MỤc lục nội dung



tải về 0.72 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.72 Mb.
#23176
1   2   3   4   5   6   7   8

3. Điểm yếu

Cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập còn hạn chế nên các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT chưa phong phú.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Có kế hoạch thích hợp cho các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT phong phú hơn.

- Tìm nguồn xã hội hóa để đầu tư cho sân bãi, trang thiết bị.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

a) Giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh;

b) Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau;

c) Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

1. Mô tả hiện trạng

a. Nhà trường đã chú trọng giáo dục kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đặt mục tiêu, ra quyết định, giải quyết vấn đề và làm việc theo nhóm cho học sinh thông qua việc dạy học trên lớp, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trường đã mời chuyên viên giáo dục kỹ năng sống về trò chuyện, hướng dẫn học sinh và tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt đội nhóm, như: Câu lạc bộ phát thanh “Khi tôi 18”, Câu lạc bộ dân vũ, Vật lí, Hóa học, Ngoại ngữ , …[H5.5.06.02]; [H5.5.06.03].

b. Nhà trường cũng đã tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc học nội quy, Quy tắc ứng xử văn hóa, các hoạt động giao lưu, học tập ATGT vào tuần lễ sinh hoạt đầu năm. Tổ chức những việc làm thiết thực về nhân ái, nhân đạo như: tham gia mua tăm tre, tham gia giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục tự phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác qua sơ cấp cứu ban đầu [H5.5.06.02]; [H5.5.06.03].

c. Thông qua dạy học các bộ môn Công dân, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng đã hình thành cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết về sức khoẻ, thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Có thể nói học sinh Trần Nguyên Hãn đã có thể lực khá tốt và là trường học đạt nhiều thành tích cao về Giáo dục thể chất, Quốc phòng. Ngoài ra, nhà trường đã phối hợp với Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe thành phố tổ chức tư vấn và ngoại khóa về SKSS-VTN [H5.5.07.01].



2. Điểm mạnh

- Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, nên đã góp phần hình thành nhiều kỹ năng sống cho học sinh. Các em đã thực hiện tốt các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, suy xét và tự tin khi giải quyết công việc;

- BCH Đoàn đã luôn chủ động, sáng tạo và đổi mới tổ chức hoạt động;

- Không có học sinh bị tai nạn đuối nước, không có học sinh tai nạn giao thông gây thương tích nặng trong 03 năm học gần đây.



- Học sinh tích cực tham gia đầy đủ, nghiêm túc, hứng thú; có nhiều học sinh có sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực, tiến bộ.

3. Điểm yếu

- Các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;

- Còn một số học sinh thiếu ý thức khi tham gia giao thông, đi hàng ba trên đường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Đề ra biện pháp cụ thể xử lý các trường hợp chưa tuân thủ đầy đủ Luật giao thông. Xây dựng các câu lạc bộ với các nội dung sinh hoạt có chiều sâu hơn.

- Lưu ý các đối tượng thường xuyên sai phạm, khi các em sinh hoạt, học tập.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 8: Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.

a) Có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường;

b) Kết quả tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đạt yêu cầu;

c) Hằng tuần, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

a. Nhà trường có kế hoạch phân công lao động hàng tuần cho các khối lớp như: chăm sóc, bảo vệ tượng đài Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, cây xanh trong khuôn viên nhà trường, vệ sinh trường lớp. Hàng năm nhà trường đều triển khai sâu rộng các hoạt động “Làm cho thế giới sạch hơn” bằng những hành động cụ thể như tổng vệ sinh trường học, vệ sinh khu vực ngõ 185 Tôn Đức thắng, Hồ Sen. Giáo viên chủ nhiệm phân công cho học sinh các tổ vệ sinh trực nhật đảm bảo lớp luôn sạch sẽ [H5.5.08.01].

b. Thông qua hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường của học sinh đã góp phần xây dựng môi trường nhà trường ngày càng khang trang, sạch, đẹp [H5.5.08.02].

c. Sau mỗi buổi lao động, Ban Quản sinh, giáo viên chủ nhiệm đã kiểm tra và đánh giá ngay kết quả lao động của học sinh là một trong những tiêu chí để xếp loại hạnh kiểm hàng tháng, cuối học kỳ và cuối năm học; làm căn cứ để nhà trường đánh giá và xếp loại kết quả lao động giữa các tập thể lớp [H5.5.08.03].



2. Điểm mạnh

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh đã có nhiều chuyển biến về thực hiện và gìn giữ vệ sinh, môi trường;

- Học sinh tham gia các buổi lao động đầy đủ, tích cực và đạt kết quả.      

- Môi trường nhà trường đã được thường xuyên chăm sóc, đảm bảo yêu cầu “Xanh- Sạch-Đẹp”.



3. Điểm yếu

Việc thực hiện vệ sinh môi trường chưa đồng bộ giữa các lớp, cá biệt ccó một số học sinh tham gia hoạt động và giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, trường học chưa thật tốt.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường có kế hoạch cụ thể, dài hơi về công tác lao động.

- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh nâng cao ý thức và thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường hàng tuần;

- Đưa nội dung giữ gìn vệ sinh, môi trường vào tiêu chí đánh giá thi đua học sinh và thực hiện các biện pháp hành chính nếu các em vi phạm.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 9: Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 85% đối với trường trung học cơ sở, 80% đối với trường trung học phổ thông và 95% đối với trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, 85% đối với trường trung học phổ thông và 99% đối với trường chuyên;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 25% đối với trường trung học cơ sở, 15% đối với trường trung học phổ thông và 60% đối với trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở, 20% đối với trường trung học phổ thông và 70% đối với trường chuyên;

c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 2% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 15% đối với trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 3% đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 20% đối với trường chuyên.

1. Mô tả hiện trạng

a. Công tác tổng kết, đánh giá, xếp loại học lực của học sinh toàn trường đều được thực hiện nghiêm túc, khách quan, theo đúng quy chế hiện hành, có văn bản lưu giữ kết quả hàng năm. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực từ Trung bình trở lên hằng năm đạt trên 90%, đạt tỉ lệ quy định [H1.1.05.03].

b. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực Khá hàng năm đạt trên 70% , đạt tỉ lệ quy định [H1.1.05.03].

c. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi hàng năm đạt từ 14% trở lên [H2.2.05.01], đạt tỉ lệ quy định.



2. Điểm mạnh

- Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, hăng hái, có trách nhiệm, tận tâm trong giảng dạy và giáo dục học sinh;

- Đa số học sinh chăm ngoan chịu khó, có ý thức vươn lên.

- Chất lượng học tập đại trà khá đồng đều và có tiến bộ.



3. Điểm yếu

- Một số học sinh lớp 12 có xu hướng học lệch nên ảnh hưởng kết quả học sinh khá giỏi.

- Một số ít giáo viên chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa gần gũi, thiếu sâu sát với học sinh; việc dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh còn hạn chế, năng lực công tác của giáo viên không đồng đều đã thể hiện rõ chất lượng giáo dục ở từng khối lớp; chưa coi trọng việc khơi dậy động cơ, thái độ học tập đúng đắn ở học sinh.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Có kế hoạch phân loại học sinh, tăng cường phụ đạo cho học sinh yếu kém khối 10, 11; bồi dưỡng học sinh khối 12 thi tốt nghiệp, đại học;

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy một số giáo viên chủ nhiệm phát huy hết trách nhiệm, gần gũi, sâu sát với học sinh.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 10: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, 98% đối với trường chuyên;

b) Tỷ lệ học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn không quá 1% đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông; không quá 0,2% đối với trường chuyên;

c) Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Mô tả hiện trạng

a. Nhà trường thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo Điều lệ trường trung học kết hợp cụ thể hóa theo Nội quy của trường. Năm học 2013-2014 có số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt đạt 92%, Khá đạt 8,6%, TB là 5%, không có học sinh xếp loại Yếu. Các năm học trước tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đều đạt trên 90%. [H 5.5.09.01].

b. Không có học sinh bị phải kỷ luật buộc thôi học có thời hạn theo khoản 2 Điều 42 của ĐLTTrH [H1.1.01.05].

c. Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự [H1.1.10.05]



2. Điểm mạnh

- BGH rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng; coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử; coi trọng công tác chủ nhiệm lớp.

- Đoàn trường đã tích cực, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc học sinh thực hiện nội quy, pháp luật hàng tuần;

- Nhà trường đã thực hiện tốt công tác phối hợp với gia đình và địa phương trong việc giáo dục học sinh.



3. Điểm yếu

Còn một số ít học sinh cá biệt, ý thức chấp hành kỷ luật kém nên bị xử lý kỷ luật.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tư tưởng chính trị, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.

- Quan tâm thường xuyên hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục, tiết chào cờ và các tiết sinh hoạt chủ nhiệm;

- Nhà trường tiếp tục tạo những sân chơi lành mạnh, bổ ích, hứng thú để học sinh tham gia nhằm hạn chế tác động xấu của môi trường xã hội.

- Tổ chức cho học sinh kí cam kết và xác nhận của gia đình không vi phạm pháp luật, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc ngăn ngừa, xử lí một số phần tử ngoài trường có những hành vi lợi dụng học sinh. Phát hiện và ngăn chặn hiện tượng học sinh vi phạm ngoài trường ngoài lớp, nhất là an toàn giao thông;

- Lưu ý các học sinh cá biệt ngay từ lớp đầu cấp, qua hồ sơ học sinh, để có sự giúp đỡ, giáo dục kịp thời.



5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 11: Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hằng năm.

a) Các ngành nghề hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 70% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học nghề đối với trường trung học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 80% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học nghề đối với trường trung học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;

c) Kết quả xếp loại học nghề của học sinh:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt 80% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ sở, 90% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt 90% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ sở, 95% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên.

1. Mô tả hiện trạng

a. Căn cứ vào các ngành nghề hiện có ở các Trung tâm giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề trên địa bàn, HS của trường đã đăng kí học nghề theo sở thích, năng khiếu của mình. Các Trung tâm đã dạy nghề cho học sinh khối 11 theo đúng thời lượng và chương trình quy định, đây là những nghề phổ biến, thông dụng trong cuộc sống hằng ngày ở địa phương như: Nghề thêu may, điện kỹ thuật, nấu ăn và tin học ứng dụng [H5.5.11.01]; [H5.5.11.02].

b. Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề phổ thông đạt 100% trong tổng số học sinh khối lớp 11 [H5.5.11.03].

c. Kết quả xếp loại môn học nghề đạt: 100% học sinh được xếp loại Khá lên. Trong đó tỷ lệ Giỏi hằng năm trên 90% [H5.5.11.02] .



2. Điểm mạnh

- Các nghề đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của địa phương và nguyện vọng của học sinh và đã giúp hoc sinh ứng dụng được vào cuộc sống.

- Do thường xuyên nhắc nhở và có biện pháp xử phạt nên học sinh đã tham gia học nghề đầy đủ, thực hiện đúng quy định của các trung tâm dạy nghề;

3. Điểm yếu

- Một số ít học sinh chưa coi trọng việc học nghề phổ thông nên tham gia học thiếu chuyên cần, chưa thật hứng thú học tập.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường dự kiến phối hợp với một Trung tâm Giáo dục kĩ thuật tổng hợp để dạy nghề cho học sinh. Ban hoạt động hướng nghiệp làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ngành nghề cho học sinh.

- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các trung tâm dạy nghề để quản lí học sinh, giáo dục ý thức chấp hành và nâng cao hiệu quả học nghề.

5. Tự đánh giá: Đạt (a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)

Tiêu chí 12: Hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường.

a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp ổn định hằng năm;

b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Không quá 3% học sinh bỏ học, không quá 5% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;

- Các vùng khác: Không quá 1% học sinh bỏ học, không quá 2% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;

c) Có học sinh tham gia và đoạt giải trong các hội thi, giao lưu đối với tiểu học, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đối với trung học cơ sở và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với trung học phổ thông hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng

a. Kết quả tốt nghiệp THPT hàng năm cao trên mặt bằng chung của toàn Thành phố. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT 05 năm trở lại đây là 100%, trong đó tỉ lệ học sinh xếp loại khá giỏi cao. Tỉ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt chỉ tiêu đề ra: 100%. [H2.2.05.01].

b. Nhà trường đã thực hiện các biện pháp tích cực để duy trì số lượng, hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng. Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đều được Ban tư vấn, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu, tư vấn, động viên và giúp đỡ kịp thời. Tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm là 0%; tỷ lệ học sinh lưu ban 0% [H1.1.07.06]; [H2.2.05.01].

c. Hằng năm, nhà trường đều cử học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, Thành phố [H2.2.05.01]; [H2.2.05.02]; [H5.5.02.03]. Kết quả cụ thể như sau:



Năm học

Giải QG

Giải học sinh giỏi thành phố

Tổng

Nhất

Nhì

Ba

KK

2010-2011

01

23

3

10

7

3

2011-2012

01

32

3

5

8

16

2012-2013

01

23

0

5

6

12

2013-2014

02

24

0

5

9

10

2014-2015

Chưa có KQ

39

5

11

9

14


2. Điểm mạnh

- Nhà trường liên tục có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố và nhiều năm đạt giải.

- Kết quả tốt nghiệp THPT hằng năm ổn định và ngày càng phát triển. Tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học từng bước được nâng lên.

3. Điểm yếu

Còn một số học sinh thiếu động cơ học tập, thiếu ý thức trong học tập và rèn luyện; sự quan tâm gia đình học sinh không đúng mức.



4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường có kế hoạch và biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém; tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Phát huy vai trò trách nhiệm, sự tận tâm của đội ngũ giáo viên; phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình để hạn chế vắng học dài ngày có nguy cơ bỏ học.

- Tổ chức đúc rút kinh nghiệm để phát huy tác dụng giáo dục, duy trì và nâng cao thành tích qua các hội thi.



5. Tự đánh giá: Đạt ( a: Đạt, b: Đạt, c: Đạt)
Kết luận về tiêu chuẩn 5

1. Những điểm mạnh nỗi bật:

- Nhà trường đã tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục toàn diện chủ động, đúng thời gian và đầy đủ nội dung theo quy định.

- Đội ngũ giáo viên của trường đã nắm được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và luôn cố gắng đổi mới phương pháp, coi trong việc nâng cao chất lượng giờ dạy;

- Học sinh của trường đã hình thành được các kỹ năng sống cần thiết và thích ứng với môi trường, không có học sinh bị truy cứu hình sự;

- Trong các năm học gần đây, chất lượng dạy học đã ổn định và có sự chuyển biến về tỉ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi, học sinh đỗ đại học;

- Công tác giáo dục toàn diện đã được chú trọng và đã đạt thành tích đỉnh cao về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.



2. Những điểm yếu cơ bản:

- Số học sinh giỏi cấp thành phố chưa cao, chưa tương xứng với vị trí của trường.

- Việc thực hiện nội quy nhà trường, pháp luật Nhà nước ở một số học sinh chưa thật tích cực, nhất là thực hiện ATGT.

- Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học chưa thật triệt để, chưa đồng bộ trong đội ngũ, chưa đồng bộ giữa người dạy và người học.

- Tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT loại khá và giỏi chưa vào được tốp 3 trường cao nhất toàn thành phố.

3. Số lượng tiêu chí đạt : 12

4. Số lượng tiêu chí không đạt : 00

III. KẾT LUẬN CHUNG

Trên đây là toàn bộ nội dung tự đánh giá hoạt động của trường THPT Trần Nguyên Hãn, theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đạt được cụ thể về các tiêu chí và chỉ số như sau.



MỤC

Kết quả

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng chỉ số:

108




Chỉ số đạt:

106

98,15%

Chỉ số không đạt:

02

1,85%

Số lượng tiêu chí:

36

100%

Tiêu chí đạt:

36

100%

Tiêu chí không đạt

00

0,00%

Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà truờng đạt cấp độ:

CẤP ĐỘ 1

Nhìn chung, nhà trường đã thực hiện tương đối đồng bộ và khá toàn diện cả 36 tiêu chí của 5 tiêu chuẩn nêu trên. Tuy vậy, mức độ đạt được ở một số tiêu chí chưa thật sâu, có tiêu chí chưa vững chắc. Trong thời gian từ nay đến năm 2016, nhà trường tiếp tục cải tiến và nâng cao quản lí chất lượng nhằm đạt được tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở mức cao hơn, trong đó tập trung tạo chuyển biến hơn ở một số nội dung cơ bản sau đây:

- Đẩy mạnh chất lượng dạy - học, nhất là chất lượng học sinh giỏi, học sinh thi đại học, thông qua hoạt động đổi mới toàn diện nhà trường. Trong đó tập trung đổi mới công tác quản lí, đổi mới tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, tăng cường quản lí chất lượng và thường xuyên kiểm tra, đúc kết kinh nghiệm giáo dục.

- Chú trọng giáo dục kỹ năng và phương pháp học tập cho học sinh qua các hoạt động thường nhật. Mỗi thầy, cô giáo, học sinh tự chủ động học tập, rèn luyện để thực hiện tốt các cuộc vận động, các quy định của ngành, các yêu cầu của trường, nâng cao hiệu quả dạy học, tiếp tục cải tiến phương thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm để có tác dụng giáo dục cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường khối đoàn kết, nhân ái, làm việc có hiệu quả. Phấn đấu vào năm học mới 2015-2016 sẽ có 30% trên chuẩn và thành lập được Đảng bộ.

- Xây dựng chuẩn các phòng bộ môn, tăng cường CSVC, phát triển trường, lớp, học sinh cân đối với tình hình CSVC hiện có. Bổ sung phương tiện dạy học, tiếp tục đảm bảo cảnh quan nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp, môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện. Quản lí tài sản, tài chính có hiệu quả.

- Thiết lập mối quan hệ phối hợp với các tổ chức ngoài trường, nhất là với chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, hội cựu học sinh, phát huy BĐDCMHS và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Để có được những chuyển biến đó, việc phát huy nội lực là quyết định. Thầy và trò trường THPT Trần Nguyên Hãn sẽ quyết tâm vượt qua mọi trở lực, thực hiện đổi mới ngay từ chính mỗi bản thân, thể hiện được sự đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường theo Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa 8, lần thứ XI.


Nơi nhận:

- Sở GD-ĐT Hải Phòng (để b/c);

- Hội đồng TĐG (để th/h);

- Lưu VT


TM. HỘI ĐỒNG

CHỦ TỊCH

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Minh Quý







tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương