MỤc lục chưƠng : 1 TỔng quan về thanh toán không dùng tiền mặt và thẻ thanh toán trong nền kinh tế việt nam 1


Thực trạng thẻ thanh toán ở Việt Nam và nguyên nhân của những tồn tại ở Việt nam



tải về 0.56 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.56 Mb.
#13606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

.1.7.2. Thực trạng thẻ thanh toán ở Việt Nam và nguyên nhân của những tồn tại ở Việt nam:

.1.7.2.1Thực trạng thẻ thanh toán tại Việt nam:
.1.7.2.1.1Thực trạng phát hành thẻ thanh toán:

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại với nhiều ưu điểm nổi bật đã được thừa nhận như tiện lợi, hiệu quả, giúp chủ động quản lý chi tiêu… Tuy nhiên, việc phát triển loại hình thanh toán trên còn khá chậm tiến mặc dù tiềm năng ở nước ta còn rất lớn. Từ năm 1993, thị trường thẻ ngân hàng mới xuất hiện làn đầu tiên do Vietcombank phát hành. Và trong những năm gần đây, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao, tăng từ 150% đến 300% trên một năm. Theo thống kê cho thấy thị trường thẻ Việt nam năm 2007 tăng trưởng tới 2.5 lần so với năm 2006, 200 lần so với năm 2002, số lượng thẻ phát hành gần 8,3 triệu thẻ (so với 3,5 triệu thẻ của năm 2006). Năm 2008, cả nước có 33 ngân hàng đã trang bị máy ATM/POS với số lượng gần 8.800 ATM và hơn 28.200 POS; có 03 đơn vị lớn nhất đang làm dịch vụ chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán các giao dịch thẻ có tính chất đa phương (bao gồm từ 3 thành viên trở lên), đó là Liên minh Smartlink (tiền thân là Liên minh thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN), Liên minh VNBC (đứng đầu Ngân hàng TMCP Đông Á) và Liên minh Banknetvn (đứng đầu Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia VN Banknetvn), có tổng số thẻ phát hành tại thị trường Việt Nam tính đến cuối năm 2008 đạt hơn 15 triệu thẻ các loại, tăng trưởng cao so với gần 10 triệu thẻ của năm 2007, trong đó có khoảng 900 ngàn thẻ thanh toán, trong đó thẻ ghi nợ ước chừng 600 ngàn (gấp đôi thẻ tín dụng) dù mới phát hành ở Việt Nam từ năm 2006. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, tình hình phát triển của thẻ thanh toán đã có nhiều bước tiến triển tốt, đặc biệt là kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến hết 2009, Việt Nam đã có hơn 17 triệu thẻ ATM được lưu hành với 176 thương hiệu do 41 tổ chức phát hành và với hơn 9.000 máy ATM phủ khắp toàn quốc. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn cho biết, số đơn vị trả lương qua tài khoản vào đầu năm 2009 đã tăng gấp 4 lần so với một năm trước đó, với 1,132 triệu người nhận lương qua tài khoản.

Bảng 2.1- Tình hình phát hành thẻ tại Việt nam từ năm 2002 đến năm 2009

(Đơn vị: 1000 thẻ)






2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số lượng thẻ phát hành

40

230

560

1250

3500

8300

15000

17000

Số lượng tăng




190

330

690

2250

4800

6700

2000

Tỷ lệ tăng




475%

143%

123%

180%

137%

81%

13%

( Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)



Biểu đồ 2.2- Số lượng thẻ phát hành qua các năm 2002 đến năm 2009

Số lượng thẻ phát hành tục tăng qua các năm với tốc độ rất cao, tốc độ cao nhất là năm 2003, tỷ lệ tăng đạt đến 475%, có thể thấy giai đoạn này các ngân hàng bắt đầu tham gia vào cuộc đua phát hành thẻ ngân hàng. Đến năm 2004 tốc độ có chậm lại so với năm 2003 nhưng vẫn ở mức độ cao, 143% so với năm 2003, và năm 2005 tốc độ tăng có phần giảm lại hơn hẳn, nhưng vẫn nâng số lượng thẻ lên đến 1250 ngàn thẻ. Và tốc độ tăng bắt đầu “nóng” lại trong năm 2006, tăng 2250 ngàn thẻ và đấy tốc độ tăng lên đến 180%. Sang đến các năm 2007, 2008 thì mức độ tăng của thẻ chậm hơn hẳn, và chậm nhất là năm 2009, tỷ lệ tăng chỉ đạt được 13% và đưa số lượng thẻ lên mức hơn 17 triệu thẻ, cũng có thể giải thích điều này bởi khủng hoảng kinh tế trên thế giới và những chính sách của Chính phủ nhằm hạn chế những tác động tiêu cực cho nền kinh tế; hay một phần cũng bởi nhu cầu cần thiết sử dụng thẻ bắt đầu được dung hòa trong nền kinh tế.

Với dân số 86 triệu người nhưng số lượng thẻ thanh toán tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, ở nhiều nước số lượng thẻ thanh có khi bằng cả dân số, mỗi năm có nước như Thái Lan phát hành thêm được hàng triệu thẻ thanh toán. Theo bà Trương Minh Hà, Trưởng đại diện tổ chức kết nối thẻ thanh toán VISA tại khu vực Đông Dương thì so sánh, số lượng người dân sử dụng thẻ thanh toán VISA ở các nước trong khu vực cao hơn rất nhiều so với Việt Nam: Singapore chiếm 68,5%, Thái Lan chiếm 10,6%, Malaysia có gần 25 triệu dân nhưng đã có tới 5 triệu thẻ VISA với doanh số 8 tỷ USD năm 2007, Hồng Kông (Trung Quốc) chỉ có 5 triệu dân nhưng có gần 9 triệu thẻ với doanh thu 26 tỷ USD.

Con số thẻ thanh toán được phát hành ở Việt Nam rõ ràng cho thấy thị trường Việt Nam còn ở mức độ sơ khai. Nhưng ngược lại cũng có nghĩa Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho thẻ thanh toán. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có khả năng duy trì mức tăng trưởng khá cao trong suốt một thập niên qua với chỉ số tăng GDP trung bình là 7%/năm. Đặc biệt trong năm 2007, kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao kỷ lục 8,44%, trở thành nước có mức độ tăng trưởng cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo thị trường tiêu thụ ở Việt Nam. Hệ thống siêu thị mọc lên liên tục thay thế cho các ngôi chợ truyền thống, cửa hiệu tạp hoá nhỏ lẻ quen thuộc; các shop thời trang với các nhãn hiệu cao cấp trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở Việt Nam… Tất cả những biến chuyển đó cùng với đời sống kinh tế và thu nhập ngày càng cải thiện đã kéo theo sự “nâng cấp” nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người Việt nam. Trong số các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành thì chiếm đại đa số là thẻ ghi nợ nội địa, hay còn gọi là thẻ ATM, chiếm 93,87%, tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế với 3,65%, thẻ tín dụng quốc tế chiếm 2.22% và thẻ tín dụng nội địa 0.31%.



Biểu đồ 2.3- Tỷ trọng các loại thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành

Thẻ ghi nợ có điều kiện để được sử dụng và cách sử dụng khác đơn giản hơn thẻ tín dụng nên phù hợp với nhu cầu của đại đa số dân cư trong nước nên thẻ ghi nợ có tỷ trọng rất lớn so với các loại thẻ khác, nhưng trong tương lai sẽ có những chuyển biến tích cực hơn cho thẻ tín dụng quốc tế. Việc cung cấp các dịch thẻ khác nhau của các ngân hàng đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gởi cá nhân và có một số dư nhất định. Do đó các ngân hàng tham gia cạnh tranh hết sức khốc liệt trên thị trường thẻ. Agribank là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh với 21 năm hoạt động và sản phẩm thẻ của ngân hàng này, nhất là thẻ nội địa chiếm vị trí cao trên thị trường thẻ tại Việt nam. Theo thống kê của hội thẻ Việt Nam, tính đến tháng 6/2008, số lượng thẻ của Agribank đứng vị trí thứ 4 với 1,62 triệu thẻ chiếm 14% thị phần.





Biểu đồ 2.4- Tình hình phát hành thẻ năm 2008

Qua biểu đồ, rõ ràng 4 trong 5 ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ phát hành là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, phần còn lại là thị phần của hơn 20 tổ chức phát hành khác của thị trường thẻ. Tính đến cuối năm 2008 thì số lượng thẻ phát hành đạt khá cao, riêng Agribank là 2.033.896 thẻ, đạt tỷ lệ tăng trưởng 65% so với năm 2007. Sự tăng trường này của các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng có thể giải thích bằng các nguyên nhân như sau:



  • Đây là các ngân hàng phát triển lâu đời nên uy tín của các ngân hàng rất được đề cao, góp phần củng cố tâm lý tin tưởng của người dân.

  • Bản thân yếu tố quốc doanh cũng tác động rất lớn đến tâm lý tin dùng của đại đa số những người sử dụng thẻ.

  • Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh có dịch vụ trả lương qua Ngân sách theo chỉ thị 20 của Chính phủ, đây là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao số lượng thẻ phát hành của các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt nam phát triển nhanh chóng, đa dạng về cả số lượng lẫn chất lượng, trong đó dịch vụ thẻ ATM đang được các ngân hàng mở rộng và đầu tư mạnh mẽ. Dịch vụ thẻ ATM đang được xem là một công cụ hiện đại, năng động và linh hoạt phục vụ hiệu quả cho những khách hàng trong việc sử dụng tài khoản cá nhân với độ an toàn và hiệu quả. Hiện nay một số ngân hàng đã phát hành các loại thẻ phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Ngân hàng Habubank có thẻ thanh toán Habubank Vantage, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội có thẻ Active plus, ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế có thẻ VIB Value. Techcombank cũng có hai dòng sản phầm thẻ ghi nợ nội địa là F@stAccess và F@stAccess-I với nhiều tính năng hiện đại như: thấu chi, tiết kiệm, thanh toán, truy vấn thông tin tài khoản. Với những loại thẻ tiện dụng này khách hàng có thể rút tiền mặt, chuyển tiền tại các mát ATM 24/24h vào tất cả các ngày trong tuần mà không cần thiết phải đến trực tiếp tại ngân hàng. Như vậy, các phương tiện thanh toán hiện đại, thực hiện giao dịch tự động, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt nam.

Cuộc cạnh tranh khai thác thị trường thẻ hiện nay khiến các ngân hàng liên tục cải tiến, nâng cao tiện ích của thẻ thanh toán, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ATM của mình. Cho đến thời điểm này Vietcombank đã có khoảng 6 loại thẻ gồm 3 thẻ nội địa và 3 thẻ quốc tế. Trong đó, SG24 là loại thẻ được Vietcombank đầu tư như một công cụ hàng đầu đắc lực nhất để tham gia cạnh tranh đối với thị trường thẻ thanh toán. Theo Vietcombank, là sản phẩm thẻ liên kết đầu tiên được phát triển trên nền tảng Vietconbank Connect24, thẻ Vietcombank SG24 không chỉ là phương thức thanh toán tiện dụng mà còn mang lại cho chủ thẻ nhiều tiện ích, như: các chương trình ưu đãi, giảm giá tại hệ thống nhà hàng, khách sạn, bar, spa, các Trung tâm ngoại ngữ, khu nghỉ mát, ...cao cấp ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều tỉnh khác. Đó là chưa kể, chủ thẻ còn được hưởng gói dịch vụ bảo hiểm tai nạn của một hãng bảo hiểm uy tín.Với những tiện ích trên, sản phẩm Vietcombank SG24 sẽ sớm trở thành công cụ thanh toán hữu hiệu nhất giữa các doanh nghiệp Việt Nam và người sử dụng thẻ. Loại thẻ này rất phù hợp với nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Phối hợp với công ty OnePAY để triển khai dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, Vietcombank còn đóng vai trò là ngân hàng thanh toán. Triển khai cổng thanh toán trực tuyến, doanh nghiệp cho phép khách hàng của họ thực hiện thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ tín dụng hoặc ghi nợ mang thương hiệu quốc tế Visa, Master, American Express, JCB. Vietcombank là ngân hàng thanh toán của doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ (đơn vị chấp nhận thẻ - ĐVCNT). Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cổng thanh toán OnePAY sẽ mở tài khoản tại Vietcombank để nhận doanh thu bán hàng.

Mô hình thanh toán trực tuyến.





Hình 2.1- Mô hình thanh toán trực tuyến của Vietcombank

Người mua (chủ thẻ) sẽ thực hiện thanh toán trực tuyến bằng cách điền thông tin thẻ tại cổng thanh toán OnePAY và sẽ được chuyển thông tin đến ngân hàng phát hành thông qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế đến ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch. Kết quả giao dịch sẽ được trả ngược lại cho cổng thanh toán OnePAY, ĐVCNT và chủ thẻ. Nếu kết quả giao dịch thành công, Vietcombank sẽ ghi có tạm ứng doanh thu vào tài khoản của ĐVCNT. Vietcombank sẽ thực hiện nghiệp vụ thanh toán bừ trừ với ngân hàng phát hành (ngân hàng của chủ thẻ) theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài công tác tạm ứng doanh thu, Vietcombank còn thực hiện các công việc như quản lý rủi ro và tra soát khiếu nại. Sau khi ký kết hợp đồng triển khai cổng thanh toán, ĐVCNT sẽ được đăng ký tham gia chương trình AVS, 3D-Sercure nhằm giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, ĐVCNT sẽ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro và được hỗ trợ miễn phí hệ thống phát hiện giao dịch giả mạo.Hàng ngày, Vietcombank cập nhật các giao dịch bị đòi bồi hoàn từ phía các ngân hàng phát hành (NHPH) trên toàn cầu. Đối với từng giao dịch, Vietcombank sẽ hỗ trợ ĐVCNT xuất trình chứng từ liên quan chứng minh giao dịch và giải quyết khiếu nại với NHPH và tổ chức thẻ quốc tế. Ở Việt Nam, Vietcombank được các tổ chức thẻ quốc tế lựa chọn là ngân hàng thanh toán của các đơn vị chấp nhận thẻ trực tuyến do uy tín và sự kết nối rộng rãi với các ngân hàng khác.

Mới đây nhất, Ngày 16/4/2010, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phát hành thẻ tín dụng quốc tế Platinum mang thương hiệu Visa, là sản phẩm thẻ cao cấp dành riêng cho các khách hàng có thu nhập hàng tháng từ 60 triệu đồng trở lên. Sacombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Platinum. Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Platinum là sản phẩm thẻ cao cấp dành riêng cho các khách hàng có thu nhập hàng tháng từ 60 triệu đồng trở lên. Chủ thẻ Sacombank Platinum sẽ được cấp hạn mức tín dụng từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Ngoài ra, chủ thẻ còn được tham gia chương trình bảo hiểm tai nạn du lịch với mức bảo hiểm cao nhất lên đến 500 ngàn đôla Mỹ. Ngoài những tính năng thông thường của một thẻ tín dụng quốc tế như rút tiền mặt, mua sắm trước, thanh toán sau trên phạm vi toàn cầu và qua hình thức giao dịch trực truyến trên Internet, Sacombank Platinum còn mang đến cho chủ thẻ những tiện ích cao cấp như các dịch vụ đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn; thuê xe hơi đặc biệt dòng xe limousine cao cấp; dịch vụ tặng hoa và quà; đặt phòng họp/hội nghị, thuê thông dịch viên cùng các thông tin về visa/hộ chiếu/hải quan trước mỗi chuyến đi; thông tin các điểm đặt ATM, tỉ giá tiền tệ và những thông tin tư vấn về y tế, luật pháp và nghi thức các nước… Ngoài những chương trình khuyến mãi từ các đại lý chấp nhận thẻ của Sacombank, chủ thẻ Sacombank Platinum còn được hưởng các mức ưu đãi hấp dẫn từ các khách sạn 5 sao, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, cửa hàng thời trang,… trên toàn thế giới thông qua câu lạc bộ Visa Platinum và thông qua kênh chăm sóc khách hàng thẻ Sacombank Platinum chuyên biệt. Hàng năm, Sacombank sẽ cung cấp bảng tổng kết tài khoản thẻ Sacombank Platinum giúp chủ thẻ tổng kết việc chi tiêu trong năm và dễ dàng hoạch định ngân sách cho năm tới.

Nhìn chung, dịch vụ thẻ nói chung và thẻ ATM nói riêng là những sản phẩm tài chính đang được các ngân hàng ưu tiên phát triển bởi tiềm năng to lớn của nó trong tương lai gần. Các ngân hàng luôn xem đây là phương thức cạnh tranh hữu hiệu của các ngân hàng trên thị trường. Thông qua đó, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt cũng đang có xu hướng ngày càng giảm dần. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành ngân hàng, nó chứng tỏ dịch vụ thẻ đã đến gần hơn với thực tiễn, bước đầu tạo cho nền kinh tế một phương thức thanh toán mới-thanh toán không dùng tiền mặt.



Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương