MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án



tải về 1.13 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.13 Mb.
#3007
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

106,10 ~ 106,70 kinh độ Đông

19,360 ~ 19,00 vĩ Bắc

Giới hạn :

- Phía Bắc giáp đê Bình Minh 2 từ cửa sông Đáy đến cửa sông Càn

- Phía Đông giáp cửa sông Đáy

- Phía Nam giáp biển

- Phía Tây giáp cửa sông Càn.

Tổng diện tích tự nhiên tính từ cao độ (-1,00) trở lên khoảng 3750 ha

2.1.2 Đặc điểm địa hình

Bãi bồi Bình Minh thuộc đồng bằng tích tụ delta ngầm chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Đồng bằng ảnh hưởng thuỷ triều thường xuyên bề mặt địa hình thấp, tích tụ sét hoặc bùn sét có độ cao bề mặt dưới 0,5 m so với mực nước biển, địa hình hầu như bằng phẳng, độ dốc không quá 30. Qua các nghiên cứu đã báo cáo (Dự án hạp long đê Bình Minh 3) có thể tóm lược một số đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng này như sau:

- Địa hình vùng bãi bồi Bình Minh có hình vòng cung hướng lồi ra biển.

- Bề mặt toàn bãi có độ phẳng khá đồng đều ít lồi lõm.

- Thế đất: Có độ dốc thoải dẫn từ phía đất liền ra biển và từ phía cửa Đáy xuống phía cửa Càn.

Do đặc điểm vùng biển Ninh Bình là biển thoái,tốc độ bồi lắng hàng năm khá lớn ( bồi xa 80÷100 m, bồi cao 6 ÷ 8 cm/năm ) cho nên địa hình vùng bãi này hàng năm đều có sự thay đổi và ngày một phình to ra phía biển.

2.1.3 Đặc điểm địa chất

Khu vực khảo sát thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng trầm tích hiện đại, nằm trên cánh Tây Nam của trũng địa hào Hà Nội. Cấu trúc trầm tích đệ tứ dầy từ 100 m đến 200 m, trầm tích Haloxen dày 20 m đến 25m. Xuống sâu phía dưới lớp trầm tích có thể gặp các đá biến chất Protezozoi hoặc các Trisaanizi thuộc hệ Đồng Giao. Cấu trúc trầm tích của khu vực này mới hình thành, thời gian nén chặt mới bắt đầu còn để lại một số di tích hữu cơ, thực vật đã bị mục nát vì vậy đất có độ rỗng lớn và xốp, kết cấu của đất kém chặt, cường độ kháng cắt nhỏ, độ lún lớn và bão hoà nước.

Các chỉ tiêu cơ lý đất đắp, đất nền do công ty Tư vấn xây dựng Ninh Bình cung cấp được trình bày ở bảng 2.1.


Bảng 2.1 - Các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp và đất nền của tuyến đê lấn biển Kim Sơn

Lớp đất

Chiều dày (m)

(độ)

Lực dính đơn vị (kN/m2)

Trọng lượng riêng (kN/m3)

Ghi chú

Lớp 1

0,7










Bùn loãng

Lớp 2

15,8

5

7

17,4

Sét pha màu nâu xám

Đất đắp




5,91

7

17,1

Sét pha màu nâu xám

Có thể thấy tuyến đê đi qua vùng đất bồi mới địa chất nền yếu, đất đắp đê là đất tại chỗ có tính chất cơ lý thấp vì vậy cần có biện pháp đảm bảo ổn định cho đê, trong cả quá trình thi công và sử dụng. Trong quá trình thi công cần có thời gian để đất cố kết.

2.1.4. Điều kiện khí hậu- khí tượng

Nằm trong miền khí hậu phía Bắc Việt Nam nên tính chất căn bản của huyện là nhiệt đới gió mùa. Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của hai hệ thống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam đã biến tính khi thổi vào vịnh Bắc Bộ và tác động của biển.



a. Chế độ gió

Vùng ven biển huyện Kim Sơn chịu tác động của hai mùa gió chính phù hợp với hướng hoàn lưu chung của khu vực.

Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng X đến tháng I. Trong các tháng X và XI là tín phong Thái Bình Dương, đem lại thời tiết khô ráo mát mẻ; trong các tháng XII, I là gió mùa lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô. Trên biển khơi, gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, với tần suất khoảng 70%.

Từ tháng II đến tháng IV là thời kỳ suy thoái của gió mùa Đông Bắc, đồng thời gió Đông phát triển mạnh và trở nên thống trị. Tần suất gió Đông trong các tháng này lên đến 50%÷60%, hướng Bắc vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 15%÷25%.

Từ tháng IV ÷ VII là thời kỳ thống trị của gió hướng Nam đến Đông Nam, thổi từ biển vào đất liền đem lại thời tiết nóng ẩm ở dải ven bờ. Trong đó gió Nam chiếm ưu thế lên đến 50%÷60%. Gió Tây Nam cũng thường xuất hiện với tần suất trên dưới 10%.

Từ tháng VIII đến tháng IX là thời kỳ chuyển đổi hướng gió, tần suất phân phối cho nhiều hướng khác nhau. Trong tháng VIII ưu thế thuộc về các gió có thành phần Nam, nhưng sang tháng IX ưu thế chuyển sang các hướng có thành phần Bắc.

Vận tốc gió trung bình tại đây nhìn chung lớn. Trị số này dao động trong khoảng 2 ÷ 4 m/s, cao nhất là ngoài đảo địa hình thoáng gió và có xu thế giảm dần từ vùng ven bờ vào sâu đất liền . Ở vùng sát bờ biển vận tốc gió trung bình thường xuyên đạt trên 3 m/s. Vận tốc gió cực đại trong bão có thể đạt tới 30 ÷ 40 m/s thậm chí có thể đạt tới 51 m/s.

Do địa hình bằng phẳng nên phần trăm lặng gió ở đây nhỏ, chỉ đạt trên dưới 10% tổng số lần quan trắc.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương