MỤc lục trang


TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020



tải về 0.54 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.54 Mb.
#5589
1   2   3   4   5

TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh đến năm 2020

Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Bình Dương thời kỳ 2005 - 2010 được triển khai thực hiện, đến nay một số chỉ tiêu đề ra trong Quy hoạch đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện đến nay cũng cho thấy một số định hướng và giải pháp phát triển, một số chỉ tiêu cụ thể đã dự báo trong đề án quy hoạch phát triển ngành trước đây hiện đã không còn phù hợp với tình hình thực tế phát sinh. Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, ngành Công Thương Bình Dương cần phải tổ chức thị trường, tổ chức hoạt động thương mại và tăng cường cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. Cần thiết phải xây dựng Quy hoạch phát triển ngành thương mại của tỉnh Bình Dương đến năm 2020, trên cơ sớ phát huy các lợi thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương và của ngành thương mại cả nước trong thời kỳ này.



2. Mục tiêu của quy hoạch phát triển ngành thương mại Bình Dương đến năm 2020

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại trong những năm qua.

- Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển khác đối với quá trình phát triển ngành thương mại tỉnh.

- Luận chứng các phương án phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến 2020.

- Xây dựng quy hoạch phát triển thương mại theo vùng, theo không gian thị trường, theo các thành phần kinh tế và hình thức kinh doanh thương mại.

- Đề xuất các cơ chế chính sách, các giải pháp phát triển thương mại và thực hiện quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh đến năm 2020.



3. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020

- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Chiến lược phát triển của Quốc gia về Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam - Vùng Đông Nam bộ.

- Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Bình Dương lần thứ IX.

- Quyết định số ngày 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.

- Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

- Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương qua các năm từ năm 2005 - 2010. Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu khác có liên quan đến ngành thương mại của tỉnh. Các kết quả dự báo về thị trường và tiến bộ khoa học công nghệ của ngành thương mại trong nước và quốc tế.

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội và Báo cáo cáo tình hình phát triển ngành Thương mại tỉnh Bình Dương qua các năm từ 2005 - 2010. Kế hoạch phát triển ngành Thương mại giai đoạn 2006 - 2010.

- Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05/5/2010 của Bộ Công Thương về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thương mại.

- Văn bản số 300/UBND-KTN ngày 02/02/2010 của UBND tỉnh chấp thuận chủ trương lập Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

- Quyết định số 3926/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020.


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu quy hoạch


Các chủ thể, các hành vi thương mại tỉnh Bình Dương trong quan hệ gắn bó hữu cơ với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội và với hoạt động kinh tế - thương mại của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của quy hoạch gồm các vấn đề chủ yếu về đặc điểm chung và nhân tố tác động, hoạt động và xu hướng phát triển thương mại và dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh, phân bố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ thương mại, cơ cấu kinh tế - thương mại tỉnh Bình Dương.


5. Các yêu cầu của quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh đến năm 2020


- Được xây dựng có căn cứ khoa học, tránh chủ quan duy ý chí, phải thể hiện được tính cân đối và tính hiệu quả trong phát triển. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, với quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước.

- Phải có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm phát triển của ngành thương mại, đồng thời phải có bước đi cụ thể từng giai đoạn.

- Phối hợp liên ngành với các ngành có liên quan.

6. Các phương pháp và nội dung nghiên cứu


Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp, ngoại suy, phương pháp hồi quy… để dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành thương mại của tỉnh.

Nội dung của Đề án Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 gồm 5 phần với 9 chương.


Phần thứ 1

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chương I

Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 2006-2010

1.1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực

Bình Dương có diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, 12% diện tích miền Đông Nam Bộ) là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm về phía Bắc của Thành phố. Hồ Chí Minh, là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giúp Bình Dương khả năng thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Bình Dương phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp và hình thành các khu đô thị mới đã thu hút một lực lượng dân cư các nơi khác đến làm việc và sinh sống.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Bình Dương những năm qua được cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đã và đang được đầu tư cải tạo, nhất là hệ thống giao thông tại các khu công nghiệp và khu đô thị mới đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Bình Dương có 03 thị xã và 4 huyện: Thị xã Thủ Dầu Một, Thị xã Dĩ An, Thị xã Thuận An, Huyện Dầu Tiếng, Huyện Bến Cát, Huyện Phú Giáo, Huyện Tân Uyên, Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh Bình Dương năm 2010 là 1.619.930 người, tăng lên 840.510 người (hơn gấp đôi) so năm 2000. Cơ cấu dân số biến động theo hướng tăng khu vực đô thị từ 30,26 % (năm 2000) lên 31,67% (năm 2010), giảm dân số khu vực nông thôn từ 69,74% (năm 2000) xuống 68,34% (năm 2010). Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của tỉnh thời kỳ 2006 - 2010 là 7,2%.

1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương

Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện tương đối nhanh. Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh tăng trưởng bình quân 14,1% / năm, GDP bình quân đầu người đạt 30,1 triệu đồng/người/năm (gấp 2,2 lần năm 2005). Ngành dịch vụ thương mại có sự tăng trưởng khá bình quân 24,3% hàng năm. Công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 11,4%/năm. Ngành nông lâm, ngư nghiệp có mức tăng trưởng bình quân 2,1% hàng năm. Kềt cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 14,7% hàng năm.

Trong giai đoạn từ 2006 – 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng là “tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp”, năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 63% - 32,6% - 4,4%. Công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất và thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng lên.

Chương II

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương

2.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011 - 2020

Phương hướng phát triển các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Bình Dương dựa vào các nguồn tài liệu sau:

- Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương trong giai đoạn 2006 - 2010, - Báo cáo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 là 13,5% - 14%. Trong đó, Nông – Lâm - Ngư nghiệp là 1,5% - 2%, Công nghiệp và xây dựng là 8% - 9%, Dịch vụ là 22% - 23%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2015 tương ứng 59% - 38% - 3%.

- Theo báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt năm 2006).



Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020

ĐVT: Tỷ đồng




Thực hiện

Dự kiến

Tốc độ tăng BQ (%)

2005

2010

2015

2020

2006- 2010

2011- 2015

2016- 2020

Tổng sản phẩm- GDP (Giá so sánh)

8.482

16.370

30.873

56.882

14,1

13,5 - 14,0

13,0 - 13,5

  • Nông, lâm nghiệp, Thuỷ sản

804

893

959

1.008

2,1

1,5 - 2,0

1,0 – 1,5

  • Công nghiệp và Xây dựng

5.802

9.942

15.015

21.059

11,4

8,0 - 9,0

7,0 – 8,0

  • Dịch vụ

1.876

5.535

14.899

34.815

24,3

22,0 - 23,0

18.5 -20,0

Nguồn : Niên giám Thống kê Tỉnh Bình Dương 2010, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 (của UBND tỉnh phê duyệt 2006),và tính toán của nhóm nghiên cứu.

2.2 Triển vọng hợp tác kinh tế của tỉnh với các tỉnh lân cận

Để thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 bên cạnh những nỗ lực thu hút đầu tư và khai thác tiềm năng hiện có của tỉnh thì việc hợp tác kinh tế của Bình Dương với các các tỉnh lân cận là rất cần thiết. Bình Dương có những lợi thế về vị trí kinh tế - xã hội và nhiều triển vọng hợp tác kinh tế với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với lợi thế là trung tâm công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chiếm trên 55% trong cơ cấu tổng sản phẩm hàng năm của tỉnh, Bình Dương đã trở thành đầu mối cung cấp hàng bán buôn cho các địa phương. Với đặc điểm vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên Bình Dương có mối quan hệ thương mại, trao đổi hàng hóa đa dạng với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có rất nhiều nhóm hàng hoá có khả năng hợp tác kinh tế với các tỉnh khác. Nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng, phần lớn là cung cấp cho các tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh.



Phần thứ 2

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC

Chương III

Hiện trạng phát triển thương mại của tỉnh từ 2006-2010

3.1. Vị trí, vai trò, quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại tỉnh

Dưới tác động của cơ chế thị trường, và việc thi hành một loạt các chính sách mới như phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tự do lưu thông hàng hóa, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu... đã làm cho thị trường thay đổi nhanh chóng, hàng hóa trên thị trường ngày một đa dạng, phong phú, các hoạt động mua bán diễn ra sôi động, nhất là tại các khu vực thị trường đô thị. Giai đoạn 2006 - 2010 số đơn vị kinh doanh thương mại cũng tăng trưởng khá nhanh với 30.569 cơ sở , bình quân 12,4%/năm. Hầu hết là các đơn vị kinh doanh thuộc địa phương quản lý. Số người tham gia kinh doanh thương mại tính đến năm 2010 là 70.566 người tăng gần gấp hai lần so năm 2005.

- Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm 32,8%, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là 22,2%/năm. Mức xuất siêu ngày càng gia tăng.

- Hệ thống kênh phân phối hàng hóa các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, gạo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi và đảm bảo đáp ứng cho thị trường trong tỉnh. Hệ thống phân phối của các doanh nghiệp được phân bổ rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Đối với mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 8/2011 có 336 đại lý và có kho dự trữ xăng dầu đảm bảo lưu thông trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận với sức chứa 53.100m3. Mặt hàng gạo, hiện Công ty Thanh Lễ có mức dự trữ bình quân 7.000 tấn/năm. Mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phát triển hơn 265 đại lý. Mặt hàng xi măng, sắt thép với hơn 290 đại lý. Các doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối hàng hóa và mạng lưới các cửa hàng bán lẻ, đại lý rộng khắp trong và ngoài tỉnh, có kho bãi tương đối rộng, đáp ứng việc dự trữ và tiêu thụ hàng hóa.

- Cung ứng hàng hóa đảm bảo chất lượng, các doanh nghiệp đã có kế hoạch dự trữ và góp phần bình ổn thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu.

- Thương mại bán lẻ của tỉnh đã phát triển theo hướng văn minh hiện đại với sự phát triển của nhiều các siêu thị, trung tâm thương mại.

Sự thành công của ngành thương mại tỉnh trong giai đoạn 2006-2011 là do tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là có sự đóng góp tích cực của các khu công nghiệp.

3.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá

Xuất khẩu của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua có sự tăng trưởng khá nhanh, giai đoạn từ 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 22,2%, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu 8,3 tỷ USD gấp 2,7 lần so năm 2005. Trong giai đoạn 10 năm từ 2001 - 2010 thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 31,7%/năm.

Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2006 - 2010 có tốc độ tăng trưởng (20,7%/năm) giảm so với giai đoạn 2001 - 2005 (39,0%/năm). Năm 2010 kim ngạch nhập khẩu 7,2 tỷ USD tăng gấp 2,6 lần so năm 2005. Hàng nhập khẩu chủ yếu gồm vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoại trừ những năm 2001 và 2002 có hiện tượng nhập siêu, những năm còn lại nhất là những năm gần đây mức độ xuất siêu ngày gia tăng.

Ngành hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Bình Dương là công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, kế đến là hàng lâm sản. Năm 2010, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, hàng lâm sản, nông sản và thủy sản chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu có tỷ trọng lần lượt 74,8%, 18,6%, 5,8% và 0,7%.



Tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, toàn tỉnh có 1.670 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp (tính đến năm 2010) vào 183 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ. Giai đoạn 2006 - 2010, ba mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất của tỉnh là gỗ, may mặc và giày da. Năm 2010 xuất khẩu sản phẩm gỗ chiếm 15,7%, may mặc 15,2%, giày dép: 9,3%, điện - điện tử:5,6%, nhựa :2,1%, hàng thủ công mỹ nghệ: 1,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Biểu 3.1 : Kim ngạch xuất khu phân theo mặt hàng




2009

2010

 

Giá trị

(triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Giá trị

(triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch

6,994

100.0 

8,295

 100.0

  • May mặc

1,181

16.9

1,261

15.2

  • Giày dép

826

11.8

772

9.3

  • Gỗ và sản phẩm gỗ

1,271

18.2

1,306

15.7

  • Thủ công mỹ nghệ

158

2.3

137

1.6

  • Điện tử

188

2.7

234

2.8

  • Dây điện và cáp điện

185

2.7

231

2.8

171

2.5

175

2.1

Nguồn: Niên giám thống kê

3.3. Tình hình bán lẻ hàng hóa

Nhằm thúc đẩy thị trường hàng hóa phát triển và triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng theo chính sách của Chính phủ, tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai chương trình tuần hàng Việt Nam, kế hoạch đưa hàng về nông thôn và thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đồng thời, triển khai các giải pháp về phát triển thị trường nội địa như phát triển hệ thống phân phối (nhất là các mặt hàng thiết yếu) cho cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Tổng mức bán lẻ trong năm 2010 đạt 44.130 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so năm 2005 (10.639 tỷ đồng), cơ cấu thương mại, du lịch, nhà hàng - khách sạn và dịch vụ tương ứng là 58,28%, 0,43%, 13,14%, và 28,15%. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân giai đoạn 2006-2010 là 32,8%/năm.



3.4.Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp

Trong thời gian qua, mạng lưới tổ chức kinh doanh của các thành phần kinh tế không ngừng mở rộng và phát triển đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó các hộ các thể có sự gia tăng đáng kể. Doanh bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong lúc các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã thương mại ngày càng co cụm, thu hẹp lại. Năm 2010 tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm 95,63%; trong đó kinh tế cá thể phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng 57,3%, kinh tế khu vực nhà nước bao gồm trung ương và địa phương chỉ chiếm 12,1% và đang có xu hướng giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 4,37%.



3.5. Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại tỉnh

Cùng với tốc độ phát triển về doanh thu bán lẻ, cơ sở hạ tầng thương mại tỉnh Bình Dương đã được đầu tư và nâng cấp từng bước phát triển các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu mua sắm của dân cư.

- Mạng lưới các chợ: tính đến cuối tháng 6/2011, toàn tỉnh có 86 chợ đang hoạt động với tất cả là 9.800 quầy sạp và 975 ki ốt, trong đó có 56 chợ ở khu đô thị, chiếm 65,1%, và 30 chợ ở vùng nông thôn chiếm 34,9%. Đa số các chợ tập trung nhiều ở các thị xã phía Nam, chợ có quy mô nhỏ, diện tích chật hẹp, hầu hết đều ở dạng tự phát do nhu cầu thực tiễn hàng ngày của dân cư mà hình thành. Từ cuối năm 2000, mạng lưới chợ mới được quy hoạch và đầu tư nâng cấp, xây mới theo quy hoạch. Một số chợ hình thành từ lâu đến nay chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng nên kết cấu hạ tầng và các điều kiện vật chất kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém nhất là chợ nông thôn.

- Trung tâm thương mại, siêu thị: hiện nay toàn tỉnh có 5 trung tâm thương mại, 10 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 11 siêu thị chuyên doanh. Các trung tâm thương mại hầu hết phát triển tại thị xã Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, huyện Bến Cát. Đối với Tân Uyên và Phú Giáo chỉ mới hình thành các siêu thị loại nhỏ. Riêng huyện Dầu Tiếng chưa có Siêu thị và Trung tâm thương mại.

- Phát triển các dịch vụ cảng, kho vận và logistics: đối với đặc thù kinh tế tỉnh thì việc phát triển dịch vụ logistics là rất quan trọng. Công ty Kentry logistics Việt Nam đã đưa trung tâm kho vận tại Khu công nghiệp Sóng Thần I vào hoạt động, có vốn đầu tư 5,5 triệu USD, diện tích 1 ha nhằm cung ứng các dịch vụ hoàn chỉnh về giao nhận xuât nhập. Dự án Trung tâm phân phối Vinafco đã được Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư và đã hoàn thành các thủ tục về thiết kế xây dựng, với tổng diện tích đất 14.000 m2, tổng vốn đầu tư là 103,812 tỷ đồng tại khu công nghiệp Sóng Thần II thị xã Dĩ An. Dự án hoàn thành sẽ là một trong những trung tâm phân phối chiến lược của Vinafco ở khu vực phía Nam, đáp ứng phân phối và trung chuyển hàng hóa. Hoạt động dịch vụ cảng, kho vận và logistics Bình Dương phát triển nhờ vào sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của nhiều khu công nghiệp và trong giai đoạn 2012-2015 sẽ hình thành các cảng Thạnh Phước (Tân Uyên), cảng Bà Lụa (thị xã Thủ Dầu Một) và cảng An Sơn (thị xã Thuận An).



Каталог: private -> plugins -> ckeditor w kcfinder -> kcfinder -> upload -> files
files -> SỞ CÔng thưƠng báo cáo tổng hợP
private -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 16/2005/tt-bxd ngàY 13 tháng 10 NĂM 2005 HƯỚng dẫN ĐIỀu chỉnh dự toán chi phí XÂy dựng công trìNH
private -> Thông tư của Bộ Tài chính số 134/2008/tt-btc ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
private -> THÔng tư Ban hành Danh mục bổ sung thức ăn hỗn hợp
private -> Vhv t chưƠng trình du lịch tếT 2015
private -> BỘ XÂy dựng –––– Số: 05/2005/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
private -> Phụ lục 2: MẪU ĐƠn xin học cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 2015 có xét đến 2020
files -> Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương