MỤc lục chưƠng : 1 TỔng quan về thanh toán không dùng tiền mặt và thẻ thanh toán trong nền kinh tế việt nam 1


Giải pháp phát triển thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam



tải về 0.56 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.56 Mb.
#13606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

.2.3.Giải pháp phát triển thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam:

.2.3.1.Những giải pháp về quản lý vĩ mô đối với việc phát triển thẻ thanh toán nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam:

.2.3.1.1Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật:

Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán thẻ. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia, hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan,… Xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán đồng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.

Ngân hàng Trung Ương đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng cho quá trình sử dụng, phát triển các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán, là người trực tiếp quản lý việc đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng; tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Đề ra các biện pháp thúc đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt như: quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt, có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng kinh doanh thẻ đều phải xây dựng riêng cho mình quy chế nghiệp vụ riêng dẫn đến sự không đồng nhất, gây khó khăn cho việc hợp tác kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng, dẫn đến việc đầu tư tốn kém, hiệu quả kinh doanh không cao.

Chính phủ cần sớm vận hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật Hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả và cấu kết lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ. Các hoạt động giả mạo thẻ, thường có liên quan đến yếu tố nước ngoài nên Chính phủ có thể tham khảo luật và quy định của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như các quy định của luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực thi cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống pháp luật Việt Nam.



Xây dựng đầy đủ hơn cơ sở pháp lý cho việc phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng, trong đó có chế tài xử lý đối với hành vi tiết lộ thông tin, ăn cắp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận, đồng thởi xử lý đối với các cá nhân, đơn vị gây thất thoát dữ liệu thẻ, đặc biệt là các đơn vị được thuê ngoài. Các đối tượng gian lận trong thanh toán thẻ (chủ thẻ giả mạo, ngân hàng chứng minh được chủ thẻ gian lận cố tính đòi tiền và làm giảm uy tín của ngân hàng, cơ sở chấp nhận thẻ giả mạo, cơ sở chấp nhận thẻ thông đồng,…) .Theo đó, có các biện pháp thích hợp và thống nhất để các giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thực sự đi vào đời sống.
.2.3.1.2 Giải pháp của Chính phủ:

Nhà nước phải tạo mọi điều kiện cho Ngân hàng, các tổ chức kinh tế, các quỹ đầu tư phát triển:

  • Tiếp tục xây dựng và đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động thanh toán của các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Chính phủ cũng có nghĩa là thừa nhận nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển. Mà trong đó, quy luật cạnh tranh là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển thêm nhiều chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán, đó là hệ thống các ngân hàng, tổ chức tín dụng; các tổ chức tài chính như kho bạc, quỹ hỗ trợ phát triển, các doanh nghiệp như Bưu điện; các Công ty chứng khoán, Bảo hiểm,… Để tồn tại và phát triển, mỗi ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đều phải cạnh tranh với nhau trong hoạt động thanh toán của mình. Hơn nữa, lịch sử phát triển của các nước có hệ thống thanh toán hiện đại cũng chỉ rõ có rất nhiều tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng. Như vậy, cần xác định nền kinh tế nước ta trong tương lai có rất nhiều chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán phục vụ các giao dịch tài chính thương mại và dịch vụ. tuy nhiên cạnh tranh của các chủ thể này sẽ không lành mạnh và kém hiệu quả nếu môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Vì vậy, đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục xây dựng và ban hành cơ sở pháp lý, cơ chế thừa nhận và đảm bảo bình đẳng trong quá trình cạnh tranh cung cấp dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế.

  • Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống thanh toán sẽ ngày càng phức tạp và đa dạng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ-tín dụng và thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường quản lý các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho các tổ chức tín dụng và trực tiếp tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi cả nước.

  • Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tiến tới tự động hóa hoàn toàn hệ thống thanh toán qua ngân hàng, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước từ một nền kinh tế kém phát triển. Trong lĩnh vực ngân hàng tuy đã có nhiều đổi mới hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống thanh toán nói riêng. Nhưng việc đầu tư hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán cần lượng vốn rất lớn nên không thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. Mặt khác, việc quản trị hoạt động kinh doanh một ngân hàng hiện đại cũng cần có thời gian nghiên cứu và vận dụng phù hợp với từng giai đoạn. Vì thế quá trình hoàn thiện hệ thống thanh toán qua ngân hàng phải trải qua nhiều bước phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản trị hoạt động ngân hàng và trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Mỗi giai đoạn phát triển tiếp theo phải kế thừa những kết quả của giai đoạn trước, và thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế-kỹ thuật để hiện đại hóa hệ thống thanh toán qua ngân hàng.
.2.3.1.3Giải pháp hỗ trợ từ phía Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam:

Hiệp hội ngân hàng phải liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cũng đã tổ chức cuộc họp với các ngân hàng và nhất trí bầu Vietcombank đứng ra làm đầu mối thanh toán giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam cho các giao dịch thẻ nội địa và quốc tế chi tiêu tại thị trường nội địa, trước mắt là thẻ Visa. Hội thẻ ngân hàng đã tổ chức cuộc họp với các ngân hàng thành viên để tìm giải pháp hạn chế, xử lý tình huống hợp lý, đồng thời cũng tổ chức những cuộc họp với cơ quan thông tấn báo chí và truyền hình cả nước để giúp công chúng hiểu rõ hơn về hoạt động thẻ, có những tiếng nói tích cực giúp thị trường thẻ Việt Nam phát triển.

Hiệp hội thẻ phải làm cầu nối giữa các thành viên với các cơ quan quản lý Nhà nước: tổ chức cuộc họp giữa các ngân hàng thành viên với các Vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 1097/NHNN-PHKQ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ban hành ngày 03/10/2005 về việc cơ cấu các loại tiền tại máy ATM. Sau cuộc họp, Hội thẻ đã có tờ trình gởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị cấp phép cho các ngân hàng căn cứ vào nhu cầu sử dụng tiền trên từng địa bàn mà đặt các mệnh giá tiền trong các máy ATM cho thích hợp, chứ không nhất thiết máy nào cũng đặt đủ 4 loại tiền theo Chỉ thị trên. Tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của các ngân hàng thành viên để phản ánh và kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành quy định trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động thẻ; thành lập Trung tâm thông tin tín dụng khách hàng cá nhân…

Hiệp hội thẻ giới thiệu cho các ngân hàng thành viên các sản phẩm, dịch vụ mới: phát triển hoạt động thẻ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và kỹ thuật cao, trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, để các ngân hàng thành viên nắm bắt được những kỹ thuật công nghệ mới, Hội thẻ phải thường xuyên phối hợp với các nhà cung ứng, sản phẩm dịch vụ tiên tiến trên thế giới để tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới như phối hợp với Công ty Công nghệ chống giả và đảm bảo an toàn giấy tờ có giá TSSI (Anh quốc) tổ chức hội thảo “Kỹ thuật chống giả thẻ bằng công nghệ Watermark Magnetics”; phối hợp với Tập đoàn DieBold (Hoa Kỳ) tổ chức Hội thảo “Giới thiệu sản phẩm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng-máy rút tiền tự động thế hệ mới OPTEVA” cho các ngân hàng thành viên,…

Phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về dịch vụ thẻ: Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thúc về lĩnh vực thẻ cho các tầng lớp dân cư là một trong những nhiệm vụ trọng điểm trong phương hướng hoạt động của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam. Thực tế, trong thời gian qua, thẻ chỉ mới chỉ tập trung ở các tầng lớp cán bộ, công chức, chủ yếu là giới trẻ, mà chưa thực sự đến với quảng cáo đại chúng, hoặc chưa biết đến hết những tiện ích của thẻ, trong tâm lý của người dân, thẻ là một điều gì đó xa xỉ, hay chủ phù hợp với người có thu nhập cao. Do vậy, thời gian qua, Hội thẻ đã tổ chức nhiều hoạt động để tuyên truyền về dịch vụ thẻ cũng như tiện ích do thẻ mang lại như phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Bàn tròn Doanh nghiệp” với sự tham gia của các đại diện của ngân hàng phát hành thẻ; phối hợp với Visa tổ chức hội thảo “Vai trò của thanh toán thẻ đối với nền kinh tế”, thành phần mời là các Bộ, ngành và các cơ quan thông tấn báo chí và truyền hình nhằm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu đến công chúng về vai trò và lợi ích của thẻ thanh toán đối với chủ thẻ nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung., đồng thời thông qua hội thảo này cũng tăng cường sự hiểu biết của các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp về sử dụng thẻ ngân hàng. Ngoài ra, để tạo một kênh thông tin hợp pháp, chính thức thể hiện mọi quá trình hoạt động và phát triển của các ngân hàng thành viên nói riêng và thị trường thẻ Việt Nam nói chung, bắt đầu từ tháng 8/2006, Hiệp hội thẻ đã xuất bản ấn phẩm “Thị trường thẻ Việt Nam”, vào năm 2007 phát hành 2 tháng/1 số và tiến tới sẽ phát hành hàng tháng.

Hiệp hội thẻ nên hỗ trợ về mặt đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên, Hội thẻ nên nghiên cứu tìm nhiều phương thức đào tạo thích hợp để mở các khóa học trong nước và nước ngoài. Vừa rồi Hội thẻ đã hợp tác với Cục cảnh sát điều tra, Interpol, Cục phòng chống công nghệ cao tổ chức các buổi hội thảo về “Giả mạo thẻ và kinh nghiệm xử lý”. “ Phòng chống tội phạm công nghệ cao”; Mời các chuyên gia của các Tổ chức thẻ Quốc tế Visa, MasterCard tổ chức các buổi Hội thảo về “Phát hành và thanh toán Thẻ tín dụng Quốc tế”, “Kinh nghiệm quản lý rủi ro, tra soát, khiếu nại”, “Kết nối hệ thống thanh toán thẻ và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ”,… Hội thẻ cũng mời chuyên gia thẻ của các ngân hàng có kinh nghiệm hoạt động lâu năm của Việt nam để đào tạo cho các ngân hàng thành viên tại 2 miền Nam, Bắc về “Kinh nghiệm xử lý khiếu nại”,… Song song với đào tạo trong nước, Hội thẻ cũng phối hợp với các Tổ chức thẻ Quốc tế như Visa và các nhà cung ứng dịch vụ tổ chức một số khóa học và khảo sát nghiệp vụ thẻ tại những nước có nghiệp vụ thẻ tiên tiến như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc,… để các cán bộ ngân hàng thành viên có điều kiện tiếp cận được với những sản phẩm, dịch vụ thẻ mới.

Hiệp hội thẻ nên chú trọng phát triển hợp tác quốc tế: năm 2001, Hội được 2 tổ chức Thẻ quốc tế là Visa và MasterCard ủy quyền, thay mặt các tổ chức trên làm đầu mối liên hệ, lo các thủ tục, soạn thảo các công văn, hợp đồng với Trung tâm Bưu chính Viễn thông II để tiến hành phát triển và nâng cấp các hệ thống đường truyền, thiết lập mạng, thuê kênh riêng để duy trì đường truyền dữ liệu cho các ngân hàng thành viên có phát hành thẻ quốc tế tại Việt Nam. Đồng thời, Hội thẻ nên có những kiến nghị với các tổ chức thẻ quốc tế về việc tăng cường trợ giúp kỹ thuật cho các ngân hàng ở Việt Nam, nâng cao chất lượng hệ thống kỹ thuật, phối hợp hoạch định chiến lược khai thác thị trường.

Củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức Hội thẻ: Hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2005, đã bầu ra Ban chấp hành Hội thẻ ngân hàng Việt nam gồm 5 thành viên. Trong đó, Vietcombank giữ nhiệm vụ Ngân hàng chủ tịch, ACB giữ nhiệm vụ Ngân hàng Phó Chủ tịch, Vietinbank, Agribank và Techcombank là ủy viên Ban chấp hành. Để chấn chỉnh tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động, Hội thẻ cần thành lập các Tiểu ban chuyên trách gồm: Tiểu ban Chính sách, Tiểu ban Marketing, Tiểu ban Đào tạo do các ủy viên Ban chấp hành Hội thẻ trực tiếp làm Trưởng Tiểu ban. Ngoài ra có Thường trực Hội thẻ để giải quyết công việc xảy ra hàng ngày của Ban chấp hành. Để đảm bảo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Hội, đồng thời phù hợp với yêu cầu hoạt động ngày một lớn mạnh của Hội, ngày 25/7/2005, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt nam đã ký Quyết định số 236/2005/QĐ_HHNH về việc đổi tên “Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam” thành “Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam”, đồng thời có Quyết định số 237/2005/QĐ-HHNH của Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam.

Về công tác phát triển sản phầm, dịch vụ: để triển khai thành công một hệ thống thanh toán và phát hành Thẻ, đòi hỏi các ngân hàng phải có một hệ thống kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với chi phí đầu tư rất lớn, trong khi đó công nghệ lại thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, đối với những ngân hàng nhỏ bị hạn chế về khả năng tài chính, việc tham gia thị trường thẻ thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn. Do không có được sự định hướng ban đầu nên các ngân hàng sử dụng những hệ thống khác nhau, tiêu chuẩn kỹ thuật không đồng bộ nên việc kết nối hệ thống giữa các ngân hàng gặp nhiều khó khắn, Các ngân hàng còn chưa có sự hợp tác, chia sẻ thông tin lẫn nhau, vẫn còn một số ngân hàng cạnh tranh nhau về phí phát hành, hạ tỷ lệ thanh toán qua POS, để thu hút khách hàng. Do đó gây khó khăn cho các ngân hàng khác trong việc xây dựng một chính sách hợp lý, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh do đầu tư cao nhưng doanh thu thấp.


.2.3.1.4Giải pháp của Ngân hàng Nhà nước:

Theo thống kê của Phòng Phát triển thanh toán – Ban Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho thấy, lượng thẻ phát hành ra lưu thông ở những tháng đầu năm nay tăng đáng kể, đồng thời, các ATM, POS cũng tăng theo. Điều này cho thấy, đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam đã thay đổi và dịch vụ thẻ đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì thực tế hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gởi cá nhân và một số dư tiền gởi nhất định trong đó.Các dịch vụ đi kèm cũng rất phong phú, đa dạng như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến, chi lương qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử,… Tuy nhiên, để dịch vụ thẻ thực sự trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng trong tương lai, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của chủ thẻ, rất cần có sự chia sẻ của các ngân hàng về: hạ tầng mạng, máy móc thiết bị và phương tiện kỹ thuật để thống nhất các liên minh chuyển mạch thẻ.

Theo các chuyên gia ngân hàng, việc kết nối các hệ thống thanh toán thẻ, các ATM, POS không những cho phép các tổ chức phát hành và thanh toán chia sẻ về chi phí cơ sở hạ tầng ban đầu phục vụ cho các giao dịch thẻ mà còn tạo cho các tổ chức này một nền tảng vững chắc để phát triển các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và các dịch vụ mới. Thế nên, việc kết nối các liên minh thẻ cũng là nhu cầu bức thiết của bản thân các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát triển dịch vụ này.

Về vấn đề trên, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và cả các ngân hàng chủ trì liên minh cũng đều cho rằng, cần thiết phải có một trung tâm chuyển mạch thẻ, nhưng do các liên minh vẫn chưa thống nhất, mà cụ thể là bất đồng về lợi ích giữa các bên, nên chưa thể lập ra được một lộ trình, kế hoạch kết nối cụ thể với nhau. Vì thế, rất cần có sự tham gia trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước để định hướng cho sự phát triển của các trung tâm chuyển mạch thẻ. Tuy nhiên, sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức chuyển mạch thẻ với lợi ích chung của những người đã, đang và sẽ sử dụng thẻ trong cộng đồng.

Trong tiến trình phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam cũng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Ngân hàng Nhà nước từ việc hỗ trợ chuyên môn, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thẻ cũng như việc tạo một môi trường pháp lý chặt chẽ cho các giao dịch thẻ. Xây dựng Trung tâm thẻ liên ngân hàng, qua đó xây dựng chuẩn kỹ thuật thống nhất cho việc phát hành thẻ ở Việt Nam, đồng thời tiến hành kiểm tra, xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ giữa các ngân hàng.



Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương