MỤc lục I. Mở đầu 1 II. Nội dung 2 A. Một số tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 11


Tại sao lá cờ của EU lại có 12 ngôi sao?



tải về 0.52 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích0.52 Mb.
#33897
1   2   3   4   5   6

Tại sao lá cờ của EU lại có 12 ngôi sao?


Tại vì Liên minh châu Âu (Europe Union) có 12 nước? Vừa đúng lại vừa sai. Đúng là bởi vì do một sự trùng lặp ngẫu nhiên mà khi lá cờ EU được chính thức công bố thì EU quả thật có 12 thành viên. Sai bởi vì không lẽ khi EU cứ kết nạp thêm một thành viên thì họ lại phải thêm một ngôi sao vào hay sao? Nếu như vậy thì bây giờ cờ của EU phải có tới 27 ngôi sao rồi ý chứ?

Để tìm hiểu lý do, chúng ta cần phải quay lại năm 1955 khi Bá tước Coudenhove-Kalergi, người đứng đầu Ủy ban phê duyệt lá cờ của Hội đồng châu Âu đề nghị chọn thánh giá làm biểu tượng cho lá cờ. Ai cững biết Bá tước là một người Công giáo sùng đạo và chắc hẳn bởi sự ảnh hưởng của ông mà cho dù thánh giá không được chọn thì một biểu tượng khác của Công giáo, biểu tượng Đức thánh Đồng trinh với 12 ngôi sao trên trán đã được chọn.



Lá cờ EU hiện nay có nền xanh đậm với 12 ngôi sao vàng tạo thành một vòng tròn ở giữa, được họa sĩ Đức Arsene Heitz vẽ kiểu, và Hội đồng châu Âu chọn vào năm 1955, nhưng mãi đến năm 1986 mới được Cộng đồng châu Âu trở thành Liên minh châu Âu (EU) chọn. Việc thành hình lá cờ này cũng gặp không ít khó khăn. Nếu biểu tượng ngôi sao đều được nhất trí chọn, các nước thành viên không đồng ý về số lượng ngôi sao. Thời ấy Hội đồng châu Âu có 15 thành viên, nhưng Đức không đồng ý con số 15, vì một trong 15 thành viên là Sarre, vùng đất Đức dưới quyền cai trị của Pháp. Đức đề nghị con số 14, nhưng Pháp không đồng ý. Con số 13 được cho là xui xẻo cũng bị loại bỏ. Cuối cùng hội đồng chấp thuận con số 12, vì đây là con số không có ý nghĩa chính trị và là một biểu tượng chỉ sự trọn vẹn, đầy đủ và lệ thuộc nhau giữa các nước. Ngoài ra, con số 12 có mặt trong nhiều nét văn hoá và truyền thống của châu Âu, như: 12 ngôi sao trên vương miện đội của Nữ Vương Thiên Đàng trong sách Khải Huyền, Chương 12; 12 tông đồ của Chúa Giêsu Kitô; 12 ngày của Giáng Sinh; 12 người con trai của Jacob; 12 bộ tộc của Israe; 12 tiên tri nhỏ trong Kinh Thánh; 12 bảng của Luật La Mã; 12 vị thần Olympian; 12 lao động của Hercules; 12 Caesars ghi chép bởi Suetonius; 12 cuốn sách của Paradise Lost và Aeneid; 12 biểu tượng của hoàng đạo; 12 màu sắc trong ngôi sao màu sắc, bánh xe hoặc hình cầu (nghệ thuật phương Tây); 12 giờ trên đồng hồ; 12 tháng trong một năm; 12 ounces trong một pound troy; 12 semitones trong một quãng tám.

Ngoài lá cờ này, EU còn chọn bài ca của Liên minh là bài Ode to Joy (Ngợi ca niềm vui) của nhạc sĩ Beethoven, phương châm là United in diversity (Hợp nhất trong đa dạng) và ngày lễ chung là ngày 9-5. 
* BÀI 8. LIÊN BANG NGA
Hồ Bai-can có 25 triệu năm tuổi, nằm ở phía nam Đông Xiberi. Đây là hồ nước ngọt sâu nhất trên thế giới (sâu 1.637m) và được ghi trong danh sách các Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO vào năm 1996. Hồ có chiều dài 636 km, rộng 80 km. Vùng Baican có diện tích 386.000 km2, phần trung tâm – 55.000 km2. Hồ Baican - nguồn tài nguyên nước chiến lược chủ yếu của nước Nga. Thể tích nước trong hồ - khoảng 23.000 km3, chiếm 20% trữ lượng nước ngọt thế giới nhiều hơn số nước ngọt tại Ngũ Đại Hồ (Bắc Mĩ) cộng lại và 90% nguồn trữ lượng của nước Nga. Được 336 nhánh sông cung cấp nước. Theo tiếng địa phương, Bai-can có nghĩa là “Hồ nước màu mỡ giàu có” với gần 1.800 loài động, thực vật.
* BÀI 9. NHẬT BẢN
I. Nguồn gốc tên gọi
Tên "Nhật Bản" viết theo Rōmaji là Nihon, theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".

Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ).

Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc ("nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân ("người lùn"), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu ("giặc lùn"). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.

II. Kyoto - “Thủ đô phía Tây” của đất nước mặt trời mọc

Không phải ngẫu nhiên cái tên Kyoto gắn với nghị định thư nổi tiếng về môi trường. Đây không những là cố đô, là trung tâm văn hóa, học thuật của Nhật Bản mà còn chứa đựng những điều khiến ai chưa đến sẽ chưa thực sự hiểu về đất nước mặt trời mọc.


Kyoto nằm trên phần đất phía Tây của đảo Honshu, hiện là thủ phủ của tỉnh Kyoto và cũng là khu vực rất quan trọng trong trung tâm chính trị văn hóa Osaka – Kobe – Kyoto. Vậy quanh bốn bên là núi, Kyoto nối tiếng với những đêm mùa hè oi ả không một cơn gió, nhưng cũng được biết đến nhiều với vẻ nên thơ không đâu có được.

Cảnh trí của thành phố này thay đổi theo từng mùa và trong suốt 20 thế kỷ qua đã là cái nôi tự nhiên nuôi dưỡng nghệ thuật – văn hóa, là một di sản vô giá đối với người dân Nhật Bản. Vào mùa Xuân, nơi đây tưng bừng sắc màu của hoa lá, cây cỏ và âm thanh của những lễ hội cổ truyền. Mùa hè cũng là trung tâm diễn ra các cuộc thi đấu thể thao lớn, còn mùa Thu và mùa Đông là một tổ ấm tinh thần cho tất thảy những người dân nước này. Cuối tháng 3 này, khi mùa Xuân về, khắp Kyoto sẽ đắm chìm trong sắc màu của hoa Anh Đào cùng muôn sắc hoa khác. Hoa vây quanh các ngôi đền cổ,... đến những lối nhỏ dẫn vào các khu nhà vườn

  Kyoto từng là thủ đô của Nhật Bản, nơi đóng đô của Nhật Hoàng trong khoảng 1.000 năm, từ khi thành phố được xây dựng năm 794 đến khi Nhật Hoàng dời đô về Tokyo năm 1868. Vào thế kỷ thứ 8, khi tầng lớp Phật giáo đầy quyền lực có quyền can thiệp vào công việc của chính phủ Hoàng đế, Nhật Hoàng đã quyết định rời đô đến một nơi cách xa ảnh hưởng của Phật giáo. Nơi đóng đô mới có tên là Heuankyo (có nghĩa là “Thủ đô Heian”) sau đó được đổi tên là Kyoto (có nghĩa là “Thành phố thủ đô”). Chính phủ được chuyển về Edo năm 1868, vào thời điểm khôi phục đế chế. Sau khi Edo được đổi tên thành Tokyo (Thủ đô Phía Đông), Kyoto nổi tiếng suốt một thời gian dài với biệt danh Saikyo (Thủ đô phía Tây).

 Kyoto trở thành thành phố được chính phủ chọn là khu vực kiến trúc đặc biệt năm 1956. Năm 1997, Kyoto đăng cai hội nghị và nổi tiếng với nghị định thư về khí thải gây hiệu ứng nhà kính mang tên thành phố này. Hiện đây là thành phố lớn thứ 7 của Nhật bản với dân số hơn 1,5 triệu và có một diện mạo rất hiện đại.

Trong nhiều thế kỷ, chiến tranh và hỏa hoạn đã nhiều lần tàn phá Kyoto. Ít ai biết rằng Kyoto từng bị Mỹ nhắm là mục tiêu ném bom nguyên tử vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, nhưng rất may mắn là thành phố được được loại khỏi danh sách. Cũng nhờ thế, Kyoto là thành phố lớn duy nhất của Nhật Bản còn lưu giữ được rất nhiều những tòa nhà truyền thống được xây dựng từ trước chiến tranh cũng như vô số những đền thờ và những công trình kiến trúc cổ vô giá.

Cả Kyoto có chung một biểu tượng, đó là đền Toji, ngôi đền cổ nhất Nhật Bản. Tại thành phố được bảo tồn tốt nhất Nhật Bản này, 1.600 ngôi chùa và 400 ngôi đền thờ đạo thần, những cung điện, nhà vườn và công trình kiến trúc giá trị vẫn nguyên vẹn.

  Nhưng Kyoto không chỉ là cố đô cổ kính và cũ kỹ. Đây còn là thành phố hiện đại, nơi có nền văn hóa mới phát triển trên cơ sở kế thừa những gì tốt đẹp nhất. Kyoto ngày nay khoác trên mình chiếc áo sặc sỡ với những điểm sáng lung linh, nổi tiếng là trung tâm của các ngành công nghiệp truyền thống, nghệ thuật, học thuật và tôn giáo. Nơi đây có 3 trường đại học nổi tiếng là Doshisha, Kyoto và đại học Rutsumeikan, mỗi năm thu hút hàng nghìn sinh viên nước ngoài theo học.

Điều ý nghĩa nhất là cho đến tận bây giờ, trong tâm tưởng của nhiều người dân Nhật Bản, Kyoto vẫn là thủ đô của họ.


III. Bản đồ Nhật Bản thay đổi sau trận động đất ngày 11/3/2011
Trận động đất mạnh 8,9 độ richter ở Nhật Bản ngày 11.3.2011, nâng trái đất khoảng 17cm trên trục quay và khiến ngày ngắn đi 1,8 micro giây (1 micro giây bằng một phần triệu của giây).

Hòn đảo chính của Nhật Bản là Honshu cũng bị xê dịch khỏi vị trí cũ khoảng 2,4m. “Hiện tượng trục quay trái đất bị dịch chuyển sẽ khiến chu kỳ quay của trái đất thay đổi” - nhà địa vật lý Richard Gross (Mỹ) cho biết. Trục quay này càng nghiêng gần về phía xích đạo, quá trình xoay vòng của trái đất càng bị đẩy nhanh lên. Vòng xoay lại xác định thời lượng của một ngày. Do đó khi vòng xoay thay đổi, thời lượng của ngày cũng thay đổi.

“Tác động của trận động đất vừa xảy ra tại Nhật Bản lên trục quay trái đất còn lớn hơn nhiều so với tác động của trận động đất mạnh 9,1 độ richter tại Chile vào năm 2004” - Giám đốc Viện Khảo sát vật lý địa chất Mỹ Antonio Piersanti thông báo ngày 13.3. Theo Shengzao Chen - một nhà địa vật lý thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGC), trận động đất xảy ra do vỏ trái đất bị nứt dọc một khu vực dài tới 400km và rộng 160km, khiến các địa tầng kiến tạo bị trượt tới hơn 18m.

Chỉ sau 36 giờ xảy ra động đất, các khu vực ở phía tây Nhật Bản bị đẩy lùi gần về phía Bắc Mỹ khoảng 3,66m và toàn bộ nước Nhật Bản bị đẩy thấp xuống khoảng 0,6m.




Каталог: imgs -> skkn
imgs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
imgs -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
imgs -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
skkn -> Phương pháp nhận dạng câu hỏi nhận thức và làm bài thi môn Lịch sử
skkn -> Văn học Việt Nam giai đoan 1930-1945 nhìn từ góc độ trào lưu và phong cách nghệ thuật

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương