Mọi tài liệu ghi chép nếu không thể được kiểm tra lại thì cũng chỉ là những mảnh giấy vụn mà thôi



tải về 0.62 Mb.
trang19/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#29193
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

7.6Các kỸ thuẬt phân loẠi

7.6.1Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscopy - SEM)


Không giống như kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng để quan sát mẫu, kính hiển vi điện tử quét (SEM) dùng các điện tử để tạo hình ảnh của mẫu vật. SEM có độ phân giải lớn hơn rất nhiều lần so với kính hiển vi quang học do các điện tử có bước sóng nhỏ hơn 100.000 lần so với bước sóng ánh sáng. SEM cũng rất có ích trong việc nghiên cứu cấu trúc bên ngoài của các bào tử nấm.
Độ phân giải tốt nhất của một kính hiển vi quang học là 0,2 µm hay 200 nm. Độ phân giải của SEM có thể đạt tới 3 - 6 nm, tốt hơn 100 lần so với kính hiển vi quang học. Kính hiển vi điện tử quét cung cấp các hình ảnh bề mặt chi tiết, rõ nét và có chiều sâu hơn kính hiển vi quang học, điều đó cũng có nghĩa là cùng một lúc có thể quan sát được nhiều mẫu hơn.
SEM dùng một chùm điện tử để quét bề mặt mẫu vật, tạo ra các hình ảnh không gian ba chiều của mẫu vật. Các điện tử có kích thước rất nhỏ và dễ dàng đi lệch hướng do sự tác động của các phân tử khí trong không khí. Vì vậy, để các điện tử có thể tiếp cận mẫu vật, hệ thống ống bắn điện tử và buồng mẫu vật đều được bảo quản trong môi trường chân không.
Để giữ nguyên vẹn cấu trúc của mẫu sinh học trong điều kiện chân không, phải làm khô mẫu cẩn thận bằng carbon dioxide (CO2) lỏng trong hệ thống máy gọi là máy làm khô tới hạn (critical point dryer). Thông thường, mẫu được cố định trên một mẩu kim loại (thanh gá mẫu) dùng băng dính 2 mặt đặc biệt, sau đó tiêu bản được mạ một lớp kim loại mỏng, ví dụ như vàng để kích thích tính dẫn điện. Bào tử nấm gỉ sắt và than đen có thành dày không cần phải làm khô tới hạn và có thể được mạ kim loại ngay sau khi mẫu được cố định trên thanh gá mẫu.

7.6.2Kỹ thuật hóa sinh và phân tử


Nếu không thấy triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây không có nghĩa là cây đó hoàn toàn sạch bệnh. Trong trường hợp đó, các nhà bệnh cây nên sử dụng các biện pháp kỹ thuật phân tử và hóa sinh để phát hiện vi sinh vật. Indexing là khái niệm dùng để chỉ bất cứ quy trình nào được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của vi sinh vật đã được biết đến, đặc biệt là virus ký sinh trong thực vật. Indexing giúp thực hiện nhanh các biện pháp phòng trừ và hạn chế khả năng phát dịch. Indexing cũng rất quan trọng trong việc thực hiện kiểm dịch để hạn chế sự xâm nhập của bệnh ngoại lai và hệ thống chứng chỉ trong sản xuất cây giống và nhân giống cây sạch bệnh.

7.6.3Huyết thanh (miễn dịch)


Trong kỹ thuật huyết thanh, các kháng thể đặc hiệu được tạo ra (nhờ sự có mặt của kháng nguyên sản sinh từ vi sinh vật hại) được khai thác cho mục đích chẩn đoán. Các kháng thể bao gồm kháng thể đa dòng polyclonal (hỗn hợp các kháng thể được sản xuất ra từ hệ miễn dịch của động vật sau khi tiêm chất tiết vi sinh vật vào máu động vật) hoặc kháng thể đơn dòng (tế bào tủy spleen sản sinh ra một loại kháng thể duy nhất từ hệ miễn dịch động vật được nhân vô tính bằng nuôi cấy mô tế bào).
Một trong những phương pháp chẩn đoán bằng huyết thanh phổ biến nhất là kỹ thuật miễn dịch liên kết men (enzyme linked immunosorbent assay - ELISA). Kháng thể được đặt vào các giếng trên đĩa microtitre. Dung dịch kiểm tra được nhỏ vào các giếng, nếu kháng nguyên có mặt thì chúng sẽ tương tác với kháng thể. Rửa sạch giếng, đặt enzyme tiếp hợp kháng thể vào giếng và rửa lại lần nữa, sau đó cho giá thể enzyme vào. Nếu kháng nguyên có trong mẫu, sự tổ hợp kháng thể - enzyme sẽ làm biến đổi màu giá thể.
Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp huyết thanh có rất nhiều ưu điểm. Mặc dù sản xuất ra kháng thể đòi hỏi thời gian vài tuần nhưng nếu bảo quản đúng phương pháp kháng thể có thể duy trì được trạng thái ổn định trong một thời gian dài và cho kết quả nhanh chóng. Phương pháp huyết thanh có thể được áp dụng cả trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng.

7.6.4Kỹ thuật nucleic axit


Các vi sinh vật chúng có cùng nhiều kiểu gen nhưng nhìn chung, các gen có cùng chức năng ở các đơn vị phân loại (taxon) khác nhau sẽ có trình tự chuỗi sắp xếp chuỗi DNA khác nhau. Sự sai khác này có thể được khai thác trong giám định bằng các kỹ thuật phân tử như: lai nucleic axit và phản ứng trùng hợp chuỗi (PCR). Các kỹ thuật phân tử hiện đại để phân tích nucleic axit nhạy cảm đến mức mà trong những điều kiện lý tưởng, lượng DNA có thể được phát hiện đến picogram.
Một chuỗi phản ứng PCR điển hình liên quan đến quá trình làm nóng DNA, enzyme DNA polymerase, đoạn mồi (DNA primers) và dNTP trong một dung dịch đệm tới nhiệt độ 90°C để làm biến tính DNA, sau đó làm lạnh tới khoảng 50-60°C để gắn các đoạn mồi (primers) vào các chuỗi DNA đơn sau đó tăng nhiệt độ lên 72°C, nhiệt độ tối thích cho phản ứng trùng hợp gắn các chuỗi DNA bổ sung vào nhau, bắt đầu từ vị trí đoạn mồi. Cứ sau mỗi vòng biến tính, gắn mồi và trùng hợp, lượng DNA lại được nhân đôi. Sau 30 vòng được nhân lên theo cấp số mũ, lượng DNA tăng nhiều đến mức có thể nhìn thấy được trong agarose sau khi nhuộm bằng ethidium bromide.
Kỹ thuật nucleic acid áp dụng cho giám định có lợi thế là nhanh và nhạy vượt xa phương pháp huyết thanh. Nhược điểm của phương pháp này là phải có trang thiết bị, hóa chất đắt tiền, không tiến hành được với nhiều mẫu một lúc như phương pháp huyết thanh và sự quá nhạy cảm cũng đồng nghĩa với việc là nếu mẫu bị tạp thì kết quả sẽ bị sai nghiêm trọng.

8QUẢN LÝ HỒ SƠ MẪU BỆNH

8.1HỆ thỐng cơ sỞ dỮ liỆu (Database)


Việc nhập thông tin về hồ sơ bệnh cây vào hệ thống cơ sở dữ liệu (database) điện tử là rất quan trọng bởi vì nhờ có hệ thống này, các cán bộ của phòng mẫu có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất mà không cần phải lục tìm trong cả đống tài liệu. Số liệu được sắp xếp có hệ thống nên có thể dễ dàng tìm kiếm, khôi phục, xử lý và cập nhật khi cần thiết.
Thông tin lưu giữ trong database có thể được sử dụng để tạo bản đồ phân bố vi sinh vật hại, vì thế rất quan trọng trong công tác kiểm dịch và đánh giá nguy cơ dịch hại. Một database có thể chỉ đơn giản như một bảng biểu xây dựng từ phần mềm Microsoft Excel, hoặc có thể là các chương trình cơ sở dữ liệu phức tạp hơn như Microsoft Access, Oracle, BioLink hoặc KE EMu. Những chương trình này cho phép quản lý các hình ảnh kỹ thuật số và đồng thời có các công cụ cho phép việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng.
Hệ thống Database như KE EMu (Hình 17) có thể nói là vô giá vì nó cho phép người sử dụng tìm kiếm các thay đổi. Điều này đặc biệt có ích khi người sử dụng muốn thay đổi ngay lập tức các thông số tìm kiếm như tên của vi sinh vật hại và tên ký chủ.



Hình 17 Môđun Catalogue của KE EMu database
Database không chỉ lưu giữ các hình ảnh kỹ thuật số mà cả các phương tiện khác như: file văn bản, file PDF, html và phim video. Ngoài ra, database còn cho phép lưu giữ các thông tin chi tiết về người lấy mẫu, người giám định, người trồng cây, ví dụ như địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, tiểu sử, tài liệu tham khảo. Database còn có thể giúp các nhân viên phòng mẫu lên lịch, đặt giờ cho một số công việc nhất định.
Người nhập thông tin vào database phải bảo đảm rằng các thông tin lưu giữ trong database là hết sức chính xác. Hiện nay có khá nhiều database về phân loại sẵn có trên mạng Internet (Hình 18).

www.indexfungorum.org - CABI Bioscience Database of Fungal Names



www.ipni.org - The International Plant Names Index

Hình 18 Địa chỉ Internet và trang chủ của hai database phân loại tin cậy
Trong phạm vi một Quốc gia, các database của các phòng mẫu bệnh phân bố rải rác ở các địa điểm khác nhau có thể được kết nối với nhau qua một hệ thống mạng để tạo thành một bảo tàng mẫu ảo. Ví dụ: Database về dịch hại thực vật Australia - Australian Plant Pest Database (APPD, http://appd.cmis.csiro.au/) là một hệ thống cơ sở dữ liệu dịch hại cây trồng ảo, mang tính Quốc gia. APPD hợp nhất hồ sơ mẫu dịch hại từ hơn 9 điểm nút khác nhau phân bố trên toàn lãnh thổ Australia, tạo điều kiện cho việc tìm vị trí mẫu dịch hại một cách nhanh chóng và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả.
Trên phạm vi toàn cầu, Nguồn thông tin đa dạng sinh học toàn cầu - Global Biodiversity Information Facility (GBIF, http://www.gbif.org/) có một hệ thống database được xây dựng với mục đích đưa các thông tin chủ yếu về đa dạng sinh học trên thế giới lên mạng internet cho tất cả mọi người. GBIF sử dụng cổng chính của nó để truy cập vào một số databases về vi sinh vật hại và các vấn đề có liên quan đến đa dạng sinh học trên toàn cầu.

Каталог: SiteCollectionDocuments
SiteCollectionDocuments -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà TĨnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> BỘ TÀi chính số: 136/2009/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 1887 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> V. Lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
SiteCollectionDocuments -> SỞ KẾ hoạch và ĐẦu tư phòng đĂng ký kinh doanh
SiteCollectionDocuments -> Mẫu số 04/tp-lltp
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨNH
SiteCollectionDocuments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 853 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương