MỤc lục chưƠng : 1 TỔng quan về thanh toán không dùng tiền mặt và thẻ thanh toán trong nền kinh tế việt nam 1


Thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam



tải về 0.56 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.56 Mb.
#13606
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

.1.7.1.Thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam:

.1.7.1.1Thực trạng về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam:

Từ năm 2003 thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến ở Việt Nam. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng; hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt. Tại các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định. Trong cả năm 2007, tổng phương tiện thanh toán tăng đến 46%, là một trong những nguyên nhân khiến lạm phát tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2008. Như vậy, tổng phương tiện thanh toán cả năm 2007 tăng cao hơn nhiều so với năm nhiều năm trước, tăng khoảng 37% so với năm 2006, cao hơn mức tăng trung bình của thời kỳ 2001-2007. Việc kiềm chế tổng phương tiện thanh toán nhằm làm giảm tốc độ gia tăng lạm phát nên tổng phương tiện thanh toán năm 2008 chỉ tăng 5.77%. Năm 2009 Thủ tướng đã chỉ đạo việc điều hành chính sách tiền tệ và góp phần làm tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 25% nhằm phục vụ cho mục tiêu ổn định tăng trưởng kinh tế ở mức 5% và khống chế lạm phát. Và mới đây, theo như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố thì hai tháng đầu năm 2010, tổng phương tiện thanh toán của hệ thống các tổ chức Tín dụng tăng 1,39% so với cuối năm 2009.



Biểu đồ 2.1- Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán

Theo khảo sát của các nhà kinh tế, từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19%; năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%., điều này cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt đang được hệ thống ngân hàng mở rộng và phát triển, góp phần giảm đáng kể lượng tiền mặt trong thanh toán. Tuy tỷ trọng hàng năm đã giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%.

Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh. Ngày 28/2/2009, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành khai trương Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và dung lượng ngày càng cao của đất nước. Hệ thống này giữ vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hiện nay, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã sẵn sàng kết nối với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác.

Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM, máy POS; tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng thương mại phát hành, lắp đặt ngày càng nhưng tác dụng giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thông còn rất khiêm tốn. Theo TS.Dương Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt bởi việc thanh toán tiền mua hàng, trả phí dịch vụ qua máy POS còn rất hạn chế vì không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của nhiều ngân hàng. Để trả tiền mua hàng, khách hàng phải rút tiền mặt từ máy ATM lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị. Tuy nhiên vì hệ thống POS lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị của các ngân hàng hiện nay chưa được kết nối với các hệ thống của ngân hàng khác nên dẫn đến ít tiện ích cho các thẻ ATM nội địa của các ngân hàng Việt Nam. Và với xu thế phát triển hiện tại, thẻ ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam, được các NHTM chú trọng phát triển. Đến cuối tháng 6/2009, toàn thị trường đã có 8.800 ATM và 28.300 POS, khoảng 17.032.000 thẻ đang lưu hành với 176 thương hiệu thẻ do 41 tổ chức phát hành. Để phát triển dịch vụ thanh toán thẻ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, qua đó thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống nhất trên toàn quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời tăng hiệu quả quản lý nền kinh tế của các cơ quan quản lý thông qua kênh thanh toán và từng bước minh bạch hoá nền kinh tế.

Tại Việt Nam, Séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán nhưng tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt. Trên thế giới, Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển, dựa trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển(1). Mỹ là nước sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng sớm nhất, thẻ thanh toán cũng ra đời đầu tiên ở Mỹ nhưng theo Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ Atlanta (trích dẫn trong Bank Technology News, tháng 1/2005) thì số lượng thanh toán điện tử đã đạt đến 44, 5 tỷ USD, so với 46,7 tỷ USD thanh toán bằng séc; nhưng về mặt giá trị thì thanh toán điện tử chỉ đạt 27,4 ngàn tỷ USD, trong lúc thanh toán bằng séc đạt 39,3 ngàn tỷ USD(2); thanh toán bằng séc ở Bồ Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lượng giao dịch, ở Ireland là 70%, ở Pháp là 56%, ở Anh là 51%; bình quân sử dụng séc tính theo đầu người hàng năm ở Pháp là 80 món, ở Hà Lan là 56 món, bởi chi phí cho việc phát hành, thanh toán séc vừa đơn giản, an toàn và tiết kiệm, vì vậy, người dân, nhất là các nước Tây Âu đều thích sử dụng séc hơn là thẻ ATM. Nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ khuyến khích sử dụng séc từ các ngân hàng và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu người mua và người bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước nhưng hiện tại, Ngân hàng Nhà nước chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

Thương mại điện tử thì còn nhiều rào cản. Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công thương, trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng từ 31% năm 2005 lên 45% năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm trước. Hiện có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối internet. Tuy nhiên, do thói quen mua sắm của người tiêu dùng và khâu thanh toán khiến thương mại điện tử Việt Nam chậm phát triển; người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức tiền mặt, vì người tiêu dùng lo ngại mua phải sản phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng thương mại điện tử. Nhìn chung, việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, đầu tư cho thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website thương mại điện tử (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị điện tử...) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể.

Trong khuôn khổ triển khai các Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công thuộc Quyết định 291, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tập trung triển khai các nội dung và đã đạt được những kết quả nhất định.  Trong việc thực hiện Đề án quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt,  Bộ Tài chính - đơn vị chủ trì thực hiện Đề án - đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; trong đó, quy trình thu ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt sẽ được cải tiến bằng cách người nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản. Trong tương lai, Bộ Tài chính sẽ triển khai thu thuế qua hệ thống thanh toán điện tử. Đối với chi Ngân sách Nhà nước, nhất là chi trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính đã có văn bản quy định cụ thể về thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành khảo sát và nghiên cứu xây dựng quy trình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua thẻ ngân hàng và sẽ thí điểm ở một số thành phố lớn.

Một kết quả khả quan khác là sau khi Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (Chỉ thị 20); đồng thời phối hợp với các NHTM, các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, TP, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán … triển khai được nhiều nội dung công việc, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo tinh thần Chỉ thị 20 đã hoàn thành giai đoạn 1, vượt mức về phạm vi địa bàn và lộ trình thực hiện, hiện tại đã triển khai đồng loạt tại 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2008, số đơn vị trả lương qua tài khoản đã tăng hơn 4 lần, từ 5.181 lên 21.562 đơn vị, số người nhận lương qua tài khoản đã tăng 3,7 lần từ 298.920 lên đến 1.132.442 người. Cuối năm 2008, hầu hết các cơ quan ở Trung ương đã triển khai cho 100% cán bộ công chức ở trụ sở chính như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vân tải, Văn phòng Chủ tịch nước.

Trong quá trình triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, bên cạnh mặt đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Mặc dù, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã cố gắng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng mạng lưới khách hàng, nhưng hạ tầng CNTT và viễn thông phục vụ thanh toán của các NHTM còn chưa đáp ứng nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán trong nền kinh tế;  trong quá trình triển khai Chỉ thị 20 đã nảy sinh một số vướng mắc, chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng chưa tốt (máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời, …). Do nhiều nguyên nhân, các Đề án thành phần về thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai khá chậm, chưa được như mong muốn và thực tế đang gặp nhiều khó khăn. Các Đề án thành phần đều là những vấn đề mới, phức tạp, nên ý kiến của các đơn vị cũng còn rất khác nhau; cách tiếp cận và xử lý vấn đề cũng khác nhau. Vấn đề chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn. Đối tượng được chi trả là những người có công với cách mạng nhiều ở khắp các thôn bản, xã, phường trong cả nước, hầu hết là người cao tuổi, thương binh, bệnh binh đi lại gặp nhiều khó khăn; mặt khác nhiều đối tượng là dân tộc thiểu số và có những trường hợp không biết chữ nên việc tự giao dịch qua tài khoản là không thực hiện được; bên cạnh đó, các ngân hàng chỉ có các chi nhánh tại các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh chưa có tại cấp xã nên việc chi trả cũng không đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên, nhìn chung, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công,  doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tiện ích mới trong thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Ví điện tử…  mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp,  chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng.


.1.7.1.2Nguyên nhân của những tồn tại của thanh toán không dùng tiền mặt:

Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh không thể thiếu một hệ thống thanh toán hiện đại. Theo ông Tạ Quang Tiến - Cục trưởng cục Công nghệ tin học ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cho rằng: ''Để có thể phát triển được hệ thống thanh toán phi tiền mặt, một nền kinh tế phải có mức thu nhập bình quân của dân cư cao, hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, cơ sở hạ tầng công  nghệ của các ngân hàng, các DN và tổ chức kinh tế phải mạnh; Nguồn nhân lực về CNTT trong các ngân hàng giỏi, dân trí cao và phải có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt''.

Trong khi đó, Việt Nam hiện có trên 80 triệu dân với thu nhập 400 USD/người/năm, trong đó 80% là nông dân với thu nhập thấp. Các hình thức thanh toán phi tiền mặt của người Việt Nam mới dừng lại chủ yếu là sec, uỷ nhiệm thu, chi, thư tín dụng và thẻ thanh toán, thanh toán điện tử... trong khi các nước tiên tiến khác đã tiến đến hàng trăm hình thức thanh toán điện tử khác nhau. Như vậy., thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta còn nhiều mặt hạn chế hơn nhiều so với quốc tế và xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:



  • Thứ nhất, nền kinh tế Việt nam đã có thời gian khoảng 15 năm chuyển từ nền kinh tế xản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, tập trung, bao cấp thanh toán trong dân cư gần như thanh toán bằng tiền mặt sang nền kinh tế thị trường và manh nha với việc thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, sự tiếp cận với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang ở những bước khởi đầu cả về khâu tổ chức và thực hiện.

  • Thứ hai, cơ sở hạ tầng về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu về thanh toán không dùng tiền mặt. Có một thực tế trong nhiều năm trước đây, cơ sở vật chất của nhiều ngân hàng thương mại còn nhiều yếu kém do không có nhiều vốn để đầu tư trang bị máy móc thiết bị và công nghệ nên khi thực hiện công tác thanh toán giữa các tổ chức kinh tế thường chậm trễ, ảnh hưởng đến chu chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp, cá nhân nói riêng, vì vậy họ lựa chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian gần đây, trước sự đòi hỏi của thị trường và cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng, tình hình đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng đã được cải thiện.

  • Thứ ba, Luật Các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 nhưng đến nay, Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định thi hành, tuy NHNN đã ban hành Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN ngày 5/9/2006 quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ, đến nay trên thực tế, hối phiếu chưa được các tổ chức kinh tế sử dụng trong giao dịch thương mại và chiết khấu tại các NHTM, ngày 11/7/2006, Thống đốc NHNN ra Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN về Quy chế cung ứng và sử dụng séc, nhưng đến nay, séc vẫn chưa được nhiều người sử dụng, vì NHNN vẫn chưa thành lập được các trung tâm bù trừ séc, qua đây có thể thấy Luật Các công cụ chuyển nhượng đã ban hành từ hơn 3 năm nhưng chưa đi vào cuộc sống.

  • Thứ tư, Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù ngày 19 tháng 11 năm 2005 vừa qua, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động TMĐT, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để Luật này đi vào cuộc sống không chỉ của riêng ngành Ngân hàng mà của toàn xã hội. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng, để cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ.

  • Thứ năm, sự thiếu liên kết thanh toán giữa các ngành đã hạn chế đến việc phát triển mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn quốc. Hiện nay chưa đến 50% khách sạn trong nước trang bị máy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, khoảng 10% nhà hàng, 6% điểm bán vé máy bay và 1% siêu thị chấp nhận thẻ thanh toán. Do đó, chưa có điều kiện thu hút tiêu dùng của dân cư, chưa sử dụng được các công nghệ thanh toán tương thích.

  • Thứ sáu, việc phổ biến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến nhiều người chưa thực sự nhận thức hết được tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc khác, về phía ngân hàng thì bản thân các ngân hàng cũng chưa có sự phối hợp cần thiết với các tổ chức kinh tế xã hội để triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

  • Thứ bảy,thói quen thanh toán bằng tiền mặt vì tâm lý an toàn khi giao dịch trực tiếp là khó khăn vô hình lớn nhất đối với việc thúc đầy thanh toán không dùng tiền mặt. Thu nhập thấp không thể không coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế công chúng mở tài khoản tại ngân hàng. Theo bộ phận dân cư có thu nhập thấp thì thanh toán không dùng tiền mặt bất tiện hơn nhiều so với thanh toán bằng tiền mặt. Điều này chính là nguyên nhân người lao động sử dụng máy ATM để rút tiền mặt dù được trả lương qua tài khoản thẻ ngân hàng. Thói quen sử dụng tiền mặt rất phổ biến trong nền kinh tế Việt nam hiện nay và điều này kéo theo sự chậm phát triển đối với các cơ sở chấp nhận thẻ ngân hàng.

Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương