MỤc lục trang Lời nói đầu



tải về 5.19 Mb.
trang11/26
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích5.19 Mb.
#36638
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26

(Nguyễn Thế Đặng và CS, 2008)

Từ cách phân loại ở bảng 6.4 ta có thể dễ dàng gọi ra tên đất khi có số liệu phân tích của 3 thành phần cát, bụi và sét. Ví dụ: Khi một mẫu đất có thành phần cơ giới là 50 % cát, 45 % bụi và 5 % sét thì đất đó là đất thịt nhẹ.

Tuy nhiên, bảng phân loại của Mỹ và cả của Quốc tế cũng có nhiều điểm không hoàn chỉnh. Theo nguyên tắc thì 3 thành phần cát, bụi và sét khi phối hợp trong một loại đất phải là 100 %. Như vậy với cách phân chia ở trên sẽ có một vài loại đất khác nhau nhưng lại có tỷ lệ phối hợp 3 thành phần là giống nhau. Ví dụ: 50 % cát, 30 % bụi và 20 % sét thì cũng có thể là đất thịt trung bình, đất thịt nặng hoặc đất sét ...

Mặc dù vậy, bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế hiện nay được sử dụng chính thống trên hầu hết các quốc gia trên Thế giới. Nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ trước đã sử dụng bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế như là tiêu chuẩn phân loại đất và được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc.



4.1.4. Tính chất đất theo thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng lớn đến tính chất đất, tác động đến độ phì nhiêu của đất và cây trồng. Người ta ví thành phần cơ giới đất như là “xương sống” của đất. Khi tỷ lệ các cấp hạt có kích thước khác nhau, ở mỗi loại đất, mỗi tầng đất khác nhau, sẽ tác động trực tiếp đến tính chất đất là khác nhau và từ đó ảnh hưởng đến cây trồng. Ta có thể xét 3 loại đất điển hình:



4.1.4.1. Đất cát

Do cấp hạt cát chiếm đa số nên đất cát có tính chất đặc trưng sau:

- Thành phần cơ giới thô (nhẹ), khe hở giữa các hạt lớn nên thoát nước dễ, thấm nước nhanh nhưng giữ nước kém (dễ bị khô hạn).

- Thoáng khí, vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh làm cho quá trình khoáng hoá chất hữu cơ và mùn xảy ra mãnh liệt. Vì vậy xác hữu cơ rất dễ bị phân giải, nhưng đất cát thường nghèo mùn.

- Đất cát nóng nhanh lạnh nhanh, nên gây bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật phát triển.

- Đất cát khi khô thì rời rạc nên dễ cày bừa, ít tốn công, rễ cây phát triển dễ nhưng cỏ mọc cũng nhanh. Khi đất cát gặp mưa to hay do nước tưới sẽ bị bí chặt.

- Đất cát chứa ít keo, dung tích hấp thu thấp làm cho khả năng giữ nước, phân kém. Khi bón phân quá nhiều sẽ làm cây bị lốp đổ và mất dinh dưỡng do rửa trôi.

Do đặc điểm như vậy nên khi sử dụng đất cần hết sức lưu ý, như nên bón phân chia làm nhiều lần, vùi sâu. Đất cát nên ưu tiên trồng các cây lấy củ như: khoai lang, khoai tây, lạc, các cây rau đậu (dưa, đậu, đỗ các loại...); các cây công nghiệp như cây thuốc lá.

Để cải tạo đất cát cần tăng lượng sét trong đất bằng biện pháp cày sâu lật sét, bón bùn ao, tưới nước phù sa mịn và bón phân hữu cơ...

4.1.4.2. Đất sét

Đặc trưng của đất sét thể hiện ở các mặt sau:

- Nếu đất sét mà không có kết cấu thì xấu.

- Đất sét khó thấm nước nhưng giữ nước tốt. Biên độ nhiệt độ đất sét thấp hơn đất cát.

- Đất sét kém thoáng khí, hay bị glây. Chất hữu cơ phân giải chậm nên đất sét tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát. Mặt khác, sét - mùn là phức chất bền vững nên cũng tăng khả năng tích luỹ.

- Đất sét mà nghèo chất hữu cơ thì có sức cản lớn, cứng chặt, làm đất khó và khi bị hạn thì sẽ nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất.

- Đất sét chứa nhiều keo sét nên về cơ bản có dung tích hấp thu lớn, giữ nước, phân tốt nên ít bị rửa trôi (nhìn chung đất sét chứa nhiều dinh dưỡng hơn đất cát). Cũng cần lưu ý: Nhiều khi đất sét giữ quá chặt dinh dưỡng nên cây trồng không hút được.

Đất sét không thích hợp cho các cây trồng lấy củ.

Đất sét khi khai thác sử dụng nên lưu ý bón phân hữu cơ và vôi. Nếu đất quá sét thì có thể bón cát, hay tưới nước phù sa thô.

4.1.4.2. Đất thịt

Đất thịt mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.

Tuỳ theo tỷ lệ cát và sét trong đất thịt mà sẽ thiên về hướng có tỷ lệ lớn. Ví dụ: Nếu đất thịt nhẹ thì ngả về phía đất cát, còn đất thịt nặng thì ngả về đất sét.

Nhìn chung đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ nước, nhiệt, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Mặt khác, cày bừa, làm đất cũng nhẹ nhàng. Đa số cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi trên loại đất này. Vì vậy nông dân thường ưa thích đất thịt nhẹ và thịt trung bình.



4.1.5. Phương pháp xác định thành phần cơ giới trên đồng ruộng

Ta có thể xác định thành phần cơ giới đất đơn giản ngoài đồng như sau (Phương pháp ướt - còn gọi là phương pháp vê giun) (Bảng 4.5):



Bảng 4.5:Thành phần cơ giới đất xác định theo phương pháp vê giun

Thành phần cơ giới

Hình thái mẫu đất khi vê thành sợi

Sợi không được hình thành

Cát

..............................................................

..............................................................

Sợi thành từng mảnh rời rạc

Cát pha




Sợi đứt từng đoạn khi vê tròn

Thịt nhẹ




Sợi liền nhau nhưng đứt từng đoạn khi uốn thành vòng tròn

Thịt trung bình




Sợi liền nhau nhưng bị nứt khi uốn thành vòng tròn

Thịt nặng




Sợi liền nhau, vòng tròn nguyên vẹn sau khi uốn

Sét





tải về 5.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương