Mọi tài liệu ghi chép nếu không thể được kiểm tra lại thì cũng chỉ là những mảnh giấy vụn mà thôi



tải về 0.62 Mb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#29193
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

7.3Phytoplasma


Phytoplasma, hay trước đây gọi là vi sinh vật thể Mycoplasma, là các vi sinh vật tiền nhân thuộc lớp Mollicutes. Chúng tương tự như vi khuẩn nhưng không có màng tế bào cứng và không thể sống tự do trong môi trường, cho đến nay phytoplasma chưa từng được nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Phytoplasmas xâm nhập vào bó mạch libe của cây, hầu hết được đưa vào thông qua môi giới là côn trùng chích hút. Phytoplasmas ký sinh bắt buộc và toàn bộ vòng đời của chúng là ký sinh trên mô ký chủ. Chúng gây bệnh trên rất nhiều cây ký chủ. Triệu chứng thường gặp là lá biến vàng, cây mọc cằn cỗi, thậm chí chết khô, lá nhỏ, có thể xuất hiện triệu chứng giống chổi rồng, hóa lá, hóa xanh và hoa khổng lồ.
Cho tới gần đây, phương pháp chính để phân biệt các loại bệnh phytoplasma là triệu chứng học, phạm vi ký chủ, vector chuyên tính và quan sát lớp cắt mô bệnh dưới kính hiển vi điện tử. Sự phát triển của phương pháp sinh học phân tử với các đoạn DNA mồi sẵn có của đoạn gene 16S ribosomal RNA (rRNA) đã tăng cường khả năng phát hiện và giám định phytoplasmas.

7.4Virus và viroid


Virus là vi sinh vật cực kỳ nhỏ bé, ký sinh bắt buộc, chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử. Không giống như vi khuẩn và nấm, virus không có cấu tạo tế bào mà chỉ bao gồm các vỏ protein hay còn gọi là capsid bao quanh axit nucleic (RNA hoặc DNA). Virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào sống của ký chủ dựa vào tín hiệu của quá trình di truyền từ cây ký chủ. Vật chất của tế bào được hoàn toàn chuyển hướng sử dụng cho việc sinh sản virus. Sự xâm nhiễm của virus làm suy yếu các chức năng bình thường của cây ký chủ ví dụ như chức năng quang hợp và sinh trưởng.
Côn trùng hút nhựa cây như rệp và ve sầu thường là môi giới truyền bệnh virus. Cây trồng được nhân giống vô tính cũng là nguồn lây lan virus. Virus có thể sống sót trong ký chủ trung gian.

Viroid là các phân tử RNA có trọng lượng rất nhỏ bé, dạng vòng, không có vỏ protein bao bọc. Chúng xâm nhiễm tế bào thực vật, sao chép trực tiếp và gây bệnh. Viroid được lây lan trực tiếp qua các biện pháp cơ giới như bấm ngọn, tỉa cành, qua hạt giống và các biện pháp nhân giống vô tính như ghép cành.




7.4.1Các loài virus và thông tin lưu giữ


Các loài virus không bắt buộc phải có tiêu bản đi kèm vì chúng là các vi sinh vật gây hại ở mức độ tế bào. Các loài virus hại thực vật, theo quy định của Ủy ban về phân loại virus Quốc tế International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ICTV/), phải được mô tả và xác định dựa trên sự kết hợp duy nhất của một vài đặc tính như sau:


  • Loài thực vật nhiễm virus ngoài tự nhiên;

  • Triệu chứng cây bệnh ngoài tự nhiên ở các giai đoạn xâm nhiễm khác nhau;

  • Dạng truyền bệnh, ví dụ: tiếp xúc hay cọ xát cơ giới, qua hạt, phấn hoa, môi giới;

  • Các loài dễ nhiễm bệnh trong điều kiện thí nghiệm;

  • Hình dạng của virus;

  • Đặc tính sinh hóa của protein và axit nucleic ở virus;

  • So sánh trật tự nucleotide của gene với các virus khác;

  • Huyết thanh.

Các hồ sơ về virus gây bệnh cây thường không có tiêu bản chuẩn đính kèm là do hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể bảo quản mẫu virus sống. Hầu hết virus đều không ổn định khi bảo quản kể cả bằng phương pháp đông khô. Những tiến bộ về khoa học hiện nay đã cho phép bảo quản virus lâu dài mặc dù khá phức tạp, ví dụ như phương pháp cấy bộ gen virus vào tế bào vi khuẩn.


Vì những lý do trên, hầu hết trong các hồ sơ lưu trữ virus đều không lưu giữ tiêu bản mẫu. Thay vào đó là lưu giữ các đặc tính hình thái, ví dụ: các đoạn ghi chép triệu chứng, ảnh, số liệu thí nghiệm, trật tự nucleotide của đoạn gen và phản ứng huyết thanh. Thông tin về hầu hết các loài virus gây bệnh cây có thể được tìm thấy trên hệ thống cơ sở dữ liệu trao đổi thông tin giám định virus VIDE (Virus Identification Data Exchange) (http://image.fs.uidaho.edu/vide/refs.htm#descriptions).
Virus hình gậy

Các virus hình gậy, trong đó có virus khảm lá thuốc lá Tobacco mosaic virus (TMV) thường có kích thước đường kính 3 - 25 nm và chiều dài 150 - 2000 nm phụ thuộc vào chiều dài của phân tử RNA. Virus loại này có thể thẳng, cong hoặc gập lại. Cấu trúc bao gồm RNA và protein xếp theo đường xoắn ốc.


Virus đối xứng

Virus đối xứng xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng cặp có đường kính 20 - 70 nm. Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử, những vi rút này có hình dạng giống như một cấu trúc hình học với 20 mặt đối xứng (12 đỉnh và 20 mặt hình tam giác). Ví dụ: virus khảm lá xúp lơ Cauliflower mosaic virus (CaMV).


Virus hình que

Virus hình que có hình dạng tương tự vi khuẩn thuộc chi Bacillus. Chúng không hoặc có thể có màng bao bọc. Ví dụ: virus khảm lá cỏ linh lăng Alfalfa mosaic virus (AMV) và virus hình que hại mía Sugarcane bacilliform virus (SCBV).


Có thể áp dụng một số phương pháp giám định virus gây bệnh. Các nhà virus học thường trồng các cây chỉ thị trong nhà kính chống côn trùng để nghiên cứu sự xâm nhiễm của virus và tìm ra các cây có khả năng là ký chủ. Các cây chỉ thị thường biểu hiện triệu chứng khác nhau khi được lây nhiễm bằng các loại virus khác nhau. Tuy nhiên, chỉ quan sát triệu chứng không thôi thì không đầy đủ mà phải kết hợp sử dụng các phương pháp trong phòng thí nghiệm như: huyết thanh, dùng kính hiển vi điện tử, phân tích axit nucleic.

7.4.2Triệu chứng bệnh virus thực vật


Đối với những người làm công tác giám định có kinh nghiệm, các triệu chứng bệnh virus thường có thể được xác định khá dễ dàng. Có 2 loại triệu chứng virus phổ biến: loại triệu chứng xuất hiện do kết quả của lần xâm nhiễm đầu tiên vào tế bào ký chủ, ví dụ: vết đốm và loại triệu chứng xuất hiện do kết quả của lần xâm nhiễm thứ sinh hoặc xâm nhiễm có hệ thống, ví dụ: khảm lá. Không giống như các nấm bệnh, virus chỉ có thể xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua các vết thương như vết gãy của lông biểu vì, lỗ thủng hoặc các vết trầy xước nhỏ trên tầng biểu bì do côn trùng chích hút gây ra.
Triệu chứng ban đầu phát triển từ điểm xâm nhiễm của virus vào tế bào thực vật được gọi là triệu chứng cục bộ và thường tạo thành từng vết bệnh có giới hạn gọi là vết đốm. Các vết đốm do virus gây ra thường có kích thước to nhỏ khác nhau, có thể mất màu (do mất diệp lục) hoặc hoại tử (nếu tế bào chết). Vết đốm thường biểu hiện rõ sau khi virus theo dòng nhựa xâm nhập vào bề mặt lá cây hoặc dạng ít phổ biến hơn là sau khi côn trùng chích hút ăn nhựa lá.
Trong một số trường hợp, do mối tương quan giữa ký chủ và ký sinh mà virus không thể lan rộng ra ngoài điểm xâm nhiễm. Lúc đó vết đốm tại điểm xâm nhiễm là triệu chứng duy nhất quan sát được. Loại phản ứng này gọi là phản ứng mẫn cảm. Nếu virus không bị hạn chế bởi phản ứng của cây ký chủ, chúng sẽ lan khắp phần thịt lá. Khi nhiễm đến hệ thống mạch dẫn, virus sẽ lây lan rất nhanh tới toàn bộ các bộ phận của cây ký chủ, gây hiện tượng xâm nhiễm thứ sinh hay xâm nhiễm hệ thống. Hầu hết các virus có khả năng di chuyển trong libe.

Triệu chứng xâm nhiễm thứ sinh hoặc xâm nhiễm hệ thống dẫn đến những thay đổi bên ngoài mà mắt thường có thể nhìn thấy được (ví dụ như hiện tượng biến mầu và héo) và những thay đổi bên trong chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử (như sự hình thành các tế bào có cấu trúc dị thường).


Triệu chứng khảm lá là hiện tượng những tế bào nhất định trong bộ phận cây bị bệnh bị nhiễm virus và biến màu trong khi các tế bào khác vẫn phát triển bình thường. Các tế bào bị nhiễm virus thường có màu xanh lá cây nhạt do lượng diệp lục bị giảm. Dạng triệu chứng khảm khác nhau tùy thuộc vào các loại cây ký chủ khác nhau. Đối với các cây một lá mầm, triệu chứng thường xuất hiện dưới dạng khảm sọc hoặc vệt. Đối với các cây hai lá mầm, các phần biến màu thường có hình tròn và xuất hiện triệu chứng như các vết vằn, lốm đốm, loang lổ, thậm chí gồ ghề.

Trong một số trường hợp tương tác giữa virus và cây ký chủ, toàn bộ lá biến vàng do suy giảm quá trình sản xuất diệp lục và lục lạp bị phá hủy. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh vàng lá virus, vàng lá củ cải đường và vàng lùn lúa mạch. Hiện tượng vàng lá bắt đầu từ sự biến vàng của phần mô xung quanh gân lá, phần mô gần hệ thống mạch dẫn có thể vẫn xanh, tương phản với các phần mô khác trên lá. Một số virus có thể gây triệu chứng vàng gân lá và trong gân lá, như trường hợp bệnh gân lớn rau diếp và bệnh khảm virus turnip (Turnip mosaic virus).


Đốm vòng là triệu chứng các mô bị bệnh bị giới hạn thành từng vòng các tế bào nhiễm virus. Các tế bào nhiễm virus có thể biến màu hoặc chết hoại. Các vòng có thể tập trung lại dưới dạng vòng tròn đồng tâm (Hình 15). Đốm vòng có thể xuất hiện trên thân và quả mặc dù phổ biến nhất là trên lá. Ví dụ một số virus gây đốm vòng: Virus đốm héo cà chua Tomato spotted wilt virus (TSWV) và virus đốm vòng đu đủ Papaya ringspot virus (PRSV).
Tế bào hoại tử có thể tập trung thành các đốm cục bộ xung quanh điểm xâm nhiễm hoặc tập trung một cách hệ thống trong các phần được bảo vệ khác của cây bệnh như quả, hạt hoặc lá. Ví dụ: virus khảm lá turnip gây ra các đốm hoại tử ở các lớp lá cải bắp phía trong.
Hiện tượng giảm kích thước cây bệnh (lùn, còi cọc) là triệu chứng khá phổ biến do virus gây ra, thường xuất hiện cùng với các triệu chứng khác. Hiện tượng còi cọc có thể xảy ra trên toàn bộ cây bệnh hoặc chỉ giới hạn ở những bộ phận nhất định của cây như đỉnh sinh trưởng. Triệu chứng này thường khó nhận thấy, trừ khi cây bị nhiễm virus phát triển ngay bên cạnh cây khỏe.
Virus khảm lá đậu (Bean common mosaic virus) và virus đốm vòng dâu tây (Strawberry latent ringspot virus) là những ví dụ về virus gây hiện tượng cây bệnh phát triển không bình thường (lá và thân biến dạng). Sự phát triển không bình thường xảy ra do sự mất cân bằng hormon trong lá. Ngoài ra sự biến dạng và phát triển không bình thường còn biểu hiện bằng sự tăng quá nhanh số lượng tế bào, ví dụ virus sưng chồi cacao Cacao swollen shoot virus. Sự tăng nhanh về số lượng tế bào được gọi là hiện tượng hyperplasia; sự tăng nhanh về kích thước tế bào gọi là hiện tượng hypoplasia. Ví dụ hiện tượng lõm trên thân cành cam quýt do virus tristeza hại cây có múi gây ra.



Hình 15 Triệu chứng bệnh virus (từ trái qua phải): vòng biến mầu, đốm vòng và khảm lá
Một số virus gây hiện tượng tăng trưởng quá nhanh tạo thành u bướu trên lá và rễ; Sự phát triển quá nhanh trên lá tạo các mấu lồi như mụn cơm ở cả mặt trên và mặt dưới của lá cây bệnh. Virus khảm biến dạng đậu Pea enation mosaic virus (PEMV) gây hiện tượng u lồi trên lá. Giống như hiện tượng biến dạng thân và lá, u bướu là kết quả của sự mất cân bằng về hormon, gây hiện tượng tăng nhanh đột biến của tế bào.
Hiện tượng biến mầu cánh hoa tulip là một trong những bệnh virus đầu tiên được mô tả vào thế kỷ 17. Bệnh do virus khảm lá tulip gây ra, hoa tulip xuất hiện các đốm màu sắc khác nhau. Củ cây hoa tulip nhiễm virus được người trồng hoa ở Hà Lan rất quý, thậm chí bệnh vẫn được khai thác cho đến ngày nay. Virus khảm turnip và virus khảm vàng đậu có thể gây hiện tượng đột biến màu trên hoa lay ơn.
Virus có thể gây triệu chứng méo mó quả, quả ít và nhỏ. Ví dụ virus khảm lá dưa chuột (Cucumber mosaic virus) gây triệu chứng quả nhỏ và biến dạng. Tương tự, virus khảm lá rau diếp làm giảm quá trình tạo hạt, phấn hoa bất thụ và suy yếu.
Sự phá hủy lục lạp và tăng số lượng tế bào một cách không bình thường đã được đề cập ở phần trên. Ngoài ra virus còn gây ra những biến đổi về mô và tế bào, ví dụ thể vùi được hình thành do tác động của virus. Một số virus ký sinh trong nhân tế bào thực vật. Nhiều virus làm biến đổi lục lạp, phần lớn trong số đó làm suy giảm hệ thống sinh hóa và cấu trúc tế bào dẫn đến hiện tượng mất màu sắc và biến đổi hình dạng. Các thay đổi khác về mô bao gồm sự tăng hoặc giảm số lượng tế bào, chết hoại tế bào bên trong, sự hóa gỗ, thoái hóa và chết của tế bào libe.
Virus có thể tích lũy với số lượng lớn trong tế bào tạo thành các thể vùi. Thể vùi có thể được hình thành trong nhân nhưng phổ biến nhất là trong tế bào chất. Virus trong thể vùi được sắp xếp cạnh nhau, nối đuôi nhau hoặc chồng lên nhau theo không gian ba chiều.
Nếu cây không xuất hiện triệu chứng không có nghĩa là không nhiễm virus. Virus có khả năng xâm nhiễm những ký chủ nhất định và nhân lên trong tế bào ký chủ mà không biểu hiện triệu chứng. Xâm nhiễm tiềm tàng khá phổ biến đối với các thực vật hoang dại và cỏ dại. Virus có thể tồn tại trên ký chủ trung gian và tái xâm nhiễm cây trồng sau một thời gian với sự giúp đỡ của côn trùng chích hút môi giới.
Sự phát triển của triệu chứng phụ thuộc vào virus và mức độ độc của gen. Bản thân cây ký chủ có thể kháng bệnh, dễ nhiễm bệnh hoặc dung nạp bệnh. Tương tự, tuổi cây và thời gian xâm nhiễm đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện triệu chứng. Nhìn chung, cây càng non thì càng dễ nhiễm bệnh và cây càng già càng dễ dung nạp bệnh. Thời điểm xâm nhiễm càng sớm càng thiệt hại về năng suất nhiều hơn so với thời điểm xâm nhiễm muộn.
Triệu chứng bệnh virus thường phát triển chậm trong điều kiện nhiệt độ cao bởi vì ở điều kiện này virus thường sinh sản chậm. Tuy nhiên, nhiệt độ cao cũng có thể làm giảm khả năng kháng bệnh của ký chủ và vì thế, khi nhiệt độ hạ xuống, quá trình xâm nhiễm thường diễn ra rất nhanh. Cây phát triển trong điều kiện cường độ ánh sáng lớn thường ít mẫn cảm với bệnh hơn là trong điều kiện ánh sáng yếu. Cây trồng trên đất giàu dinh dưỡng thường mẫn cảm với bệnh hơn là trong môi trường nghèo dinh dưỡng. Hàm lượng nitơ cao có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây.
Triệu chứng bệnh do virus gây ra thường giống với triệu chứng thiếu dinh dưỡng hoặc hậu quả của chất độc hóa học ví dụ như tác động của thuốc trừ cỏ. Có hai cách để loại trừ sự rối loạn dinh dưỡng và mất cân bằng hóa học:

  • Quan sát sự phân bố của cây bệnh. Thông thường trong trường hợp rối loạn dinh dưỡng, sự phân bố của cây bệnh sẽ có liên quan với loại đất hoặc vị trí áp dụng thuốc hóa học. Virus thường lan truyền nhờ môi giới nên sẽ phân bố thành từng đám cục bộ hoặc có mối liên quan với nguồn xâm nhiễm, ví dụ như cỏ dại;

  • Mô tả lại quá trình lan truyền của virus và phát triển triệu chứng bằng cách ghép hoặc chuyển nhựa cơ giới từ cây bệnh sang cây khỏe dưới điều kiện thí nghiệm. Đây là bước đầu tiên trong việc áp dụng quy tắc Koch để xác định nguyên nhân gây bệnh.




Каталог: SiteCollectionDocuments
SiteCollectionDocuments -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà TĨnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> BỘ TÀi chính số: 136/2009/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 1887 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> V. Lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
SiteCollectionDocuments -> SỞ KẾ hoạch và ĐẦu tư phòng đĂng ký kinh doanh
SiteCollectionDocuments -> Mẫu số 04/tp-lltp
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨNH
SiteCollectionDocuments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 853 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương