MỤc lục chưƠng : 1 TỔng quan về thanh toán không dùng tiền mặt và thẻ thanh toán trong nền kinh tế việt nam 1


CHƯƠNG :2 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ THẺ THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM



tải về 0.56 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.56 Mb.
#13606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

CHƯƠNG :2
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ THẺ THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

.2.1.Những kinh nghiệm về sử dụng thẻ thanh toán của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam:


Nhiều nước trên thế giới, từng bước đi trong lĩnh vực ATM, trải qua 3 giai đoạn phát triển. Đầu tiên là mỗi ngân hàng tự xây dựng hệ thống riêng, sau đó hình thành các nhóm ngân hàng thỏa thuận dùng chung hệ thống. Cuối cùng, tất cả hợp tác xây dựng chung một hệ thống duy nhất. Thẻ thanh tóan ở Việt Nam cũng phải trải qua 3 giai đoạn như trên và hiện nay đang ở giai đoạn 2 của tiến trình phát triển thẻ-giai đoạn liên kết thẻ thanh toán. Hiện nay tại Việt Nam có 4 liên minh thẻ: SmartLink, Banknetbn, VNBC và liên minh thẻ ANZ/Sacombank. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây lãng phí và tổn hại cho nền kinh tế vì thế càng rút ngắn giai đoạn này càng tốt. Muốn vậy Ngân hàng Nhà nước phải vào cuộc điều hành thống nhất các ngân hàng, xây dựng một hệ thống chuyển mạch chung cho toàn bộ nền kinh tế, có như vậy mới tạo tiền đề thúc đẩy được sự phát triển thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam.

Hiện nay, thế giới đang tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi thẻ từ sang thẻ Chip do vấn đề an ninh trong thanh toán thẻ. Một loạt thẻ từ và thiết bị đi kèm với nó như máy rút tiền, POS,… đều phải thay thế cho phù hợp vì vậy gây ra tổn thất rất lớn cho nền kinh tế. Việt Nam hiện nay thị trường thẻ mới bước vào giai đoạn phát triển, để tránh những thiệt hại, lãng phí trên, chúng ta phải có những chiến lược đầu tư đúng hướng ngay từ ban đầu sử dụng thẻ Chip thay cho thẻ từ.

Tại Đức, việc cải tạo, xáo bỏ tập quán dùng tiền mặt trong thanh toán của dân cư thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng. Trong một ngày đã đồng loạt chuyển toàn bộ công việc trả lương của các doanh nghiệp, cơ quan vào tài khoản cá nhân do ngành ngân hàng đảm nhiệm. Đây là biện pháp phát hành chính, mang tính chất bắt buộc đối với mọi người dân phải có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước. Ở Việt Nam tập quán sử dụng tiền mặt trong thanh toán cũng là một vấn đề nan giải hiện nay, một nguyên nhân cơ bản cản trở sự phát triển của thị trường thẻ thanh toán. Do đó, Việt Nam cần thực hiện cải cách triệt để, tiến hành những giải pháp đồng bộ từ việc tuyên truyền giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính bắt buộc để thay đổi nếp nghĩ của người dân.

Tại Châu Á Thái Bình Dương, hầu hết các nước trong vùng đều có dịch vụ về thẻ. Ở đây có sự hiện diện của 5 loại thẻ lớn nhất thế giới. Thẻ Visa và MasterCard đang giữ vị trí hàng đầu của thị trường này. Cả 2 mạng lưới rút tiền tự động Cirrus đối với MasterCard và Plus đối với Visa đều có sự mở rộng mạnh trong vùng. JCB có quy mô hoạt động nhỏ hơn nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh, doanh số của JBC chỉ bằng khoảng 60% doanh số của MasterCard. Thẻ Amex và Dinners Club cũng có mặt tại thị trường này nhưng đây không phải là thị trường chính của họ. Sự đa dạng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương với khoảng 41 quốc gia có cơ sở hạ tầng ngân hàng và tập quán tiêu dùng khác nhau, cộng với hơn 900 ngôn ngữ là điểm nổi bật cho thị trường thẻ ở nơi đây. Cuối năm 1993, Nhật Bản đã phát hành hơn 60% thẻ MasterCard trong khu vực. Các con rồng châu Á như HongKong, Singapore, Đài Loan cũng tiếp tục khẳng định và phát triển vững chức thị phần thẻ của mình. Châu Á Thái Bình Dương là khu vực mà có nhiều quốc gia có dân cư thu nhập ở mức trung bình, cho nên thế mạnh chủ yếu là khai thác thẻ tín dụng, đặc biệt là thẻ thường có hạn mức tín dụng thấp. Mặt khác, khu vực này còn khá nhiều nước đang phát triển, hành lang pháp lý của các quốc gia này chưa chặt chẽ, hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém nên khi mở rộng thị trường thẻ thanh toán cần thận trọng, tránh nóng vội tình trạng phát triển nhanh thị trường dễ đưa đến những kẽ hở để tội phạm lừa đảo thẻ lợi dụng.

Tại Hàn Quốc, thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng phương tiện thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 80%. Có được kết quả trên là do Hàn Quốc hoạch định chiến lược tổng thể, dài hạn; đã xây dựng và tổ chức quản lý, vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật Hối phiếu, Luật kinh doanh thẻ tín dụng, Luật Séc cùng một số luật chuyên biệt điều chỉnh về lĩnh vực thanh toán.

Tại Thái Lan, thẻ ngân hàng được phát triển mạnh và sử dụng phổ biến những năm gần đây (có khoảng trên 10 triệu chủ thẻ). Có nhiều loại thẻ với nhiều chức năng: rút tiền mặt, thanh toán, tín dụng,… Việc sử dụng thẻ được phát triển mạnh là do các ngân hàng thương mại đã trang bị một hệ thống với gần 10.000 máy ATM tại các trung tâm kinh tế trên phạm vi cả nước, được liên kết với nhau thông qua Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia. Nhờ sự liên kết đó, khi chủ thẻ rút tiền hoặc thanh toán tại máy ATM của bất kỳ ngân hàng thành viên nào đều được xử lý nhanh chóng, thuận tiện. Ngân hàng Trung ương Thái Lan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán nói chung, hệ thống ATM nói riêng. Sở dĩ thị trường thẻ ở Thái Lan phát triển mạnh như hiện nay là do họ có cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán thẻ rất tốt thông qua việc trang bị đầy đủ hệ thống máy ATM, POS, đặc biệt là họ đã xây dựng được mô hình Trung tâm Chuyển mạch quốc gia do Ngân hàng Trung Ương Thái Lan đảm nhiệm.


.2.2.Định hướng về sự phát triển thẻ thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam:


Thẻ thanh toán với những điều kiện phát hành đơn giản và thuận tiện khi sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB – ATM. Ngay lập tức các ngân hàng khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như Cash Card, tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S – Card của Vietinbank, thẻ Vạn dặm của BIDV, thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á, thẻ F@stAccess của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (Eximbank), Sài Gòn Bank Card của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (SCB), ACB e-Card, Citimart của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Vib Values Card của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế, ATM Lucky của Ngân hàng Phương Đông,… Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, Connect 24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM.

Bên cạnh các loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng như Visa, MasterCard do Vietcombank, ACB, Eximbank đã phát hành, thời gian qua thị trường thẻ Việt Nam cũng xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ mới với nhiều hình thức mới như sản phẩm thẻ VCB – Amex do Vietcombank phát hành, thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng Việt nam do HSBC và ACB hợp tác phát hành, thẻ ghi nợ quốc tế bằng đồng Việt nam của ACB, các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế do Sacombank, Incombank, VIBank, Techcombank phát hành đã được nhiều khách hàng lựa chọn… Với nhiều tính năng hấp dẫn như “chi tiêu trước, trả tiền sau”, có thể thanh toán toàn bộ hay một phần khoản hạn mức khi đến hạn thanh toán, thời hạn miễn lãi từ 15 đến 45 ngày, không tính lãi nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ vào trước ngày thanh toán, mức phí phát hành, phí thường niên thấp, đồng thời sự tác động tích cực của các chương trình tiếp xúc tiến mở rộng thị phần mà các ngân hàng Việt Nam và các tổ chức thẻ quốc tế đang thực hiện, theo dự báo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam thời gian tới sẽ có những sự bức phá về số lượng và đối tượng khách hàng dùng thẻ quốc tế thanh toán. Bên cạnh đó, nhằm tối ưu hóa các công dụng của thẻ, nhiều ngân hàng cũng đưa ra các sản phẩm thẻ liên kết, thẻ đa năng. Thẻ đa năng vừa là thẻ ghi nợ, cũng vừa là thẻ tín dụng, giúp khách hàng có thể thuận tiện hơn trong thanh toán, còn ngân hàng tiết kệm được chi phí phát hành thẻ. Đây thực sự là một bước tiến mới trong lĩnh vực công nghệ thanh toán thẻ.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận với những phương tiện thanh toán hiện đại, với các tính năng tiện lợi nhất bằng việc thanh toán hóa đơn bằng thẻ ATM của VCB, gởi tiết kiệm bằng thẻ EAB, thanh toán taxi của ACB hay thanh toán phí bảo hiểm của VCB,… Những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại đã góp phần từng bước phá vỡ thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, giảm chi phí xã hội, nâng cao khả năng quản lý tiền tệ của Nhà nước cũng như góp phần hữu ích vào việc tạo dựng nền móng cho sự hình thành một nền thương mại điện tử còn non trẻ của nước ta.

Tuy nhiên, tồn tại song song với những thành tựu này là những khó khăn trở ngại mà vẫn chưa khắc phục được từ phía ngân hàng. Đó là thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn, đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, các ngân hàng thương mại mới chỉ chú ý đến mặt số lượng thẻ, quy mô thẻ. Để cạnh tranh thu hút khách hàng, không ít ngân hàng thương mại tặng không thẻ cho khách hàng. Thêm một vấn đề vẫn chưa giải quyết được, đó là số lượng máy ATM tuy có tăng nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của người sử dụng, dẫn đến tình trạng quá tải, nhất là các dịp lễ Tết. Bên cạnh đó, máy ATM cũng gặp rất nhiều trục trặc. Việc trả lương qua thẻ cũng gây ra những trục trặc cho khách hàng, nhất là đối với những người có thu nhập thấp khi họ có nhu cầu nhưng không thể thực hiện giao dịch được. Tại các thành phố lớn có mạng lưới ATM rộng khắp thì không phát sinh vấn đề, nhưng ở các huyện, các tỉnh sâu xa thì đây thực sự là một khó khăn lớn.

Từ thực tế trên, để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Hiện nay, một số ngân hàng đang xây dựng và thực hiện đề án sử dụng thẻ Chip điện tử thay thế thẻ từ để giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về thẻ cũng như hạn chế tối đa hiện tượng làm thẻ giả thanh toán. Các ngân hàng cần tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát triển thẻ. Tất cả đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện được. Chính vì vậy mà việc liên kết các ngân hàng thương mại nhỏ với những ngân hàng đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là điều kiện tốt để phát triển hệ thống thanh toán thẻ ở Việt Nam. Các ngân hàng sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống ATM có sẵn, việc phát triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và giảm thiểu được chi phí. Sự liên kết giữa các ngân hàng có một ý nghĩa hết sức to lớn và là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thị trường thẻ Việt Nam. Việc ra đời của các liên minh thẻ là xu thế tất yếu để các ngân hàng cùng tồn tại và phát triển, báo hiệu một hệ thống thẻ lớn mạnh sẽ được kết nối trong toàn quốc nhằm tạo cho khách hàng có mạng lưới rộng, có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi. Mối liên kết này sẽ tạo sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi hội nhập ngày càng đến gần.

Một trong những định hướng quan trọng của Chính phủ về việc phát triển phương thức TTKDTM là triển khai Đề án TTKDTM, trong đó đưa ra 6 giải pháp đồng bộ giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động TTKDTM ở VN trong thời gian tới. Theo Đề án, đến cuối năm 2010, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2010 không quá 18%; đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010 đạt mức 20 triệu; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình quân mỗi người có 0,5 tài khoản); 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020.

VN là nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định trên 7.5% năm trong nhiều năm; dân số đông, cơ cấu dân số trẻ cùng với việc mở của hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới; sự phát triển bùng nổ của hệ thống ngân hàng và thị trường vốn đặc biệt là thị trường chứng khoán; tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng ngày càng giảm … tất cả các yếu tố trên là tiền đề cho sự bùng nổ thị trường thẻ VN trong thời gian tới.


Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương