MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án



tải về 1.13 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.13 Mb.
#3007
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

* Các ngành tiểu thủ công nghiệp

Kim Sơn là một trong những địa phương nổi tiếng với các làng nghề dệt cói, mây tre đan xuất khẩu với nhiều doanh nghiệp tư giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Tuy nhiên từ năm 2005 tới nay số lượng và quy mô các doanh nghiệp đang có xu hướng thu nhỏ, diện tích trồng cói giảm, lao động địa phương chuyển sang các hoạt động kinh tế khác: dịch vụ, nông nghiệp, thuỷ sản và kết hợp làm nghề tiểu thủ công nghiệp như 1 nghề phụ, tăng thêm thu nhập.

* Ngành công nghiệp

Công nghiệp của vùng chủ yếu gồm công nghiệp khai thác: khai thác than, khai thác đá và công nghiệp chế biến. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: đá khai thác, xay sát gạo, gạch đỏ, ngói xi măng, sản phẩm gỗ (giường, tủ, bàn ghế…)

Trong những năm gần đây giá trị sản xuất của công nghiệp huyện có xu hướng phát triển, năm 2006 đạt 309.129 triệu đồng đóng góp 21.12% kinh tế huyện

* Ngành du lịch


Kim Sơn là một trong bảy trọng điểm du lịch thuộc quy hoạch Du lịch Ninh Bình đến năm 2010. Đó là tuyến "Nhà thờ Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn".Tuy nhiên hiện nay du lịch của huyện chủ yếu tập trung ở thị trấn Phát Diệm với kiến trúc nhà thờ đá, du lịch vùng ven biển chưa phát triển.

Nói chung, Kim Sơn là huyện có đủ điều kiện về tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế theo các ngành nông nghiệp và khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Huyện cần có những kế hoạch chính sách đầu tư phát triển kinh tế vùng ven biển, nơi dân cư còn thưa thớt, nâng cao nhận thức của người dân tại đây. Đó là cơ sở đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như giữ ổn định môi trường biển.



PHẦN 2

THIẾT KẾ ĐOẠN ĐÊ BÌNH MINH 3

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MẶT CẮT ĐÊ HỢP LÝ

Trong phần 1 của đồ án đã giới thiệu về tính cấp thiết, mục đích của đồ án cũng như giới thiệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu vực xây dựng đê. Từ những phân tích đánh giá của phần trên, phần 2 sẽ đi vào phân tích lựa chọn, tính toán thiết kế và tính ổn định đoạn đê Bình Minh 3.

Trong chương 3 này, dựa trên những phân tích về nhiệm vụ công trình và các điều kiện kinh tế kỹ thuật của huyện, sẽ lựa chọn cấp đê, tuyến đê và mặt cắt sơ bộ hợp lý.

3.1 Nhiệm vụ của công trình

Tuyến đê Bình Minh 2 đã được nâng cấp, tạo điều kiện mở rộng diện tích đất canh tác, nuôi trồng thuỷ hải sản, tạo việc làm cho nhân dân địa phương. Đến nay toàn bộ diện tích 835 ha khu vực phía Tây và phía Đông Bình Minh 3 đã được khép kín đê bao bảo vệ đang được nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm sú ) áp dụng công nghệ kỹ thuật hình thức nuôi tiên tiến. Đê biển Bình Minh 3 có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, chống lũ một cách chắc chắn lâu dài đảm bảo yêu cầu phục vụ khai thác tối đa tiềm năng vùng đất bồi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo, giữ vững bảo đảm an ninh chính trị, xã hội.



3.2 Xác định cấp công trình

Căn cứ vào dân số và diện tích vùng được bảo vệ, đê biển được chia thành 5 cấp, theo bảng 3.1.



Bảng 3.1: Phân cấp công trình đê biển

Cấp công trình của đê biển

Đặc biệt

(trên cấp 1)



I

II

III

IV

Tính chất hoặc diện tích được đê bảo vệ (ha)

Vùng dân sinh - kinh tế đặc biệt quan trọng

Lớn hơn hoặc bằng 10.000

Từ 5.000 đến dưới 10.000

Từ 3.000 đến dưới 5.000

Nhỏ hơn 3.000

Căn cứ tầm quan trọng về dân sinh, kinh tế, chính trị - xã hội của vùng được đê bảo vệ, chiều sâu ngập lụt, mức độ thiệt hại, mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khi đê bị vỡ để có thể xét đề nghị nâng cấp hoặc hạ cấp của đê.

Hiện nay, ở khu vực giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3, dân cư thưa thớt, dựa vào bảng phân cấp trên có thể chọn cấp công trình là cấp IV. Tuy nhiên, tính toán cho tương lai vùng bãi bồi giữa hai tuyến đê trở thành khu kinh tế kiểu mẫu của huyện vì vậy lựa chọn công trình cấp III là hợp lý.

Theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 130 – 2002, Hướng dẫn thiết kế đê biển với công trình cấp 3 → Tần suất thiết kế P = 5%.

3.3 Xác định tuyến công trình

Tuyến đê biển cần đảm bảo nhưng yêu cầu như sau:



Thứ nhất về vị trí tuyến đê cần đảm bảo:

Cần chú ý đến các nhiệm vụ đặc trưng của tuyến đê như: Nuôi trồng thuỷ hải sản, yêu cầu tiêu úng qua đê...các công trình ngăn mặn, công trình tiêu úng, các cống dẫn nước phục vụ cho yêu cầu nuôi thuỷ hải sản.

Tuyến đê phải nối tiếp chặt chẽ với vùng bờ biển ổn định chắc chắn. Nối tiếp với các vị trí ổn định, tuyến đê cần trơn tru, đoạn đê nối với các đoạn lân cận thành đường trơn không được gẫy khúc uốn cong gấp.



Thứ hai: Hình dạng tuyến cần

Bố trí đoạn đê đơn giản, tốt nhất là đường thẳng, tránh gẫy khúc, ít lồi lõm. Trong trường hợp phải bố trí đoạn đê lõm, cần có các biện pháp giảm sóng hoặc tăng cường sức chống đỡ của đê, thuận lợi trong việc giảm nhẹ tác dụng của sóng và dòng chảy mạnh nhất trong khu vực.

Bên cạnh những yêu cầu chung đối với đoạn đê bảo vệ bờ biển, khi chọn tuyến đê Bình Minh 3 cần chú ý tới những yêu cầu sau:

Tuyến đê Bình Minh 3 là tuyến đê bao lấn biển, vì vậy đoạn đê thiết kế nằm trên vùng đất bồi, địa chất yếu. Xác định tuyến phải dựa trên quy luật bồi xói trong vùng quai đê, các yếu tố ảnh hưởng khác như: điều kiện thủy thạch động lực học ở vùng nối tiếp, sóng dâng, sự mất cân bằng tải cát ở vùng lân cận. Đoạn đê đi qua vùng có địa thế không được quá thấp, địa chất nền không được quá yếu ảnh hưởng tới an toàn và ổn định đê…

Từ những nghiên cứu khảo sát địa hình, địa chất bãi bồi và dân sinh kinh tế của vùng, đoạn đê thiết kế được xác định như hình 3.1 và có tổng chiều dài 4,493 km.

3.4 Lựa chọn mặt cắt ngang hợp lý

Theo dạng hình học của mặt cắt đê biển có thể chia thành 3 loại: đê mái nghiêng, đê tường đứng và đê kết hợp.



3.4.1 Đê biển mái nghiêng

Mặt cắt đê có dạng hình thang. Thân đê chủ yếu đắp bằng đất. Theo các nghiên cứu đê biển Việt Nam, mái phía biển thường có hệ số mái dốc m = 3 đến 5, còn mái đê phía đồng có hệ số mái dốc nhỏ hơn, thông thường m = 2 đến 3, phụ thuộc vào chiều cao đê, địa chất đất nền và loại vật liệu đất đắp. Mái đê phía biển thường có lớp gia cố bảo vệ. Lớp gia cố mái có thể là cỏ hoặc kết cấu kè bảo vệ mái. Các hình thức kè mái đê biển phía biển thường là đá lát khan, đá xây, đá đổ, tấm bê tông đúc sẵn, bê tông đổ tại chỗ, bê tông nhựa đường …Kết cấu và mức độ gia cố phụ thuộc vào điều kiện làm việc, độ lớn các tác động của sóng, dòng chảy…Đối với mái đê phía đồng thường được bảo vệ bằng trồng cỏ, hoặc đá lát khan trong khung đá xây.

Đê biển mái nghiêng có đáy rộng, ứng suất dưới đáy đê nhỏ, thích hợp ở vùng bãi biển trầm tích, bãi bồi, thi công đơn giản, sử dụng vật liệu địa phương, dễ duy tu sửa chữa, tuy nhiên lại có nhược điểm là mặt cắt đê lớn, khối lượng công trình lớn và chiếm nhiều diện tích.

Sơ đồ mặt cắt ngang đê mái nghiêng có kè lát mái và tường đỉnh như hình 3.2





Hình 3.2 - Mặt cắt ngang đê biển mái nghiêng

Mái phía biển của đê mái nghiêng có thể là một mái dốc đơn như hình 5.1, hoặc có thể làm mái gãy (có hai hoặc ba độ dốc khác nhau) như hình 3.3, hoặc nhằm giảm chiều cao sóng leo có thể làm mái có cơ như hình 3.4





H×nh 3.3 - Mặt cắt đê biển mái nghiêng có mái gãy



H×nh 3.4 - Đê mái nghiêng có cơ và tường chắn sóng

Để giảm nhỏ khối lượng đất đá thân đê mà vẫn không hạ thấp tiêu chuẩn chống tràn do sóng lớn, thường bố trí trên đỉnh đê tường chắn sóng. Để chống xói mòn chân đê do chịu tác dụng của dòng chảy và sóng, bảo đảm ổn định cho chân đê, thường bố trí lăng trụ đá đổ ở chân đê hoặc làm chân khay bằng đá xây, cọc bê tông, ống buy…



      1. Đê biển kiểu tường đứng

Đê biển kiểu tường đứng thường được dùng cho các vùng bờ biển chịu tác động sóng lớn, mực nước triều biến động lớn, hoặc với mục đích giảm phạm vi chiếm đất cho các thành phố, các khu công nghiệp nằm giáp biển.

Khối tường phía biển có thể bằng đá xây hoặc bằng bê tông, bê tông cốt thép có mái dốc m<1, phía sau tường có thể đắp đất, như hình 3.5





H×nh 3.5 - Mặt cắt đê biển kiểu tường đứng



H×nh 3.6 - Mặt cắt đê biển kiểu tường đứng có sân chống xói cho chân đê

So với đê biển mái nghiêng, ứng suất đối với đất nền của đê tường đứng lớn hơn, nên yêu cầu chất lượng nền đê cao hơn.



      1. Đê kiểu hỗn hợp

Đê biển kiểu hỗn hợp có cả phần mái nghiêng và phần tường đứng.

Có hai cách kết hợp:

Loại thứ nhất: mái phía trên làm nghiêng, phần mái phía dưới làm dốc đứng. Cao trình đỉnh tường đứng ở khoảng mực nước triều cao trung bình, như hình 3.7



Hình 3.7 - Mặt cắt ngang đê biển dạng hỗn hợp trên nghiêng dưới đứng

Loại thứ hai: mái phía trên làm đứng, mái phía dưới làm nghiêng. Tường đứng được đặt trên bệ đá đổ mái nghiêng. Đỉnh lăng thể mái nghiêng ở khoảng mực nước triều cao trung bình như hình 3.8





H×nh 3.8 - Mặt cắt ngang đê biển dạng hỗn hợp trên đứng, dưới nghiêng

Đối với điều kiện của vùng biển Kim Sơn:

- Về điều kiện kinh tế, xã hội của vùng bảo vệ: bên trong tuyến đê Bình Minh 3, dân cư thưa thớt, chủ yếu nuôi trồng thuỷ hải sản nhỏ lẻ, vì vậy có thể xây dựng đê mái nghiêng mà không ảnh hưởng tới vấn đề mất đất. Trong vùng có đủ điều kiện vật liệu làm đê đắp đất mái nghiêng hoặc đê hỗn hợp đất đá, theo như mặt cắt 3.2, 3.7 hoặc 3.8

- Về điều kiện kỹ thuật : biển Kim Sơn thuộc biển lùi, và đoạn đê thiết kế nằm trên nền địa chất đất mềm yếu, địa hình có xu hướng lồi ra biển, bãi khá bằng phẳng, tác động của sóng vào khu vực này không lớn, chiều cao nước dâng tương đối nhỏ.



→ Giải pháp công trình được lựa chọn: Từ các điều kiện trên, lựa chọn mặt cắt ngang đê là dạng mái nghiêng có tường chắn sóng. Có mặt cắt ngang sơ bộ như hình 3.9

Hình 3.9 - Sơ bộ thiết kế mặt cắt ngang sơ bộ đoạn đê thiết kế



CHƯƠNG 4

TÍNH TOÁN ĐIỀU KIỆN BIÊN THIẾT KẾ.

Để thiết kế đê cần có các dữ liệu đầu vào hay còn gọi là các điều kiện biên. Điều kiện biên thiết kế bao gồm: điều kiện hình thái bờ biển(quy luật bồi xói…); điều kiện dân sinh kinh tế; điều kiện biên thuỷ lực (Mực nước thiết kế, Thủy triều thiên văn cực trị, Nước dâng, Sóng thiết kế). Trong đó điều kiện hình thái và điều kiện dân sinh kinh tế đã được trình bày trong chương 2. Vì vậy, nội dung chính của chương 4 là tính toán các điều kiện biên thủy lực.

4.1 Xác định mực nước thiết kế ( MNTK )



Hình 4.1 - Mực nước thiết kế công trình

4.1.1 Xác định mực nước trung bình ( MNTB ) và biên độ triều cực trị (Atr.max)

MNTB - là mực nước trung bình nhiều năm

Atr.max – là biên độ triều cực trị dự báo theo chu kỳ 19 năm được đo tại các trạm đo mực nước.

Atr.max = Ztr.max – MNTB

Theo vị trí của biển Kim Sơn (19,360 ~ 19,00; 106,10~ 106,70 ) có thể lấy giá trị MNTB và Ztr.max đo được tại trạm Lạch Trường (19053; 105056 ) ( Bảng 4.1 ).


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương