MỤc lục I. Mở đầu 1 II. Nội dung 2 A. Một số tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 11



tải về 0.52 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích0.52 Mb.
#33897
1   2   3   4   5   6

10. Afghanistan - 800 USD

09. Cộng hòa Trung Phi - 754 USD

08. Sierra Leone - 747 USD

07. Eritrea - 739 USD

06. Niger - 736 USD

05. Somalia - 600 USD

04. Burundi - 401 USD

03. Liberia - 379 USD

02. Cộng hòa Dân chủ Congo - 334 USD

01. Zimbabwe - 0,1 USD



III. Các nước thuộc nhóm G20 (Năm 2010)

G20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh Châu Âu (EU). Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, ÝCanada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Hàn QuốcThổ Nhĩ Kỳ.


Thành viên

GDP (danh nghĩa)
Triệu USD


GDP (PPP)
Triệu USD


GDP/ người
(danh nghĩa) USD


GDP/ người
(PPP) USD


HDI

Dân số

Hoa Kỳ

14.657.800

14.657.800

47.132

47.132

0,910

309.173.000

Anh

2.247.455

2.172.768

36.298

35.053

0,863

62.041.708

Thổ Nhĩ Kì

741.853

1.115.994

10.399

15.340

0,699

72.561.312

Hàn Quốc

1.007.084

1.459.246

20.590

29.835

0,897

48.875.000

Nam Phi

357.259

523.954

7.101

10.505

0,619

49.320.500

Ả-rập Xê-út

443.691

621.993

16.641

23.742

0,770

27.123.977

Nga

1.465.079

2.222.957

10.521

15.807

0,755

141.927.297

Mexico

1.039.121

1.567.470

8.959

13.971

0,770

112.211.789

Nhật Bản

5.458.872

4.309.532

42.820

33.804

0,901

127.390.000

Ý

2.055.114

1.773.547

33.828

29.418

0,874

60.325.805

Indonesia

706.735

1.029.884

2.963

4.380

0,617

237.556.363

Ấn Độ

1.631.987

4.060.392

1.176

3.290

0,547

1.210.193.422

Đức

3.315.643

2.940.434

4.0512

3.5930

0,905

81.757.600

Pháp

2.582.527

2.145.487

4.0591

3.4092

0,884

65.447.374

EU

16.282.230

15.170.419

32.283

32.600




501.259.840

Trung Quốc

5.878.257

10.106.884

4.382

7.544

0,687

1.339.724.852

Canada

1.574.051

1.330.272

45.888

39.033

0,908

34.088.000

Brazil

2.090.314

2.172.058

10.471

11.289

0,718

193.088.765

Úc

1.235.539

882.362

54.869

39.692

0,929

22.328.632

Argentina

370.269

642.402

9.138

17.200

0,797

41.134.425


IV. 6 thành tựu khoa học kỳ diệu nhất những năm đầu thế kỷ 21
Từ năm 2000 đến 2009, nền khoa học của thế giới đã đạt được những thành tựu vượt bậc, góp phần rất lớn cho thành công của các lĩnh vực khác phục vụ cuộc sống con người.

1. Năm 2000: Năm bản lề của thế kỷ 21, nhóm nhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn thành công trình giải mã bộ gien người, giúp khám phá cơ chế hoạt động của sự sống, qua đó tìm cách khắc phục các loại bệnh tật. Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn nhất có tầm vóc đột phá lịch sử khoa học của con người từ trước tới nay, đã được công bố vào dịp mở đầu thiên niên kỷ mới, ngày 12/2/2001 tại Tokyo (Nhật Bản), London (Anh), Washington (Mỹ) và nhiều thành phố khác trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất này thì con người được hình thành từ một số lượng gen ít hơn nhiều so với mọi dự đoán ban đầu, chỉ khoảng 30.000 gen.

2. Năm 2001: Sau 15 năm hoạt động trên vũ trụ và có nhiều kỳ tích, Trạm quỹ đạo Hòa bình của Nga chấm dứt tồn tại. Kỷ nguyên du lịch trên vũ trụ đã bắt đầu với việc người đầu tiên thực hiện chuyến bay tham quan an toàn. Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm vũ trụ Mir, là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19/2/1986, chuyên chú trọng vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người. Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học, Mir đón nhận 104 lượt phi hành gia đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài ngày nhất trên Mir là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov (437 ngày). Mir đã được cố ý phá vỡ khi gia nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích 1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình vào ngày 23/3/2001.

3. Năm 2003: Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 do nhà du hành Dương Lợi Vĩ điều khiển. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa được con người ra ngoài bầu khí quyển trái đất, sau Liên bang Xô Viết trước đây và Mỹ. Thành công của chuyến bay là thắng lợi to lớn của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc. Ngân quỹ dành cho chương trình này được giữ bí mật song các chuyên gia quốc tế ước tính rằng số tiền ít nhất là 1 tỷ USD.

4. Năm 2004: Các rôbốt tự hành Spirit và Opportunity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu khoa học trên Sao Hỏa. Xe tự hành Spirit đã vượt qua tầng khí quyển và đổ bộ thành công xuống bề mặt lổn nhổn đá của sao Hỏa, bắt đầu sứ mệnh thám hiểm hành tinh đỏ để tìm kiếm bằng chứng rằng nơi đây từng thích hợp cho sự sống. Spirit đã phát tín hiệu và gửi ảnh về Trái đất sau khi hạ cánh bằng dù. Spirit rời Florida vào ngày 10/6/2003. Người anh em đồng dạng Opportunity, phi thuyền thăm dò sao Hỏa thứ hai của NASA, cũng rời Trái đất trên tên lửa Boeing Delta 2 vào ngày 8/7/2003. Đây là hai robot thuộc thế hệ hiện đại nhất trong số các robot tự hành. Chúng có kích thước bằng chiếc xe hơi nhỏ với 6 bánh xe.

5. Năm 2007: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản tuyên bố đã thành công trong việc tạo ra tế bào gốc từ da người - một bước đột phá trong y học - mở ra khả năng tạo tế bào gốc với mã gen cụ thể của cá nhân để chữa các bệnh nan y và loại trừ nguy cơ thải ghép. Trong tương lai, thành tựu này còn giúp khép lại vấn đề gây tranh cãi về đạo đức khi tế bào gốc mới chỉ được lấy từ phôi người. Ngày 21/11, tiến sĩ Shinya Yamanaka, từ Đại học Kyoto, Nhật Bản phổ biến phát minh mới nhất của họ về lĩnh vực tế bào gốc trên tạp chí Cell Journal. Đồng thời trên tạp chí Science Journal, tiến sĩ James Thomson và Junying Yu, thuộc Đại học Wisconsin – Madison, Mỹ cũng tường thuật kết quả của họ. Đây là khám phá mới, vô cùng lý thú và gây chấn động trong giới y khoa thế giới. Các nhà khoa học cho biết, với phương pháp mới này, việc biến tế bào da thành tế bào gốc tương đối đơn giản và ít tốn kém hơn so với kỹ thuật chuyển nhân mà Ian Wilmut (người Anh), đã sử dụng để tạo nên cừu Dolly năm 1996. Điều mà họ thực hiện chỉ là cấy 4 gene cần thiết vào tế bào da. Các gene này sẽ tái cấu trúc các nhiễm sắc thể trong tế bào da, biến chúng thành tế bào gốc - là những tế bào có khả năng phân chia thành mọi loại tế bào khác của cơ thể như tim, gan, thần kinh, máu hoặc xương.

Năm 2008: Khởi động máy gia tốc hạt cực lớn mô phỏng vụ nổ Big Bang: Máy gia tốc hạt cực lớn (Large Hadron Collider - LHC), trị giá hơn 10 tỷ USD, có chu vi 27km, đặt ở độ sâu 100m dưới lòng đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ, hoạt động ở nhiệt độ cực thấp -271,30C, đã được khởi động ngày 10/9 để mô phỏng vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm nhằm tái tạo những điều kiện hình thành vũ trụ. Vụ thử đầu tiên đã thất bại, nhưng vào tháng 11 năm 2009, vụ thử thứ hai đã bước đầu thu được thành công, hứa hẹn mở ra những khám phá về sự hình thành của vũ trụ. Các nhà khoa học đã ghi nhận được những va chạm đầu tiên của các chùm proton trong LHC lớn nhất thế giới trong cuộc đại thí nhiệm được kỳ vọng sẽ giúp giải mã nguồn gốc của vũ trụ. Với kết quả này, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra những va chạm proton năng lượng thấp mà có thể cuối cùng sẽ cung cấp những đầu mối giải mã vụ nổ Big Bang đầu tiên và nguồn gốc của vũ trụ.

 

* BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU


I. Thế giới càng đông người, ngày tận thế đến càng nhanh
Năm 2010, theo tính toán của Quỹ Hannover mang tên “Dân số thế giới” (Weltbevokerung), dân số loài người hiện nay là 6,89 tỷ người và tiếp tục tăng cứ mỗi giây 3 người, mỗi năm 80 triệu. Đến năm 2050, một vụ bùng nổ dân số sẽ xảy ra. Khi đó…

Con người sẽ bắt đầu giết nhau vì một ổ bánh mì, một lon nước uống. Viễn cảnh đáng sợ đó hoàn toàn có thể trở thành sự thật. Nền kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. “Nhiệm vụ của thế kỷ” là giảm tình trạng nghèo đói ở những nước đang phát triển bị đe doạ. Nạn chết đói đang đến gần. Thậm chí ngay hiện nay, trong khi nước này đang chịu tình trạng nhân mãn, nước kia lại đau đầu về tỷ lệ sinh đẻ đang tăng.

Chương trình lương thực hướng vào sự tăng dân số bị xem như không đạt được kết quả mong muốn. Theo ý kiến của các nhà xã hội học, các kết quả vào năm 2050 còn tồi tệ hơn nữa. Thời kỳ hậu Xô viết, sự tăng dân số ở tốc độ cao. Nếu tại nước Nga, dân số tăng là điều mơ ước thì tại phương Đông ngược lại - mỗi đứa trẻ ra đời là thêm một nỗi lo âu. Trung Quốc chẳng hạn, mỗi gia đình không được phép có quá một con. Tại Ấn Độ, nơi mức sống tương đối thấp, cách giải quyết vấn đề này thật tàn nhẫn. Nhiều cặp vợ chồng phải tiêm hocmon để tự biến mình thành vô sinh. 

Nếu dân số trên hành tinh không khống chế được thì những phúc lợi do nền văn minh mang lại cũng bị triệt tiêu. Các nhà khoa học nhận định, chỉ 30 năm sau, người dân các nước phát triển sẽ thấm thía nạn đói là gì. Thế giới đang có xu hướng tập trung vào những thành phố khổng lồ, xa lánh những cánh đồng và rừng núi. Theo thời gian, những “bể nuôi cá” bê tông cốt thép để chứa đựng xã hội hiện đại sẽ mở rộng. Tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt. 

Những bãi chăn thả hàng nghìn con bò, hàng vạn con cừu biến thành đô thị. Đàn bò và đàn cừu đông đúc ấy sẽ bị xẻ thịt, thành nguồn thực phẩm cho một số dân quá đông. Thế hệ sau của chúng sẽ sống chật vật vì không còn bãi chăn thả - con người đã chiếm mất để mở rộng những đô thị rồi.

Ngoài ra, những hoạt động sản xuất của con người làm bẩn và suy thoái môi trường. Nước sạch trở thành đồ quý hiếm. Kỹ thuật không thể thay thế tài nguyên thiên nhiên. Trên mặt đất đầy những nhà máy thuỷ điện, những trạm phong điện và những pin mặt trời để thoả mãn các nhu cầu về năng lượng. Những cánh đồng đất đai phì nhiêu biến thành hoang mạc. Kết quả là khí hậu biến đổi. Ai cũng cảm nhận được sự nóng lên toàn cầu. Hàng năm, các thiên tai giết chết hàng trăm người. Sóng thần, núi lửa phun trào, lũ lụt, cháy rừng hết nơi nọ lại đến nơi kia mang tai họa cho những người nghèo nhất hành tinh. Để cứu vãn việc chết dần chết mòn của loài người trên toàn cầu chỉ có thể tìm thấy trong sự thoả hiệp, học lại cách sống hài hoà với thiên nhiên. Nhưng trong điều kiện của một thiên đường công nghệ, những lời khuyên đó giống như một điều viễn tưởng và bị bỏ ngoài tai. “Ngày tận thế” không phải do các thiên thạch theo dự báo sẽ hủy diệt Trái đất mà chính do sự phát triển dân số không thể kiểm soát mang lại.


II. 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới
Thế giới hiện có khoảng 20 siêu đô thị - những thành phố có dân số vượt mức 10 triệu người. Nhưng dự đoán đến năm 2025, danh sách các siêu đô thị sẽ tăng lên con số trên 30. theo số liệu của Liên Hợp Quốc, 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới hiện nay và dự báo dân số năm 2025.

1. Tokyo, Nhật Bản. Dân số 2010: 36,7 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 37,1 triệu)

2. Delhi, Ấn Độ. Dân số 2010: 22,2 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 28,6 triệu)

3. Sao Paulo, Brazil. Dân số 2010: 20,3 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 23,7 triệu)

4. Mumbai, Ấn Độ. Dân số 2010: 20 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 25,8 triệu)

5. Mexico City, Mexico. Dân số 2010: 19,5 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 20,7 triệu)

6. New York, Mỹ. Dân số 2010: 19,4 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 20,6 triệu)

7. Thượng Hải, TQ. Dân số 2010: 16,6 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 20 triệu)

8. Konkata, Ấn Độ. Dân số 2010: 15,6 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 20,1 triệu)

9. Dhaka, Bangladesh. Dân số 2010: 14,6 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 20,9 triệu)

10. Karachi, Pakistan. Dân số 2010: 13,1 triệu (Dự báo dân số năm 2025: 18,1 triệu)
III. Hiệu ứng nhà kính (tiếng Anh là greenhouse effect)
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.



Каталог: imgs -> skkn
imgs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
imgs -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
imgs -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
skkn -> Phương pháp nhận dạng câu hỏi nhận thức và làm bài thi môn Lịch sử
skkn -> Văn học Việt Nam giai đoan 1930-1945 nhìn từ góc độ trào lưu và phong cách nghệ thuật

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương