MỤc lục trang


Giải pháp đối với các nhóm hàng chủ lực



tải về 0.54 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.54 Mb.
#5589
1   2   3   4   5

9.4. Giải pháp đối với các nhóm hàng chủ lực

9.4.1. Đối với nhóm hàng gia công


Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Ngoài việc nhà nước khuyến khích cho các ngành sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu cho xuất khẩu,các doanh nghiệp không thụ động chờ khách đến đặt hàng mà phải chủ động sản xuất, nâng cao kỹ thuật tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

9.4.2. Đối với nhóm hàng chế biến


Đa dạng hoá mặt hàng bao gồm đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá phẩm cấp của từng loại sản phẩm để tăng tỷ lệ sản phẩm qua chế biến, đồng thời giảm lượng nguyên liệu tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm.

9.4.3. Đối với nhóm sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chất xám cao


Tích cực nâng cao tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm điện tử, trong đó đặc biệt chú ý đến các sản phẩm điện tử, tin học, linh kiện máy tính. Có kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hệ thống chất lượng quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, HACCP, SA 8000…

9.5. Các giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước

9.5.1. Thị trường trong nước

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, tập trung phát triển các siêu thị và trung tâm thương mại, chợ loại 1, loại 2 và các cơ sở cung cấp dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại, dịch vụ hậu cần tại các khu đô thị và địa bàn trọng yếu đóng vai trò động lực tăng trưởng và phát luồng phát triển kinh tế địa phương.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020, tập trung phát triển các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chuyên doanh,..., từng bước hoàn thiện đạt trình độ tương đương với trình độ phát triển của các tỉnh thành phát triển trong khu vực, đảm bảo có đầy đủ các cơ sở vật chất, điều kiện cần thiết cho hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế.

- Thị trường khu vực đô thị: là đầu mối giao lưu và phát luồng hàng cho thị trường các khu vực khác, có khả năng định hướng và điều tiết thị trường xã hội. Vì vậy, phải quan tâm đến việc bán buôn, phân luồng hàng hóa, làm đầu mối liên kết với các nhà sản xuất, các doanh nghiệp lớn để khai thác nguồn hàng.

- Thị trường khu vực nông thôn: phải đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ được hàng hóa cho người dân và cung ứng các vật tư cần thiết cho sản xuất và hàng tiêu dùng cho sinh hoạt được thuận lợi với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo.

9.5.2. Thị trường xuất khẩu

- Giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thêm các thị trường mới để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Đông, Đông Á và châu Phi.

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường nước ngoài, xây dựng chiến lược phát triển thị trường và tiến hành quảng bá, tham gia các hội chợ, triển lãm khu vực và quốc tế cho từng mặt hàng cụ thể.

- Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách hỗ trợ xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất nhập khẩu, hạn chế cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp trong tỉnh về giá làm mất bạn hàng, mất thị trường.


9.6. Đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và xúc tiến thương mại


9.6.1. Đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

- Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Bình Dương có lợi thế cạnh tranh để tạo sức bật mới và đột phá trong phát triển. Tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ với giá trị gia tăng lớn, hình thành các vùng kinh tế động lực để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế của tỉnh.

- Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và vốn. Mở rộng thị trường để Bình Dương có điều kiện thâm nhập sâu vào thị trường các nước trong khu vực và thế giới.

9.6.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại

- Tổ chức mở rộng các dịch vụ tư vấn để giúp các cơ sở công nghiệp và thương mại có định hướng sản xuất, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động triển lãm, hội chợ, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của địa phương, nhanh chóng triển khai dự án xây dựng Trung tâm hội chợ, triển lãm, sàn giao dịch điện tử, showroom của tỉnh để mở rộng thị trường và thị phần cho các sản phẩm hàng hóa của tỉnh.

- Thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, thương mại của tỉnh để giới thiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước (các trung tâm kinh tế lớn trong nước) về tiềm năng, điều kiện cơ sở hạ tầng, danh mục các công trình ưu tiên đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.

9.6.3. Phát triển thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực, xây dựng trang thông tin điện tử giúp quảng bá thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp và tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng (sàn giao dịch thương mại điện tử) trong và ngoài nước để tiếp cận và ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.



9.7. Các giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại

9.7.1. Đầu tư công nghệ tiên tiến


Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để đưa các thành tựu khoa học, công nghệ vào thực tiễn của ngành, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn. Đối với công tác quản lý nhà nước, từng bước đầu tư nâng cấp trang thiết bị đồng bộ và cài đặt, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý. Thiết lập mạng thông tin liên thông, trực tuyến giữa các cơ quan quản lư nhà nước và trong cả hệ thống và tham gia mạng Chính phủ điện tử. Khuyến khích các doanh nghiệp phải từng bước đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình tác nghiệp của minh. Mở rộng áp dụng hình thức thanh toán thẻ trong hoạt động thương mại.

9.7.2. Đầu tư kết cấu hạ tầng

Để góp phần thúc đẩy phát triển thương mại tỉnh Bình Dương trong những năm tới, cần đẩy mạnh cho đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa ...Nối kết các tuyến đường qua cầu Thủ Biên Đồng Nai. Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính, cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.



9.7.3.Khuyến khích phát triển dịch vụ kho cảng, vận tải và Logistics

Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thông giao thông vận tải gắn với các kho bãi, bến cảng 9cảng khô) nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ vận tải và dịch vụ Logistics nhằm phụ vụ hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng của tỉnh. Tập trung xay dựng và sớm đưa vào sử dụng các bến cảng hàng hoá như Thạnh Phước (Tân Uyên), An Sơn (Thuận An), và từng bước đầu tư các cảng An Tây, Bến Súc, bến tàu Bà Lụa



9.8. Phát triển nguồn nhân lực của ngành thương mại

9.8.1. Khuyến khích thu hút nguồn nhân lực vào ngành thương mại

Doanh nghiệp cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút các nhà quản trị kinh doanh giỏi, có tư duy mới, có tầm nhìn toàn cầu, có khả năng, trình độ quản lý doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh quốc tế. Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút những sinh viên, nghiên cứu sinh của các trường đại học kinh tế trong và ngoài nước để cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho ngành thương mại của Bình Dương.



9.8.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản lý được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài...Cần hỗ trợ kinh phí cho tổ chức các lớp học để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, các chương trình tư vấn về kinh doanh, phát triển thương hiệu... dành cho các doanh nghiệp thương mại tư nhân. Kết hợp giữa đào tạo và đào tạo lại, đào tạo ở trường lớp và đào tạo tại doanh nghiệp, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức khu vực và quốc tế, khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ quản trị cho các doanh nghiệp Bình Dương.

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phổ biến rộng rãi các quy định của Nhà nước như các quy định về điều kiện tham gia kinh doanh, trách nhiệm dân sự, các ràng buộc pháp luật khác,... cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thương mại.

9.9. Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển thương mại

9.9.1. Giải pháp thu hút vốn trong nước đối với quản lý nhà nước

- Thiết lập các định chế nhằm tổ chức, phát triển thị trường vốn dài hạn, ngắn hạn, thị trường chứng khoán, hoàn thiện cơ chế tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào vòng luân chuyển vốn của xã hội. Huy động mọi tiềm năng vốn trên thị trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện tốt luật đầu tư, các Quyết định của UBND tỉnh về ưu đãi đầu tư nhằm thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào ngành thương mại. Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước theo hướng Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với doanh nghiệp lớn, thực hiện phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư của CBCNV và của xã hội.

- Ngoài sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước vào ngành thương mại, biện pháp kêu gọi tham gia đầu tư của các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước vào xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành thương mại là rất quan trọng.

- Thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển thương mại của khu vực kinh tế tư nhân với các biện pháp như khuyến khích đầu tư tại các khu trung tâm thương mại, các đường phố thương mại, các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở các khu dân cư và khu đô thị mới, chợ đầu mối nông sản.

9.9.2. Giải pháp thu hút vốn trong nước đối với doanh nghiệp thương mại

- Doanh nghiệp thương mại cần xây dựng chiến lược, kế hoạch mở rộng quy mô phân phối nhằm tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho CBCNV, tăng các khoản nộp ngân sách và tích luỹ vốn để tái đầu tư. Thiết lập quan hệ bạn hàng trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nhưng phải có biện pháp nắm tình trạng tài chính của khách hàng để có phương thức bán hàng thích hợp. Chấn chỉnh quy chế quản lý tài chính trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước.

- Để tạo vốn đầu tư phát triển kinh doanh cần tăng cường liên doanh, liên kết, thu hút vốn từ các thành phần kinh tế khác. Muốn vậy cần xây dựng được cơ cấu đầu tư hợp lý có khả năng thu hút đối tác trong và ngoài nước góp vốn liên doanh xây dựng mạng lưới thương mại như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... dưới các hình thức thành lập công ty cổ phần để kêu gọi vốn của các cổ đông, hợp tác đầu tư xây dựng và phân chia diện tích sử dụng của công trình thương mại.

9.9.3. Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn viện trợ sử dụng đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm của Bình Dương, nhất là đối với các công trình có khả năng chậm thu hồi vốn. Cần có chính sách ưu đãi, thông thoáng và tổ chức xúc tiến đầu tư của tỉnh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thương mại Bình Dương.



9.9.4. Giải pháp liên kết giữa thị trường Bình Dương với các thị trường trong và ngoài nước

9.9.4.1. Giải pháp liên kết giữa thị trường Bình Dương với thị trường các địa phương khác trong nước

- Quan hệ liên kết giữa Bình Dương với các địa phương khác trước hết hướng vào việc cung ứng và tiêu thụ các hàng hoá là những sản phẩm đặc sản và có lợi thế phát triển của mỗi tỉnh.

- Liên kết giữa thị trường Bình Dương với thị trường các địa phương khác có thể được thực hiện thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại của Bình Dương tổ chức các quan hệ liên kết chặt chẽ với các tổ chức kinh doanh trong nước để hình thành các hệ thống phân phối hàng hoá hiệu quả.

9.9.4.2. Giải pháp liên kết giữa thị trường Bình Dương với các thị trường ngoài nước

- Trên cơ sở các hiệp định cấp quốc gia, các văn bản thoả thuận đã được ký kết cấp Chính phủ giữa Việt Nam với các nước khác, cần triển khai nghiên cứu các điều khoản chi tiết, trong đó chú ý vận dụng thích hợp với các điều kiện của Bình Dương, tìm cách tiếp cận với thị trường nước ngoài để tiến hành các giao địch thương mại.

- Khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường ra thế giới cho các hàng hoá và dịch vụ có lợi thế của Bình Dương.

- Về phía doanh nghiệp của Bình Dương: cần chủ động trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường, xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế.



9.10. Các cơ chế chính sách

9.10.1. Hoàn thiện và đổi mới nội dung và phương thức quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại

Các giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản lý của Sở Công Thương và của các phòng kinh tế huyện, thị cần tập trung vào việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho từng loại cán bộ, xây dựng và vận hành quy trình tác nghiệp thống nhất trong tổ chức. Đồng thời với tăng cường trang bị máy móc và thiết bị công nghệ hiện đại, thực hiện phân công và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng cấp quản lý. Thường xuyên tổ chức nghiên cứu và học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại của các tỉnh trong nước và với các tỉnh của các nước trong khu vực và thế giới. Có cơ chế lựa chọn và sử dụng nhân tài đúng đắn, công khai, thúc đẩy tính năng động và sáng tạo của mỗi cán bộ.

Cần đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh. Từng bước tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công, phân định và làm rõ các quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền đảm bảo tính thống nhất theo mục tiêu phát triển ngành thương mại của tỉnh. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại.

Để nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành quản lý đối với thương mại của tỉnh Bình Dương, trước mắt cần đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, hợp chuẩn và tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của ngành thương mại. Trong đó, cần chú trọng đảm bảo sự phối hợp giữa Sở Công Thương, Sở Xây dựng về ban hành và thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.



9.10.2. Chính sách của tỉnh nhằm hỗ trợ và thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

Đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại chợ

- Đối với các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm và các chợ ở vị trí trọng điểm về kinh tế - xã hội của huyện được xây dựng theo quy hoạch, ngân sách tỉnh (bao gồm nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện), tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và quy mô, vai trò của chợ có thể áp dụng các mức hỗ trợ khác nhau.

- Đối với những chợ quy mô lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả vùng, tỉnh có điều kiện về tài chính có thể xem xét ứng vốn trước để xây dựng nhà lồng chợ, sau đó doanh nghiệp được giao quản lý chợ sẽ hoàn trả sau cho ngân sách tỉnh theo quy định của UBND tỉnh.

Đầu tư cải tạo và nâng cấp chợ

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cải tạo, nâng cấp đối với những chợ do UBND huyện là chủ đầu tư, thông qua ngân sách cấp cho huyện hàng năm trên cơ sở đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp của tỉnh.

- UBND huyện, UBND xă, thị trấn có thể vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng góp vốn với chính quyền địa phương để cải tạo, nâng cấp chợ theo quy hoạch, kế hoạch, hai bên có hợp đồng chặt chẽ trên cơ sở chấp hành đúng quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và quy định về đầu tư xây dựng.

9.11. Chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại

Chính sách đất đai

- Nhà đầu tư được xem xét miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật. Có thể xem xét, cân nhắc chính sách ưu đãi riêng cho những trường hợp nếu nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, có thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng, kinh doanh chợ, trung tâm thương mại, siêu thị...phù hợp với quy hoạch được duyệt.

- Nhà đầu tư được thuê diện tích đất đã đền bù và giải phóng xong mặt bằng (thời hạn thuê cụ thể tuỳ theo từng địa phương và từng loại hình, cấp độ của kết cấu hạ tầng thương mại). Khi đến hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được xem xét gia hạn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác đã được phê duyệt.

Chính sách tài chính, tín dụng

- Nhà đầu tư được xem xét, hỗ trợ cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi trong khoảng thời gian nhất định (mức cụ thể tuỳ theo tuỳ theo từng dự án chợ cụ thể và năng lực của chủ đầu tư).

- Nhà đầu tư được dùng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi cơ sở hạ tầng thương mại thuộc quyền sử dụng của mình thế chấp vay vốn ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại.

- Nếu đủ điều kiện, khi tham gia đầu tư xây dựng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi, khuyến khích về thuế theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế.



Các chính sách khác

- Các nhà đầu tư được cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin về các loại quy hoạch có liên quan trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại.

- Nhà đầu tư được huy động vốn của doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh để xây dựng nhà chợ, các sạp hàng, quầy hàng, hàng rào, sân, công trình vệ sinh, bãi để xe, công trình hạ tầng trong hàng rào và các hạng mục khác.

9.12. Tổ chức thực hiện quy hoạch

9.12.1. Công khai đề án Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Sau khi đề án quy hoạch phát triển ngành thương mại Bình Dương đến năm 2020 được phê duyệt, cần tổ chức công bố công khai và rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như internet, các đài phát thanh truyền hình, báo chí ... nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tích cực vào quá tŕnh triển khai và thực hiện quy hoạch.



9.12.2. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch

- UBND tỉnh thống nhất trong chỉ đạo tổ chức thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển ngành thương mại trong từng giai đoạn. Huy động các nguồn lực địa phương để phát triển ngành thương mại, giải quyết các vấn đề liên quan đến các cấp, các ngành..

- Sở Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện theo chức năng của Sở về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. Các cơ quan phối hợp là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và chính quyền địa phương các cấp.

- Để thu hút đầu tư vào phát triển cơ cấu thương mại quy mô lớn và hiện đại, Sở Công Thương chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt và ban hành quy chế khuyến khích đầu tư xây dựng các loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn, công ty phân phối đa quốc gia, các nhà phân phối lớn trong nước vào đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh.

- Sở Công Thương thúc đẩy thành lập hiệp hội các doanh nghiệp thương mại của tỉnh Bình Dương, thực hiện các chương trình liên kết giữa các nhà phân phối của Bình Dương và với các nhà phân phối trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai các liên kết phát triển ngành thương mại của Bình Dương.

9.12.3. Tổ chức thực hiện

Đối với các sở, ngành

Phát triển các hoạt động thương mại của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ quy hoạch sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành sản xuất, các hoạt động đầu tư nói chung và phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng, các chính sách và biện pháp phát triển thương mại của Nhà nước và chính sách khuyến khích phát triển riêng của tỉnh đối với ngành thương mại. Vì vậy, để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thương mại của Bình Dương, cần có sự phối hợp hiệu quả và thống nhất theo mục tiêu giữa các sở ngành và các địa phương trong chỉ đạo và triển khai



Đối với chính quyền địa phương các cấp

Phối hợp các ngành liên quan nhằm triển khai các giải pháp, chương trình, kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển ngành thương mại nội địa của tỉnh. Đảm bảo bố trí và sử dụng cán bộ có năng lực phù hợp và có trình độ quản lý thương mại trên địa bàn.



Đối với các Hiệp hội ngành hàng

Phát huy vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, đóng góp ý kiến xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển ngành hàng, hỗ trợ thông tin thị trường để hỗ trợ sản xuất theo hướng xuất khẩu của tỉnh, chủ trì và tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của tỉnh, là hạt nhân tập hợp các doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá của Bình Dương đối với thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.



Đối với các doanh nghiệp

Chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, xuất khẩu, chủ động đào tạo cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.



9.12.4. Lộ trình thực hiện

Tổ chức và điều hành thực hiện Quy hoạch cần phải cụ thể hoá thành các kế hoạch 5 năm. Nội dung kế hoạch 5 năm phải thể hiện được tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, cụ thể hoá các mục tiêu quy hoạch, lấy mục tiêu quy hoạch làm cơ sở.



* Năm 2012:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy, các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển và quản lý thương mại của tỉnh.

- Xây dựng và tạo các điều kiện, tiền đề và bước đầu triển khai các nội dung của Đề án quy hoạch phát triển thương mại.

- Quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các quy hoạch chi tiết xây dựng các khu trung tâm thương mại, trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp, chợ đầu mối nông sản..., xây dựng quy hoạch hệ thống mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi, khuyến khích đầu tư theo định hướng phát triển cơ sở hạ tầng ngành thương mại. Tập trung vào các dự án nâng cấp, xây mới để phát triển nhanh các loại hình thương mại hiện đại nội thành, các khu đô thị mới.

- Thúc đẩy hình thành và phát triển các hệ thống phân phối theo dạng ‘chuỗi‘. Hỗ trợ để xây dựng và phát triển một số công ty thương mại lớn của tỉnh. Thành lập hiệp hội các nhà phân phối, doanh nghiệp thương mại của tỉnh. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường mục tiêu chiến lược của tỉnh.



* Giai đoạn 2012 - 2015:

- Điều chỉnh hoặc xây dựng mới các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển và quản lý thương mại phù hợp với sự phát triển kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại cùng với sự phát triển của thương mại có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu đô thị mới.

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các đề án phát triển thương mại, hỗ trợ các nhà phân phối phát triển các dự án kinh doanh hiện đại. Hỗ trợ một số công ty thương mại lớn của tỉnh mở rộng mạng lưới kinh doanh. Thúc đẩy nhanh việc cải cách các nhà phân phối truyền thống sang hiện đại. Hoàn thiện mạng lưới thương mại ở nông thôn. Tập trung xúc tiến thương mại ở các thị trường mới.

- Một số các dự án cần ưu tiên triển khai trong giai đoạn này:


  • Hình thành Trung tâm hội chợ triển lãm tại Khu Công nghiệp Dịch vụ- Đô thị

  • Trung tâm mua sắm tại Khu Công nghiệp Dịch vụ- Đô thị

  • Khu Công nghệ cao Mapletree tại Khu Công nghiệp Dịch vụ- Đô thị

  • Trung tâm thương mại Lái Thiêu và chợ Lái Thiêu Thị xã Thuận An

  • Đầu tư xây dựng siêu thị Dầu Tiếng huyện Dầu Tiếng

  • Cảng sông Thạnh Phước huyện Tân Uyên

  • Mở rộng kho chứa xăng dầu của Công ty TM-XNK Thanh Lễ

  • Mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp đã hình thành và phấn đấu đấu đạt 50-60% tỉ lệ lấp đầy.


* Giai đoạn 2016 - 2020:

- Phấn đấu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại ở các địa bàn huyện, thị xã (theo Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt) đạt mức 90% trở lên, bao gồm 488 cửa hàng xăng dầu, 122 chợ, 28 siêu thị và 38 trung tâm thương mại.

- Phấn đấu tỉ lệ lắp đầy các khu công nghiệp đạt 80-85% tổng diện tích, trong đó có 15.000 doanh nghiệp trong nước và 3.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Phát triển mạnh thương mại điện tử. Hoàn thiện mạng lưới thông tin và dự báo của ngành thương mại, trong đó Sở Công Thương phải giữ vai trò chủ yếu. Mở rộng, phát triển các loại hình thương mại hiện đại ở nông thôn. Đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu của ngành thương mại và đạt trình độ phát triển ngang bằng với thương mại của các thành phố trong nước.


KẾT LUẬN

Đề án Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh và thu thập các nguồn thông tin, tư liệu khác nhau phản ánh thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Qua phân tích số liệu và khảo sát thực tế cho thấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương hiện nay nói chung, cũng như những yếu tố về sản xuất, tiêu dùng nói riêng về cơ bản tạo ra được cơ sở bền vững để phát triển mạnh mẽ các hoạt động thương mại, nhất là các hoạt động thương mại có quy mô và phạm vi lớn. Đồng thời, bản thân năng lực của các lực lượng tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh cũng là nguyên nhân bên trong thúc đẩy phát triển của các hoạt động thương mại ở Bình Dương, phát huy khả năng khai thác các lợi thế phát triển thương mại của Bình Dương.

Từ những vấn đề về thực trạng và tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực thương mại nói riêng của tỉnh Bình Dương, của cả nước, của vùng Đông Nam bộ cho thấy, trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, bên cạnh hệ thống thương mại đã hình thành, Bình Dương cần có các biện pháp tác động tích cực theo hướng mở rộng quy mô và phạm vi thương mại gắn liền với việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới, để qua đó tạo cơ sở phát triển tốt các hoạt động thương mại. Đồng thời, các cơ cấu của ngành thương mại trên địa bàn tỉnh cũng cần được định hướng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, tiêu chuẩn hoá để tạo giá trị tăng thêm cao hơn đóng góp vào GDP của tỉnh.

Đề án đã đưa ra những nội dung quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương một cách toàn diện trong thời kỳ. Qua đó đến năm 2020 trở đi cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương sẽ chuyển dịch theo hướng Dịch vụ- Công nghiệp- Nông nghiệp; trong đó dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả loại hình dịch vụ khác bao gồm thị trường thương mại nội địa của tỉnh và cũng là thị trường xuất khẩu đến các nước trên thế giới và khu vực. Tất cả những điều đó nhằm xây dựng và phát triển ngành thương mại Bình Dương để một mặt góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các quan hệ kinh tế, thương mại của Bình Dương với các địa phương trong cả nước và với nước ngoài, mặt khác, qua đó góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành thương mại Bình Dương trong quá trình hội nhập vào thị trường dịch vụ phân phối toàn cầu, đạt trình độ phát triển ngang bằng với các tỉnh trong vùng và cả nước, phù hợp với xu hướng phát triển thị trường, thương mại nước ta theo xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại./.



-----o0o-----



Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương