Mọi tài liệu ghi chép nếu không thể được kiểm tra lại thì cũng chỉ là những mảnh giấy vụn mà thôi



tải về 0.62 Mb.
trang16/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#29193
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

7.2Vi khuẨn


Vi khuẩn là vi sinh vật nguyên sinh đơn bào, không có diệp lục và có khả năng sinh sản rất nhanh. Vi khuẩn có mặt ở mọi nơi và rất đa dạng về sinh lý, chúng có thể sinh sống ở rất nhiều hệ sinh thái rộng lớn. Bệnh cây do vi khuẩn gây ra cũng xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Vi khuẩn thích hợp với điều kiện sống ấm và ẩm nên chúng đặc biệt gây hại nhiều ở các khu vực nhiệt đới, bán nhiệt đới và ôn đới ấm.
Hầu hết các vi khuẩn có thể sống sót trong tàn dư cây trồng, trong đất hoặc trên hạt của cây ký chủ. Vi khuẩn xâm nhiễm thông qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ hở tự nhiên ví dụ như khí khổng và bì khổng. Các hạt giống và cây con bị nhiễm vi khuẩn, nước, côn trùng và máy móc trên đồng ruộng là các tác nhân cho sự lan truyền của vi khuẩn.
Không có một hệ thống phân loại chính thức nào dành cho vi khuẩn nhưng tất cả các tên của vi khuẩn đều được quy định. Khóa định danh vi khuẩn Quốc tế International Code of Nomenclature of Bacteria (Bacteriological Code) có các quy tắc chỉ rõ cách sử dụng tên vi khuẩn. Năm 1975, Bacteriological Code (bản sửa đổi năm 1975) đưa ra các khái niệm về việc dùng tên vi khuẩn trong xuất bản. Sự ra đời của bài báo về danh mục tên vi khuẩn được công nhận - Approved Lists of Bacterial Names (International Journal of Systematic Bacteriology, 1980, 30, 225-420) đã đặt nền móng ban đầu cho việc định danh vi khuẩn. Khóa định danh vi khuẩn Quốc tế - International Code of Nomenclature of Bacteria (bản sửa đổi năm 1990) là nền tảng cơ sở cho hệ thống định danh vi khuẩn. Tên của một đơn vị phân loại có hiệu lực khi được xuất bản (công bố), vì vậy nó cũng có chỗ đứng trong hệ thống định danh nếu đáp ứng một trong các tiêu chí sau:


  • Tên vi khuẩn được trích dẫn trong Danh mục tên vi khuẩn đã được công nhận (Approved Lists of Bacterial Names);

  • Tên vi khuẩn được xuất bản trong các bài báo của Tạp chí Quốc tế về phân loại học vi khuẩn International Journal of Systematic Bacteriology (IJSB) hoặc Tạp chí Quốc tế về tiến hóa và phân loại vi sinh vật học International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology (IJSEM) và đáp ứng các yêu cầu do khóa định danh vi khuẩn đề ra. Kể từ tháng 8 năm 2002, IJSEM quy định rằng tất cả các tác giả của loài mới, chủng mới đều phải chứng minh rằng mẫu vi khuẩn chuẩn (ban đầu) đã được gửi đến ít nhất hai phòng mẫu vi sinh vật hại có tên tuổi ở hai nước khác nhau;

  • Tên vi khuẩn chỉ có hiệu lực xuất bản khi được công bố trong danh mục vi khuẩn được công nhận. Danh mục vi khuẩn được công nhận là danh mục các tên vi khuẩn được xuất bản trong tạp chí IJSB hoặc IJSEM hoặc được xuất bản ở nơi khác nhưng được các tạp chí này công nhận.

Danh mục tên vi khuẩn đã được xác nhận (Approved Lists of Bacterial Names) bao gồm 2.212 tên chi, loài hoặc phân loài và 124 tên của các đơn vị phân loại cao hơn. Cùng với việc áp dụng các phương pháp hiện đại trong phân loại vi khuẩn, đến năm 2002 trong danh mục đã có 5.806 loài vi khuẩn trong 1094 chi được xác định, trong đó có 132 loài vi khuẩn thuộc 29 chi là có khả gây bệnh cây. Các chi vi khuẩn hại cây chủ yếu là Agrobacterium, Clavibacter, Erwinia, Pseudomonas, Streptomyces, XanthomonasXylella. Có tới vài trăm vi khuẩn hại nằm trong các chi này, trong đó có nhiều biến thể gây hại chuyên tính trên các loài và chi ký chủ nhất định. Ví dụ: Pseudomonas syringae có hơn 40 biến thể khác nhau, Xanthomonas campestris có tới hơn 123 biến thể.


Nhiều vi khuẩn hại thực vật có vòng đời bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn ký sinh ngoài cây chủ và giai đoạn ký sinh gây bệnh. Nhiều vi khuẩn hại không trực tiếp ký sinh bên trong tế bào mà được nhân lên ở khoảng không giữa các tế bào ký chủ. Vi khuẩn xâm nhiễm qua các lỗ hở tự nhiên như khí khổng, thủy khổng và các vết thương. Vi khuẩn qua quá trình tiến hóa có khả năng sản sinh ra rất nhiều độc tố khác nhau kể cả các enzym ngoại bào, hormone thực vật và polysaccarit ngoại bào.
Để chẩn đoán được vi khuẩn gây hại thực vật phải kiểm tra các triệu chứng thật cẩn thận và xem xét tất cả các yếu tố quan trọng. Khi không có dấu hiệu của côn trùng và nấm, nếu thấy dịch chảy ra từ vết cắt trên mẫu bệnh thì có thể kết luận nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
Phương pháp pha loãng thường được sử dụng để phân lập vi khuẩn. Mục đích của phương pháp này là thu được các khuẩn lạc đơn, vì vậy mà có thể bảo đảm mẫu vi khuẩn thu được hoàn toàn thuần khiết, chỉ có một loài duy nhất. Sử dụng môi trường nuôi cấy thích hợp và bề mặt môi trường phải khô ráo trước khi cấy. Phải thu được mẫu vi khuẩn thuần khiết trước khi bắt đầu giám định vì nếu vi khuẩn không thuần, lẫn lộn các loài với nhau thì mọi cố gắng giám định chỉ là vô nghĩa. Nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể được giám định ngay bằng một số phương pháp thử đơn giản.
Nên kiểm tra độ thuần khiết của vi khuẩn phân lập trước khi giám định. Thử độ thuần của vi khuẩn bằng cách pha loãng dịch bào tử trong nước vô trùng rồi dùng que cấy vạch dịch vi khuẩn lên môi trường agar đã để khô bề mặt. Kiểm tra thường xuyên trong vài ngày xem các khuẩn lạc có hoàn toàn giống nhau hay không. Các khuẩn lạc khi không phát triển cùng nhau trông có thể giống nhau nhưng khi phát triển gần nhau thì lại có thể nhận rõ sự khác nhau. Nếu nghi ngờ về độ thuần khiết của vi khuẩn sau khi kiểm tra thì nên cấy truyền lại đến khi phân lập được vi khuẩn thuần hoàn toàn. Không bao giờ giám định trên mẫu vi khuẩn không thuần khiết.
Có thể dùng đĩa vi khuẩn kiểm tra độ thuần để quan sát hình thái khuẩn lạc. Ghi chép lại cẩn thận các đặc tính hình thái khuẩn lạc như: hình dạng, kích thước, kết cấu, dấu vết trên bề mặt khuẩn lạc, hình thái diềm khuẩn lạc, độ đồng nhất, màu sắc, độ trong, đục, tỷ lệ mọc… Nên chú ý cả các dấu hiệu về sự thay đổi màu sắc, tạo thành kết tủa hoặc kết tinh trong môi trường.

Khóa phân loại lưỡng phân (Dichotomous keys) là một trong những khóa phân loại ra đời sớm nhất áp dụng cho phân loại vi khuẩn. Có thể ví việc giám định vi khuẩn như là quá trình tiến triển từng bước một dọc theo một con đường phân nhánh ngoằn ngoèo. Mặc dù khóa phân loại không được tin cậy trong lĩnh vực phân loại vi khuẩn nói chung, chúng vẫn được các nhà giám định bệnh cây nói riêng sử dụng thành công cho việc giám định vi khuẩn gây bệnh. Cũng cần phải nhấn mạnh là khi sử dụng khóa phân loại phải hết sức cẩn thận. Cả quá trình phân loại đặc biệt là những bước thử ban đầu đều phải được tiến hành cẩn thận. Ngoài việc sử dụng khóa phân loại, có thể sử dụng các phương pháp khác như phân tích axid béo, phân loại bằng thể thực khuẩn, kháng thể đơn clone, gen thử (probes) axit nucleic.


Các đặc tính hình thái có ý nghĩa không nhiều đối với việc phân loại vi khuẩn. Kích thước khuẩn lạc, tỉ lệ mọc, màu, kết cấu và tính phản quang không cung cấp đủ các thông tin cần thiết để giám định một vi khuẩn. Vì vậy, việc giám định vi khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi các phương pháp thử khác nhau, thường liên quan đến sự có mặt hoặc vắng mặt của một số enzym nhất định.


Каталог: SiteCollectionDocuments
SiteCollectionDocuments -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà TĨnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> BỘ TÀi chính số: 136/2009/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 1887 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> V. Lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
SiteCollectionDocuments -> SỞ KẾ hoạch và ĐẦu tư phòng đĂng ký kinh doanh
SiteCollectionDocuments -> Mẫu số 04/tp-lltp
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨNH
SiteCollectionDocuments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 853 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương