MỤc lục nội dung


Điểm yếu Chiến lược chưa được cấp trên phê duyệt. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng



tải về 0.72 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.72 Mb.
#23176
1   2   3   4   5   6   7   8

3. Điểm yếu

Chiến lược chưa được cấp trên phê duyệt.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Trình cấp trên phê duyệt.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ, bổ sung nguồn tài chính chi cho hoạt động.

- Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường hàng năm để bổ sung điều chỉnh Chiến lược trong năm 2015.



5. Tự đánh giá: Đạt ( a: Chưa đạt; b: Đạt; c: Đạt )

Tiêu chí 6: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

a) Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục.

b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;

c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Nhà trường đã tuân thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lí của chính quyền các cấp, sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản, thể hiện qua:

- Tổ chức học tập để quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp cho cán bộ, giáo viên, thực hiện sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nổi bật là: Các hoạt động giáo dục thực hiện an ninh chính trị, trật tự an toàn cơ quan, phòng chống tham nhũng lãng phí, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa [H1.1.01.08];

- Thực hiện các yêu cầu của Sở về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó triển khai thực hiện nhiệm vụ từng năm học đầy đủ, toàn diện. Cụ thể hóa Chương trình hành động của ngành [H1.1.06.01]; [H1.1.06.02]; [H1.1.06.03];

- Thực hiện sự chỉ đạo của chính quyền các cấp trong việc bảo vệ an ninh, an toàn cơ quan, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh [H1.1.06.05].

b. Nhà trường đã thực hiện việc báo cáo định kì về các hoạt động giáo dục cho các cấp như:

- Báo cáo tình hình khai giảng, đầu năm học, giữa học kì, báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo “3 công khai”… [H1.1.03.04]; [H1.1.06.04] ;

- Các báo cáo đột xuất về tình hình dịch bệnh, về khắc phục hậu quả lụt bão, báo cáo tình hình tư tưởng, chính trị đội ngũ cán bộ, đảng viên cho Quận ủy, báo cáo triển khai các hoạt động chuyên môn [H1.1.06.05].

c. Căn cứ Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nhà trường đã xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ từ năm học 2010 và đã triển khai thực hiện. Hàng năm có tổ chức điều chỉnh bổ sung qua Hội nghị cán bộ công chức [H1.1.03.05].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường đã quán triệt đến đội ngũ nội dung các văn bản về GD&ĐT và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định, quy chế chuyên môn, đảm bảo chế độ báo cáo định kì;

- Tuân thủ và thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, quần chúng nhân dân làm chủ” trong nhà trường;

- Xây dựng không khí dân chủ và phát huy sức mạnh tổng hợp trong đội ngũ.



3. Điểm yếu: Không có

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên cập nhật công văn chỉ đạo của các cấp, ngành.

- Xây dựng kế hoạch báo cáo khoa học, cụ thể, chính xác và kịp thời.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ thông tin hai chiều hàng tuần.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt ).

Tiêu chí 7: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.

a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học.

b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ.

c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.



1. Mô tả hiện trạng

a. Căn cứ Điều 27, Điều lệ trường trung học, trường đã thiết lập đầy đủ các

loại hồ sơ gồm:

- Sổ đăng bộ [H1.1.07.01]. Sổ gọi tên ghi điểm hàng năm [H1.1.07.02];

- Sổ ghi đầu bài hàng năm [H1.1.07.03]. Học bạ học sinh [H1.1.07.04];

- Sổ quản lí cấp phát văn bằng chứng chỉ [H1.1.07.05];

- Sổ theo dõi học sinh bỏ, nghỉ học hàng năm [H1.1.07.06];

- Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến [H1.1.07.07];

- Hồ sơ lưu công văn đi, công văn đến [H1.1.07.08]; [H1.1.07.09];

- Sổ chủ nhiệm [H1.1.02.01].

Các hồ sơ này được lưu tại nhân viên văn thư của trường.

- Hồ sơ quản lí tài sản. Hồ sơ quản lí tài chính [H1.1.07.11]; [H1.1.07.12]; [H1.1.07.13]; [H1.1.07.14]; [H1.1.07.15], lưu ở kế toán.

- Hồ sơ quản lí thư viện [H1.1.07.16]; [H1.1.07.17]; [H1.1.07.18], lưu ở cán bộ thư viện.

- Hồ sơ chăm sóc sức khỏe ban đầu [H1.1.07.19]; [H1.1.07.20]; [H1.1.07.21], lưu ở nhân viên y tế.

- Hồ sơ quản lí thiết bị dạy học [H1.1.07.22], lưu ở cán bộ thiết bị.

- Hồ sơ lưu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chuyên môn . [H1.1.07.23], lưu các phần hành phụ trách.

- Sổ Nghị quyết nhà trường, Nghị quyết Hội đồng trường [H1.1.01.02]; [H1.1.07.24], lưu ở Hiệu trưởng.

- Hồ sơ kiểm tra đánh giá giáo viên [H1.10.7.25], lưu ở Phó Hiệu trưởng chuyên môn.

- Hồ sơ quản lí, lưu trữ các văn bản pháp luật và chuyên môn [H1.1.07.26]. lưu ở các phần hành tổ chức có liên quan.

Đối với giáo viên đã có đủ: Giáo án, sổ dự giờ thăm lớp, sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ điểm cá nhân, sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn. Các loại sổ này lưu ở giáo viên và văn phòng [H1.1.07.10]; [H1.1.07.27]; [H1.1.07.28];[H1.1.07.29]

b. Dựa trên chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trường đã phân công quản lí và lưu trữ đầy đủ các loại hồ sơ trên theo quy định của Luật lưu trữ.

- Hồ sơ, bằng cấp, lí lịch học sinh, công văn đến, công văn đi, lưu ở văn thư.

- Các văn bản pháp luật, các văn bản chuyên môn, nghiệp vụ do cán bộ quản lí phụ trách [H1.1.07.23]; [H1.1.07.26].

- Hồ sơ lí lịch giáo viên, các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học, các văn bản chiến lược lưu ở Hiệu trưởng [H1.1.07.30].

c. Nhà trường đã triển khai thực hiện các cuộc vận động và duy trì phong trào thi đua khá tốt:

- Đã có kế hoạch triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với cuộc vận động “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học” và cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn thể CBGVNV và HS của trường, thông qua các hoạt động: Phân công các lớp thực hiện việc kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và hát những bài hát về Bác Hồ, về quê hương, đất nước vào tiết chào cờ đầu tuần, viết cam kết thực hiện tốt nội quy, quy tắc ứng xử và chấp hành pháp luật, thực hiện các việc làm nêu gương trong dạy, học, trong sinh hoạt, trong công việc và trong cuộc sống, tạo ý thức và hành vi tốt, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua mỗi năm học đã có tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, tạo được sự chuyển biến về xây dựng môi trường nhà trường “An toàn, lành mạnh, thân thiện, hợp tác và giáo dục có hiệu quả”, trường đã được Sở GD&ĐT khen thưởng qua tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” [H1.1.07.31].

- Trong phong trào thi đua “Hai tốt”: Nhà trường đã phối hợp cùng tổ chức Công Đoàn và Đoàn trường đã xây dựng tiêu chí thi đua năm học và đề ra những quy định về lề lối làm việc cho giáo viên, nội quy cho học sinh thực hiện [H1.1.07.32].

Đối với học sinh: Đã phát động 6 đợt thi đua trong năm theo chủ đề, đầu mỗi tuần có tổng kết, cuối mỗi đợt có sơ kết trao thưởng cho tập thể học sinh. Riêng những học sinh đặc biệt (nêu gương tốt), học sinh năng khiếu (hát, múa, …) đều được biểu dương kịp thời [H1.1.01.04]; [H1.1.07.33].

Đối với cán bộ, giáo viên: Công tác thi đua khen thưởng đã được nhà trường tiến hành theo Luật thi đua và các văn bản hướng dẫn của các cấp. Cuối năm học, các tổ chuyên môn đánh giá, đề xuất, sau đó Hội đồng thi đua của trường tiến hành bình xét và bỏ phiếu, những tập thể và cá nhân đạt số phiếu quá 2/3 mới được đưa vào danh sách đề nghị hội đồng thi đua ngành xét khen tặng danh hiệu thi đua cuối năm [H1.1.01.03].

Căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ, nhà trường đã ra Quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích về dạy, học, về học sinh giỏi TP, về thi đỗ TNTHPT loại giỏi, đỗ thủ khoa, á khoa Đại học, tuyển sinh đầu cấp, thành tích đóng góp vào các mặt hoạt động giáo dục nhà trường và xếp vị thứ cao qua các đợt thi đua [H1.1.07.33].

Nhà trường cũng đã tổ chức tổng kết 5 năm phong trào thi đua yêu nước 2010-2015 và phát động phong trào thi đua giai đoạn 2015-2020, được triển khai theo từng năm học. Qua các cuộc vận động và phát động phong trào thi đua đã có tác dụng tích cực cho việc thực hiện nghiêm túc kỉ cương, kỉ luật, tạo được nền nếp dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tỉ lệ TNTHPT được duy trì 100%, tỉ lệ đỗ Đại học, tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi ngày càng tăng, số học sinh vi phạm ngày càng ít hơn, môi trường giáo dục ngày càng được cải thiện [H1.1.07.33].

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường đã lập đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định, cập nhật khá kịp thời và sắp xếp tương đối dễ tìm;

- Nhà trường đã xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của các cuộc vận động và tác dụng của phong trào thi đua, nên đã có kế hoạch triển khai đầy đủ nội dung các cuộc vận động đến toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức đoàn thể trong trường và ngoài trường;

- Nhà trường đã tổ chức thi đua đảm bảo công khai, dân chủ, đúng Luật. Thực hiện việc khen thưởng kịp thời, động viên được phong trào.

3. Điểm yếu:

- Việc bình bầu, đánh giá thi đua ở một số tổ công đoàn còn nể nang, chưa bám sát tiêu chí, chưa đánh giá kịp thời.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Gắn chặt chẽ nội dung các cuộc vận động vào các nhiệm vụ cụ thể trong dạy học, thông qua hoạt động soạn, giảng, chấm chữa, giáo dục học sinh. Tiếp tục phát động và biểu dương kịp thời đầu tuần các việc làm nêu gương và triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động của ngành;

- Xây dựng nội dung thi đua phù hợp, đảm bảo chính xác hơn nữa;

- Tiếp tục lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin khoa học và đầy đủ hơn qua việc giao cho văn thư thu nhận, lưu giữ cẩn thận các hồ sơ cần thiết vào cuối mỗi năm học, đóng tập theo loại và lập theo các biểu mẫu thống nhất.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt )

Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

a) Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ trường trung học;

b) Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp có thẩm quyền;

c) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật.

1. Mô tả hiện trạng

a. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh, nhà trường đã:

- Xây dựng kế hoạch và định hướng những yêu cầu trọng tâm của trường để mỗi cá nhân, tổ chức xây dựng kế hoạch năm học thống nhất theo công việc của mình, trên cơ sở đó để triển khai công việc hàng tháng, hàng tuần [H1.1.04.02]; [H1.1.06.02]; [H1.1.08.02].

- Tổ chức họp cốt cán, họp hội đồng sư phạm để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và bổ sung công việc trong tuần tới, triển khai những chủ trương mới về giáo dục đến đội ngũ [H1.1.08.01]; [H1.1.08.04].

- Quản lí việc nâng cao chất lượng dạy học được nhà trường triển khai qua các hoạt động ở tổ chuyên môn, như: thảo giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoại khóa, đổi mới phương pháp, xây dựng các kế hoạch dạy học, ra đề thi, thi giáo viên dạy giỏi. Ngoài ra, nhà trường cũng đã chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá, công tác soạn, giảng, chấm chữa, đánh giá học sinh. Kịp thời điều chỉnh, điều tiết các nội dung để phù hợp, đúng quy chế [H1.1.08.02]; [H1.1.04.04]; [H5.5.04.04].

- Nhà trường cũng thực hiện việc quản lí học sinh thông qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức đoàn, các hoạt động tuyên truyền giáo dục học sinh. Giáo dục học sinh thực hiện quyền và không vi phạm những điều học sinh không được làm. Tổ chức cho học sinh được tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, [H1.1.08.05].

- Cuối mỗi tháng, cuối mỗi học kì có đánh giá kết quả thực hiện [H1.1.03.04]; [H1.1.04.05]; [H1.1.08.03].

b. Nhà trường đã phổ biến nội dung các văn bản quy định của Bộ, UBND TP và hướng dẫn của Sở GD&ĐT về “Dạy thêm, học thêm” đến giáo viên theo hình thức: Đọc nội dung văn bản trước toàn thể hội đồng sư phạm, niêm yết nội dung vào bảng thông tin, lưu vào tập văn bản cần đọc, phôtô cho giáo viên có “Dạy thêm, học thêm” (nếu cần) và phổ biến qua họp cha mẹ học sinh đầu cấp [H1.1.06.01]; [H1.1.08.06].

- Trường không tổ chức dạy thêm trong trường, chỉ tổ chức ôn tập 6 môn thi TNTHPT cho học sinh 12, đưa vào dạy theo hình thức tăng tiết [H1.1.08.07].

- Việc dạy thêm ngoài trường do giáo viên tổ chức tại nhà, dưới hình thức kèm cặp, trường đã cho giáo viên đăng kí, sau đó thành lập các đoàn kiểm tra và báo cáo đề nghị Sở cấp giấy phép cho những giáo viên có đủ điều kiện [H1.1.08.08].



c. Việc tuyển dụng cán bộ, giáo viên đều do Sở GD&ĐT quyết định. Căn cứ Luật viên chức số 58/2010/QH 12 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, khi tiếp nhận cán bộ, giáo viên đến hợp đồng làm việc lần đầu; trường đã phân công một cán bộ, giáo viên cùng công việc, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn thử việc và tổ chức đánh giá, sau 12 tháng (với trình độ đại học hoặc trên đại học), trường đã thành lập Hội đồng xét, đề nghị Sở tuyển dụng nếu đương sự hoàn thành tốt nhiệm vụ thử việc. Trường cũng đã lập đầy đủ hồ sơ cán bộ nhân viên, giáo viên theo quy định của Bộ Nội vụ và hàng năm đều cập nhật các thông tin mới vào lí lịch đội ngũ [H1.1.08.09]; [H1.1.08.10].

Nhà trường đã thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ từ 2010-2015 và 2015-2020, lập thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng theo đúng trình tự, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng theo văn bản Hướng dẫn của UBND TP và các văn bản của Sở về hướng dẫn quy trình bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ quản lí [H1.1.08.11].



2. Điểm mạnh

- Do nắm chắc tình hình nhà trường và quán triệt được yêu cầu, công viêc nên Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đã chủ động trong việc quản lí, điều hành các hoạt động giáo dục kịp thời, thực hiện đầy đủ chức năng quản lí;

- Thực hiện việc xét hết tập sự, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lí đúng quy định của pháp luật;

- Chưa có đơn thư phản ánh tiêu cực về “Dạy thêm, học thêm”.



3. Điểm yếu

- Khâu kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm ở một số hoạt động về đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng dạy học chưa thật kịp thời;

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Xây dựng kế hoạch và kế hoạch hóa công tác quản lí cụ thể và đồng bộ;

- Chú trọng hơn nữa công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm;

- Phát huy vai trò tham mưu nhất là bộ phận văn phòng, tổ trưởng chuyên môn, thực hiện tốt lề lối làm việc đã quy định trong nhà trường.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt )

Tiêu chí 9 : Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.

a) Hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính tài sản theo quy định của Nhà nước;

c) Công khai tài chính, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Nhà trường có đầy đủ hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính như: Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004; các Thông tư hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ , tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; các Nghị định của Chính phủ quy định chế độ tiền lương mới, mức lương tối thiểu chung; các Thông tư Liên tịch và Hướng dẫn Liên ngành về việc phân bổ dự toán ngân sách giáo dục. Nhà trường lưu trữ đủ các quyết định giao dự toán, các văn bản quy định mức thu và mức chi, các nguồn thu, hướng dẫn thu, chi và hướng dẫn quản lý thu chi. Toàn bộ hồ sơ được lưu trữ đầy đủ, chứng từ đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, được lưu giữ đúng quy định. [H1.1.07.12]; [H1.1.07.13].

b. Hàng năm khi được giao kinh phí, nhà trường đã kịp thời lập dự toán thu chi trong năm. Dự toán đã theo đúng mẫu, rõ ràng, phù hợp với nhu cầu chi và được cấp trên phê duyệt. Kế toán đã kịp thời mở các sổ theo dõi như sổ quỹ tiền mặt, sổ cái, sổ chi tiết các khoản thu, sổ chi tiết chi, bảng cân đối tài khoản, sổ theo dõi tiền gửi Kho bạc Nhà nước theo từng nguồn rõ ràng, quyết toán và báo cáo tài chính đã theo đúng chế độ quy định của nhà nước, được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hàng năm [H1.1.07.14]; [H1.1.07.15].

c. Đã công khai tài chính cho cán bộ giáo viên biết bằng nhiều hình thức: Công bố qua tổng kết, sơ kết học kì, dán báo cáo ở bảng cho giáo viên đọc. Hàng năm nhà trường đều tự kiểm tra tài chính và tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân tiến hành thanh tra nội bộ. Kế toán nhà trường đã được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và được kiểm tra, thanh tra hằng năm nên đã rút được nhiều kinh nghiệm trong công việc, giảm bớt sự sai sót. [H1.1.06.01]; [H1.1.09.01]; [H1.1.03.04]; [H1.1.06.04]; [H1.1.06.05]; [H1.1.07.24].



2. Điểm mạnh:

- Nhân viên kế toán của trường khá thành thạo về vi tính, đã sử dụng tốt phần mềm Misa, do đó việc cập nhật thông tin và số liệu kịp thời;

- Nhà trường đã thực hiện đúng chế độ báo cáo tài chính và lưu trữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định. Phổ biến và thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách cho đội ngũ, tạo được sự đồng tình và không có thắc mắc, khiếu kiện;

- Trường đã chủ động về nguồn chi, đảm bảo cân đối cho các hoạt động, ưu tiên cho chuyên môn, đồng thời duy trì được khoản thu nhập tăng thêm.



3. Điểm yếu: Không

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục đổi mới quản lý tài chính.

- Kế toán thường xuyên nắm bắt các chủ trương, chế độ, chính sách mới để thực hiện đúng, xây dựng nội dung công việc cụ thể để chủ động, rút kinh nghiệm kịp thời qua các đợt kiểm tra đánh giá hàng năm không để sai sót.

- Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính định kì hàng quý, công khai rộng rãi tình hình tài chính của đơn vị, tạo điều kiện để người lao động giám sát các khoản thu chi.



5.Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt )

Tiêu chí 10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường.

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường.

b) Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng :

a. Đội tự vệ của trường đã thành lập với 14 thành viên, đầu mỗi năm học đều được tổ chức tập huấn, công tác bảo vệ cơ quan đã được thực hiện 24/24, vào các ngày lễ, tết đều có lực lượng tự vệ tăng cường.

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chiến đấu, kế hoạch phòng chống bão lụt, kế hoạch phòng chống cháy nổ, được các cơ quan chuyên môn kiểm tra và phê duyệt hàng năm.

- Nhà trường đã chú trọng giáo dục học sinh thực hiện các nội dung cần thiết như: An toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, phòng, chống, tố giác, tội phạm, không tàng trữ, không mua, không bán, không sử dụng pháo, chất nổ, chất cháy. Đề ra nội quy trường học, lập hòm thư tố giác tội phạm. Thông qua các tổ chức Đoàn, Hội Chữ thập đỏ đã tập huấn cho học sinh sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống thương tích, giảm nhẹ thiên tai. Kịp thời phối hợp địa phương và Trung tâm y tế dự phòng để phun thuốc, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, không để lây lan như các dịch sốt xuất huyết, dịch cúm AH1N1, AH5N1, dịch sốt xuất huyết, phát hiện sớm số học sinh có bệnh qua khám sức khỏe đầu năm để thông tin cho gia đình. Tổ chức khám sức khỏe định kì cho cán bộ giáo viên, hàng ngày đều kiểm tra vệ sinh và lấy mẫu thức ăn ở căng tin [H1.1.10. 01]; [H1.1.10. 02].

b. Thông qua cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, nhà trường đã tập trung xây dựng khá tốt môi trường “An toàn, lành mạnh, thân thiện và hợp tác”. Trong 5 năm gần đây đã không có hiện tượng phá hoại, gây rối, mất cắp tài sản, nhà trường đã tu bổ lại hệ thống điện lưới đảm bảo an toàn ánh sáng, tăng cường kiểm tra, thực hiện vệ sinh môi trường, việc hút thuốc lá trong nhà trường, nhờ đó đảm bảo cho thầy trò an tâm dạy học [H1.1.07.31].

c. Học sinh của trường đã thể hiện đoàn kết, tương thân tương ái, hằng năm các em đã đóng góp tiền giúp các bạn còn gặp khó khăn hoạn nạn. Mối quan hệ nam nữ lành mạnh, các biểu hiện gây gổ, mâu thuẫn mới nhen nhóm đều được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra hiện tượng bạo lực học đường [H1.1.10.03].



2. Điểm mạnh:

- Nhà trường đã phối hợp tốt với chính quyền, với nhân dân địa phương để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện xấu, không để lây lan, không để xảy ra cho học sinh ở trong trường cũng như ở ngoài trường. Công tác an ninh đảm bảo tốt, không có hiện tượng mất cắp, phá hoại tài sản nhà trường;

- Công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm tốt, các dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời, ít lây lan;

- Trường đã có phương án sẵn sàng chiến đấu, phương án phòng chống bão lụt và phương án phòng chống cháy. Hàng năm, đều được kiểm tra, bổ sung, điều chỉnh.

- Các em đã có tinh thần tương thân tương ái, không có hiện tượng kì thị về giới.

3. Điểm yếu: Một số học sinh nhận thức chưa tốt, nên việc chấp hành một số quy định của pháp luật chưa nghiêm, chưa vững chắc, nhất là việc thực hiện ATGT.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục xây dựng tốt mối quan hệ với các hộ dân ở khu vực xung quanh trường, tranh thủ thường xuyên sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công an phường An Dương trong việc kiểm tra học sinh ngoài học đường và đảm bảo an ninh, an toàn nhà trường;

- Thông qua giờ chào cờ đầu tuần và hệ thống phát thanh học đường để tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện an toàn giao thông, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Chấn chỉnh trật tự trước cổng trường khi tan học;

- Kêu gọi học sinh góp ý để giúp đỡ bạn và tham gia tố giác tội phạm qua trực tiếp thông tin với BGH hoặc qua hộp thư.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt )
Kết luận về tiêu chuẩn 1:

1. Những điểm mạnh nổi bật:

- Bộ máy nhà trường đã được tổ chức đầy đủ, đúng quy định và vận hành có hiệu quả. Đảm bảo sự lãnh đạo của Chi bộ và sự quản lí thống nhất của nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục;

- Cán bộ quản lí nhà trường đã thích ứng, chú trọng quản lí toàn diện nhà trường và tạo được sự tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ, giáo viên;

- Các tổ chuyên môn, đoàn thể đã có kế hoạch chủ động, sát thực với yêu cầu nhà trường, được cụ thể hóa theo tuần, tháng, năm và thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường trung học;

- Nhà trường đã chú trọng công tác thi đua, động viên và khen thưởng đội ngũ kịp thời. Thể hiện được công khai, dân chủ, quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán và phát huy được các nhân tố tích cực;

- Các loại hồ sơ, sổ sách quy định ở nhà trường đã được thiết lập đầy đủ, cập nhật và lưu trữ theo quy định;

- Công tác an ninh, trật tự, an toàn nhà trường đảm bảo. Các tệ nạn xã hội và dịch bệnh đã được ngăn chận kịp thời.



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương