MỤc lục trang Lời nói đầu



tải về 5.19 Mb.
trang7/26
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích5.19 Mb.
#36638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26

2.3.1. Khái niệm


Chất hữu cơ là thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hoá từ đá mẹ để tạo thành đất, là đặc trưng để phân biệt mẫu chất và đất. Chất hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng đối với độ phì đất. Đó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và ảnh hưởng nhiều tới tính chất lý, hoá và sinh học đất. Chất hữu cơ trong đất chia làm 2 nhóm lớn: Chất hữu cơ không phải mùn và chất mùn.

- Chất hữu cơ không phải mùn bao gồm: tàn tích hữu cơ (chủ yếu thực vật) còn giữ nguyên trạng thái hoặc đã mất cấu trúc cấu tạo ban đầu. Chúng chủ yếu có ở tầng thảm mục A0 hoặc lớp than bùn. Chúng thường chiếm 10 - 15 % trong tổng số chất hữu cơ của đất.

- Chất mùn là một hợp chất đặc biệt dạng cao phân tử có màu đen với cấu trúc tương đối phức tạp, khá bền vững và tồn tại lâu dài trong mối liên kết với các phần khoáng của đất. Mùn là phần quan trọng nhất của hợp chất hữu cơ trong đất và chiếm tới 85 - 90 % tổng số chất hữu cơ.

Các tàn dư hữu cơ của thực vật, vi sinh vật và động vật sống trong đất là nguồn nguyên liệu tạo mùn chủ yếu.

2.3.2. Nguồn gốc và thành phần chất hữu cơ trong đất


Chất hữu cơ bổ sung vào đất rừng nhờ các nguồn sau:

- Xác sinh vật (tàn tích sinh vật): Đây là nguồn bổ sung chất hữu cơ cơ bản nhất đặc biệt là đối với đất rừng, chúng gồm:

+ Nguồn hữu cơ chủ yếu, quan trọng nhất để tạo mùn là các tàn dư thực vật, cây xanh trao trả lại đất dưới dạng các vật rơi rụng và một phần lượng rễ bị đào thải. Tuỳ theo thảm thực bì mà số lượng cũng như chất lượng của chất hữu cơ có khác nhau. Lượng hữu cơ rơi rụng (lá, cành, quả…) dưới một số rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Lượng hữu cơ rơi rụng (tấn/ha/năm)


Kiểu rừng

Lượng rơi rụng

Rừng trồng bồ đề 5-6 tuổi

5,4

Rừng trồng mỡ 17-19 tuổi

9,0

Rừng trồng lim xanh 17-18 tuổi

10,1

Rừng thứ sinh lá rộng

11,5

Rừng thông nhựa 10 tuổi

3,0 - 3,5

Rừng thông 3 lá tự nhiên 25-30 tuổi

9,5 - 15,5

Rừng thông 3 lá tự nhiên 40 tuổi

8,0

(Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm và Đỗ Thanh Hoa, 2002)

+ Xác hữu cơ trong đất từ nguồn vi sinh vật, động vật chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, ước khoảng 100 - 200 kg vật chất khô/1ha, tuy nhiên chúng có chất lượng tốt.

- Phân hữu cơ: Đối với đất nông nghiệp, đất vườn ươm cây lâm nghiệp thì lượng phân hữu cơ do con người bón vào đất là một nguồn hữu cơ đáng kể.

Phân hữu cơ gồm: Phân chuồng, phân xanh, rơm rác, phân bắc, phân hữu cơ vi sinh... Tuỳ theo loại phân hữu cơ mà chất lượng của chúng cũng khác nhau.

Thành phần hóa học xác hữu cơ rất phức tạp:

+ Phần chủ yếu là nước chiếm 75 - 90 %.



+ Phần chất khô gồm có Hydrat cacbon, hợp chất chứa đạm, lignhin, lipit, chất nhựa, Tanin và nhiều hợp chất khác. Ngoài ra xác hữu cơ còn chứa các nguyên tố như: kali, canxi, magie, silic, photpho, lưu huỳnh, sắt… và các nguyên tố vi lượng.

2.3.3. Quá trình chuyển hoá các hợp chất hữu cơ trong đất


Tàn dư sinh vật ở trong đất và trên bề mặt đất bị phân giải bởi vi sinh vật và chúng sử dụng xác sinh vật như là nguồn năng lượng và dinh dưỡng. Trong quá trình phân giải, xác sinh vật mất cấu trúc, vật chất hữu cơ ban đầu chuyển thành những hợp chất linh động và đơn giản hơn.

Một phần những hợp chất đó được vi sinh vật khoáng hoá hoàn toàn để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất tan và chất khí. Một phần được sinh vật sử dụng để tái tổng hợp các protit, Hydrat cacbon, lipit xây dựng cơ thể chúng và khi chết đi lại được tiếp tục phân huỷ. Đó là quá trình phân huỷ, khoáng hoá xác hữu cơ.

Song song quá trình đó, một phần của sản phẩm phân huỷ không bị khoáng hoá mà biến đổi dần thành vật chất cao phân tử đặc biệt khá phức tạp, tạo nên chất mùn trong đất. Đó là quá trình mùn hoá. Tham gia quá trình này là oxy, nước, các men vi sinh vật. Những hợp chất mùn này có thể tiếp tục khoáng hoá để giải phóng dinh dưỡng cho cây trồng.

Như vậy, xác hữu cơ trong đất chịu sự tác động của 2 quá trình song song tồn tại, tuỳ thuộc điều kiện ngoại cảnh, khu hệ vi sinh vật và loại xác hữu cơ mà quá trình này hay quá trình kia chiếm ưu thế. Hai quá trình đó là:

- Quá trình khoáng hoá chất hữu cơ.

- Quá trình mùn hoá chất hữu cơ.



Có thể minh hoạ khái quát sự chuyển hoá chất hữu cơ trong đất như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ chuyển hoá chất hữu cơ trong đất


tải về 5.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương