MỤc lục nội dung



tải về 0.72 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.72 Mb.
#23176
1   2   3   4   5   6   7   8

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt )

Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng          

a. Nhà trường phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường (Công Đoàn, Đoàn trường, các tổ chuyên môn) và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động giao lưu với nhiều nội dung thiết thực, có hiệu quả nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn như: các buổi nói chuyện nhân dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; toạ đàm ngày 20/11, 08/03; hội trại, tham quan học tập các điểm di tích lịch sử trong và ngoài thành phố… Những hoạt động trên gây ấn tượng tốt đẹp với CBGVNV và có ý nghĩa sâu sắc với học sinh trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc [H 4.4.03.01]. [H 4.4.03.02].

b. Hàng năm, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường đã phối hợp với Quận đoàn, Thành đoàn và nhiều tổ chức khác:

- Tổ chức lao động vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ thành phố, mời Hội Cựu chiến binh thành phố về nói chuyện cho học sinh nhân ngày 22/12;

- Đăng ký chăm sóc di tích lịch sử;

- Tổ chức gặp mặt học sinh và thăm viếng giáo viên là con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh vào ngày thương binh liệt sĩ, ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam hàng năm [H.1.1.08.05]; [H4.4.03.03].

c. Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, nhất là cha mẹ học sinh khối 10 đầu năm, qua hội nghị CBCC, qua hội nghị tổng kết, nhà trường đã phổ biến đến CMHS, lãnh đạo địa phương kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy ở cấp THPT, các yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, các hoạt động giáo dục và những quy định của trường để giáo dục học sinh. Nhà trường đã sử dụng Website của trường để trao đổi thông tin, đăng tải kế hoạch, các chủ trương và công khai hóa hoạt động nhà trường [H 4.4.01.02]; [H 4.4.03.04].

2. Điểm mạnh

Công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính trị đã được duy trì thường xuyên; Do nhận thức được nhiệm vụ giáo dục toàn diện, nên nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống và phối hợp được với một số cơ quan cần thiết để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh hàng năm.



3. Điểm yếu

- Chưa đảm nhận việc chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Việc sưu tầm, tìm hiểu về các danh nhân, di tích lịch sử tại quận Lê Chân chưa được đầy đủ; nội dung giáo dục truyền thống địa phương chưa phong phú.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường chỉ đạo cho Đoàn trường, Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp… phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin quận Lê Chân, với Hội cựu chiến binh quận… sưu tầm về các danh nhân, di tích lịch sử, truyền thống tốt đẹp của nhân dân quận Lê Chân trong chiến đấu, lao động và sản sản xuất nhằm bổ sung vào nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương thêm phong phú, thiết thực và sinh động.

- Đăng kí đảm nhận chăm sóc một bà mẹ Việt Nam anh hùng vào năm học 2015-2016, nếu có địa chỉ cụ thể.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt ).
Kết luận về Tiêu chuẩn 4

1. Những điểm mạnh nỗi bật:

- BĐDCMHS nhà trường đã hoạt động tích cực, hữu hiệu trong việc tham gia giáo dục học sinh;

- Nhà trường đã phối hợp được với nhiều tổ chức, cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh hàng năm;

- Nhà trường đã được sự tham gia, giúp đỡ, động viên kịp thời của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng môi an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện thuận cho nhà trường về cả tinh thần lẫn vật chất.



2. Những điểm yếu cơ bản:

- BĐDCMHS ở một số lớp chưa được phát huy tích cực;

- Một số cha mẹ học sinh chưa quản lí tốt con em ở nhà, thiếu sự phối hợp thiếu phối hợp thường xuyên với nhà trường;

- Chưa có sự liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp.



3. Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu : 03

4. Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu : 00
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Mở đầu: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh đã từng bước nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường qua từng năm học: tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng cao; từng bước khẳng định vị trí của trường trong hệ thống giáo dục của địa phương.

Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần;

b) Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;

c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng.

1. Mô tả hiện trạng

a. Từ đầu năm học, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch từng tháng theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hải Phòng. Trên cơ sở đó, các tổ chuyên môn, từng cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động của mình theo năm học, theo từng tháng, từng tuần. Các kế hoạch này đều được thông qua và công khai phổ biến trong các cuộc họp tổ, họp Hội đồng sư phạm nhà trường. [H1.1.04.02]; [H1.1.07.23]; [H1.1.08.02].

b. Đầu năm học, trên cơ sở nhiệm vụ năm học của Bộ, của Sở và Nghị quyết của Hội nghị CBVC, Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục theo sự phân công, phân nhiệm. Căn cứ khung phân bố chương trình của Bộ và Công văn dạy học số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/09/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của GDTrH, giáo viên thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định; không cắt xén, đảo lộn chương trình. Hàng năm, vào tuần đầu tháng 8, trường đã tổ chức học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quán triệt nhiệm vụ năm học và xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể ở từng bộ môn. Thực hiện tuần sinh hoạt tập thể cho học sinh sau ngày tựu trường 15/8 và tổ chức học tuần đầu tiên, đảm bảo 37 tuần thực học và kết thúc năm học trước ngày 25/5 hàng năm [H1.1.07.03]; [H1.1.07.27]; [H2.2.02.01].

c. BGH, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của giáo viên định kì, đột xuất. Nhà trường tổ chức họp toàn thể hội đồng sư phạm 1 tháng 1 lần; tổ chức sơ - tổng kết cuối mỗi học kỳ, cuối năm. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 tuần 1 lần để rà soát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động chuyên môn, các phong trào thi đua theo kế hoạch đã đề ra [H1.1.08.03]; [H4.4.01.04]; [H5.5.01.01].



2. Điểm mạnh

- Nhà trường đã hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học và các quy định của Sở;

- Đội ngũ giáo viên của trường đã thực hiện đúng kế hoạch dạy học, không có tình trạng cắt xén chương trình, dạy học tùy tiện;

- BGH đã phân công kiểm tra các hoạt động chuyên môn và đã kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm qua sinh hoạt định kì hàng tháng.

3. Điểm yếu

Kế hoạch của một số tổ chuyên môn còn sơ sài.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

BGH có kế hoạch và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. Căn cứ kế hoạch chung của nhà trường, các tổ chuyên môn cần phải có kế hoạch thật cụ thể, chi tiết và thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá kế hoạch hoạt động của tổ.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.

a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học;

b) Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập;

c) Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

1. Mô tả hiện trạng

a. Căn cứ xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên đảm bảo nội dung chương trình SGK hiện hành theo quy định của Bộ tại Công văn số 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2008, khung phân bố chương trình của Bộ, Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/09/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDTrH và Hướng dẫn nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ và Sở, các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Sinh hoạt tổ tập trung đi sâu thảo luận chuyên môn, chú trọng vào những bài dạy có kiến thức mới và khó. Giáo viên thực hiện tốt việc dạy học tích hợp đối với các môn có liên quan (như Văn, Sử, Địa, GDCD, GDNGLL, HN,…) theo công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ GD & ĐT. Nhà trường đã tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, thông qua một số nội dung:

- Sử dụng sách giáo khoa hợp lí, liên hệ thực tế trong dạy học, chú ý truyền thụ kiến thức kết hợp với rèn luyện kỹ năng và xây dựng thái độ học tập, thực hiện dạy học tích hợp và lồng ghép việc giáo dục với việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh;

- Tổ chức dạy học theo nhóm, vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học, ứng dụng CNTT và đã tích cực giảng dạy đầy đủ các tiết thực hành, thí nghiệm;

- Xây dựng môi trường học tập hứng thú, sinh động, tích cực trong tiết học, nhưng nghiêm túc [H5.5.02.01]; [H2.2.05.01]; [H5.5.01.02]. ; [H5.5.01.03].

b. Ứng dụng CNTT là một trong những biện pháp tích cực góp phần đổi mới phương pháp. Vì vậy, giáo viên của trường đã tích cực sử dụng CNTT trong nhiều tiết học, nhiều hoạt động, nhưng không lạm dụng, không hình thức, thể hiện:

- Giáo viên đã soạn giáo án vi tính, soạn bài giảng điện tử. Thực hiện các chuyên đề chuyên môn bằng cách trình chiếu, dựa trên các phần mềm Powerpoint, Violet;

- Khai thác tài nguyên phục vụ cho giảng dạy từ các phần mềm bộ môn, các thiết bị bổ trợ cho dạy học, như: Các phần mềm office của MicroSoft, phần mềm soạn giảng Violet, Tool;

- Các tổ chuyên môn đã tiếp tục triển khai ứng dụng các phần mềm dạy học có hiệu quả như: GSP, Geogebra, Chemoffice ultra, Gocodile Chemistry, flash, Chemiscal 4,2, Mind Manager, Violet, Menix, Window movie maker;

- Trường đã tập huấn cho đội ngũ dạy học theo chuẩn E-eleaning, phần mềm toán học Geogebra, phần mềm Mindjet MindManager v8.0.217, phần mềm dạy học tích cực Webquest; Practice & Drills, Photo story và Shared writing;

- Hầu hết các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, như: “Rung chuông vàng” , ngoại khoá, đố vui để học, bảo vệ môi trường,... đã được thực hiện qua các phần mềm ứng dụng. Có 14 sản phẩm về tìm hiểu tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm và 15 sản phẩm về an toàn giao thông do học sinh thiết lập.

Số tiết đã ứng dụng CNTT trong 03 năm học gần đây tăng cao. Trường đã tổ chức kiểm tra, đánh giá theo “3 chung” ở tất cả các kì kiểm tra, khảo sát chất lượng. [H1.1.03.04]; [H5.5.02.02]; [H5.5.02.03].

c. Giáo viên đổi mới PPDH nhằm rèn luyện kỹ năng tự đánh giá, tự học, phát triển năng lực cho học sinh; phát huy vai trò chủ động tích cực sáng tạo, dạy học theo nguyên lý học đi đôi với hành; tổ chức đăng kí tiết dạy tốt, học tốt qua các đợt thi đua. Nhà trường đã tổ chức các sân chơi bổ ích, lí thú như: câu lạc bộ phóng viên, câu lạc bộ người dẫn chương trình, câu lạc bộ môn học, … [H5.5.02.04]; [H5.5.02.05].

2. Điểm mạnh

- Đội ngũ giáo viên nhà trường đã nhận thức được tính tất yếu phải đổi mới phương pháp và đã thực hiện các hoạt động tích cực trong giảng dạy để nâng cao chất lượng giờ dạy;

- Hầu hết giáo viên của trường đã ứng dụng được CNTT và đã sử dụng nhiều phần mềm dạy học trên lớp có hiệu quả;

- Nhà trường đã phát huy tác dụng của việc kiểm tra đánh giá học sinh theo “3 chung”.



3. Điểm yếu

- Tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống trong một bộ phận học sinh còn yếu;

- Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thật đồng bộ giữa người dạy và người học;

- Việc ứng dụng CNTT tuy có tiến bộ rõ rệt, nhưng thực hiện chưa thật đồng bộ trong đội ngũ, nhất là số giáo viên lớn tuổi.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm 2015-2016, trong đó tập trung các chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và Nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn;

- Tổ chức thao giảng theo chuyên đề và đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giờ dạy trên từng lớp, ở từng bộ môn;

- Giao trách nhiệm tổ chuyên môn phổ biến cho học sinh phương pháp, kinh nghiệm học tập bộ môn.

- Giáo viên tăng cường dự giờ thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, đồng thời không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt).

Tiêu chí 3: Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.

a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;

b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao;

c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.

1. Mô tả hiện trạng          

a. Trong thời gian qua nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm phổ cập giáo dục do UBND quận Lê Chân giao cho [H5.5.03.01].

b. Nhiều năm nay, nhà trường tuyển đủ và vượt chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10; Không có học sinh bỏ học, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

c. Nhà trường thường xuyên phối hợp với các đơn vị giáo dục trong khu vực để kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục của quận Lê Chân.



2. Điểm mạnh

- Nhà trường thực hiện và phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ về phổ cập giáo dục.

- Công tác tuyển sinh năm nào cũng đủ và vượt chỉ tiêu.

- Không có học sinh bỏ học.



3. Điểm yếu: Không có

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Có kế hoạch và biện pháp hợp lý, phù hợp với đặc điểm và tình hình địa phương nhằm mở các lớp nâng cao kết quả học tập của các lớp phổ cập (nếu có).



5. Tự đánh giá: Đạt ( a: đạt, b: đạt, c: đạt)

Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.

a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;

b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;

c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.

1. Mô tả hiện trạng

a. Do trường được thi tuyển đầu vào, nên chất lượng đại trà tương đối ổn định, số lượng học sinh xếp loại giỏi, có giải trong các kì thi học sinh giỏi các môn văn hóa thi vào trường ngày càng tăng. Nhằm đáp ứng khả năng học tập văn hóa và động viên học sinh học tập, nhà trường đã căn cứ kết quả tuyển sinh vào lớp 10 để phân lớp và tổ chức dạy học theo hướng phân ban, phân hóa.

- Trong quá trình học tập, những học sinh tiến bộ tốt sẽ được nhà trường cho chuyển ban, chuyển lớp vào đầu năm lớp 11.

- Với học sinh thi lại, trường đã có đề cương ôn thi trước khi nghỉ hè. Vào giữa tháng 7 hàng năm, số học sinh thi lại được tập trung trước 01 tuần để các thầy, cô bộ môn ôn tập thêm cho các em trước khi thi [H5.5.01.03];[ H5.5.04.01]; [H5.5.04.02]; [ H5.5.04.03].

b. Tổ chuyên môn chọn giáo viên có năng lực, kinh nghiệm để bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 11, mỗi tuần bồi dưỡng ít nhất 3 tiết cho mỗi bộ môn; đối với học sinh yếu, kém nhà trường tổ chức học phụ đạo vào các buổi chiều trong tuần (trừ Chủ nhật), giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh tự học, học nhóm để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. GVCN sâu sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh nhất là đối tượng học sinh có học lực yếu, kém, cá biệt để có biện pháp động viên, giúp đỡ kịp thời [H5.5.04.04]; [H. 5.5.04.05].

c. Thông qua bài kiểm tra chung, BGH đánh giá chất lượng học sinh từng lớp và từng giáo viên dạy, công khai kết quả các kì thi, kiểm tra chung, đánh giá các lớp, các giáo viên trong toàn trường và thông báo về phụ huynh. Việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi trong chính khóa theo hình thức tăng tiết đã có hiệu quả và phát huy được trách nhiệm của giáo viên giảng dạy [H. 5.5.04.06].



2. Điểm mạnh

- Số lượng học sinh giỏi toàn diện của nhà trường tăng lên qua từng năm học là niềm tin, động lực thúc đẩy hoạt động dạy và học của toàn trường.



3. Điểm yếu

Tổ chuyên môn phân công giáo viên kèm cặp, động viên, giúp đỡ đối tượng học sinh có học lực yếu, kém chưa được thực hiện một cách thường xuyên cho các khối lớp, các môn học.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Tiếp tục tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng 03 lần/năm/khối để phân loại học sinh, giáo viên giao bài tập thích hợp cho từng đối tượng học sinh và hướng dẫn học sinh tự học.

- Sử dụng nguồn ngân sách hợp lí để có kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên trực tiếp phụ đạo học sinh yếu kém.

- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn nắm rõ hoàn cảnh gia đình và năng lực học tập của từng học sinh để có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 5: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định;

c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng

a. Giáo viên các môn: Văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,... đã tiến hành thực hiện nội dung giáo dục địa phương qua môn học theo yêu cầu của Bộ và chỉ đạo của Sở GD&ĐT theo Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn nội dung GD địa phương ở cấp THCS, THPT góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn [H1.1.07.29]; [H5.5.05.01].

b. Giáo viên đã lồng ghép việc kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nhà trường đã quan tâm đến công tác kiểm tra giáo viên thực hiện nội dung GDĐP theo kế hoạch và theo qua định tại công văn số 5977/BGGDĐT-GDTrH ngày 07/07/2008 và các Hướng dẫn hàng năm của Sở [H5.5.05.02].

c. Trường đã có đủ nội dung điều chỉnh, bổ sung giáo dục địa phương do Sở GD&ĐT biên soạn cho giáo viên thực hiện, trường cũng đã có giáo viên tham gia biên soạn tài liệu môn Địa lí địa phương, Lịch sử địa phương [H5.5.05.03].



2. Điểm mạnh

- Giáo viên các bộ môn Sử, Địa, Giáo dục công dân đã giảng dạy đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, theo các hình thức đã được Sở GD&ĐT quy định;

- Trường đã có giáo viên tham gia biên soạn tài liệu giáo dục địa phương môn Địa lí, Lịch sử nên đã có những lợi thế trong việc giảng dạy và khai thác tư liệu bộ môn.

- Giáo viên Văn, Sử, Địa, GDCD tích cực lồng ghép giáo dục địa phương vào môn học để giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, gắn lý luận với thực tiễn.



3. Điểm yếu

- Việc tổ chức cho học sinh đi tìm hiểu thực tế về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương còn hạn chế do thiếu thời gian và điều kiện.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường trang bị đầy đủ các tài liệu về giáo dục địa phương đến từng giáo viên và hướng dẫn học sinh đăng ký và mua đầy đủ tài liệu GDĐP do Sở ban hành.

- Có kế hoạch để giáo viên, nhân viên tăng cường tìm hiểu về lịch sử địa phương.

5. Tự đánh giá: Đạt ( a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 6: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.

a) Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;

b) Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường;

c) Tham gia Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội dân gian do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

1. Mô tả hiện trạng

a. Văn hóa, văn nghệ, thể thao, thể dục và các trò chơi dân gian là những hoạt động hết sức cần thiết để góp phần giáo dục nhân cách, phát huy năng khiếu và tạo không khí vui tươi lành mạnh trong nhà trường. Vì vậy, nhà trường đã tập huấn kỹ năng biểu diễn văn nghệ, kỹ thuật thi đấu thể thao cho học sinh, phổ biến kiến thức văn học, các yêu cầu cần thiết khi học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian, nhất là các trò chơi mới tổ chức lần đầu [H5.5.06.01]; [H5.5.06.02].

b. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Thông qua tuần lễ sinh hoạt đầu năm, ngày hội khai giảng, các ngày sinh hoạt chủ điểm: 20/10, 20/11, 22/12, 09/1, 26/3, 30/4 và 19/5 đã lôi cuốn nhiều học sinh tham gia. Tổ chức Ngày hội dân vũ III giúp các em có được những giây phút thư giãn sau những ngày học tập miệt mài, có cơ hội tiếp xúc và hiểu các bạn cùng lớp cũng như các bạn cùng trường; tổ chức vui trung thu “Đêm hội trăng rằm” giúp cho học sinh toàn trường có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau trong việc tham gia các hoạt động mang tính chất tập thể và rèn luyện cho các em những kỹ năng kiên trì, khéo léo; tổ chức khai giảng năm học mới có đủ hai phần: phần lễ và phần hội, phần Lễ tổ chức trang nghiêm, ngắn gọn, đầy đủ nội dung, phần Hội tạo được khí thế vui tươi, phấn khởi sẵn sàng bước vào năm học mới cho thầy giáo, cô giáo, các em học sinh, đồng thời thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội; tổ chức Đêm hội Halloween tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ cho học sinh toàn trường, thắt chặt tinh thần đoàn kết, giao lưu học hỏi giữa học sinh trong trường, đồng thời giúp học sinh có cơ hội tìm hiểu một số lễ hội văn hóa của các quốc gia trên thế giới; tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngà nhà giáo Việt Nam, … [H5.5.06.02].

c. Trường đã tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do ngành GD&ĐT, Sở Văn hóa thông tin, TDTT và Thành đoàn tổ chức: Hội khỏe Phù Đổng cấp Thành phố, Hội thi văn nghệ, thể thao vòng Cụm các trường THPT quận Lê Chân, tham gia Ngày hội Văn hóa – Thể thao do Quận Lê Chân tổ chức, …. [H1.1.03.04]; [H5.5.02.03]; [H5.5.06.03].



2. Điểm mạnh

- Nhà trường tích cực thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ và được nhân dân đánh giá cao.

- Nhà trường đã tổ chức, đã tham gia đầy đủ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức và đã đạt nhiều giải cao, có mặt đạt đỉnh cao;

- Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng nhiệt tình, có kinh nghiệm, sâu sát năng lực học sinh;

- Học sinh của trường đã chủ động tham gia tích cực và tự giác.



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương