MỤc lục nội dung



tải về 0.72 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.72 Mb.
#23176
1   2   3   4   5   6   7   8

2. Điểm mạnh:

- Phương tiện trong mỗi phòng học, phòng bộ môn đã đảm bảo điều kiện cho dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin;

- Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế và ánh sáng trong phòng học đảm bảo được an toàn và sức khỏe cho học sinh.

3. Điểm yếu:

- Một số phòng học đã xuống cấp do xây dựng đã lâu, gần 40 năm;

- Một số phòng có diện tích còn nhỏ như: Phòng truyền thống, phòng Ngoại ngữ. Có phòng học bộ môn chưa có kho như phòng Sinh, phòng Vật lý.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Lập tờ trình đề xuất Sở GD&ĐT tham mưu UBND TP và các ngành liên quan kiểm tra, xem xét hiện trạng và có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà trường;

- Xây dựng những quy định cụ thể để học sinh, giáo viên thực hiện tốt việc sử dụng bảo quản, cơ sở vật chất.
5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: đạt).

Tiêu chí 3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường trung học.

a) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính - quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định;

b) Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu theo quy định;

c) Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.

1. Mô tả hiện trạng:

Trường có 5 dãy nhà A, B, C, D, E, số lượng các phòng cụ thể như sau:



TT

Phòng

Số lượng

TT

Phòng

Số lượng

1

Phòng học

40

11

Phòng trực Ban

01

2

Phòng bộ môn, TN TH

7

12

Kho

05

3

Phòng thư viện

01

13

Phòng y tế

01

4

Phòng truyền thống

01

14

Phòng bảo vệ

01

5

Phòng công đoàn

01

15

Phòng Giáo viên

01

6

Phòng đoàn

01

16

Nhà tập đa năng

00

7

Phòng BGH

04

17

Phòng kế toán

01

8

Hội trường

01

18

Phòng thủ quỹ

01

9

Văn phòng

02

19

Phòng trực camera

01

10

Phòng tiếp dân

01

20

Phòng CLB phát thanh

01

Các phòng đều có đủ các phương tiện làm việc và máy tính nối mạng, internet, hàng năm đều được nâng cấp. Trường cũng đã có phòng bảo vệ, phòng kho, có căn tin phục vụ cho học sinh khi cần thiết. [H1.1.05.03]; [H3.3.02.01].

b. Phòng y tế của trường có diện tích 30m2, gồm: 03 giường nằm có chăn, màn, có bồn nước rửa tay, 01 dãy ghế ngồi đợi, 02 tủ thuốc với các loại thuốc cơ bản đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và các thiết bị y tế cần thiết, theo quy định như: Cân, máy đo huyết áp, nhiệt kế. Phòng y tế có hệ thống sổ sách, bảng biểu theo dõi sức khỏe học sinh và công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường [H1.1.05.03]; [H 1.1.07.19]; [H 1.1.07.20].

c. Hệ thống máy tính được kết nối Internet tốc độ cao phục vụ cho các hoạt động quản lý và giảng dạy, đáp ứng cho yêu cầu phát triển công nghệ thông tin. Ngoài ra, tại các phòng học chức năng nhà trường trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu phục vụ cho hoạt động dạy học [H3.3.03.01].



2. Điểm mạnh:

- Các phòng học, phòng chức năng được trang bị đầy đủ máy tính, ti vi thuận lợi cho giáo viên giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

- Cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.

- Phòng Y tế hoạt động hiệu quả, đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Học sinh được kiểm tra sức khỏe khi vào học lớp 10 tại trường.



3. Điểm yếu:

- Hệ thống máy tính đã bắt đầu lạc hậu.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Hiệu trưởng tham mưu các cấp lãnh đạo bổ sung thêm thiết bị cho các phòng chức năng.

- Có những quy định cụ thể để kết hợp tốt giữa việc mua sắm đi đôi với sử dụng và bảo quản tài sản, cơ sở vật chất.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt).

Tiêu chí 4: Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.

a) Có công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho học sinh khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;

b) Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, hệ thống cung cấp nước uống đạt tiêu chuẩn, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.

1. Mô tả hiện trạng:

a. Nhà trường có khu nhà vệ sinh cho CBGVNV, khu nhà vệ sinh cho học sinh nam và nữ riêng biệt. Cự ly giữa nhà vệ sinh học sinh với dãy phòng học đảm bảo phù hợp, thuận tiện tránh ô nhiễm. Nhà vệ sinh giáo viên được xây dựng chung ở tầng 1 của dãy nhà hiệu bộ phù hợp, an toàn, thuận tiện. Hàng ngày, nhà trường có phân công người làm vệ sinh sạch sẽ [H3.3.04.01].

b. Trường có nhà để xe riêng cho học sinh và CBGVNV, nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có diện tích 100 m2 và nhà để xe cho học sinh có diện tích 500m2. Các nhà đều có mái che rộng, sạch sẽ, thông thoáng, dễ quản lý, đảm bảo an toàn trật tự, vệ sinh. Trường có quy định rõ ràng về việc để xe đạp của từng khối lớp, có chuẩn bị các bình chữa cháy đề phòng hỏa hoạn. [H3.3.04.01].

c. Nhà trường sử dụng nguồn nước tinh khiết, có kiểm tra định kì của y tế quận Lê Chân đáp ứng nhu cầu sử dụng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Trường hợp đồng Công ty vệ sinh thu gom rác trong phòng học, phòng chức năng và khuôn viên nhà trường [H3.3.04.02]; [H3.3.04.03]; [H3.3.04.04].



2. Điểm mạnh:

- Trường đã xây dựng đầy đủ các công trình cần thiết, sạch sẽ, an toàn, phù hợp, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và yêu cầu phục vụ các hoạt động của trường.

- Khu nhà vệ sinh dành riêng cho giáo viên và học sinh luôn được quét dọn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Địa hình trường thuận lợi cho việc thoát nước và không có hiện tượng ngập úng.

3. Điểm yếu: Khu vực để xe cho học sinh còn chật hẹp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường kết hợp với các nguồn xã hội hóa và kinh phí của nhà trường hoàn thiện, nâng cấp khu vực để xe cho học sinh trong năm học 2015 - 2016.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt).

Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng          

a. Thư viện đạt tiêu chuẩn, thư viện có phòng đọc cho học sinh với tổng diện tích là 74.5 m­­2. Chỗ dành cho học sinh đọc và chỗ dành cho CBGVNV đọc được bố trí tách rời nhau. Thư viên được trang bị 1 máy vi tính kết nối internet, 01 máy in; hàng năm, thư viện được bổ sung sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật. Tổng số sách hiện có 16.019 cuốn [H1.1.07.16]; [H1.1.07.17]; [H1.1.07.18]; [H3.3.05.01].

b. Việc quản lý và tổ chức phục vụ ở thư viện đã đáp ứng yêu cầu của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Cụ thể :

- Thư viện có đầy đủ sổ sách và hồ sơ theo quy định. Gồm: Sổ đăng ký tổng quát, Sổ đăng ký cá biệt, Sổ đăng ký sách giáo khoa, Sổ nhập sách, báo, Sổ theo dõi bạn đọc hàng ngày, Sổ mượn của giáo viên – học sinh. Hàng năm, thư viện thực hiện việc kiểm kê 2 lần (01/01 và 01/06), có biên bản kiểm tra nội bộ của trường về công tác thư viện.

- Nhân viên thư viện đã bổ sung sách đúng yêu cầu, làm tốt công tác nghiệp vụ, phục vụ bạn đọc kịp thời, nhanh chóng. Hàng ngày, nhân viên thư viện đã tuyên truyền giới thiệu sách, hướng dẫn bạn đọc tra cứu sách, phục vụ bạn đọc tại chỗ, phục vụ bạn đọc mượn về nhà, theo dõi bạn đọc mượn và trả, tu bổ, giữ gìn sách. Hoạt động thư viện đã theo đúng kế hoạch đề ra hàng tuần, tháng, năm, cuối kỳ có đánh giá rút kinh nghiệm [H1.1.07.18]; [H3.3.05.02].

c. Hệ thống CNTT kết nối internet nhà trường đã hoạt động tốt, được sử dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng công việc, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin phục vụ dạy, học và quản lý của trường. Website của trường là kênh thông tin chính thống, phản ánh các hoạt động nhà trường [H3.3.03.01].



2. Điểm mạnh

- Nhân viên thư viện có thái độ phục vụ nhiệt tình, vui vẻ, có trình độ trung cấp thư viện, đại học công nghệ thông tin, lại được học việc nhiều năm nên việc tổ chức hoạt động thư viện thuận lợi, thu hút bạn đọc;

- Nhân viên thư viện đã quản lí sách, báo tốt, hồ sơ sổ sách đầy đủ, thường xuyên cập nhật các văn bản, chủ trương mới phục vụ bạn đọc;

- Thư viện đã bám sát yêu cầu chuyên môn nên sách bổ sung luôn kịp thời, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập của giáo viên, học sinh.



3. Điểm yếu

- Thư viện chưa được xây dựng là thư viện điện tử.

- Việc giới thiệu sách mới, sách hay chưa thật thường xuyên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Đầu tư thêm sách và tài liệu cho thư viện, tiến tới xây dựng thư viện nhà trường là thư viện điện tử trong năm học 2015-2016.

- Dành thời gian để giới thiệu sách mới cho giáo viên, học sinh;

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt).

Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng

a. Nhà trường có 02 phòng thực hành vi tính, một phòng thực hành Lý - CN; một phòng thực hành Hóa, 01 phòng thực hành Sinh, 01 phòng Ngoại ngữ và thiết bị dạy học tối thiểu đủ theo quy định; đồ dùng dạy học, kho chứa hóa chất được bảo quản theo quy định của Bộ GD&ĐT tại Thông tư số 38/2011/TT-BGDĐT và Công văn số 10362/ BGDĐT-GDQP [H1.1.07.22]; [H3.3.06.01].

b. Từ đầu năm học, các nhóm chuyên môn rà soát, xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị gắn với từng bài. Hàng tuần, các giáo viên lên lịch đăng ký mượn thiết bị. Việc mượn, trả thiết bị đều được nhân viên thiết bị cập nhật ghi đầy đủ và sổ theo dõi. Nhà trường khuyến khích các giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. [H3.3.06.02]; [H3.3.06.03]; [H3.3.06.04].

c. Cuối năm tài chính, nhà trường đã tổ chức kiểm kê thiết bị dạy học để đánh giá chất lượng thiết bị và có biện pháp bảo quản, thay thế [H3.3.06.05], [H3.3.06.06].



2. Điểm mạnh

- Giáo viên phụ trách thí nghiệm đã cố gắng học hỏi, làm tốt công việc;

- Giáo viên đã thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học và đã sử dụng có hiệu quả, nhất là các bộ môn Lí, Hóa, Sinh, KTCN;

- Các thiết bị dạy học của trường đã đáp ứng yêu cầu tối thiểu và đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học.



3. Điểm yếu

- Một số thiết bị, đồ dùng dạy học đã bị hư hỏng, chưa được bổ sung kịp thời.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Tham vấn các tổ chuyên môn, bổ sung các thiết bị tối thiểu sau mỗi năm học.

- Cán bộ thiết bị tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao nghiệp vụ và quản lý, sử dụng phòng thực hành.

- Động viên, tạo điều kiện để giáo viên tự làm những đồ dùng dạy học đơn giản, thiết thực;

- Chú ý việc mua sắm đi đôi với sử dụng, bảo quản thiết bị;

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đạt; c: Đạt )
Kết luận về Tiêu chuẩn 3

1. Những điểm mạnh nổi bật:

- Nhà trường đã có những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, điều kiện giáo dục, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho các hoạt động của nhà trường và đảm bảo được vệ sinh, an toàn cho CBGVNV và HS;

- Các thiết bị dạy học của trường đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT và đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học;

- Môi trường nhà trường đã đảm bảo được yêu cầu: Xanh-Sạch-Đẹp;

- Thư viện đã hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu bạn đọc.



2. Những điểm yếu cơ bản :

- Một số phòng học bộ môn còn chật;

- Nhà trường chưa có nhà Giáo dục thể chất cho học sinh, hệ thống máy tính đã cũ, hư hỏng nhưng chưa được đầu tư thay thế.

- Ý thức thực hiện vệ sinh chung trong một số học sinh chưa thật tốt.



3. Số lượng tiêu chí đạt: 06

4. Số lượng tiêu chí không đạt: 00
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mở đầu: Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan, nhân dân địa phương, vận động được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân và xây dựng được BĐDCMHS hoạt động hữu hiệu là một trong những nhiệm vụ hết sức cần thiết của nhà trường. Đó là một trong những giải pháp không chỉ giúp nhà trường thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục mà còn là cơ sở để nhà trường gắn việc hoạt động dạy học với các hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Với nhận thức đó, nhà trường đã chú trọng viêc xây dựng mối Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng

a. Các lớp đều có BĐDCMHS, nhà trường có BĐDCMHS của nhà trường. Công tác xây dựng tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của BĐDCMHS trường THPT Trần Nguyên Hãn được thực hiện theo đúng Quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về ban hành Điều lệ hoạt động của BĐDCMHS và tại khoản 1, Điều 46, Điều lệ trường trung học. Đầu năm học, nhà trường tiến hành họp cha mẹ học sinh toàn trường và theo đơn vị lớp [H 4.4.01.01]; [H 4.4.01.02]; [H 4.4.01.03].

b. Nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo và bố trí thời gian cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với BĐDCMHS của lớp tổ chức hội nghị CMHS lớp, nhằm: Phổ biến kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đánh giá tình hình của lớp, thông báo kết quả học tập của học sinh, kết quả hoạt động của BĐDCMHS và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng. BGH trường cung cấp đầy các văn bản, tài liệu, thông tin về học sinh, số điện thoại cán bộ giáo viên để CMHS biết cùng phối hợp và thực hiện theo nội dung đã được thống nhất trong các cuộc họp BĐDCMHS đầu năm học [H4.4.01.04];

c. BGH và GVCN tham gia các cuộc họp định kỳ (đầu năm học, giữa năm,…) và đột xuất với BĐDCMHS lớp, trường về một số vấn đề như chuẩn bị các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao nhân dịp kỷ niệm các ngày Lễ 20/11, 8/3, 26/3, làm việc với CMHS của những học sinh có hạnh kiểm yếu, chậm tiến bộ. Nhà trường, GVCN thường xuyên thông tin liên lạc với từng CMHS và BĐDCMHS để giáo dục, hạn chế học sinh nghỉ học dài ngày. BGH giải quyết kịp thời những kiến nghị của BĐDCMHS như: tư vấn cho CMHS về các biện pháp giáo dục học sinh ở nhà, công tác phụ đạo học sinh yếu kém,... Nhà trường luôn ghi nhận ý kiến đóng góp xây dựng của CMHS và kịp thời bổ sung, điều chỉnh trong công tác quản lí, dạy học [H2.2.05.01]; [H4.4.01.04].



2. Điểm mạnh

- BĐDCMHS của nhiều lớp, BĐDCMHS trường đã phối hợp, hoạt động có kết quả tốt trong việc giáo dục học sinh và đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường;

- BĐDCMHS lớp, BĐDCMHS trường luôn thông suốt, ủng hộ những chủ trương của lớp, của trường trong việc giáo dục học sinh. Vận động kinh phí cho lớp, cho nhà trường trong nhiều hoạt động, nhất là khen thưởng, động viên học sinh giỏi, học sinh nghèo.

- BĐDCMHS tích cực, nhiệt tình, tâm huyết với các hoạt động của nhà trường.

3. Điểm yếu

- BĐDCMHS của một số tập thể lớp quá bận công tác nên còn hạn chế về điều kiện thời gian công tác cho lớp dẫn tới hiệu quả hoạt động chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường tổ chức giao lưu, tọa đàm giữa các thành viên thuộc BĐDCMHS để họ hiểu biết sâu hơn về tổ chức BĐDCMHS.

- Sâu sát hơn các đối tượng cha mẹ học sinh để mời các bậc phụ huynh có thời gian, có hiểu biết về giáo dục tham gia vào BĐDCMHS lớp, BĐDCMHS trường;

- Nhà trường cùng GVCN tham mưu với BĐDCMHS xây dựng nội dung hoạt động khoa học, cụ thể và thường xuyên hơn.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt; b: Đat; c: Đạt)

Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

1. Mô tả hiện trạng          

a. Chi bộ nhà trường đã tham mưu cho các ban của Đảng về công tác lãnh đạo của Chi bộ, đặc biệt là công tác tư tưởng, chính trị đội ngũ và công tác xây dựng Đảng. Trường cũng đã kiến nghị với chính quyền địa phương quản lí việc kinh doanh của các hàng quán chung quanh trường nhưng chưa được giải quyết [H1.1.07.08]; [H4.4.02.01]; [H4.4.02.02].

b. Nhà trường đã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự quận Lê Chân bồi dưỡng chính trị, huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ nhà trường; phối hợp với Công an phường An Dương, để kịp thời xử lý khi có các hiện tượng gây rối trong và ngoài trường học, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tổ chức Giải chạy thể thao chào mừng những ngày lễ lớn, phối hợp với các trường trong địa bàn quận Lê Chân tổ chức thành công HKPĐ cấp quận và tham dự HKPĐ cấp thành phố, tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ chào mừng 26/3,... Đoàn trường đã phối hợp với quận đoàn Lê Chân, để phát triển phong trào thanh nguyên tình nguyện và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn quận [H4.4.02.03].

c. Hàng năm, trường đã vận động và và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, cụ thể, trong 05 năm học gần đây :

- Nhà trường nhận được sự hỗ trợ tự nguyện của CMHS bình quân mỗi năm 250 triệu đồng để: Chi nâng cấp cơ sở vật chất (cải tạo sân trường, sân khấu, cải tạo nhà xe học sinh,…), hỗ trợ thêm kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động tham quan thực tế, hỗ trợ học sinh nghèo, chi khen thưởng học sinh giỏi, học sinh có thành tích hàng năm;

- Vận động sự giúp đỡ của cá nhân tổ chức, nổi bật: cựu học sinh khóa 76, Tập đoàn Viettel, VNPT, …. Cha mẹ học sinh khối 12 cuối khóa thường tặng một hiện vật nhỏ làm kỷ niệm khi con ra trường. Tất cả các nguồn kinh phí này đều do các tổ chức và cá nhân tự nguyện, nhà trường không tuyên truyền vận động. Các nguồn kinh phí và quà tặng đều được công khai rõ ràng và sử dụng đúng mục đích trước cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường [H4.4.02.04]; [H4.4.02.05]; [H4.4.02.06].



2. Điểm mạnh

- Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu và công tác xã hội hóa giáo dục nên đã tạo được nguồn lực góp phần thúc đẩy sự phát triển nhà trường;

- Nhà trường đã tạo được niềm tin với cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương và đã được sự phối hợp, giúp đỡ tận tình của Công an phường An Dương, góp phần tích cực trong việc đảm bảo nhà trường an toàn, lành mạnh.

3. Điểm yếu

Nhà trường không chủ động được nguồn kinh phí xã hội hóa hàng năm, do phụ thuộc vào tự nguyện của các cá nhân, tổ chức.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Tiếp tục thực hiện tốt nội dung đã cam kết giữa nhà trường và công an địa phương, để đảm bảo nhà trường an ninh, an toàn và giáo dục có hiệu quả;

- Tiếp tục phát huy và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân để tìm kiếm và duy trì nguồn lực. Thực hiện công khai, minh bạch nguồn kinh phí có được từ sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân và chi trả đúng đối tượng, đúng quy định.



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương