MỤc lục I. Mở đầu 1 II. Nội dung 2 A. Một số tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 11


IV. Nhật đạt kỷ lục về hiếm trẻ em



tải về 0.52 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích0.52 Mb.
#33897
1   2   3   4   5   6

IV. Nhật đạt kỷ lục về hiếm trẻ em


Ngày càng có ít người tham dự Ngày Trẻ em ở Nhật Bản. Điều này làm dấy lên lo lắng rằng, Nhật sẽ phải đối mặt với những khó khăn về lực lượng lao động và người đóng thuế để hỗ trợ cho dân số đang già hoá nhanh chóng.

Số lượng trẻ em tuổi dưới 15 trong tháng 4/2010 còn 16,9 triệu em, giảm 190.000 người so với năm trước đó, theo báo cáo thường niên của Bộ Nội vụ Nhật. Tỉ lệ trẻ em ở Nhật cũng vẫn tiếp tục giảm trong 36 năm liên tiếp, còn khoảng 13% tại quốc gia có 127 triệu dân này.

Trong khi đó, tỉ lệ dân số già vẫn tăng nhanh chóng. Số người từ 65 tuổi trở lên tăng tới 23% dân số cả nước (60 năm trước, con số này mới là 5%) và vẫn tiếp tục tăng lên. Vào năm 1950, trẻ em chiếm khoảng hơn 1/3 dân số Nhật.

Xu thế nhân khẩu học này xuất phát từ tỉ lệ sinh thấp, tuổi thọ dân số cao đã khiến Nhật Bản phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn về thiếu lực lượng lao động, thu nhập thuế giảm sút và quá tải hệ thống lương hưu.

Nhật Bản có tỉ lệ trẻ em thấp nhất trong số 27 quốc gia có số dân trên 40 triệu người, đứng sau là Đức với 13,6% và Italy là 14%. Ethiopia có tỉ lệ dân số trẻ cao nhất với 45%.

Các nỗ lực của chính phủ để thúc đẩy tỉ lệ sinh tại Nhật tỏ ra ít thành công. Chính quyền của Thủ tướng Yukio Hatoyama gần đây đã áp dụng một chương trình hỗ trợ các gia đình có con nhỏ cho tới những năm trung học để khuyến khích phụ nữ có thêm nhiều con và góp phần gia tăng chi tiêu.

Tokyo cũng có các biện pháp khuyến khích người già tiếp tục lao động, đồng thời giới thiệu hệ thống bảo hiểm sức khoẻ mới để chia sẻ với gánh nặng chi phí y tế cho người từ 75 tuổi trở lên.

Theo ước tính của chính phủ Nhật Bản, trong 12 năm tới, tỉ lệ trẻ em sẽ giảm xuống dưới 11% dân số, trong khi đó tỉ lệ dân số già chiếm gần 30%.


V. Năm 2010: Dân số Nhật giảm kỷ lục
Năm 2010, số người bị chết cao chưa từng có trong những năm trước đây khiến dân số nước Nhật đang phải đối mặt với hai vấn đề về số lượng và chất lượng.

Sức ép đang đè nặng lên nước Nhật. Thế hệ “bùng phát trẻ em” (baby boomer) sau chiến tranh giờ đã nghỉ hưu, người làm việc và nộp thuế (làm nên ngân sach quốc gia) giảm sút. Tuổi thọ của họ cao nhất thế giới và tỷ lệ sinh lại vào hàng thấp nhất.

Con số thống kê ghi nhận năm 2010 có 1,19 người chết là con số lớn nhất kể từ năm 1947. Số sinh chỉ là 1,07 triệu. Số người tham gia lao động giảm 125.000 người, lớn nhất trong 4 năm liên tiếp. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là ung thư, bệnh tim mạch và đột quỵ.

Hiên nay, 1/4 dân số Nhật trên 65 tuổi. Theo ước tính, đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ lên tới 40%.

Giống như các nước tiên tiến khác, những người trẻ ở Nhật kết hôn rất muộn để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và theo cách sống hiện đại. Khi đã lập gia đình, sinh rất it con, thậm chí còn chọn phương án “các gia đình không con”. Trong năm qua, chỉ có 706.000 người kết hôn, là con số thấp nhất kể từ năm 1954.
* BÀI 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
I. Nguồn gốc tên gọi
Trung Quốc, có nghĩa là "quốc gia trung tâm" hay "vương quốc trung tâm", dịch sang tiếng Anh là Central Kingdom hay Central Country, hay ít chính xác hơn là "Middle Country" và "Middle Kingdom". Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm "thiên hạ", có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh.

Trong tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng tên China (và tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên "nhà Tần" (Qin) là triều đại đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên Con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc của từ này. Ví như: "china“ có nghĩa tiếng Anh là gốm sứ, liên quan đến quốc gia có nghề làm gốm sứ lâu đời của nước này.



II. Muời điều kinh ngạc chưa biết về Trung Quốc


1. Trung Quốc có số người bị tử hình so với phần còn lại của thế giới
Theo ước tính của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AL) thì các vụ tử hình tại Trung Quốc cao gần gấp ba lần các nước khác trên thế giới cộng lại. Trong năm 2008, tổ chức này xác định được 1.718 vụ thông qua thông tin báo chí và các tài liệu được công bố.

2. Số lượng người Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc đã vượt Italy và đại lục sắp trở thành trung tâm Thiên Chúa giáo thế giới. Với sự tăng chóng mặt của các tín đồ Thiên Chúa tại Trung Quốc, người ta ước đoán có khoảng 54 triệu người Thiên Chúa giáo tại đây bao gồm 40 triệu người theo đạo Tin lành và 14 triệu tín đồ Công giáo. Trong khi đó, toàn bộ dân số Italy chỉ có khoảng 60 triệu người, trong đó 79% là người Thiên Chúa giáo, tức khoảng 47,4 triệu người, kém Trung Quốc 12%.

3. Hơn 4000 trẻ em được đặt tên là "Áo Vận" khi đất nước chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh 2008. Olympic Bắc Kinh không chỉ là một niềm tự hào của Trung Quốc, nó là một phần quan trọng trong nhận thức dân tộc khi hơn 4000 trẻ em được đặt tên theo sự kiện này. Hầu hết 4.104 trẻ em với cái tên "Áo vận" nghĩa là Olympics đều được sinh ra trong khoảng năm 2000, khi Trung Quốc đang "đấu tranh" giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2008. Hầu hết những đứa trẻ tên này đều là bé trai. Nhưng đây không phải là cái tên duy nhất liên quan đến Olympics. Hơn 4.000 người Trung Quốc khác được đặt tên theo 5 linh vật của Olympics.

4. Trung Quốc dùng 45 tỷ đôi đũa mỗi năm. Tại Trung Quốc, người ta ước tính được khoảng 45 tỷ đôi đũa bị vứt đi hàng năm. Con số này tương ứng với 1,7 tỷ m3 gỗ hay 25 triệu cây gỗ đến tuổi khai thác.

5. 200 triệu người sống với thu nhập dưới 1 USD/ngày. Những người nghèo tại Trung Quốc ứng với số người có thu nhập dưới ngưỡng nghèo khổ là 1,25 USD/ngày. Tỷ lệ đói nghèo tại Trung Quốc năm 1981 là 64% dân số. May mắn là tỷ lệ này giảm xuống còn 10% năm 2004, đồng nghĩa với khoảng 500 triệu dân phải chống chọi với đói nghèo trong suốt thời gian đó.

6. Hơn 700 triệu người uống nước ô nhiễm. Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 7% nguồn nước toàn cầu. Thậm chí, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), 90% nguồn nước ngầm tại thành phố là 75% sông, hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm. Điều đó đồng nghĩa với 700 triệu dân đang phải uống nước độc hại hàng ngày.

7. Trung Quốc có thể là nơi phát minh ra kem và mì ống. Một hỗn hợp đông lạnh gồm sữa và gạo đã được phát minh tại Trung Quốc khoảng năm 200 trước công nguyên, là nguồn gốc của món kem hiện đại. Hơn nữa, những tô mì có niên đại 4.000 năm đã được tìm thấy tại điểm khảo cổ phía tây Trung Quốc có thể chứng minh Trung Quốc phát minh ra mỳ ống trước cả Ý.

8. Hơn 50% hàng giả tại châu Âu bắt nguồn từ Trung Quốc. Tại châu Âu, Trung Quốc là quốc gia vi phạm các điều khoản về quyền sở hữu trị tuệ nhiều nhất (54%). CD/DVD là mặt hàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với số lượng lên tới 79 triệu chiếc (44% toàn bộ số hàng giả), tiếp theo là thuốc lá (23%) và may mặc, phụ kiện (10%).

9. Trung Quốc chưa thoát khỏi các đại dịch châu Âu thời Trung cổ. Năm 2009, Trung Quốc phải cách ly cả một thị trấn ở phía tây bắc do dịch hạch thể phổi bùng phát. Nguy cơ lây lan cao và một số trường hợp đã tử vong vì bệnh này ở Ziketan thuộc tỉnh Thanh Hải. Tuy nhiên, do không có báo cáo về các trường hợp lây nhiễm trong vòng 1 tuần, chính quyền đã quyết định dỡ bỏ quyết định cách ly. Tại Trung Quốc, sự bùng phát các dịch bệnh dễ lây nhiễm từ bọ chét hay loài gặm nhấm thỉnh thoảng lại xảy ra.

10. Năm 2025, Trung Quốc sẽ xây dựng 10 thành phố cỡ New York. Quy mô và tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc hứa hẹn sẽ phát triển với tỷ lệ chưa từng có. Ước tính dân số thành thị của Trung Quốc sẽ tăng vọt từ 572 triệu dân năm 2005 lên đến 926 triệu năm 2025 và đạt mốc 1 tỷ dân năm 2030. Trong vòng 20 năm, các thành phố tại Trung Quốc sẽ tăng thêm khoảng 350 triệu người - nhiều hơn toàn bộ dân số nước Mỹ ngày nay.

Tới năm 2025, Trung Quốc sẽ có 219 thành phố 1 triệu dân trong khi con số tại châu Âu hiện nay là 35 và 24 thành phố sẽ có hơn 5 triệu dân. Thêm nữa, 40 tỷ km2 sàn nhà sẽ được xây dựng cùng với khoảng 5 tỷ tòa nhà trong đó 50.000 sẽ là những tòa nhà chọc trời - bằng 10 lần thành phố New York.


III. Khám phá hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc
Bắc Kinh đã đặt tất cả tiềm lực để xây dựng một mạng lưới đường sắt cao tốc quy mô với công nghệ tiên tiến nhất. Trong 3 thập niên qua, Trung Quốc đã tăng gấp đôi tổng chiều dài đường sắt cao tốc. Trong năm tới, Trung Quốc sẽ chi 120 tỷ USD cho việc xây dựng nhiều tuyến đường tàu cao tốc mới.

Các nhà chức trách đường sắt đặt trọng tâm vào việc nâng cao tốc độ hệ thống. Hồi tháng 7/2010, tàu cao tốc nhanh nhất thế giới - đạt vận tốc 380km/h - đã đi vào hoạt động trên chặng Thượng Hải - Tô Châu - Nam Kinh. Tàu chạy nhanh nhất của Nhật Bản chỉ đạt 257km/h, trong khi tàu chạy nhanh nhất của Mỹ vận tốc trung bình đạt 115km/h.

Các tuyến tàu mới đã giảm thời gian đi lại giữa Thượng Hải và Nam Kinh từ 2 giờ xuống còn 73 phút cho dịch vụ chạy thẳng.
IV. Đặc khu kinh tế - thành phố Thâm Quyến
Thâm Quyến là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thâm Quyến nghĩa là "con lạch sâu" nhưng hay bị gọi sai thành Thẩm Quyến. Hiện nay còn có sông Thâm Quyến (Thâm Quyến hà) ngăn Thâm Quyến với Hồng Kông.

Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2.050 km², dân số năm 2007 là 8,6 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu), GDP 676,5 tỷ nhân dân tệ. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Trong 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài.

Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, Thâm Quyến còn là một làng chài. Năm 1979, lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình đã cho thành lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh). Việc thành lập đặc khu này được coi như là thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại nước Trung Quốc cộng sản. Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông), chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều. Ý tưởng đã thành công rực rỡ, tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế. Thâm Quyến đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang. Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới. Thâm Quyến, tên gọi trước đây là huyện Bảo An - là huyện thuộc tỉnh Quảng Đông vào tháng 11 năm 1979. Tháng 5 năm 1980, Thâm Quyến chính thức được chuyển thành Đặc khu kinh tế. Năm 1988, Thâm Quyến được cho phép có thẩm quyền về kinh tế tương đương cấp tỉnh của Trung Quốc. Thâm Quyến là đặc khu đầu tiên trong 5 đặc khu kinh tế tại Trung Quốc. Thành phố Thâm Quyến bao gồm 8 quận: La Hồ, Phúc Điền, Nam Sơn, Diêm Điền, Bảo An, Long CươngQuang Minh tân khu, Bình Sơn tân khu. Các đặc khu kinh tế bao gồm La Hồ, Phúc Điền, Nam Sơn và Diêm Điền.

Nằm trong trung tâm của Đặc khu và sát bên Hồng Kông, La Hồ là trung tâm tài chính thương mại, diện tích 78,89 km². Phúc Điền là trung tâm hành chính của thành phố, là trái tim của Đặc khu, rộng 78,04 km². Nam Sơn rộng 164,29 km² là trung tâm của công nghệ cao, quận này nằm phía đông Đặc khu. Bên ngoài đặc khu, Bảo An rộng 712,92 km² nằm ở phía tây bắc và Long Cương rộng 844,07 km² nằm ở phía đông bắc của Thâm Quyến. Diêm Điền (75,68 km²) là cơ sở dịch vụ hậu cần hàng hải (logistics). Quang Minh Tân khu mới được tách ra từ quận Bảo An kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2007, có diện tích 79 km². Cảng Nhan Điền là cảng nước sâu container lớn thứ thứ 2 của Trung Quốc và lớn thứ 4 thế giới.


* Bài 11. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. Ý nghĩa của biểu tượng và lá cờ của ASEAN



Biểu tượng của ASEAN


Lá cờ của ASEAN từ năm 1984 đến năm 1997
Cờ trước đây (từ năm 1984 - 1997) của ASEAN là tương tự như hiện nay - nó có sáu thân cây lúa đại diện năm thành viên sáng lập và Brunei và từ ASEAN bằng văn bản theo các thân cây. Các nền màu trắng thay vì màu xanh, đường viền của vòng tròn cùng với các từ ASEAN là màu lục lam, và nền vòng tròn là màu vàng sáng. Các thân cây lúa là màu nâu.



Lá cờ của ASEAN hiện nay
Lá cờ ASEAN hiện nay (chính thức từ năm 1997) tượng trưng cho sự hòa bình, bền vững, đoàn kếtnăng động của ASEAN. Bốn màu của lá cờ là: xanh, đỏ, trắngvàng. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và sự ổn định. Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm. Màu trắng nói lên sự thuần khiết còn màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng. Các màu sắc của lá cờ màu xanh, đỏ, trắng, và màu vàng đại diện cho màu sắc chính của những lá cờ quốc gia của tất cả mười nước thành viên ASEAN. 10 thân cây lúa thể hiện ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á, cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết. Vòng tròn tượng trưng cho sự thống nhất của ASEAN.


B. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG TƯ LIỆU PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11
Những tư liệu trên đây được cập nhật chủ yếu từ Internet, vì vậy học sinh cũng có thể đã biết những thông tin này. Do đó, khi tiến hành dạy các bài có nội dung cần bổ sung tư liệu tham khảo thì trước hết giáo viên cần đặt những câu hỏi gợi mở cho cả lớp xem có em nào đã biết được thông tin đó chưa, nếu có thì mời học sinh đó đứng dậy trả lời. Sau đó, giáo viên nhận xét và kết luận.

Ví dụ:


- Khi dạy mục Bài 1 – mục III: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Để học sinh có thể liện hệ với các thành tựu khoa học kĩ thuật của những năm đầu thế kỉ XXI, giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết những thành tựu khoa học kĩ thuật nỗi bật những năm đầu thế kỉ XXI ?

- Hoặc khi dạy bài 6 – Tiết 1 – Tự nhiên và dân cư Hoa Kì: GV có thể đặt câu hỏi tại sao vừa gọi là Hoa Kì vừa gọi là Mĩ ? Nguồn gốc của các tên gọi này ?

- Hoặc khi dạy bài 10 – Tiết 2 – Kinh tế Trung Quốc: Khi nói về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là trong chính sách mở cửa kinh tế, GV nêu tên một trong những đặc khu kinh tế thành công nhất của Trung Quốc là Thâm Quyến. Sau đó, đặt câu hỏi cho HS xem có em nào biết về địa danh này không. Cuối cùng GV có thể nêu một vài nét tiêu biểu của Thâm Quyến.

Trường hợp, không có học sinh nào biết được thông tin để trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra thì giáo viên nên trình bày ngắn gọn ý chính và hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm hiểu thêm. Điều này vừa làm cho học sinh thấy hấp dẫn, thú vị với các kiến thức địa lí đồng thời không làm quá tải nội dung bài học theo quy định.

Bên cạnh đó, một điểm cần chú ý là, không phải những tư liệu cập nhật trong chuyên đề này đều được sử dụng giảng giải trực tiếp vào trong các nội dung bài học mà có những tư liệu chỉ mang tính tham khảo cho giáo viên, giúp giáo viên hiểu sâu hơn về các kiến thức trong SGK, đồng thời giúp giáo viên tự tin hơn trong quá trình giảng bài trên lớp.

III. KẾT LUẬN
Với mong muốn góp thêm nguồn tư liệu để các giáo viên Địa lí trong tổ chuyên môn tổ chức các bài học Địa lí theo quan điểm đổi mới, cung cấp nhiều kiến thức để học sinh hiểu sâu thêm các bài học trong SGK. Bên cạnh đó, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm sử dụng các nguồn tư liệu ngoài SGK Địa lí 11 vào trong các bài học địa lí mà không làm cho các giờ học quá tải, vẫn đảm bảo đúng nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ GD & ĐT quy định.

Dù đã cố gắng trong việc cập nhật tư liệu và biên soạn, song chuyên đề chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến, nhận xét đóng góp của các đồng nghiệp, để việc sử dụng các tư liệu này có hiệu quả hơn trong quá trình dạy học Địa lí 11 trong thời gian tới.



Phú Vang, ngày 28 tháng 2 năm 2012

Người thực hiện

Nguyễn Văn Giới


PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG

XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG

(Chủ tịch HĐ xếp loại, ký và đóng dấu)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xếp loại: ……………………………………………………………………………

Phú Vang, ngày.......tháng......năm........

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, CHUYÊN ĐỀ SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………



………………………………………………………………………………………



N g­êi thùc hiÖn: ThS. NguyÔn V¨n Giíi – GV §Þa lÝ – Tr­êng THPT Vinh Xu©n – 02/2012

Каталог: imgs -> skkn
imgs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
imgs -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
imgs -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
skkn -> Phương pháp nhận dạng câu hỏi nhận thức và làm bài thi môn Lịch sử
skkn -> Văn học Việt Nam giai đoan 1930-1945 nhìn từ góc độ trào lưu và phong cách nghệ thuật

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương