sản 
phẩm khoảng 6 tháng đến 1 năm. 
3.1.3 Chất lượng và an toàn vệ sinh thực 
phẩm của các cơ sở sản xuất khô và mắm cá lóc 
Theo quyết định số 53/2009/QĐ-UBND tỉnh 
An Giang qui định về chỉ tiêu và mức giới hạn an 
toàn thực phẩm đối với sản phẩm khô và mắm cá 
thì nguyên liệu phải được thu mua trong vùng được 
kiểm soát về kháng sinh, kim loại, hóa chất. Tuy 
nhiên, phần lớn các cơ sở khô và mắm cá lóc mua 
nguyên liệu thông qua các thương lái hay những 
nhà bán lẻ trong vùng nên khó kiểm soát về kháng 
sinh, kim loại và hóa chất. Trong tổng số 13 cơ sở 
khảo sát, có 2/4 cơ sở sản xuất khô (50%) và 2/9 cơ 
sở sản xuất mắm (22,2%) có các biện pháp kiểm 
soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, có 2/4 
cơ sở sản xuất khô (50%) và 7/9 cơ sở sản xuất 
mắm (77,8%) ít hoặc không quan tâm đến vấn
đề này.
Cũng theo quyết định số 53/2009/QĐ-UBND 
tỉnh An Giang yêu cầu bảo quản và vận chuyển sản 
phẩm khô và mắm phải được bảo quản tại nơi khô, 
ráo, sạch và riêng theo từng loại sản phẩm, nơi bảo 
quản không có mùi lạ ngăn được côn trùng, động 
vật gây hại và được vận chuyển bằng các phương 
tiện sạch, kín, không có mùi lạ. Trong tổng số 13 
cơ sở khảo sát, có 1/4 cơ sở sản xuất khô (25%) và 
3/9 cơ sở sản xuất mắm (33,3%) có nơi bao gói
sản phẩm tách riêng với nơi sản xuất và sản phẩm 
được bao gói, có 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%%) và 
6/9 cơ sở sản xuất mắm (77,8%) không có các 
phòng đóng gói riêng hoặc sản phẩm không được 
đóng gói. 
Về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối 
với sản phẩm khô cá lóc có thể làm bằng cách phơi 
nắng hoặc bằng cách làm khô nhân tạo (sấy), trong 
quá trình phơi nắng, thực hành xử lý tốt để tránh 
hoặc giảm thiểu sự nhiễm bẩn cho sản phẩm là rất 
cần thiết. Cần áp dụng thực hành vệ sinh tốt, để 
ngăn ngừa số lượng vi trùng tích tụ ở khu vực xử 
lý, nhằm giảm thiểu số lượng côn trùng ban đầu có 
trên sản phẩm (TCVN 7416: 2004). Tuy nhiên, có 
đến 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%) xử lý nguyên liệu 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(1): 36-41 
39 
dưới nền xi măng, chỉ có 1/4 cơ sở (25%) xử lý 
nguyên liệu trên bàn, sản xuất còn phụ thuộc nhiều 
vào thời tiết, khô được phơi ngoài trời và chưa có 
biện pháp che chắn bụi, ruồi và động vật gây hại 
cho sản phẩm, có đến 3/4 cơ sở sản xuất khô (75%) 
không bao gói sản phẩm ngay sau khi thành phẩm, 
chỉ có 1/4 cơ sở (25%) có tiến hành bao gói sản 
phẩm sau khi thành phẩm.
Mắm là loại cá lên men, là thực phẩm tốt cho 
những người kém hấp thu chất dinh dưỡng, tầm 
quan trọng về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm này 
được nghiên cứu bởi Amano et al. (1962) và 
Suwanik (1979). Chất lượng sản phẩm mắm cá lóc 
từ cá đồng tốt hơn cá nuôi (Le Xuan Sinh et al.
2014). Tuy nhiên, do cá lóc đồng hiện nay rất hiếm 
và giá thành cao nên có đến 100 % cơ sở sản xuất 
mắm cá lóc từ cá nuôi (cá lóc đầu nhím). Nguyễn 
Trọng Cẩn (1990) cũng báo cáo rằng lượng muối 
sử dụng, kỹ thuật ướp muối, thính và chao đường 
có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm 
mắm. Tác giả cũng cho rằng lượng muối sử dụng 
và thời gian gài nén có ảnh hưởng rất lớn đến chất 
lượng của sản phẩm. Thời gian gài nén lâu thì sản 
phẩm có cấu trúc săn chắc, nhưng do vấn đề lợi 
nhuận các cơ sở giảm lượng muối và thời gian gài 
nén để rút ngắn thời gian chế biến, điều này làm 
cho chất lượng của sản phẩm giảm xuống. Có 7/9 
cơ sở (77,8%) bổ sung 28-30% muối và có 2/9 cơ 
sở (22,2%) bổ sung 20-22% muối so với khối 
lượng cá. Có 4/9 cơ sở sản xuất mắm (44,4%) gài 
nén từ 3-3,5 tháng, có 3/9 cơ sở (33,3%) gài nén từ 
2-3 tháng và 2/9 (22,2%) cơ sở gài nén từ 20-30 
ngày. Thính tạo mùi thơm cho sản phẩm, tuy nhiên 
lượng thính và kỹ thuật rang thính ảnh hưởng rất 
lớn đến chất lượng sản phẩm. Cụ thể, lượng thính 
quá nhiều và thời gian rang dài sản phẩm sẽ bị 
đắng, lượng thính quá ít và thời gian rang ngắn sản 
phẩm không có mùi thơm. Chao đường để tạo vị 
cho sản phẩm, tuy nhiên để tăng lợi nhuận một số 
cơ sở tăng lượng đường làm ảnh hưởng đến chất 
lượng của sản phẩm. 

tải về 375.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương