MỤc lục trang


Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển thương mại tỉnh



tải về 0.54 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.54 Mb.
#5589
1   2   3   4   5

3.6. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển thương mại tỉnh

3.6.1. Những thuận lợi

- Những chủ trương và chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, đặc biệt có những thành công nổi bật về thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển khu, cụm công nghiệp với nhiều mô hình đạt hiệu quả.

- Đã triển khai tốt các chương trình như bình ổn thị trường, cân đối cung cầu hàng hoá, chống suy giảm kinh tế để ổn định sản xuất và xuất khẩu, chương trình hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến công, hội thảo về nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu,...đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển thương mại của tỉnh.

- Thủ tục hành chính và môi trường thu hút đầu tư tiếp tục được cải thiện, huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông phát huy tác dụng và gắn với quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại tỉnh.

- Ngành công nghiệp của tỉnh đã tạo nguồn hàng phong phú và ổn định cho hoạt động thương mại và cả xuất khẩu.



3.6.2. Những khó khăn

- Ảnh hưởng lạm phát chung của cả nước làm cho giá cả hàng hoá ngày càng gia tăng, chi phí sinh hoạt của người dân gia tăng làm sức mua hàng hoá giảm.

-Tiến độ xây dựng các dự án, quy hoạch trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chương trình xúc tiến thương mại còn chậm, hạn chế cả về kinh phí, nội dung hoạt động và nhân lực.

- Hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nên tăng trưởng công nghiệp vẫn chưa thực sự mang tính bền vững, lâu dài.

- Tiến độ đầu tư xây dựng cụm công nghiệp chậm do khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa, phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

- Chưa có biện pháp tích cực để khuyến khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

- Hoạt động xuất khẩu chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực có giá trị gia tăng cao mà chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có mức gia công lớn như da giày, dệt may,... nên tính hiệu quả trong phát triển ngành vẫn ở mức thấp.
Chương IV

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại

của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010

4.1. So sánh các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế

Do những biến động về kinh tế thế giới, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, cộng với những nhân tố khách quan và chủ quan của ngành thương mại tỉnh nên có sự chênh lệch nhất định giữa các chỉ tiêu quy hoạch và thực tế trong giai đoạn 2006 – 2010:



  • Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 tăng 157% so với quy hoạch, năm 2010 tăng 194% (gần gấp 2 lần) so quy hoạch. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 22,2%/năm (quy hoạch dự báo 17,1%/năm). Tăng trưởng nhanh của xuất khẩu là do tác động tích cực của những chủ trương, chính sách của tỉnh.

  • Thực tế kim ngạch nhập khẩu năm 2006 và 2010 tăng gấp 2 lần so với dự báo của quy hoạch. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 20,7% cao hơn so quy hoạch. Kim ngạch nhập khẩu tăng do yêu cầu đầu tư vào tư liệu sản xuất, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa.

  • Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ là 32,8%/năm cao gấp đôi so quy hoạch, phản ánh nhu cầu mua sắm hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tăng rất nhanh.


4.2. Đánh giá những thành công và hạn chế của quy hoạch

4.2.1. Những thành công

- Đưa ra những định hướng phát triển thương mại dịch vụ của tỉnh vào thời kỳ 2001 - 2010 và trên cơ sở này để triển khai một số giải pháp thực hiện về thương mại nội địa và xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo hoạt động thương mại tăng trưởng theo hướng chung của kinh tế cả nước và phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch được xây dựng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh trên nền tảng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ.

- Các chủ trương và chính sách của Đảng bộ và UBND tỉnh được triển khai kịp thời và đúng lúc đã phát huy hiệu quả tích cực đối với phát triển kinh tế và thương mại của Bình Dương.

- Bình Dương quan tâm đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng hoàn thiện, công khai, minh bạch về mặt thủ tục đầu tư, xây dựng, sản xuất, xuất nhập khẩu,… tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế triển khai đầu tư, kinh doanh.

- Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư và tạo điều kiện thuận tiện trong sản xuất kinh doanh, giai đoạn 2006 - 2010 đã có 5.553 doanh nghiệp trong nước thành lập mới với tổng vốn 44.990 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 là 9.012 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 60.723 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tính đến năm 2010 Bình Dương có 1.922 dự án với tổng vốn đầu tư trên 13 tỷ USD, đã giải ngân trên 50% vốn đăng ký.

- Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa thực hiện khá nhanh, hình thành các khu, cụm công nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng nguồn hàng cả về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2010 giá trị SXCN theo giá so sánh đạt 105.682 tỷ đồng tăng gấp 2,5 lần so năm 2005 (42.577 tỷ đồng).

- Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương đã hoàn thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình, sẽ tạo thuận lợi phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, các trung tâm thương mại, và trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tạo nên sức bật phát triển trong tương lai của tỉnh.

- Chủ trương xã hội hóa đã thu hút nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng thương mại nhằm đảm bảo phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.



4.2.2 Những hạn chế

- Dự báo giai đoạn 2006 - 2010 chưa tính đến các yếu tố tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Đồng thời thiếu những cân nhắc đến những tác động tích cực và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế giới -WTO. Do đó, các dự báo về xuất nhập khẩu và lưu chuyển bán lẻ hàng hóa có những hạn chế nhất định.

- Chưa phân tích chỉ số cạnh tranh thu hút đầu tư, Bình Dương là tỉnh nằm trong nhóm đứng đầu của cả nước về chỉ số cạnh tranh thu hút đầu tư trong các năm qua

- Chưa dự báo đầy đủ về dung lượng thị trường, khả năng cạnh tranh của một số hàng hóa chủ yếu. Các giải pháp về phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực chưa được cụ thể nên dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu tăng nhiều so với quy hoạch trước đây



4.3. Bài học kinh nghiệm

- Phát triển thương mại cần phải bám sát quy hoạch đồng thời cân nhắc những yếu tố phát sinh ngoài dự kiến như kinh tế - chính trị thế giới, phát triển khoa học công nghệ, tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh và các tỉnh lân cận trong khu vực kinh tế phía Nam để điều chỉnh khi có phát sinh.

- Các doanh nghiệp thường xuyên khảo sát thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là liên hệ với cơ quan tham tán thương mại.

- Cần sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành để góp phần đưa hoạt động của đúng theo quy hoạch. Xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai quy hoạch theo đúng tiến độ bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Hàng năm cần rà soát những chỉ tiêu thực hiện so với quy hoạch để kịp thời điều chỉnh nguồn lực và ban hành chính sách để góp phần phát triển thương mại đúng hướng.
Phần thứ 3

PHÂN TÍCH, DỰ BÁO

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Chương V

Phân tích, dự báo các yếu tố trong và ngoài nước

ảnh hưởng đến phát triển thương mại trong thời kỳ quy hoạch

5.1. Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bước gia nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Đây vừa là cơ hội thuận lợi, vừa là thách thức, khó khăn để các loại hàng hóa của Việt Nam nói chung và của Bình Dương nói riêng tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trường trong nước và trên thế giới. Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng khá ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần ở khu vực nông lâm thủy sản. Năm 2010, công nghiệp chiếm khoảng 47%, dịch vụ chiếm 35%, nông lâm thủy sản giảm xuống còn chiếm 18%. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định cụ thể hơn, các thị trường được hình thành phong phú hơn, đồng bộ hơn. Đảng và Nhà nước đang có những quyết sách lớn nhằm đẩy mạnh phát triển ngành thương mại, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về thi hành Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, triển khai các Nghị quyết quan trọng về phát triển các thành phần kinh tế, về sắp xếp, đổi mới kinh tế nhà nước và tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư.

Bình Dương có điều kiện thuận lợi, tiếp giáp với khu vực kinh tế năng động nhất cả nước. Do đó, để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và phát triển thương mại nói riêng, tỉnh đang tập trung đầu tư và thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh như: thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Nam Tân Uyên, Nam Bến Cát … là khu vực trung tâm, là đầu tàu kinh tế của tỉnh, lôi kéo thúc đẩy phát triển các khu vực còn lại. Chính vì thế, định hướng phát triển ngành thương mại của tỉnh trong thời gian tới sẽ tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm này. Riêng các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên, Bắc Bến Cát tập trung sản xuất nông nghiệp và mở rộng nhà máy chế biến mủ cao su xuất khẩu.

Trong những năm qua Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt khu công nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định và tạo nguồn hàng hoá cho tiêu dùng địa phương, trong nước và cho xuất khẩu. Với ưu thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển, đặc biệt hơn là trong tương lai, Bình Dương có tuyến đường Hồ Chí Minh đi ngang, Đại lộ Bình Dương nối trục chính Bắc- Nam, đường Mỹ Phước- Tân Vạn, đường vành đại 3, 4 sẽ tạo điều kiện cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa thêm sôi động góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.



5.2 Thuận lợi và khó khăn của phát triển ngành thương mại tỉnh

5.2.1. Thuận lợi của phát triển ngành thương mại tỉnh

- Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất của cả nước. Chính sách thu hút đầu tư đúng đắn của tỉnh, nhất là phát triển các khu công nghiệp đã phát huy hiệu quả, tạo nguồn hàng phong phú cho hoạt động kinh doanh thương mại trong nước và cả xuất khẩu

- Thu nhập đời sống dân cư tăng lên, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tăng sức mua là tiền đề cho thương mại phát triển

- Nhiều khu đô thị mới được hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại và bền vững

- Hệ thống giao thông được phát triển tốt tạo điều điện để phát triển mạng lưới thương mại bán lẻ của tỉnh.

5.2.2. Những khó khăn đối với phát triển thương mại tỉnh

- Phát triển mạnh hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá sẽ kéo theo những hiện tượng buôn lậu, sản xuất hàng gian, hàng giả làm ảnh hưởng không nhỏ đền quyền lợi của nhà sản xuất, các doanh nghiệp thương mại và đời sống nhân dân trong tỉnh

- Trình độ công nghệ trong nhiều lĩnh vực sản xuất, chế biến của Bình Dương còn thấp so với trình độ khu vực và quốc tế, nhiều sản phẩm chưa thỏa mãn được các yêu cầu của thị trường về cả số lượng, chất lượng và chủng loại, kể cả sản phẩm trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, chưa phát huy được lợi thế so sánh, khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng.

- Đa số các doanh nghiệp của Bình Dương có quy mô nhỏ và vừa, trình độ công nghệ chưa cao, vốn ít, khả năng cạnh tranh yếu và chưa xây dựng được chiến lược sản xuất - kinh doanh dài hạn để đáp ứng yêu cầu hội nhập với kinh tế thế giới.

- Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã hoạt động tốt, quan hệ cung cầu đã dần phát huy tác dụng, song chất lượng của phần lớn hàng hóa dịch vụ chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Chương VI

Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường

6.1. Các phương pháp dự báo

Nhằm xây dựng các chỉ tiêu phát triển thương mại tỉnh Bình Dương giai đoạn đến 2020 mang tính khả thi sát với thực trạng và tiềm năng của tỉnh, các phương pháp dự báo được sử dụng trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh,, phương pháp ngoại suy, phương pháp định tính, phương pháp định lượng chuổi thời gian … để đề xuất định hướng chiến lược phát triển ngành thương mại của tỉnh.



6.2. Dự báo nguồn cung ứng một số hàng hoá chủ yếu

Nguồn cung ứng hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu của tỉnh Bình Dương chủ yếu từ sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp của tỉnh chính yếu là công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 99,2%, còn lại là ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 0,6% và công nghiệp sản xuất, phân phối điện – nước và khí đốt chiếm 0,2%. Trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn là: dệt may – da giày chiếm (17%), chế biến thực phẩm, đồng uống (16%) và công nghiệp chế biến gỗ (15%), hoá chất - cao su - plastic (13%), chế biến kim loại – các sản phẩm kim loại (11%) … Dự báo nguồn cung ứng của các sản phẩm chủ yếu bao gồm: cao su, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ, cao su và nhựa.



Biểu 6.1: Giá trị sản xuất công nghiệp của một số sản phẩm chủ yếu

Đơn vị tính: triệu đồng







2006

2007

2008

2009

2010

Tốc độ tăng BQ 2006 -2010 (%)

Dệt may

8.101.297

10.833.407

13.315.642

16.658.681

20.591.998

17,5

Giày da

8.151.792

8.634.903

9.699.968

11.236.123

12.789.788

17,0

Cao su và nhựa

5.210.813

6.937.620

10.230.622

11.557.813

13.569.621

26,9

Gỗ & sản phẩm từ gỗ

2.844.385

4.177.811

4.644.017

4.875.000

6.881.927

22,4
Nguồn: Niêm giám thống kê 2010

-Sản phẩm dệt may:

Giai đoạn 2006 - 2010 ngành dệt may chiếm tỷ trọng là 7,6% tổng GTSX công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 17,5%. Ngành dệt may của tỉnh đang phát triển rất nhanh cả về quy mô và sản lượng. Giá trị sản xuất và số cơ sở hoạt động trong ngành tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu dệt may bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 24%, giai đoạn 2006 - 2010 là 28%.

Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp sản phẩm dệt may sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh vào giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 18% - 20%/năm, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu bình quân là 26% - 28%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp sẽ giảm dần trong giai đoạn 2016 - 2020, mức tăng trưởng bình quân khoảng 16%/năm và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 22% - 24%/năm

- Sản phẩm da giày:

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành da giày đã tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 17%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày đã tăng vượt bậc, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 30,5%.

Dự báo giá trị công nghiệp sản phẩm da giày sẽ tiếp tục tăng trưởng vào giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 18%/năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 28% - 30%/năm. Giai đoạn 2016 - 2020 mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 16%, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 28%năm.

- Cao su và nhựa:

Giá trị sản xuất của sản phẩm cao su và nhựa chiếm tỷ trọng từ 4,6 % – 4,7 % trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của sản phẩm cao su và nhựa giai đoạn 2006 - 2010 là 26,9%. Hầu hết sản phẩm cao su trong những năm vừa qua của tỉnh Bình Dương được khai thác và sơ chế để xuất khẩu dạng nguyên liệu thô, chưa chú trọng nhiều đến việc phát triển xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cao su, vì vậy kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su chế biến chủ yếu chỉ là sản phẩm mủ thành phẩm. Do sản lượng mủ xuất khẩu và giá mủ cao su xuất khẩu có xu hướng tăng, nên kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng, giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ tăng bình quân về kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su đạt 38,7%.



- Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ:

Nhờ có lợi thế về cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, giao thông thuận tiện, hải quan thông thoáng, tỉnh Bình Dương đã thu hút nhiều dự án sản xuất đồ gỗ trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2001 - 2005 là 51,64%, giai đoạn 2006 - 2010 là 22,4%/năm. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh, ngành đồ gỗ đã vươn lên khá nhanh, chỉ đứng sau ngành sản xuất giày da, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bình Dương tăng từ 530,05 triệu USD năm 2000 lên 8.294,7 triệu USD năm 2010, và có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 30,67%/năm.

Dự báo giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất sản phẩm gỗ là 24%/năm và và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 28%/năm. Giai đoạn 2016 - 2020 mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sẽ thấp hơn dự kiến là 26%.

- Thủ công mỹ nghệ:

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2010 đạt 136,7 triệu USD, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 16,5%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và có xu hướng giảm dần (từ 3,9% vào năm 2006 xuống còn 2,5% vào năm 2010).



Dự kiến xu hướng này tiếp tục diễn ra trong giai đoạn 2011 - 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm, là ngành thực sự có tiềm năng phát triển và phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao cấp của thị trường rộng lớn người tiêu dùng trên toàn thế giới.

6.3. Dự báo nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá chủ yếu

- Thị trường khu vực miền Đông Nam bộ: Vùng Đông Nam bộ được xem là vùng kinh tế trọng điểm và năng động nhất của các vùng miền trên toàn quốc. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng GDP là 9,52%, Tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 212,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2010, tăng bình quân khoảng 9% giai đoạn 2006 - 2010. Dự báo giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân quỹ mua dân cư của khu vực tiếp tục ở mức 13%, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân 11%. Giai đoạn 2015 - 2020, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng và tốc độ tăng dân số sẽ đẩy nhanh mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa khoảng 15%.

- Thị trường Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo giai đoạn 2011 – 2015 khả năng phát triển giao thương của tỉnh Bình Dương với các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn. Với lợi thế của tỉnh Bình Dương đã có bước phát triển các khu công nghiệp sản xuất hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị cho sản xuất có thể cung ứng mạnh cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đồng thời sẽ tiêu thụ các lương thực thực phẩm từ khu vực này để đáp ứng nhu cầu dân cư tập trung các khu công nghiệp, khu đô thị mới của tỉnh

- Thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2010 có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 133.460 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 4 tỷ USD. Các các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là mủ cao su, cà phê, nông sản chế biến các loại, khoáng sản, gỗ tinh chế... đây sẽ là thị trường tiêu thụ các loại nông sản, hàng tiêu dùng của B́nh Dương lớn thứ hai sau thị trường khu vực miền Đông Nam bộ. Dự báo vào những năm tới mức tăng trưởng xuất khẩu và tổng mức bán lẻ hàng hóa của khu vực này tiếp tục tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước 2010

6.4. Dự báo khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, hàng hoá chủ lực của tỉnh

Hàng dệt may: năng lực cạnh tranh của ngành khá tốt, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc là 12%/năm. Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Tỷ lệ gia công vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng xuất khẩu của ngành. Giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may rất thấp, chỉ thu được từ chi phí gia công.

Hàng da giày: hiện tại phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Do chủ yếu làm gia công cho đối tác nước ngoài nên mẫu mã, giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ phí gia công sản phẩm. Vì vậy, năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp rất thấp hoàn toàn không có khả năng quyết định giá bán trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm.

Hàng cao su: những năm qua ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm chế biến từ mủ cao su chưa được chú trọng phát triển, mà chỉ xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô, nên kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Song song với phát triển sản phẩm mủ cao su xuất khẩu, Bình Dương cần tăng cường đầu tư sản xuất các sản phẩm chế biến từ mủ cao su nhằm nâng giá trị gia tăng.

Hàng gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ: tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ của Bình Dương đã phát triển nhanh trong thời gian qua, các sản phẩm gỗ xuất khẩu có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Các doanh nghiệp đồ gỗ hiện nay có quy mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, thiếu sự liên kết nên dù sản phầm đạt chất lượng tương đương hàng nước ngoài và giá bán lại thấp hơn từ 15% - 20% (do giá nhân công rẻ) so với hàng hóa cùng loại, nhưng vẫn khó cạnh tranh.

Hàng thủ công mỹ nghệ: sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương trong những năm qua. Các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã trở nên nổi tiếng, tuy nhiên, vẫn chưa đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản phẩm này chỉ đạt mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành của các nước trong khu vực ASEAN. Lợi thế của ngành thủ công mỹ nghệ là phần lớn nguyên vật liệu mua trong nước dùng để sản xuất nên giảm chi phí vận chuyển, giá thành có khả năng cạnh tranh.

6.5. Dự báo sức mua hàng hoá và các yếu tố tác động tới sức mua hàng hoá

Năm 2010 GDP bình quân đầu người là 30 triệu đồng/người/năm. Dư báo thu nhập bình quân đầu người vào năm 2015 sẽ tăng gấp 2 lần so năm 2010 tương ứng là 63 triệu đồng/người/năm và đến năm 2020 tăng gấp 3 lần so năm 2010 và tăng gấp 1,7 lần so năm 2015, tương ứng khoảng 90 triệu đồng/người/năm. Thu nhập của dân cư tăng dẫn đến nhu cầu mua sắm tiêu dùng và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội của tỉnh cũng tăng lên. Thêm vào đó tỷ lệ đô thị hóa theo ước tính đến năm 2015 là 60%, đến năm 2020 là 85%; tức là vào năm 2020 Bình Dương sẽ có hơn 2,5 triệu người dân thành thị. Như vậy dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ ngày càng tăng về mặt giá trị, giá trị mức chi tiêu thực tế năm sau sẽ cao hơn năm trước. Tuy nhiên xét về tốc độ gia tăng giai đoạn 2016 - 2020 sẽ chậm hơn giai đoạn 2011 - 2015. Với mức thu nhập như hiện tại, tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế thì sức mua dân cư của tỉnh năm 2010 là 25.200 tỷ đồng, dự báo sẽ là 50.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 90.000 tỷ đồng vào năm 2020.



Phần thứ 4

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH ĐẾN NĂM 2020

  1. Quan điểm phát triển 

- Phát triển thương mại dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Khai thác những lợi thế về quy hoạch hệ thống giao thống của tỉnh như Đại lộ Bình Dương nối trục Bắc-Nam, đường Mỹ Phước- Tân Vạn.   - Phát triển thương mại theo hướng liên kết, khai thác lợi thế vị trí địa lý, hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển thương mại nội địa theo hướng hiện đại, văn minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

  1. Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu chung :

Phát triển thương mại Bình Dương giai đoạn 2011-2015 là trở thành trung tâm phát triển thương mại bán lẻ và tăng cường xuất khẩu. Giai đoạn 2016-2020 phát triển thương mại văn minh, hiện đại phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng.



- Mục tiêu cụ thể :

Mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 với các chỉ tiêu:

Biểu 7.1: Một số chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ và xuất nhập khẩu














Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

2010

2015

2020

Thực hiện

2006 - 2010



Dự kiến

2011 -2015



Dự kiến 2016 -2020

Tổng mức bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng)

44.130

108.00

237.000


32,8

20 - 22

17 - 20

Xuất khẩu

(triệu USD)


8.294

20.100

46.800


22,2

21 - 22

18 - 20

Nhập khẩu

(triệu USD)


7.126

16.303

35.000


20,2

17 - 18

15 - 17


3. Định hướng phát triển

- Phát triển thương mại với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, phát triển các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế, có hàm lượng công nghệ và giá trị tăng thêm cao, giữ vững các thị trường hiện có, khai thác thị trường mới.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, trên cơ sở phát triển các phương thức và hình thức kinh doanh đa dạng. Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị cần xem xét quy hoạch trên các trục đường giao thông chính, các giao lộ lớn, các bến xe, các ga đường sắt xuyên Á , bến cảng. Đồng thời xem xét phát triển loại hình này tại các khu đô thị, khu dân cư, các khu công nghiệp.

- Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.



Chương VII

Quy hoach phát triển thương mại tỉnh đến năm 2020
7.1. Luận chứng các phương án phát triển

7.1.1. Các phương án phát triển

Đề án Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Dương đến 2020 được xây dựng 03 phương án, theo 02 giai đoạn: 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Các chỉ tiêu được dự báo về mặt giá trị và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm theo từng giai đoạn. Dự báo các chỉ tiêu sẽ tiếp tục tăng trưởng, giá trị năm sau sẽ cao hơn năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân thì giai đoạn 2016-2020 sẽ thấp hơn so với giai đoạn 2011 - 2015. Gồm 3 phương án sau

Phương án 1














Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

2010

2015

2020

2006 - 2010

2011 -2015



2016-2020

Tổng sản phẩm GDP (Tỷ đồng -giá so sánh)

16.370

33.648

64.786

14,1

15,5

14,0

GDP Dịch vụ (Tỷ đồng -giá so sánh)

5.535

15.583

38.775

24,3

23,0

20,0

Xuất khẩu (triệu USD)

8.295

22.882

67.082

22,2

22,5

24,0

Nhập khẩu (triệu USD)

7.126

15.623

32.113

20,7

17,0

15,5

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ( tỷ đồng -giá thực tế)

44.130

119.271

300.512

32,8

22,0

20,3


Phương án 2













Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

2010

2015

2020

2006 - 2010

2011 -2015



2016-2020

Tổng sản phẩm GDP (Tỷ đồng -giá so sánh)

16.370

32.783

60.401

14,1

14,9

13,0

GDP Dịch vụ (Tỷ đồng -giá so sánh)

5.535

15.269

37.208

24,3

22,5

19,5

Xuất khẩu (triệu USD)

8.295

20.046

46.839

22,2

19,3

18,5

Nhập khẩu (triệu USD)

7.126

16.303

34.985

20,7

18.0

16,5

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ( tỷ đồng -giá thực tế)

44.130

107.992

236.766

32,8

19,6

17,0

Phương án 3













Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

2010

2015

2020

2006 - 2010

2011 -2015



2016-2020

Tổng sản phẩm GDP (Tỷ đồng -giá so sánh)

16.370

31.519

56.798

14,1

14,0

12,5

GDP Dịch vụ (Tỷ đồng -giá so sánh)

5.535

14.959

34.955

24,3

22,0

18,5

Xuất khẩu (triệu USD)

8.295

19.795

45.286

22,2

19,0

18,0

Nhập khẩu (triệu USD)

7.126

16.651

36.506

20,7

18,5

17,0

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ( tỷ đồng -giá thực tế)

44.130

103.116

221.287

32,8

18,5

16,5

Phương án 1: Với các chỉ tiêu tăng trưởng cao nhất so với phương án 2 và 3, và được xem là phương án kỳ vọng. Phương án này hướng đến sự phát triển nhanh của ngành thương mại nên đòi hỏi phải có những nổ lực lớn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Phương án này đặt ra thách thức lớn cho hoạt động ngành thương mại tỉnh.

Ưu điểm:

  • Tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục ở mức cao, cần thiết phải phát triển mạnh sản xuất những mặt hàng chủ lực phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước và triển khai nhanh việc cải tiến thủ tục hành chính và thu hút đầu tư.

  • Theo phương án này cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu và lưu chuyển hàng hóa bán lẻ. Do đó, yêu cầu phải tập trung những nổ lực lớn trong việc triển khai đồng bộ với tiến độ nhanh chóng và kịp thời các chủ trương chính sách phát triển thương mại nội địa và xuất khẩu của tỉnh.

  • Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cả về lượng và chất, phải chuyển dịch nhanh theo hướng xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

  • Cần triển khai xây dựng và phát triển nhanh các công nghiệp hỗ trợ để sản xuất các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất mặt hàng xuất

  • Tốc độ lưu chuyển hàng hóa phát triển ở mức cao, phải đầu tư vốn nhiều vào kết cấu hạ tầng thương mại, phát triển thương mại theo hướng văn minh và hiện đại.

Hạn chế :

  • Tốc độ tăng trưởng GDP của phương án này cao hơn giai đoạn 2006-2010, trong điều kiện hiện tại kinh tế vĩ mô của cả nước đang gặp khó khăn về lạm phát và lãi suất, kinh tế thế giới chưa phục hồi và có những dấu hiệu diễn biến phức tạp khó lường trước. Do vậy, sẽ tạo áp lực lớn đối với phát triển kinh tế của tỉnh.

  • Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao hơn so với giai đoạn 2006-2010, vì hiện tại xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế, chưa tạo được những sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

  • Những chủ trương và chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn chậm triển khai.



Phương án 2: Các chỉ tiêu xây dựng ở mức trung bình, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm từ nay đến năm 2020 thấp hơn so giai đoạn 2006 – 2010.

Ưu điểm:

  • Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm được dự báo phù hợp với xu hướng chung, tức là về mặt giá trị thực tế GDP năm sau sẽ cao hơn năm trước, nhưng về tỉ lệ phần trăm tăng trưởng mức tăng sẽ không nhanh hơn.

  • Tăng trưởng GDP ngành dịch vụ duy trì ở mức 22,5/năm vào giai đoạn 2011-2015, và giảm xuống 19,5% vào giai đoạn 2016-2020 sẽ phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, ổn định công nghiệp, và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp.

  • Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng phù hợp với mức dự báo tăng trưởng của sản phẩm xuất khẩu chủ lực, và đảm bảo có thời gian để từng bước nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Như vậy, không tạo nên áp lực quá cao như phương án 1. Đồng thời cần có thời gian chuẩn bị phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực từ nay đến năm 2020.

  • Theo phương án này cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu và lưu chuyển hàng hóa bán lẻ. Do đó, yêu cầu phải tập trung những nổ lực lớn trong việc triển khai đồng bộ với tiến độ nhanh chóng và kịp thời các chủ trương chính sách phát triển thương mại nội địa và xuất khẩu của tỉnh, đặc biệt cần tạo những điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư theo chủ trương xã hội hóa.

  • Nhằm đảm bảo đạt được các chỉ tiêu theo phương án này, yêu cầu đặt ra là tiếp tục cải tiến các chính sách về thương mại như hiện tại, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào kết cấu hạ tầng thương mại để hướng đến phát triển thương mại hiện đại, tăng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, và tăng giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Triển khai các chương trình phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đảm bảo đến giai đoạn 2016 - 2020 ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh có khả năng đáp ứng trên 60% - 80% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Phương án này phù hợp với điều kiện hiện tại của ngành thương mại trong xu hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Hạn chế:

  • Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nhập khẩu cao hơn so với phương án 1, do vậy, trong giai đoạn 2011- 2015 chưa tăng mạnh.

Phương án 3: Các chỉ tiêu ở mức độ thấp nhất được xây dựng dựa trên giả định là sự phục hồi kinh tế thế giới chậm và phục hồi kinh tế Việt Nam có độ trễ hơn là 1,5 năm.

Ưu điểm:

  • Các chỉ tiêu được xây dựng thấp nhất so với phương án 1 và 2, nếu như tiếp tục duy trì các chủ trương và chính sách thu hút đầu tư, cải tiến thủ tục hành chánh như hiện nay thì phương án này hoàn toàn khả thi bởi không tạo một áp lực cao trong đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nhanh lưu chuyển bán lẻ.

Hạn chế:

  • Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao, như vậy ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất các sản phẩm đầu vào phục vụ cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh chưa phát huy được thế mạnh, chưa nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu.

  • Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao, và thuộc nhóm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cao nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm qua sẽ tiếp tục nâng cao xu hướng phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng vào những năm tới. Do vậy, phương án 3 sẽ không tạo động lực phấn đấu để phát huy những tiềm năng vốn có của ngành thương mại tỉnh.

  • Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020 thì cần phải đẩy nhanh phát triển xuất khẩu và thương mại nội địa theo hướng văn minh, hiện đại và tăng nhanh mức lưu chuyển bán lẻ. Như vậy, phương án 3 không phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh vào những năm tới.

7.1.2. Lựa chọn phương án phát triển thương mại tỉnh

- Dựa trên những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ 2011 – 2020, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng dân số, tăng thu nhập bình quân trên đầu người và thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước sẽ tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển thương mại tỉnh đến năm 2020.

- Dựa trên phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng phương án.

- Dựa trên kết quả dự báo đã phân tích phần trên.

Phương án 1 là phương án kỳ vọng để phấn đấu nhằm đạt được mức tăng trưởng cao hơn, phương án 2 là phương án thích hợp được đề xuất chọn để xây dựng quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Phương án này phù hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX.

Giai đoạn 2011 - 2015: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP dịch vụ là 22,5%, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 19,6%, kim ngạch xuất khẩu là 19,3%, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt được 20.046 triệu USD tăng gấp 2,4 lần so năm 2010.

Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP dịch vụ là 19,5%, lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 17%, và kim ngạch xuất khẩu là 18,5%, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt được 46.839 triệu USD tăng gấp 5,6 lần so năm 2010.

7.2. Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh theo phương án chọn

7.2.1. Quy hoạch phát triển thương mại theo vùng

Dự kiến phát triển thương mại theo vùng như sau:


  • Xem xét ưu tiên phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại dọc theo các trục đường quốc lộ 13, quốc lộ 1K, đường DT743, đường cao tốc vùng, đường Mỹ Phước –Tân Vạn nối tiếp cảng Thị Vải (Đồng Nai)

  • Đối với các trung tâm thương mại cần gắn kết với các đầu mối giao thông quan trọng như khu bến xe miền Đông mới của TPHCM (Bình Thắng), ga đường sắt xuyên Á (Bình Chuẩn, Phú Tân) và các trạm giao thông công cộng trong đô thị

  • Thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An nên quy hoạch phát triển các loại hình thương mại-dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của cư dân đô thị

  • Phía Nam huyện Tân Uyên và Nam huyện Bến Cát phát triển công nghiệp gắn với thương mại –dịch vụ

  • Phía Bắc huyện Tân Uyên và phía Bắc huyện Bến Cát sẽ tái lập 2 huyện mới là huyện Tân Thành và huyện Bàu Bàng cùng với 2 huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng. Dựa trên quy hoạch này sẽ phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp, gắn thương mại-dịch vụ và chăn nuôi, trồng trọt.

  • Huyện Dầu Tiếng và Phú Giáo sẽ phát triển nông nghiệp và dịch vụ thương mại.

7.2.2. Quy hoạch phát triển thương mại theo không gian thị trường

-Thị trường đô thị:


- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các loại hình công ty đa chức năng, đa ngành nghề và tập trung những ngành có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cao su.

- Tiếp tục hình thành và xây dựng các loại hình kinh doanh hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị. Sắp xếp, quy hoạch và phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện lợi trong các khu dân cư để từng bước thay thế các cửa hàng, tiệm tạp hóa hiện nay.



- Quy hoạch và xây dựng hệ thống chợ theo hướng văn minh, phù hợp với từng địa bàn. Bên cạnh chợ trung tâm phát luồng hàng còn có các chợ xã, phường, liên phường. Phát triển các chợ bán buôn, bán lẻ nông sản truyền thống thành các siêu thị tổng hợp, siêu thị bán buôn, sàn giao dịch nông sản quy mô lớn ở khu vực thành thị.

- Ở khu vực thành thị, chú trọng phát triển các khu trung tâm thương mại, các trung tâm mua sắm, các siêu thị tổng hợp và chuyên doanh, cửa hàng bách hóa tổng hợp, các đường phố thương mại kết hợp truyền thống với hiện đại, cửa hàng tiện lợi, phát triển các trung tâm bán buôn.

- Phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics để cung cấp các dịch vụ hậu cần phân phối. Tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp, các cảng Thạnh phước (Tân Uyên), cảng Bà lụa (Thị xã Thủ Dầu Một), cảng An sơn (Thị xã Thuận an).

- Các đường phố thương mại được cải tạo để trở thành hạt nhân ở các khu thương mại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hóa kinh doanh truyền thống, khắc phục được tình trạng phát triển trùng lặp ở các cửa hàng, cửa hiệu mặt phố.

-Thị trường nông thôn:


- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Bình Dương.

- Hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ vẫn là cơ cấu chủ yếu của ngành thương mại ở khu vực nông thôn trong suốt cả thời kỳ 2011 - 2020. Thực hiện đồng bộ các chương trình phát triển chợ nông thôn: cải tạo, nâng cấp, di dời và xây mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh ở các xã, các cụm xã phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân, nâng cấp, xây mới các chợ trung tâm thị trấn, hình thành các chợ đầu mối bán buôn tại những nơi có sản xuất hàng hoá tập trung và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi, gần các trung tâm tiêu thụ hoặc ở ngoại vi.

- Giai đoạn sau năm 2010, bên cạnh việc phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, có thể xây dựng một số trung tâm mua sắm quy mô nhỏ tại các khu vực thị trấn.

7.3. Phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế

Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại tỉnh bao gồm thương mại nhà nước, thương mại ngoài quốc doanh.



- Thương mại nhà nước: là thành phần kinh tế có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết cung cầu hàng hóa trên thị trường, là công cụ giúp nhà nước đảm bảo được duy trì và ổn định thị trường. Do đó, việc bố trí quy hoạch phát triển thành phần này trên địa bàn tỉnh B́nh Dương cần tập trung vào những nội dung sau:

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp Thương mại nhà nước theo hướng tinh gọn, đa dạng hóa hình thức sở hữu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp theo hướng thương mại nhà nước địa phương chỉ giữ lại một tỷ lệ thích hợp phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ trọng yếu.

- Thương mại ngoài quốc doanh:


*Đối với Thương mại tư nhân: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thành phần thương mại này sẽ là lực lượng chủ yếu trên thị trường thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá. Cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại tư nhân phát triển và tham gia mạnh mẽ vào mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn. Cần chú trọng phát triển các doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn cả về quy mô và phạm vi kinh doanh để trở thành lực lượng chính phát triển thị trường và hoạt động thương mại của tỉnh.

*Thương mại tập thể (Hợp tác xã):tại các cụm thương mại có đủ điều kiện sẽ khuyến khích phát triển các hợp tác xã của những người buôn bán nhỏ. Ở nông thôn trên cơ sở các hợp tác xã nông nghiệp sẽ phát triển thành hợp tác xã phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và cung ứng tư liệu sản xuất cho người sản xuất nhỏ theo mô hình hợp tác xã thương mại dịch vụ. Khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác xã hoạt động đa năng kinh doanh dịch vụ tổng hợp ở khu vực nông thôn.

*Thương mại hộ cá thể : khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ cá thể phát triển ổn định tại các khu dân cư, các chợ bán lẻ - đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ bán lẻ hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất và thu mua nông sản cho nông dân. Thúc đẩy quá trình liên kết các hộ cá thể với nhau và với các doanh nghiệp thương mại khác để hình thành các liên minh mua bán hàng hóa, các công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.




*Thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng thương mại văn minh hiện đại. Đầu tư phát triển kinh doanh thương mại theo quy hoạch được duyệt, ở các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở các khu du lịch, khu dân cư và khu đô thị mới.

7.4. Định hướng phát triển thương mại điện tử

- Phát triển loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người dân: nhằm đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, thông qua thương mại điện tử, các cơ quan nhà nước sẽ cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển thương mại của tỉnh đến các doanh nghiệp và người dân. Đồng thời sẽ phát triển loại hình này như khuyến khích doanh nghiệp nộp báo cáo thuế qua Internet, thanh toán khoản phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến,..

-Phát triển loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp: cần phát triển mạnh các loại hình này, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hoạt động thương mại điện tử, từng bước nâng lên mức độ cao. Đồng thời phát triển nhanh hệ thống thanh toán điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng.



- Phát triển loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng: hình thức giao dịch này hiện đang bắt đầu phát triển và có xu hướng tăng nhanh trong những năm tới, góp phần vào phát triển thương mại nội địa theo hướng văn minh và hiện đại.

7.5. Quy hoạch phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị

7.5.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ

- Định hướng phát triển mạng lưới chợ:

- Chợ dân sinh (chợ truyền thống hiện hữu) ở các xã, phường, thị trấn khi cần thực hiện việc nâng cấp, xây dựng lại phải bảo đảm văn minh đô thị, văn minh thương mại và các điều kiện vệ sinh môi trường cũng như phòng cháy chữa cháy.

- Chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp loại I: nâng cấp và mở rộng quy mô chợ. Trước mắt tập trung đầu tư xây dựng chợ Thủ Dầu Một, chợ Lái Thiêu và hình thành chợ mới ở khu vực 2 huyện Bầu Bàng và Tân Thành.

- Chợ đầu mối nông sản: hình thành các chợ đầu mối nông sản với quy mô lớn, cần tập trung ở địa bàn thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dầu Tiếng.

- Phát triển các chợ lương thực, thực phẩm phục vụ người lao động trong các khu công nghiệp và các khu chợ tổng hợp gắn liền các khu đô thị mới
- Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ :

- Quy hoạch phát triển hệ thống chợ đối với khu vực đô thị cần chú trọng phát triển chợ ở những khu dân cư, khu cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng, phải đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch chỉnh trang đô thị; xóa dần các chợ tạm và từng bước cải tạo lại các chợ hiện hữu với quy mô nhỏ (chợ loại III).



Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương