MỤc lục trang


- Xu hướng phát triển các loại hình chợ



tải về 0.54 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.54 Mb.
#5589
1   2   3   4   5

- Xu hướng phát triển các loại hình chợ:


+ Chợ nông thôn: Mỗi xã sẽ có ít nhất 01 chợ trung tâm. Tuy nhiên nếu chưa có nhu cầu thì cũng không nhất thiết mỗi xã phải xây dựng chợ.

+ Chợ đô thị: Giảm số lượng chợ có quy mô nhỏ đồng thời các chợ đạt tiêu chuẩn chợ loại I và loại II trở thành các trung tâm mua bán trên địa bàn huyện, thị và chịu trách nhiệm chi phối từng khu vực trọng điểm.

Cụ thể quy hoạch phát triển mạng lưới chợ như sau:



Thị xã Thủ Dầu Một: Các chợ cần cải tạo sửa chữa: chợ Thủ Dầu Một, chợ Vinh Sơn, chợ Bình Điềm, chợ hàng bông Phú Hoà, chợ Tương Bình Hiệp, chợ Bến Thế. Các chợ di dời: chợ Phú Văn. Các chợ xây mới: Chánh Mỹ, Phú Thuận, chợ Tân Định An

Thị xã Thuận An: Các chợ cần cải tạo sửa chữa: chợ Vĩnh Phú. Chợ di dời: Lái Thiêu. Các chợ xây mới: chợ An Sơn, chợ Hưng Định, chợ Lê Gia, chợ Khu dân cư 3-2., chợ khu dân cư Việt Sing, chợ đêm Hoà Lân, chợ đêm Thiên Cửu Tiên

Thị xã Dĩ An: Các chợ cần cải tạo sửa chữa: Nội Hoá, Tân Quý, Đông Hoà. Các chợ di dời: Ngãi Thắng. Các chợ xây mới: chợ Tân Đông Hiệp, chợ khu làng Đại học.

Huyện Tân Uyên: Các chợ cần cải tạo sửa chữa: chợ Tân Thanh, Tân Bình, chợ Lạc An. Các chợ di dời: chợ Tân Ba, Tân Định. Các chợ xây mới: Phú An II, Đất cuốc, Thạnh Phước, Vĩnh Tân, Bạch Đằng, chợ Bình Mỹ, chợ Thạnh Hội, chợ Tân Vĩnh Hiệp

Huyện Phú Giáo: Các chợ cần cải tạo sửa chữa: An Bình, Tân Hiệp.Các chợ di dời: Phước Hoà. Các chợ xây mới: An Long, An Thái, An Linh, Phước Sang, Tam Lập

Huyện Bến Cát: Các chợ cần cải tạo sửa chữa: Bến Cát, Phú Thứ, Lai Khê, Lai Uyên, Long Bình, Trừ Văn Thố, Cây Trường. Các chợ xây mới: chợ Hoà Lợi, chợ Tân Định, chợ Thới Hoà, chợ An Điền, chợ Tân Hưng

Huyện Dầu Tiếng: Các chợ cần cải tạo sửa chữa: Minh Tân, Định Hiệp.Các chợ xây mới: chợ Long Tân, chợ An lập, chợ Định Thành, chợ Minh Thạnh, chợ Định An

Tính chung trên địa bàn Tỉnh Bình Dương đến năm 2020 sẽ có tổng cộng là 122 chợ, trong đó cần cải tạo sửa chữa là 24 chợ, số chợ di dời là 7 chợ và xây mới 35 chợ.



7.5.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị

- Định hướng phát triển trung tâm thương mại, siêu thị:

- Phát triển siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô lớn ở trung tâm đô thị và những nơi có hệ thống giao thông phát triển, trước mắt tập trung ở Thành phố mới Bình Dương có qui mô từ loại 2 trở lên, có khả năng mở rộng giao lưu hàng hoá với các địa bàn trong tỉnh, với các tỉnh khác trong vùng. Đầu tư trung tâm hội chợ triển lãm thương mại có quy mô lớn ở cấp vùng Đông Nam bộ.

- Xây dựng các trung tâm mua sắm tại các trung tâm huyện, thị xã. Đầu tư siêu thị vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu hiện tại ở các địa bàn trung tâm thị trấn của huyện.

- Xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại gắn với việc thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch dân cư và quy hoạch phát triển thương mại trên từng địa bàn cụ thể.


- Quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị:

Giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 dự kiến phát triển thêm 15 siêu thị, 33 Trung tâm thương mại, cụ thể theo địa bàn:



Thị xã Thủ Dầu Một: đầu tư phát triển 10 trung tâm thương mại bao gồm Trung tâm Đô thi Becamex Center; Trung tâm Thương mại dịch vụ và đô thị Định Hoà; Trung tâm Thương mại Phú Hoà; Trung tâm thương mại và dân cư phường Phú Lợi; Trung tâm thương mại Phú Cường; Trung tâm Thương mại dịch vụ Bạch Đằng; Trung tâm Thương mại Phú Mỹ; Trung tâm Thương mại Đông Đô; Trung tâm Thương mại Suối Giữa; Trung tâm Thương mại MC Bình Dương PlaZa.

Thị xã Thuận An: đầu tư phát triển mới 3 siêu thị và 7 trung tâm thương mại gồm: Siêu thị Hồng Thảo, Siêu thị An Phú, Siêu thị Bình Hoà, Trung tâm Thương mại Bình Giao, Trung tâm Thương mại và chợ Lái Thiêu, Trung tâm thương mại và chợ khu dân cư Việt Sing, Trung tâm thương mại The Canary, Trung tâm Thương mại Contentment, Trung tâm Thương mại Carven, Trung tâm Thương mại Gò Cát.

Thị xã Dĩ An: phát triển mới 4 siêu thị và 5 trung tâm thương mại gồm: Siêu thị Đông Hoà, Siêu thị Co.op Mart An Bình, Siêu thị Dĩ An, Siêu thị Bình An, Trung tâm Thương mại Đại học Quốc gia, Trung tâm Thương mại Tân Bình, Trung tâm thương mại Tân Vạn, Trung tâm thương mại Sóng Thần II, Trung tâm Thương mại Trường Thành

Huyện Tân Uyên: đầu tư phát triển mới 4 siêu thị và 3 trung tâm thương mại gồm: Siêu thị Tân Thành, Siêu thị Khánh Bình, Siêu thị Thái Hoà, Siêu thị Quang Vinh III, Trung tâm Thương mại Nam Tân Uyên, Trung tâm Thương mại Tân Phước Khánh, Trung tâm thương mại Uyên Hưng,

Huyện Phú Giáo: đầu tư phát triển mới 2 siêu thị và 1 trung tâm thương mại gồm: Siêu thị Tân Hiệp, Siêu thị Phước Hoà, Trung tâm Thương mại Phước Vĩnh,

Huyện Bến Cát: đầu tư phát triển mới 1 siêu thị và 6 trung tâm thương mại gồm: Siêu thị và chợ khu công nghiệp Bàu Bàng, Trung tâm Thương mại Mỹ Phước II, Trung tâm Thương mại Tân Định, Trung tâm thương mại GS Hàn Quốc, Trung tâm thương mại Thới Hoà, Trung tâm Thương mại Phú An, Trung tâm Thương mại Bến Tượng

Huyện Dầu Tiếng: Đầu tư phát triển mới 1 siêu thị và 1 trung tâm thương mại gồm: Siêu thị Dầu Tiếng, Trung tâm Thương mại Định Thành

Tổng cộng siêu thị trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển mới 15 siêu thị, đến năm 2020 sẽ có tổng cộng 28 siệu thị. Số trung tâm thương mại phát triển mới là 31 trung tâm, đến 2020 sẽ có tổng cộng 36 trung tâm thương mại



7.6. Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Định hướng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu

- Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu đủ năng lực bảo đảm đáp ứng tiêu dùng dân cư, phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh cả về số lượng và chất lượng.

- Vừa sắp xếp các cửa hàng xăng dầu không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, vừa cải tạo, nâng cấp các cửa hàng phù hợp quy hoạch nhưng có quy mô nhỏ, lạc hậu, phát triển mới các cửa hàng ở các khu vực, các tuyến giao thông cần thiết.

- Số cửa hàng xãng dầu tăng lên chủ yếu tại các khu quy hoạch phát triển công nghiệp, khu du lịch, dọc theo tuyến giao thông mới và một số khu dân cư tập trung.



- Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu đến năm 2020

Số trạm xăng dầu hiện hữu là 302 cửa hàng, số cửa hàng quy hoạch trên các tuyến đường đến năm 2020 là 186 cửa hàng. Tổng cộng đến năm 2020 là 488 cửa hàng xăng dầu. Bên cạnh đó mở rộng thêm kho xăng dầu Chánh Mỹ 15.000m3, đưa tổng số lượng kho chứa lên 67.100m3 (có quy hoạch riêng).



7.7. Định hướng phát triển các mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu

Định hướng phát triển các mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu chủ lực gồm gỗ, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, cao su được xem là loại 1. Phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh về chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng hàm lượng chất xám, hàm lượng giá trị gia tăng kết tinh trong sản phẩm ngày càng được nâng lên.



- Đối với sản phẩm gỗ: cần đẩy mạnh hướng chuyển sang sản xuất các sản phẩm tinh xảo và đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng thêm. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Chú trọng đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu, mở rộng các thị trường Mỹ, Nhật và EU.

- Đối với sản phẩm dệt may: tăng đầu tư cho phát triển công nghệ và tay nghề lao động để có thể tập trung vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung phát triển theo chiều sâu nhằm tăng tỷ trọng giá trị gia tăng của sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và giày da của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, từng bước rút ngắn chi phí và thời gian giao hàng. Đồng thời tăng đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành, từng bước khắc phục tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu bao gồm Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi.

- Đối với sản phẩm da giày: tập trung chuyển từ gia công sang sản xuất bán sản phẩm và thành phẩm, chú trọng sản xuất các sản phẩm cao cấp, tăng cường thiết kế mẫu mã. Mở rộng và khai thác thị trường xuất khẩu châu Mỹ như Mỹ, Braxin, Archentina, Canada, Mexico, Panama, Chilê, thị trường các nước EU, thị trường châu Á gồm Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong, Thái Lan, và châu Phi.

- Đối với sản phẩm cao su: tăng cường đầu tư nâng cao năng lực chế biến mủ cao su, đặc biệt ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp cao su dùng làm nguyên phụ liệu cho ngành giày dép và may mặc. Đồng thời phát triển các sản phẩm cao su khác để xuất khẩu như: sản xuất xăm lốp ô tô, xăm lốp xe máy, xăm lốp xe đạp, …



7.8. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ
7.8.1. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may

Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may giai đoạn 2011 – 2020 từ 11% - 12%/năm , tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp dệt – may trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phát triển công nghiệp sản xuất sợi, kéo sợi phục vụ cho ngành dệt, đặc biệt là sợi tổng hợp, công nghiệp dệt vải, và thị trường vải mộc. Đầu tư công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và phụ tùng cơ khí phục vụ ngành dệt may.Phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt - may. Hình thành ngành công nghiệp thời trang trong lĩnh vực dệt - may.
7.8.2. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Phát triển các loại vải dệt để sản xuất giày dép, đặc biệt là giày dép vải xuất khẩu. Phát triển nguyên phụ liệu ngành da giày. Phát triển ngành công nghiệp cơ khí phục vụ ngành công nghiệp da – giày. Phát triển ngành công nghiệp giày thời trang. Thị trường tiêu thụ trong giai đoạn 2011 – 2015 chủ yếu là nước ngoài, giai đoạn 2016 – 2020 thị trường tiêu thụ trong nước dự kiến chiếm 50%, nâng tỷ lệ cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm trong nước. Phân bố các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày tập trung vào các khu, cụm công nghiệp.
7.8.3. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến gỗ

Từ nay đến năm 2020 phát triển một số trung tâm, cơ sở thiết kế mẫu mã trong lĩnh vực chế biến gỗ. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2011 – 2015 đạt 18%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 15%/năm. Ngành công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2011 – 2020 tập trung vào phát triển các sản phẩm gỗ nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu; Thị trường tiêu thụ cho ngành chế biến gỗ chủ yếu là thị trường trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ được bố trí ở địa phương Nam Bến Cát, Nam Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.
7.8.4. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Phát huy thế mạnh về công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, nâng tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp cơ khí đến giai đoạn 2011 – 2015 đạt từ 15% - 17%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt từ 12% - 13%/năm. Tập trung vào các sản phẩm sau: công nghiệp sản xuất dây và thiết bị dây dẫn; công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các ngành kinh tế; công nghiệp sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy

Đối với ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy, xe đạp: giai đoạn 2011 – 2015 thị trường tiêu thụ vẫn tập trung chủ yếu là thị trường nước ngoài thông qua cung cấp cho các công ty mẹ, xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Giai đoạn 2016 – 2020 nâng dần tỷ trọng sản phẩm cung cấp cho các ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô, xe máy trong nước.

Định hướng phân bố các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ chuyển dần sang bố trí ở trong các khu công nghiệp.

7.8.5. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương gắn kết chặt chẽ với phân công lao động và hợp tác quốc tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử giai đoạn 2011 – 2015 từ 18 - 20%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 từ 14% - 15%/năm. Thị trường tiêu thụ linh kiện điện tử giai đoạn 2011 – 2020 chủ yếu vẫn là thị trường nước ngoài. Giai đoạn 2016 – 2020 từng bước tạo sự gắn kết giữa sản xuất linh kiện điện tử với sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo.

7.9. Quy hoạch phát triển thương mại gắn với các khu, cụm công nghiệp

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 9.093,25 ha. Các khu công nghiệp được phân bố trên địa bàn 4 huyện thị: Dĩ An có 6 khu công nghiệp với diện tích 854,1 ha; Thuận An có 3 khu với diện tích 694,18 ha; Bến Cát có 9 khu với diện tích 4.112,93 ha; Tân Uyên có 3 khu với diện tích 1.839,84 ha Thủ Dầu Một có 7 khu (thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương) với diện tích 1.730,91 ha. Đã có 24 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích 7.308,85 ha, đạt tỷ lệ lấp kín 65%.

Định hướng đến năm 2020, tập trung phát triển 8 khu công nghiệp đã được phê duyệt thành lập mới (Lai Hưng, Cây Trường, Tân Bình, Tân Lập, Bình Lập, Thường Tân, Vĩnh Lập, An Lập với tổng diện tích khoảng 5.800 ha) và các khu công nghiệp mở rộng (Bàu Bàng, Đất Cuốc, Nam Tân Uyên, Đồng An 2 với tổng diện tích khoảng 2.000 ha). Tỷ lệ lấp kín đất công nghiệp cho thuê đến năm 2020 đạt bình quân 70 - 75%; trong đó tỷ lệ lấp kín của 24 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đến năm 2015 đạt 90% trở lên; các khu công nghiệp còn lại đến năm 2020 lấp kín 60 - 70%.

Quy hoạch đến năm 2020, tỉnh Bình Dương có 38 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch trên 19.000ha. Có thể khẳng định sự phát triển nhanh của kinh tế công nghiệp Bình Dương đã tạo ra bộ mặt mới của đời sống xã hội, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung kéo theo sự phát triển đô thị hóa, mở rộng và phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ tại các khu công nghiệp, mà cụ thể là sẽ hình thành các siêu thị phục vụ người lao động.


7.10. Quy hoạch phát triển thương mại gắn với các khu du lịch

- Khu vực phía Nam: bao gồm khu vực Thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và một phần của huyện Bến Cát. Khu vực này có tiềm năng phát triển du lịch miệt vườn ven sông Sài gòn (Lái Thiêu), các di tích văn hóa (Chùa Bà Thiên hậu), du lịch làng nghề, dịch vụ cuối tuần, vui chơi giải trí, sinh thái, du lịch mua sắm thương mại, gắn khu du lịch Đại Nam.

- Khu vực phía Tây Bắc: với quy mô bao gồm Hồ Dầu Tiếng-Núi Cậu, hành lang sông Sài gòn và các khu vực thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát. Các sản phẩm du lịch ở đây bao gồm du lịch: nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, văn hóa (du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch lễ hội). Hai điểm du lịch mang tính động lực của khu vực này cần gắn với phát triển thương mại là khu du lịch Núi Cậu- Hồ Dầu Tiếng và khu du lịch Cần Nôm (huyện Dầu Tiếng)

- Khu vực phía Đông: bao gồm khu vực dọc theo lưu vực của sông Đồng Nai và sông Bé ở khu vực Tân Uyên, Phú Giáo. Những điểm du lịch trọng yếu của khu vực này bao gồm Khu du lịch nghỉ dưỡng Mắt Xanh (huyện Tân Uyên), khu du lịch sinh thái Hàn Tam Đằng (huyện Tân Uyên), khu du lịch Phước Lộc Thọ (huyện Tân Uyên), khu du lịch Hồ Đá Bàn (huyện Tân Uyên), các khu nghỉ dưỡng ven sông Đồng Nai và sông Bé

Dựa trên định hướng phát triển các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ gắn kết quy hoạch xây dựng các trung tâm mua sắm, quầy hàng lưu niệm, cửa hàng ăn uống, siêu thị phục vụ nhu cầu khách du lịch.



7.11 Các dự án thương mại ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch

Giai đoạn 2011-2015: sẽ tiến hành triển khai các dự án đầu tư chợ, trung tâm thương mại và dịch vụ logistics như sau:

Stt

Danh mục đầu tư

Vốn đầu tư khái toán (tỉ đồng)

Diện tích (ha)

I

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ CHỢ

 

 

1

TTTM- MC Bình Dương Plaza (TXTDM)

420

1,5

2

TTTM- Becamex Center (TXTDM)

220

6,0

3

TTTM- Lái thiêu (TX Thuận An)

100

7,7

4

Trung tâm hội chợ triển lãm

(Khu liên hợp Dịch vụ đô thị)



250

20,0

5

Chợ Thủ Dầu Một (TXTDM)

200

1,2

6

TTTM - GS (Hàn Quốc)

500

7,7

7

Siêu thị Dầu Tiếng (Huyện Dầu Tiếng)

40

1,0

 

Tổng cộng TTTM và chợ

1.730

45,1

II

DỊCH VỤ LOGISTICS

(Kho hàng và dịch vụ trung chuyển)

 

 

1

Cảng sông Thạnh Phước (Huyện Tân Uyên)

400

70,0

2

Cảng An Sơn (TX Thuận An)

200

60,0

3

Cảng Bà Lụa (TX TDM)

200

50,0

4

Mở rộng kho xăng dầu Chánh Mỹ

của Công ty TMXNK Thành Lễ



200

15,0

 

Tổng cộng Dịch vụ Logistics

1.000

195,0

III

Tổng cộng TTTM & Chợ và

Dịch vụ Logistics

2.730

240,1

Ngoài những dự án nêu trên, trong giai đoạn 2011-2015 trong khu Liên hợp công nghiệp -dịch vụ-đô thị sẽ đầu tư phát triển Khu Công nghệ cao Mapletree với diện tích 75 ha, và Trung tâm mua sắm Thương mại.



Dự kiến đến năm 2020: hoàn thành cơ sở hạ tầng thương mại theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt phấn đấu đạt 85-90% trở lên, trong đó: 122 chợ, 28 siêu thị, 38 trung tâm thương mại và 488 cửa hàng xăng dầu. Dự kiến tỉ lệ lắp đầy các khu công nghiệp từ 80-85% tổng diện tích, trong đó có 15.000 doanh nghiệp trong nước và 3.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

7.12. Nguồn vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2015

Theo kết quả tổng hợp vốn đầu tư các công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại của Bình Dương thời kỳ 2011- 2015 cần huy động khoảng 2.730 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư bao gồm:

- Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng theo chủ trương xã hội hóa

- Nguồn vốn ngân sách: Ngân sách Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư các chợ nông sản gồm: chợ nông sản trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một, và chợ nông sản Huyện Dầu Tiếng (theo công văn số 8125/BCT-TTTN ngày 6/9/2011 của Bộ Công Thương)

Ngân sách địa phương: là nguồn vốn ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư chợ nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó chọn thí điểm 35 xã đến năm 2015 phải hoàn thành 19 tiêu chí; tuy nhiên, cần phải khảo sát thực tế chọn lựa địa điểm đầu tư chợ nông thôn.

7.13. Nguồn vốn đầu tư và sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2020

Đến năm 2020 dự kiến hoàn thành khoảng 90% trong quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại theo quy hoạch này và nguồn vốn đầu tư chủ yếu là kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia. Vốn đầu tư khái toán khoảng 15.000 tỷ đồng. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2020: chợ 429ha, trung tâm thương mại- siêu thị 70ha.

Chương VIII

Các biện pháp bảo vệ môi trường

8.1. Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường

Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư. Hạn chế và từng bước không phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp để cải thiện chất lượng môi trường. Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, cần phân cấp và phối hợp chặc chẽ việc quản lý môi trường. Xử lý và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, đô thị để cải thiện chất lượng môi trường.



8.2. Giải pháp bảo vệ môi trường đối với hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại

8.2.1. Xây dựng hệ thống cấp thoát nước

- Hệ thống thoát nước bên trong: hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước do sản xuất, chế biến thức ăn, nước mưa.

- Mạng lưới thoát nước bên ngoài: là hệ thống cống ngầm và mương máng lộ thiên được thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên ngoài và bên trong nhà chính công trình phải tuân theo các quy định trong các tiêu chuẩn cấp thoát nước hiện hành.

8.2.2. Giải pháp kỹ thuật thu gom và xử lý rác thải

- Giải pháp kỹ thuật thu gom rác thải: cần thực hiện việc thu gom và phân loại rác thải ngay tại chỗ. Rác thải tại chỗ được chia ra làm 2 loại chính là rác hữu cơ dễ phân huỷ và các chất còn lại gọi là rác tái sinh.

- Xử lý rác thải các công trình thương mại phải đảm bảo các yêu cầu: nơi tập trung rác thải phải cách li với các không gian hoạt động của công trình thương mại. Các khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống, đồ ăn uống khi thiết kế cần chú ý tới việc xử lý rác thải và phương thức làm vệ sinh định kỳ trong ngày.



8.2.3. Giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải

Xử lý nước thải có thể tạm phân thành hai loại: xử lý hoá lý và xử lý sinh học. Phải thiết kế hệ thống thu gom nước rác trong chợ và xử lý trước khi thải vào các nguồn nước xung quanh bãi chôn lấp rác. Để xử lý tình trạng này, có thể ứng dụng chế phẩm EM trong hệ thống xử lý nước rác theo phương pháp bùn hoạt tính.



8.2.4. Xây dựng quy trình và tăng cường kiểm tra giám sát việc xử lý rác và nước thải tại các cơ sở kinh doanh thương mại

Cần phải xây dựng quy trình, thu gom xử lý rác và nước thải tại các cơ sở kinh doanh thương mại, tổ chức tuyên truyền về quy định bảo vệ môi trường cho các nhà kinh doanh, hộ các thể kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra giám sát và xử phạt những hành vi vi phạm những quy định bảo vệ môi trường



Phần thứ 5

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Chương IX

Các giải pháp và cơ chế chính sách tổ chức

thực hiện quy hoạch phát triển thương mại

9.1. Các giải pháp phát triển thương mại nội địa

9.1.1. Đối với Thương mại nhà nước:

Phát triển thương mại nhà nước trên địa bàn theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tập trung phát triển, mở rộng kinh doanh ở một số mặt hàng, dịch vụ thương mại thiết yếu có ảnh hưởng, tác động đến thị trường mà Nhà nước cần nắm vai trò chi phối, bình ổn giá. Thương mại nhà nước giúp các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ phân phối hàng hóa, bình ổn giá cả một số vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống dân cư khi cần thiết.



9.1.2. Đối với Thương mại tập thể:

Tổ chức khảo sát toàn diện về mô hình, tổ chức hoạt động của các hợp tác xã thương mại - dịch vụ hiện có trên địa bàn để phân loại, đánh giá, tổng kết các dạng mô hình tổ chức hợp tác xã hoạt động có hiệu quả để làm cơ sở cho việc vận động thành lập, xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã mới, hoạt động hiệu quả phù. Có chính sách ưu đãi về vốn, đào tạo nguồn nhân lực tạo điều kiện cho thương mại tập thể phát triển.



9.1.3. Thương mại tư nhân:

Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại tư nhân phát triển đúng định hướng, có sự hợp tác, liên doanh liên kết với doanh nghiệp nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết, đại lý nhằm phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế. Phát triển thương mại tư nhân cả về quy mô và phạm vi kinh doanh để trở thành lực lượng chính cùng với thành phần thương mại nhà nước phát triển không gian thương mại chung của tỉnh và hướng ra thị trường ngoài tỉnh.



9.1.4. Thương mại hộ cá thể

Các hộ cá thể kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, năm 2010 chiếm 57,3% trong tổng mức bán kẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để thương mại cá thể phát triển ổn định và khuyến khích các hộ cá thể liên kết với các doanh nghiệp thương mại lớn đầu tư phát triển hệ thống các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi rộng khắp trên địa bàn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và văn minh thương mại.



9.2. Giải pháp tổ chức các nguồn hàng nội tiêu và kênh lưu thông phân phối

9.2.1. Tổ chức nguồn hàng nội tiêu

Tạo điều kiện thuận lợi để các Tổng công ty sản xuất kinh doanh lớn các mặt hàng vật tư chiến lược và hàng tiêu dùng quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, xi măng, sắt thép, lương thực, phân bón,… phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ của doanh nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, các nhà sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn.



9.2.2. Tổ chức các kênh lưu thông phân phối hàng hoá:

- Tại 03 thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và trung tâm các huyện sẽ phát triển các khu trung tâm thương mại, siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích, chuyên doanh, tổng hợp, các đường phố thương mại, các trung tâm buôn bán, các khu dịch vụ phụ trợ và phát triển các khu trung tâm bán buôn hiện đại.

- Đối với khu vực nông thôn, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại phát triển các khu thương mại dịch vụ tổng hợp trên địa bàn các xã, khu trung tâm cụm xã, đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các chợ loại 3.

9.3. Giải pháp về xây dựng nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu

Tập trung đầu tư các ngành hàng chủ lực với các dự án nâng cao cấp độ chế biến, tạo nguồn nguyên liệu cho mặt hàng chủ lực xuất khẩu từ đó nâng cao năng lực, hiệu quả cạnh tranh. Cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, sản xuất nguyên liệu cho hàng xuất khẩu tuỳ theo mức độ có quy định cụ thể để ưu đãi nhiều hơn so với dự án chỉ mở rộng quy mô sản xuất vì mũi nhọn định hướng cho xuất khẩu vẫn là tập trung ở khâu đổi mới công nghệ.



Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương