MỤc lục nội dung



tải về 0.72 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.72 Mb.
#23176
1   2   3   4   5   6   7   8

II. TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức, quản lý nhà trường

Mở đầu: Tổ chức và quản lý trong nhà trường là hoạt động vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của một nhà trường, để cho bộ máy vận hành tốt cần có sự đồng bộ, hợp lý. Nhà trường có cơ cấu tổ chức, quản lý, số lớp học, số học sinh theo chuẩn, thành lập các tổ chuyên môn theo sự phát triển của nhà trường,... Quản lý hành chính, thực hiện tốt các phong trào thi đua.

Tiêu chí 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác).

b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.

c) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (tổ giáo vụ và quản lý học sinh, tổ quản trị đời sống và các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt).



1. Mô tả hiện trạng:

a. Đội ngũ BGH gồm 04 Đ/c, đủ theo quy định loại hình trường. Đ/c Hiệu trưởng Nguyễn Minh Quý được bổ nhiệm bằng hình thức thi tuyển theo quyết định số 1288/QĐ-SGDĐT-TCCB ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng. 03 Đ/c Phó Hiệu trưởng: Đ/c Nguyễn Thị Đoan Trang được bổ nhiệm theo Quyết định số 18/QĐ-SGDĐT-TCCB ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng; Đ/c Phạm Huy Bình được bổ nhiệm theo Quyết định số 696/QĐ-GDĐT-TCCB ngày 04 tháng 8 năm 2014 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng; Đ/c Phạm Thị Hương Xuân được bổ nhiệm theo Quyết định số 19/QĐ-SGDĐT-TCCB ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng. Hiệu trưởng đã phân công công việc cho các Phó Hiệu trưởng và đã phối hợp đồng bộ trong công tác quản lí, điều hành mọi hoạt động nhà trường. [H1.1.01.01].

Hội đồng trường được thành lập năm 2010, nhưng đến năm 2015 nhân sự nhà trường có nhiều thay đổi nên trường đã làm tờ trình xin ý kiến Sở GD&ĐT về việc kiện toàn Hội đồng trường, Sở GD&ĐT đã phê duyệt chủ trương kiện toàn Hội đồng trường theo công văn số 247/SGD&ĐT-TCCB ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng [H1.1.01.02].

Hội đồng thi đua và khen thưởng được thành lập đầu năm học, riêng Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên và học sinh chỉ thành lập khi cần thiết. Ngoài ra, trường cũng thành lập các Hội đồng tư vấn như: Hội đồng nâng lương để xét đề nghị nâng lương hàng năm cho cán bộ, giáo viên, Hội đồng khoa học để xét các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và các đề tài khoa học kỹ thuật cho học sinh [H1.1.01.03]; [H1.1.01.04]; [H1.1.01.05]. [H1.1.01.06]; [H1.1.01.07].

b. Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam nhà trường hiện có 39 đảng viên chính thức. Chi bộ tiến hành Đại hội từ năm 2010 và có quyết định của Quận ủy Lê Chân chuẩn y Ban Chi ủy khóa XII, nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 05 đồng chí. Nhưng do nhân sự của nhà trường thay đổi nên Ban chấp hành chi bộ được điều chỉnh theo các quyết định của Quận ủy Lê Chân. Tại quyết định số 569-QĐ/QU ngày 12/12/2013 của quận ủy Lê Chân, chỉ định Đ/c Nguyễn Minh Quý giữ chức vụ Bí thư chi bộ; tại quyết định số 722-QĐ/QU ngày 22/9/2014 của quận ủy Lê Chân, chỉ định Đ/c Phạm Huy Bình giữ chức vụ Phó Bí thư Chi bộ, chỉ định Đ/c Nguyễn Thị Đoan Trang giữ chức vụ Chi ủy viên, cùng với hai Đ/c Chi ủy viên cũ của chi bộ là Đ/c Vũ Thị Hương và Đ/c Nguyễn Đức Lân [H1.1.01.08].

Tổ chức Công đoàn cơ sở hiện có 99 công đoàn viên trực thuộc Công đoàn ngành GD-ĐT Hải Phòng. Theo Quyết định số 02/2014/QĐ-CĐN ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Ban Thường vụ Công Đoàn Giáo dục Hải Phòng quyết định công nhận bổ sung ủy viên Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở trường nhiệm kỳ 2012-2016 gồm 09 đồng chí do đồng chí Trần Bảo Trung làm Chủ tịch [H1.1.01.09];

Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực thuộc Quận Đoàn Lê Chân, hiện có 30 Chi đoàn (1 Chi đoàn giáo viên, 29 Chi đoàn học sinh) do đồng chí Trịnh Thị Thu Huyền làm Bí thư Đoàn trường. Hàng năm, đều tổ chức Đại hội và có quyết định công nhận Ban chấp hành Đoàn trường theo nhiệm kỳ [H1.1.01.10].

Hội Chữ thập đỏ do Ban chấp hành Hội lãnh đạo với 05 thành viên [H1.1.01.11].

c. Nhà trường có 07 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng, các tổ được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng và thực hiện theo Điều lệ trường trung học [H1.1.01.12].

2. Điểm mạnh:

- Bộ máy nhà trường đã được thành lập đầy đủ, đúng thủ tục, đúng quy trình, gồm các nhân tố tích cực, có kế hoạch triển khai công việc theo đúng chức năng và nhiệm vụ quy định;

- Trong công tác quản lí, điều hành đã thực hiện đúng cơ chế: Chi bộ Đảng lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường quản lí, cán bộ, giáo viên làm chủ.;

- Trong mỗi hoạt động của nhà trường luôn có sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhà trường.



3. Điểm yếu: Không

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Duy trì cơ cấu tổ chức, các hội đồng, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt)

Tiêu chí 2: Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học) và Điều lệ trường trung học.

a) Lớp học được tổ chức theo quy định.

b) Số học sinh trong một lớp theo quy định.

c) Địa điểm của trường theo quy định.



1. Mô tả hiện trạng:

a. Nhà trường có 29 lớp, mỗi lớp đều có ban cán sự lớp (01 lớp trưởng và 02 lớp phó), được chia thành 04 tổ (mỗi tổ có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó), mỗi lớp có 01 giáo viên chủ nhiệm. Ban cán sự các lớp đã nêu cao tính gương mẫu trong việc sinh hoạt, học tập và đã triển khai tốt những công việc do giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường giao phó [H1.1.02.01]; [H1.1.02.02].

b. Do nhu cầu lựa chọn ban học (Ban A, A1, D) của học sinh nên số học sinh trong mỗi lớp có sự chênh lệch, có lớp vượt qua định mức 45 HS/lớp. Đây là một trong những điểm chưa thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập [H1.1.02.03].

c. Nhà trường là một khu riêng biệt đặt tại ngõ 185 Tôn Đức Thắng, phường An Dương, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng, trường có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường [H1.1.02.04].



2. Điểm mạnh:

- Môi trường nhà trường sạch, đẹp, có tác dụng giáo dục học sinh.

- Ban cán sự các lớp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của lớp giao phó.

- Trường được xây dựng thành một khu, có cổng, tường chắc chắn, phòng học xây dựng kiên cố, các phòng chức năng đầy đủ.



3. Điểm yếu:

- Diện tích nhà trường chưa đủ rộng (10.400m2, thiếu 520 m2 so với quy định của trường chuẩn quốc gia giai đoạn một).

- Số học sinh vượt quá 45 em /lớp,



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Cân đối số lớp, số học sinh khi tiếp nhận học sinh mới;

- Bố trí, chuyển học sinh giữa các lớp phù hợp vào năm học tới, đảm bảo không có lớp vượt quá 45 học sinh;

- Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm gặp mặt, động viên và tập huấn công tác tổ chức quản lí lớp cho Ban cán sự lớp, khen thưởng những học sinh có thành tích về công tác này.

- Tiếp tục xây dựng thêm một số phòng học chất lượng cao, phòng chức năng.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Không đạt; c: Đạt)

Tiêu chí 3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của Pháp luật.

a) Hoạt động đúng quy định;

b) Lãnh đạo, tư vấn cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình;

c) Thực hiện rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kì.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Các tổ chức Đảng, đoàn thể, Hội Chữ thập đỏ và các Hội đồng trong nhà trường đã được thành lập và hoạt động đúng quy định.

Chi bộ Đảng hoạt động theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam, thông qua sinh hoạt định kì hàng tháng, Chi bộ đã quán triệt đến đảng viên Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kiểm điểm việc thực hiện Điều lệ Đảng và đề ra các chủ trương định hướng cho các hoạt động nhà trường. Chi bộ đã xây dựng được một đội ngũ đoàn kết, nêu cao ý thức trách nhiệm và đã lãnh đạo nhà trường ngày càng đi lên, đạt được nhiều thành tích về chất lượng giáo dục toàn diện, được quận ủy Lê Chân công nhận Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu [H1.1.01.08].

Công đoàn đã phối hợp với nhà trường để đảm bảo kịp thời mọi quyền lợi của đoàn viên, tổ chức phong trào thi đua và vận động quần chúng tham gia “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, cùng với các cuộc vận động của ngành. Hàng năm, đều tổ chức cho đoàn viên khám sức khỏe, tham quan hè và các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, thăm viếng gia đình thương binh liệt sĩ, gặp mặt cựu nhà giáo, động viên, hỗ trợ kịp thời những đoàn viên và gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn, đồng thời đã quan tâm chị em nữ nhân ngày 08/3. Công đoàn trường đã được Công đoàn các cấp khen thưởng hàng năm và lưu ở phòng Công đoàn [H1.1.01.09]; [H1.1.03.01].

Đoàn trường hoạt động theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn đã thể hiện được vai trò xung kích trong các mặt phong trào nhà trường. Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động cho đoàn viên, thanh niên, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh và đã được Đoàn các cấp tặng bằng khen, cờ xuất sắc nhiều năm và lưu ở văn phòng Đoàn [H1.1.01.10]; [H1.1.03.02].

Tổ chức Chữ thập đỏ tuy không sinh hoạt thường xuyên như các tổ chức trên, nhưng công tác xã hội, cứu trợ nhân đạo đã được Hội triển khai kịp thời. Hàng năm, đã có nhiều việc làm tốt, lan tỏa: như tặng quà cho con em diện chính sách, ủng hộ giáo dục các vùng khó khăn, .... [H1.1.01.11]; [H1.1.03.03].

Trên cơ sở Nghị quyết của Chi bộ, Hội đồng trường đã sinh hoạt theo định kì để quyết sách những nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung của nhà trường và đã đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện [H1.1.01.02].

b. Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội chữ thập đỏ và các Hội đồng tư vấn khác đã lãnh đạo, tư vấn cho Hiệu trưởng tổ chức, triển khai điều hành các hoạt động nhà trường phát triển toàn diện và kịp thời.

Chi bộ Đảng đã có Nghị quyết định hướng mục tiêu hoạt động của nhà trường, làm tốt công tác chính trị và tư tưởng cho đảng viên. Chi bộ đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên đoàn kết, có lập trường, chính trị rõ ràng và thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường [H1.1.01.08].

Tổ chức Công đoàn đã làm tốt công tác vận động đoàn viên tham gia học tập chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, phối hợp với nhà trường làm tốt công tác thi đua và quan tâm kịp thời đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ. Tuy vậy, do chưa chủ động thời gian nên nhiều việc làm tốt nhưng chưa được đánh giá kịp thời [H1.1.01.09].

Đoàn trường đã triển khai tốt các hoạt động giáo dục, rèn kỹ năng cho học sinh, thông qua sinh hoạt chủ điểm đã tạo được không khí vui tươi, lành mạnh trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện [H1.1.01.10].

Thông qua các hoạt động cứu trợ, nhân đạo. Tổ chức Chữ thập đỏ của nhà trường đã thể hiện những việc làm nghĩa tình, góp phần giáo dục học sinh lòng nhân ái, nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng [H1.1.01.11].

Các Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật học sinh đã giúp nhà trường thực hiện việc thi đua, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, có tác dụng động viên và giáo dục học sinh, góp phần tạo kỉ cương nền nếp và tạo động lực thúc đẩy nhà trường phát triển [H1.1.01.03]; [H1.1.01.04]; [H1.1.01.05].

Hội đồng nâng lương đã họp 02 lần trong năm vào tháng 5 và tháng 11 để xét đề nghị nâng lương đúng thời hạn, nâng phụ cấp và nâng lương trước thời hạn cho cán bộ giáo viên, đảm bảo kịp thời, công khai, công bằng, đúng đối tượng. Ngoài việc nâng lương đúng định kì, mỗi năm trường đã có 05 cán bộ, giáo viên được xét đề nghị nâng lương trước thời hạn [H1.1.01.06].

Hội đồng khoa học nhà trường đã giúp nhà trường tư vấn, đánh giá các đề tài khoa học kỹ thuật của học sinh hàng năm và xét duyệt các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên. Những sáng kiến kinh nghiệm của trường chuyển lên đều được Hội đồng khoa học ngành xếp loại A hoặc B [H1.1.01.07].

c. Các tổ chức chính trị xã hội đã có đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ qua báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của tổ chức mình, nhà trường đã rà soát đánh giá hoạt động của các đoàn thể, của các Hội đồng tư vấn qua báo cáo sơ kết, tổng kết Hội đồng sư phạm và báo cáo thi đua của trường [H1.1.03.04]; [H1.1.03.05].



2. Điểm mạnh:

- Chi bộ Đảng đã thể hiện được vai trò lãnh đạo toàn bộ hoạt động nhà trường, nên đảm bảo được sự đoàn kết, phát huy dân chủ, đưa nhà trường ổn định và phát triển đúng định hướng;

- Do nhận thức đúng vị trí, nhiệm vụ đã được quy định của pháp luật và Điều lệ trường trung học, nên các tổ chức Đoàn, Công đoàn đã thực hiện tốt công tác vận động quần chúng và giáo dục học sinh, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển toàn diện;

- Công tác thi đua, khen thưởng, nâng lương, nâng lương sớm đã được thực hiện kịp thời, đảm bảo công khai, dân chủ và quyền lợi thiết thực của đội ngũ, góp phần động viên và phát huy các nhân tố tích cực trong nhà trường.



3. Điểm yếu:

Việc đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của tổ chức Đoàn, Công đoàn chưa thật kịp thời.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường dành chiều thứ 5 tuần cuối mỗi tháng để các tổ chức Đoàn, Công đoàn sinh hoạt;

- Tổ chức Công đoàn cần cụ thể hóa hơn nữa chương trình hoạt động, chỉ đạo các tổ Công đoàn sinh hoạt đúng định kì và kịp thời rút kinh nghiệm. Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy viên phụ trách Công đoàn.

- Các tổ chức trong nhà trường đề xuất kịp thời với Hội đồng thi đua để khen thưởng động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh có thành tích xuất sắc.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt )

Tiêu chí 4: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống, các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt) theo quy định tại Điều lệ trường trung học.

a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định;

b) Có kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và sinh hoạt tổ theo quy định;

c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Nhà trường có cơ cấu tổ chức của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo đúng quy định của Điều lệ. Trường có 07 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng gồm:

- Tổ Toán có 14 người, trong đó: 01 Phó Hiệu trưởng , 13 giáo viên Toán.

- Tổ Lý - CN gồm 11 người, trong đó 08 giáo viên Lý và 02 giáo viên CN và 01 nhân viên Thiết bị;

- Tổ Hóa - Sinh gồm 17 người, trong đó: Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 09 giáo viên Hóa, 05 giáo viên Sinh, 01 nhân viên Thiết bị;

- Tổ Văn gồm 11 giáo viên Văn;

- Tổ Địa - Sử - GDCD gồm 12 người, trong đó 01 Phó Hiệu trưởng, 3 giáo viên Sử, 4 giáo viên Địa, 3 giáo viên GDCD;

- Tổ Ngoại ngữ gồm 13 giáo viên tiếng Anh;

- Tổ Tin - Thể dục gồm 10 người, trong đó có 04 giáo viên tin học, 04 giáo viên GDTC, 02 giáo viên GDQP.

- Tổ văn phòng gồm 10 người, trong đó có 01 nhân viên kế toán, 01 thủ quỹ, 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên y tế và 04 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ.

Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng đã ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các tổ [H1.1.01.12]; [H1.1.04.01].

b. Căn cứ định hướng của nhà trường về yêu cầu, nhiệm vụ năm học. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đã xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết từ tuần, tháng và năm học, thực hiện sinh hoạt định kì 2 lần/tháng để thống nhất kế hoạch dạy học và các hoạt động nâng cao chất lượng bộ môn. Tổ văn phòng giải quyết công việc hành chính hằng ngày theo nhiệm vụ được giao. Do có kinh nghiệm, nên các tổ trưởng chuyên môn đã quán triệt được nội dung công việc và đã làm khá tốt chức năng quy định. BGH nhà trường đã tạo thời gian và điều kiện để các tổ chủ động sinh hoạt, có định hướng nội dung công việc trọng tâm và yêu cầu cơ bản cho tổ trưởng xây dựng kế hoạch và hàng tháng có hội ý bổ sung, điều chỉnh [H1.1.04.02]; [H1.1.04.03].

c. Các tổ chuyên môn đã thực hiện đúng chức năng quy định của tổ, vào mỗi năm học, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng nhà trường đã: Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó, xây dựng kế hoạch tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên, phân công dạy học. Xây dựng kế hoạch dạy học tự chọn, nội dung giảm tải. Có kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia đánh giá, xếp loại tổ viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Quyết định 06/2006/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ. Tổ chức thanh tra, đánh giá chuyên môn của tổ viên và đề xuất khen thưởng tổ viên vào mỗi năm học. Hoạt động thao giảng, dự giờ, giảng dạy có ứng dụng CNTT đều đạt và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch; hầu hết các tổ chuyên môn đã thực kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi đã đạt chỉ tiêu đề ra; có biện pháp cụ thể để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Một số tổ chuyên môn có chú trọng tăng cường các hoạt động ngoại khóa chuyên môn, hình thành các câu lạc bộ học tập. Tuy vậy tính chủ động trong công việc chưa cao, tập trung đổi mới sinh hoạt tổ chưa mạnh, còn nặng về hành chính;

Tổ văn phòng đã phân công đảm nhiệm các công việc tài chính, hành chính, y tế, cơ sở vật chất cho các thành viên tổ văn phòng và thực hiện công việc thường nhật của trường [H1.1.04.04]; [H1.1.04.05]; [H1.1.04.06].

Hàng năm, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đã thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, các tổ đều đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; cuối năm các tổ đều thực hiện xếp loại các thành viên của tổ theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và xếp loại viên chức, việc đề xuất khen thưởng dân chủ, chính xác, khách quan, công bằng; không có cán bộ, giáo viên nhân viên nào vi phạm pháp luật và vi phạm quy chế, quy định chuyên môn.

2. Điểm mạnh

- Cơ cấu tổ chức của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo đúng quy định của Điều lệ.

- Các tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, tổ văn phòng đã thể hiện trách nhiệm, có thái độ làm việc tích cực và luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy định;

- Thông qua sinh hoạt tổ, đã tạo được sự nhất quán trong tổ về việc thực hiện kế hoạch chuyên môn, xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn và đã góp phần tích cực cho đội ngũ trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.



3. Điểm yếu:

Trong xây dựng kế hoạch các tổ chuyên môn chưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu khoa học; chưa chú trọng đến việc triển khai, nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm. Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ các loại kế hoạch chung của tổ chuyên môn, kế hoạch cá nhân chưa chặt chẽ. Việc rà soát lại các chỉ tiêu cá nhân của giáo viên chưa kịp thời.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hàng năm, sau khi tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học của Bộ, của Sở và phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường, BGH, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ viên tiến hành xây dựng kế hoạch năm học; BGH quản lý chặt chẽ kế hoạch của tổ, tổ chuyên môn quản lý chặt chẽ kế hoạch cá nhân của giáo viên. BGH và các tổ có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên việc tổ chức và thực hiện kế hoạch. Trong sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng tổ chức quán triệt đến tận giáo viên các văn bản quy định về hội thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông, chủ động có kế hoạch tập huấn kỹ năng nghiên cứu khoa học cho giáo viên và học sinh; nêu cao tinh thần học hỏi, tinh thần tiên phong về mọi mặt là bước đột phá trong việc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu khoa học, nhân rộng sáng kiến trong các tổ.

- BGH, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt )

Tiêu chí 5: Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

a) Chiến lược được xác định rõ bằng văn bản, được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt, được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà trường và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên website cuả Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT hoặc trên website của trường..

b) Chiến lược phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật giáo dục, với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương..

c) Rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.

1. Mô tả hiện trạng

a. Nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển, nội dung chiến lược đã nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ, thách thức, sứ mệnh, tầm nhìn và một số chỉ tiêu cùng các giải pháp thực hiện. Chiến lược nhà trường được công bố trước Hội đồng sư phạm nhà trường, nhưng chưa được cấp trên phê duyệt. Chiến lược phát triển nhà trường đã được đưa lên website C3trannguyenhanhp.edu.vn và niêm yết tại nhà trường [H1.1.05.01].

b. Chiến lược phát triển giáo dục trường THPT Trần Nguyên Hãn giai đoạn từ 2015 đến 2018 và tầm nhìn đến năm 2020 được xây dựng, căn cứ:

- Thông báo số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 Kết luận của BCT về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII, Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Kết luận số 72-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Bộ Chính trị ngày 10 tháng 10 năm 2013 [H1.1.05.02];

- Căn cứ vào các nguồn lực hiện có của trường:

Về nhân lực: Hiện nay trường đã có 105 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đủ định biên theo quy định, trong đó tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, vượt chuẩn 25%, giáo viên dạy giỏi và chiến sĩ thi đua các cấp đạt trên 30%, các bộ môn, các mặt phong trào đều có đội ngũ nòng cốt [H1.1.04.01].

Về cơ sở vật chất: Trường đã có các phòng chức năng, thư viện, các phương tiện cần thiết để thực hiện giáo dục, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng [H1.1.05.03].

Về tài chính: Ngoài nguồn kinh phí của nhà nước, nguồn hỗ trợ của các bậc cha mẹ học sinh, của các tổ chức, cá nhân cũng khá lớn, giải quyết được một phần nhu cầu cần thiết cho các hoạt động của nhà trường và động viên học sinh học tập [H1.1.05.04].



c. nội dung của kế hoạch chiến lược phù hợp với mục tiêu giáo dục cấp Trung học phổ thông được quy định trong Luật giáo dục và thực tế của nhà trường, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Hàng năm có tổ chức rà soát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường [H1.1.05.01].

2. Điểm mạnh

- Có chiến lược phát triển, phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông và điều kiện của nhà trường.

- Làm rõ định hướng tương lai của nhà trường.

- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm.




tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương