MỤc lục trang Lời nói đầu



tải về 5.19 Mb.
trang10/26
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích5.19 Mb.
#36638
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26

VẬT LÝ ĐẤT



4.1. THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT

4.1.1. Khái niệm

Hạt cơ giới:

Có nhiều khái niệm khác nhau về hạt cơ giới đất, kể cả cách gọi chúng. Có tác giả cho rằng các hạt cơ giới đất là các nguyên tố cơ học. Năm 1926 Gedroi cho rằng những nguyên tố cơ học là những hòn cục vi tinh thể riêng biệt và về sau Tiurin cho rằng nguyên tố cơ học là những phần tử mà tất cả những nguyên tố của chúng phải nằm trong một mối liên hệ hoá học lẫn nhau.



Dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, đá và khoáng bị phong hoá tạo ra các hạt có đường kính to nhỏ khác nhau và trong quá trình hình thành đất xuất hiện thêm các hạt hữu cơ, hữu cơ - vô cơ. Những hạt vụn đó là phần tử cơ giới đất hay còn gọi là các hạt cơ giới đất.

Thành phần cơ giới:

Tỉ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất được biểu thị theo phần trăm trọng lượng (%), được gọi là thành phần cơ giới đất hoặc còn được gọi là thành phần cấp hạt.

Trong đất các phần tử cơ giới thường liên kết với nhau thành những hạt lớn hơn (đó là đối tượng nghiên cứu ở phần sau - Kết cấu đất). Vì vậy khi phân tích thành phần cơ giới đất, khâu đầu tiên là phải dùng các biện pháp cơ, lý, hoá học để làm tơi rời các hạt kết thành các hạt đơn.



4.1.2. Phân chia hạt cơ giới đất và tính chất các cấp hạt

Phân chia hạt cơ giới:

Việc phân chia các cấp hạt trong thành phần cơ giới đất được căn cứ vào đường kính của từng hạt riêng rẽ.

Cho đến nay tiêu chuẩn phân chia các cấp hạt của một số nước có khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở một số mốc mà tại những mốc này sự thay đổi về kích thước đã dẫn tới sự thay đổi đột ngột về tính chất, xuất hiện một số tính chất mới.

Ví dụ: Mốc giới hạn khoảng từ 1 đến 2 mm đánh dấu sự xuất hiện tính mao dẫn hay mốc 0,01 đến 0,02 mm là mốc mà ở đó các cấp hạt bắt đầu xuất hiện tính dính, dẻo, khó thấm nước của hạt sét...

Việc phân chia cấp hạt theo thành phần cơ giới hiện nay vẫn đang tồn tại 3 bảng phân cấp chủ yếu là Liên Xô (cũ), Mỹ và bảng Quốc tế (Bảng 4.1).

Qua bảng 4.1 cho thấy về tổng thể cả 3 bảng phân loại đều căn cứ vào kích thước hạt cơ giới để chia chúng ra thành các nhóm với tên khác nhau. Các hạt cơ giới có kích thước từ 0,02 mm trở lên thuộc nhóm hạt cát (cát, sỏi, cuội, đá vụn). Các hạt cơ giới có kích thước từ 0,002 mm trở xuống thuộc nhóm hạt sét và còn lại là các cấp hạt thuộc nhóm thịt (bụi). Như vậy cả 3 bảng phân loại đều căn cứ vào những mốc quan trọng – là những mốc mà ở đó tính chất của cấp hạt thay đổi để phân chia ra các nhóm khác nhau.

Tuy nhiên, các bảng phân loại có những điểm khác nhau: Bảng phân loại Quốc tế lấy mốc kích thước hạt thấp hơn (0,02, 0,002 mm) và phân chia đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng, nhưng chưa thể hiện được hết tính chất khác nhau của thành phần cơ giới. Bảng phân chia của Mỹ và Liên Xô (cũ) lấy mốc kích thước hạt cao hơn (0,05, 0,005 mm) nhưng lại quá chi tiết và phức tạp.

Điều đáng lưu ý chung cho cả 3 bảng phân loại này là cấp hạt cơ giới từ 2 - 3 mm trở lên đã được phân chia quá sơ sài. Điều này sẽ gây khó khăn cho người sử dụng khi gặp các trường hợp đất có mức độ đá lẫn cao.

Vì vậy khi nghiên cứu đất vùng miền núi có nhiều sỏi, đá chúng ta cần phải căn cứ vào tác dụng của chúng đối với đất và cây trồng mà phân chia kỹ thêm các cấp hạt có kích thước từ 2 – 3 mm trở lên.



Bảng 4.1: Bảng phân chia cấp hạt của Quốc tế, Mỹ và Liên Xô (cũ)

(ĐVT: mm)

Tên

Quốc tế

Mỹ

Liên Xô (cũ)

Đá vụn

> 2

-

> 3

Cuội

-

> 2

3 - 1

Sỏi

-

2 - 1

-

Cát

2 - 0,2 thô

0,2 - 0,02 mịn



1 - 0,5 thô

0,5 - 0,25 trung bình

0,25 - 0,2 mịn

0,2 - 0,05 rất mịn



1 - 0,5 thô

0,5 - 0,25 trung bình

0,25 - 0,05 mịn


Thịt (bụi)

0,02 - 0,002

0,05 - 0,005

0,05 - 0,01 thô

0,01 - 0,005 trung bình

0,005 - 0,001 mịn


Sét

0,002 - 0,0002

< 0,005

0,001 - 0,0005 thô

0,0005 - 0,0001 mịn



Keo

< 0,0002

-

< 0,0001

(Nguyễn Thế Đặng và CS, 2008)

Theo phân cấp của Liên Xô (cũ) còn đưa ra một cách chia nữa là:

- Khi cấp hạt > 0,01mm gọi là cát vật lý

- Khi cấp hạt < 0,01mm gọi là sét vật lý.



Tính chất của các hạt cơ giới đất:

Những hạt cơ giới có kích thước khác nhau sẽ rất khác nhau về thành phần khoáng, thành phần hoá học và khác nhau về một số tính chất khác. Đất có nguồn gốc phát sinh khác nhau sẽ rất khác nhau về hàm lượng SiO2, FeO, Fe2O3, Al2O3 và các cấu tử khác. Chúng thay đổi một cách có quy luật theo sự nhỏ dần của những cấp hạt.

Khi đường kính hạt càng lớn, tỷ lệ SiO2 càng cao. Điều này cũng dễ hiểu vì thành phần hạt lớn (chuyển từ bụi sang cát), chủ yếu là thạch anh (SiO2 kết tinh). Ngược lại kích thước hạt càng nhỏ thì hàm lượng Al2O3, Fe2O3, CaO, MgO, mùn, dung tích hấp thu... càng tăng.

Đáng lưu ý là 2 mốc quan trọng nhất về thay đổi đặc tính vật lý nước và cơ lý đất đột ngột do thay đổi kích thước:

+ Mốc 1 là khoảng 0,01 mm: Tính trương tăng đột ngột, xuất hiện sức hút ẩm lớn nhất và sức dính cực đại... vì vậy người ta đã đưa ra mốc 0,01mm để phân biệt 2 trạng thái cát vật lý và sét vật lý.

+ Mốc 2 là khoảng 1 mm: Tính thấm nước giảm và mao dẫn tăng rõ.

4.1.3. Phân loại đất theo thành phần cơ giới

Việc phân loại đất theo thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là việc ứng dụng trong sản xuất. Nông dân khi canh tác trên đồng ruộng đã biết phân ra: Đất cát già, đất cát non, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng, đất sét, đất gan gà, gan trâu... vì mỗi loại như vậy lại thích hợp cho mỗi loại cây trồng nhất định và biện pháp canh tác thích hợp.

Nguyên tắc cơ bản của phân loại đất theo thành phần cơ giới là căn cứ vào tỷ lệ các cấp hạt cơ giới chứa trong đất khác nhau để phân ra các loại đất khác nhau có tính chất khác nhau.

Như vậy, mỗi một loại đất theo thành phần cơ giới sẽ có những tỷ lệ các cấp hạt cơ giới khác nhau và sẽ mang những tính chất khác nhau.

Trên thế giới có rất nhiều bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới. Trong phạm vi chương này chúng tôi xin trích dẫn ra đây 3 bảng phân loại: Của Liên Xô (cũ), Mỹ và Quốc tế.

4.1.3.1. Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Liên Xô (cũ)

Bảng phân loại của Liên Xô chủ yếu dựa vào quan điểm của Katsinski:

Cơ sở phân loại là dựa vào cấp hạt cát vật lý (cấp hạt > 0,01mm) và sét vật lý (cấp hạt < 0,01 mm ) để phân chia ra thành nhiều loại đất khác nhau (Bảng 4.2).

Katsinski đã phân chia không chỉ dựa vào cấp hạt mà còn dựa vào từng loại đất. Vì vậy sử dụng khá đơn giản, ví dụ: Một loại đất potzon chứa 40 – 50 % cấp hạt sét vật lý thì đó là loại đất thịt nặng.

Sau này tác giả đã đưa ra thêm một bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới chi tiết hơn. Đối với đất lẫn nhiều đá vụn Katsinski cho rằng:

- Đất không lẫn đá: Đá vụn < 0,5 %. Đất này không ảnh hưởng đến công cụ làm đất và cây trồng.

- Đất lẫn ít đá: Đá vụn từ 0,5 - 5 %. Đất này có ảnh hưởng đến công cụ làm đất.

- Đất lẫn đá trung bình: Đá vụn 5 - 10 %. Rất khó khăn khi làm đất để trồng cây hàng năm. Nhưng khi trồng cây ăn quả thì vẫn không ảnh hưởng, thậm chí một số loại cây lại phù hợp khi đất có lẫn đá, ví dụ như dứa, chanh....



Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Liên Xô (cũ) đã được sử dụng rộng rãi ở miền Bắc Việt Nam trước năm 1975. Hiện nay nó ít được sử dụng.

Bảng 4.2: Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Liên Xô (cũ)

(theo N.A.Katsinski)

Tên gọi

% sét vật lý

% cát vật lý

Đất potzon

Đất đỏ vàng thảo nguyên

Đất mặn

Đất potzon

Đất đỏ vàng thảo nguyên

Đất mặn

Đất cát rời

0 - 5

0 - 5

0 - 5

100 - 95

100 - 95

100 - 95

Đất cát dính

5 - 10

5 - 10

5 - 10

95 - 90

95 - 90

95 - 90

Đất cát pha

10 - 20

10 - 20

10 - 25

90 - 80

90 - 80

90 - 85

Đất thịt nhẹ

20 - 30

20 - 30

15 - 20

80 - 70

80 - 70

85 - 80

Đất thịt T.bình

30 - 40

30 - 45

20 - 30

70 - 60

70 - 55

80 - 70

Đất thịt nặng

40 - 50

45 - 60

30 - 40

60 - 50

55 - 40

70 - 60

Đất sét nhẹ

50 - 65

60 - 75

40 - 50

50 - 35

40 - 25

60 - 50

Đất sét T.bình

65 - 80

75 - 85

50 - 65

35 - 20

25 - 15

50 - 35

Đất sét nặng

> 80

> 85

> 65

< 20

< 15

< 35

4.1.3.2. Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Mỹ

Tại Mỹ và một số nước phương Tây khác có cách phân loại chi tiết hơn. Nguyên tắc phân loại được dựa vào tỷ lệ các cấp hạt sét, thịt (bụi, limon) và cát chứa trong đất. Mỗi sự phối hợp khác nhau của ba thành phần trên sẽ cho ta một loại đất (Bảng 4.3).



Bảng 4.3: Phân loại đất theo thành phần cơ giới ở Mỹ


Nhóm đất



Tên đất chi tiết

% trọng lượng

Sét

< 0,005mm

Limon

0,05 - 0,005mm

Cát

2 - 0,05mm

Đất cát

Đất cát

0 - 20

0 - 20

80 - 100

Đất thịt

Đất cát pha

0 - 20

0 - 50

50 - 80

Đất thịt pha cát

0 - 20

30 - 50

30 - 50

Đất thịt trung bình

0 - 20

50 - 100

0 - 30

Thịt nặng

Đất thịt nặng pha cát

20 - 30

0 - 30

50 - 80

Đất thịt nặng

20 - 30

20 - 50

20 - 50

Đất sét nhẹ

20 - 30

50 - 80

0 - 30

Sét pha

Đất sét pha cát

30 - 50

0 - 20

30 - 50

Đất sét

30 - 50

0 - 30

0 - 50

Đất sét pha thịt

30 - 50

50 - 70

0 - 20

Đất sét

Đất sét nặng

50 - 100

0 - 50

0 - 50

Từ bảng phân loại này ta cũng dễ dàng tìm ra tên loại đất theo thành phần cơ giới. Ví dụ: Khi phân tích một loại đất có chứa 45 % cấp hạt limon, 55 % cấp hạt cát thì đó là đất cát pha; đất chứa 80 % sét thì chắc chắn là đất sét nặng....

Việc phân loại đất theo Soil Taxonomy mặc dù thông thường được trình bày như ở bảng 6.3, nhưng có thể sử dụng phương pháp tam giác đều (Hình 4.1).

Nguyên lý của phương pháp này như sau: 3 nhóm cấp hạt: Sét, limon và cát được biểu thị ở 3 cạnh. Đỉnh tam giác tương ứng là 100%.


100








90

10


80

20


70

30

12


60

40

50


50

11

clay


40

60

10


30

8


9


70

7

20


80


4


5

10


90

3


6


2

sand

100


90

80

70

60

50

40

30

20

10

1

100



Hình 4.1: Phân loại đất theo thành phần cơ giới

của Soil Taxonomy (Mỹ)

Ghi chú:

1. Cát (Sand) 7. Thịt pha sét và cát (Sandy Clay Loam)

2. Cát pha (Loamy Sand) 8. Thịt pha sét (Clay Loam)

3. Thịt pha cát (Sandy Loam) 9. Thịt nặng pha sét (Silty Clay Loam)

4. Thịt nhẹ (Loam) 10. Sét pha cát (Sandy Clay)

5. Thịt trung bình (Silty Loam) 11. Sét pha thịt (Silty Clay)

6. Thịt nặng (Silt) 12. Sét nặng (Clay)

Hàm lượng của 3 nhóm cấp hạt vừa nêu được thể hiện ở 3 đường thẳng song song với đáy tam giác. Điểm giao nhau của 3 đường thẳng cắt nhau trong tam giác chính là vị trí cần tìm, theo vị trí này sẽ suy ra loại đất cần phân loại. Ví dụ: Một loại đất có chứa 35 % cấp hạt cát, 35 % cấp hạt bụi và 30 % cấp hạt sét thì 3 đường thẳng cắt nhau ở điểm thuộc khu vực số 8 là đất thịt pha sét (Clay Loam); hay một loại đất chứa 20 % cát, 60 % bụi và 20 % sét thì sẽ rơi vào khu vực số 5 là đất thịt trung bình (Silty loam) v.v...

Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Soil Taxonomy để thể hiện qua sơ đồ nên dễ hiểu, tương đối đơn giản và dễ áp dụng.

Tuy vậy, với ngôn ngữ tiếng Việt, tên gọi của một số loại đất hơi rườm rà, ví dụ như: Thịt pha sét và cát....

Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Soil Taxonomy được áp dụng rất rộng rãi ở miền Nam nước ta, nhất là trước khi thống nhất đất nước.



4.1.3.2. Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế

Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế cũng được ứng dụng chung cho tất cả các loại đất và thể hiện được sự phối hợp khá tỷ mỷ giữa 3 thành phần cấp hạt chủ yếu là cát, bụi (thịt) và sét (Bảng 4.4).



Bảng 4.4: Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế

Nhóm đất


Loại đất

% trọng lượng cấp hạt

Cát

2 - 0,02 mm

Bụi

0,02 - 0,002 mm

Sét

0,002 - 0,0002 mm

Cát

  1. Đất cát

85 - 100

0 - 5

0 - 15

Thịt

  1. Đất cát pha

  2. Đất thịt pha cát

  3. Đất thịt nhẹ

55 - 85

40 - 54


0 - 55

0 - 45

30 - 45


45 - 100

0 - 15

0 - 15


0 - 15

Thịt nặng

  1. Đất thịt trung bình

  2. Đất thịt nặng

  3. Đất sét nhẹ

55 - 85

30 - 55


0 - 40

0 - 30

20 - 45


45 - 75

15 - 25

15 - 25


15 - 25

Sét

  1. Đất sét pha cát

  2. Đất sét pha thịt

  3. Đất sét trung bình

  4. Đất sét

  5. Đất sét nặng

55 - 75

0 - 30


10 - 55

0 - 55


0 - 35

0 - 20

45 - 75


0 - 45

0 - 55


0 - 35

25 - 45

25 - 45


25 - 45

45 - 65


65 - 100


tải về 5.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương