MỤc lụC 1 danh mục bảng biểU 4


Kịch bản trong trường hợp xảy ra cháy, nổ kho xăng dầu



tải về 5.84 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích5.84 Mb.
#39335
1   2   3   4   5   6   7   8

4. Kịch bản trong trường hợp xảy ra cháy, nổ kho xăng dầu


* Nguyên nhân gây sự cố:

Tình huống nổ bồn, bình, đường ống LPG, khí nén: Sự cố rò rỉ, cháy nổ kho chứa gas có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trong toàn bộ hệ thống công nghệ nhập/xuất và bất kỳ thời gian nào trong ngày. Các tình huống nổ bồn, bình, đường ống LPG, khí nén nếu xảy ra sẽ rất nguy hiểm.

Các nguyên nhân chính dẫn đến nổ bồn chứa LPG:

- Bồn cũ, không được bảo quản, bảo dưỡng, kiểm định đúng quy định;

- Nhập vượt quá dung tích bồn trong khi các thiết bị kiểm soát, mà trước hết là van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng tốc độ nhập lớn hơn khả năng xả của van làm áp lực trong bồn tăng quá sức chịu của bồn.

- Nhiệt độ bên ngoài bồn tăng cao và nhanh (ví dụ bị cháy bên ngoài bồn) làm nhiệt độ trong bồn cũng tăng cao, gây tăng áp lực đột ngột, đồng thời các các thiết bị kiểm soát mà trước hết là van an toàn không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng tốc độ tăng nhiệt và áp suất lớn hơn khả năng xả của van làm áp lực trong bồn tăng quá sức chịu của bồn. Nguyên nhân này dễ xảy ra trong thực tế và có thể đây cũng là nguyên nhân làm nổ bồn ổ ví dụ minh hoạ bên trên.

- Nguyên nhân nổ bình LPG đang chiết nạp thường cũng do nhiệt độ bên ngoài tăng (do cháy trong khu vực) làm nhiệt độ và áp suất trong bình tăng nhanh, đồng thời van an toàn đầu bình lại không hoạt động tốt nên áp lực khi tăng quá sức chịu đựng của vỏ bình sẽ phát nổ. Các van an toàn tốt là các van khi áp lực bên trong bình tăng tới 26 kG/cm2 thì lò-xo chốt chặn sẽ mở để xả áp bên trong bình. Lúc này lưu ý hậu quả cháy do có lượng LPG thoát ra gặp lửa bên ngoài sẽ làm đám cháy lớn hơn.

- Đường ống LPG cũng có thể bị nổ nếu gặp lửa cháy bên ngoài mà các van chặn 2 đầu không mở, gây tăng nhiệt độ và áp suất trong đường ống quá sức chịu tải của vỏ ống sẽ gây nổ.

- Bình khí nén cũng có thể nổ do bình cũ không được kiểm tra, kiểm định bảo dưỡng đúng quy định; máy nén hoạt động không được kiểm soát trong khi các thiết bị kiểm soát an toàn trên máy nén và bình khí nén không hoạt động tốt.

- Vô tình hay cố ý sử dụng nguồn lửa (diêm, bật lửa, hút thuốc lá, thắp hương thờ cúng chỗ cấm lửa...) ở nơi có vật liệu dễ bắt cháy (nguồn/chỗ chứa hoá chất, các chất thải có dính dầu mỡ...)

- Sử dụng các nguồn phát sinh tĩnh điện hay tia lửa điện (các thiết bị vô tuyến, điện tử, đèn,... không chống nổ, quần áo bảo hộ không đúng quy cách chống tĩnh điện);

- Các thiết bị nối mát (mass), nối đất không tốt (điện trở cao hơn mức cho phép)

- Do va chạm phát sinh lửa như xe bồn, xe tải đâm va trong kho.

- Khi nạp hoặc xuất LPG từ bồn chứa và xe bồn: Hệ thống ống mềm bị lỗi dẫn đến tuột hoặc đứt làm rò rỉ khí gas. Nguồn khí gas này có thể bắt lửa gây cháy làm tăng nhanh nhiệt độ bồn chứa dẫn tới tăng áp đột ngột có thể dẫn tới nổ bồn.



* Các biện pháp phòng ngừa:

+ Trang bị đầy đủ, đúng chủng loại các thiết bị của hệ thống công nghệ và các thiết bị giám sát.

+ Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ tất cả các thiết bị theo đúng quy định nhà nước, hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt cần có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra các trang thiết bị điện bao gồm cả điện động lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn các khả năng chập điện trong các động cơ, trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.

+ Sửa chữa ngay tất cả các thiết bị khi phát hiện hư hỏng. Tuyệt đối không vận hành hệ thống tại khu vực có phát hiện hư hỏng mà chưa có biện pháp bổ sung ngăn ngừa sự cố hữu hiệu.



- Giải pháp phòng ngừa đối với yếu tố con người

+ Công nhân tuyển dụng làm việc tại kho phải đủ sức khoẻ, được đào tạo căn bản về lĩnh vực công việc mình được phân công cũng như có kiến thức cơ bản về LPG.

+ Khi nhận việc, công nhân phải được biết rõ về các mối hiểm nguy có thể gặp phải trong công việc mình sắp làm và các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, ứng phó với các mối hiểm nguy đó.

+ Hướng dẫn công nhân chi tiết bằng văn bản những quy trình cần thực hiện khi làm việc. Chỉ những công nhân đã qua đào tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được làm các công việc có yêu cầu cao về an toàn và kiến thức kỹ thuật.

+ Khi làm việc, tất cả công nhân phải được trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ lao động.

- Giải pháp phòng ngừa đối với yếu tố hệ thống

+ Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ hệ thống quy trình, hướng dẫn chi tiết cho từng loại công việc;

+ Có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và thực hiện việc kiểm tra kiểm soát như nêu trong phần giải pháp thiết bị trên;

+ Tổ chức đào tạo huấn luyện phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp nói chung và sự cố hoá chất nói riêng;

+ Tổ chức giáo dục ý thức làm việc an toàn cho người lao động

+ Bố trí nhân lực phù hợp yêu cầu công việc;

+ Tổ chức kiểm tra sức khoẻ, xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng cho người lao động ít nhất cũng theo quy định nhà nước (nếu không có điều kiện tốt hơn).

+ Tổ chức cho tất cả cán bộ nhân viên làm việc trực tiếp với hóa chất phải tham gia các khóa đào tạo về hóa chất để đảm bảo mọi cán bộ nhân viên này có chứng chỉ đào tạo an toàn hóa chất.



* Một số biện pháp xử lý khi có sự cố:

- Cấp cơ sở: Trường hợp tai nạn sự cố nhỏ không lập tức gây nguy hại đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Các tình huống này có thể kiểm soát được bởi các biện pháp xử lý tại chỗ. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm huy động nguồn lực ứng cứu của đơn vị (đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở) và thực hiện các biện pháp xử lý.

Các tình huống cấp cơ sở gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

+ Rò rỉ LPG nhỏ từ các mối nối đường ống, bồn chứa với các thiết bị, các rò rỉ nhỏ từ gioăng đệm trên các máy bơm, máy nén LPG mà mắt thường có thể phát hiện hoặc phải dùng bọt xà phòng mới phát hiện được;

+ Xì chai LPG đang hoặc đã nạp;

+ Tuột ống mềm nối với tàu, ống mềm nạp cho xe bồn nhưng không bắt lửa.

+ Gãy ống hàng lỏng, hơi kích thước nhỏ dưới 2” không kèm theo cháy;

+ Va quệt xe bồn, xe chở bình trong khu vực kho nhưng không gây cháy nổ;

+ Cháy nhỏ, xa khu vực đường ống công nghệ, bồn chứa;

+ Cháy trong khu vực nhà văn phòng, nhà xe, trên bãi trống được phát hiện kịp thời dễ dàng khống chế bằng các dụng cụ chữa cháy cầm tay;

+ Sét đánh gần khu vực kho không gây cháy;

+ Cháy nổ nhỏ ở các đơn vị xung quanh chưa trực tiếp ảnh hưởng đến kho.

+ Công nhân bị bỏng lạnh, choáng do LPG.



- Cấp khu vực: Trường hợp sự cố gây nên những mối nguy hiểm nhất định đối với tính mạng, tài sản và môi trường. Để có thể kiểm soát các tình huống này và ngoài sự kiểm soát của đội ứng phó sự cố hóa chất cấp cơ sở cần phải có sự phối hợp, chỉ đạo ứng cứu của chính quyền địa phương, các đơn vị có lực lượng, phương tiện sẵn có gần kề khu vực xảy ra sự cố theo phương án đã thỏa thuận trước.

Các tình huống sự cố cấp khu vực bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

+ Rò rỉ lớn trên đường ống nhập hay trên bồn như: Xì bồn do van an toàn hỏng, gãy ống nhập... và hậu quả là một lượng lớn LPG thoát ra không khí;

+ Cháy gần bồn, đường ống công nghệ, trạm bơm, trạm nạp chai có nguy cơ cháy lan vào các khu vực đó;

+ Sét đánh thẳng lên khu vực kho;

+ Đâm va xe bồn, xe chở bình vào hệ thống công nghệ của Kho;

+ Cháy nổ từ bên ngoài sát tường Kho có nguy cơ cháy lan sang Kho.

+ Công nhân bị thương nặng hay tử vong do tai nạn lao động hay do tiếp xúc LPG.



- Cấp quốc gia: Sự cố hóa chất cấp quốc gia là sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các tỉnh, thành và có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Khi xảy ra sự cố Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất thành phố chỉ huy ứng cứu đồng thời báo cáo để Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó.

Các tình huống sự cố cấp quốc gia bao gồm các tình huống sau hoặc mức độ tương tự các tình huống sau:

+ Cháy nổ trong kho và có nguy cơ lan truyền sang các kho khác.

+ Cháy nổ hay đổ vỡ tràn LPG từ các bồn do hậu quả của thiên tai không kiểm soát được.



* Kế hoạch phối hợp của lực lượng bên trong với lực lượng bên ngoài

+ Với sự cố cấp cơ sở: Đội ứng phó cơ sở có thể giải quyết thì chỉ thông tin trong nội bộ để triển khai công tác ứng phó và các cá nhân không có trách nhiệm sẽ di tản theo hướng thoát nạn đã được quy định.

+ Với sự cố cấp khu vực: Ngoài việc doanh nghiệp triển khai các biện pháp ứng cứu tại chổ đồng thời doanh nghiệp phải báo cáo với Công an PCCC, Bệnh viện tuyến huyện nơi gần nhất, chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã, Ban quản lý KCN…), UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh - Xã hội để hỗ trợ trong công tác ứng phó sự cố.

- Với sự cố cấp quốc gia: Ngoài công tác triển khai ứng cứu sự cố cấp khu vực còn phải báo cáo với các bộ, ban, ngành Trung ương như Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Quốc gia về Tìm kiếm Cứu nạn.

Khi sự cố vượt quá sự kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên hệ với Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp thành phố để được điều động các lực lượng bên ngoài hỗ trợ trong việc ứng cứu và xử lý sự cố hóa chất.

Căn cứ vào quy chế phối hợp ứng phó sự cố hóa chất, các cơ quan, ban, ngành, các lực lượng liên quan triển khai các phương án ứng cứu cụ thể (dưới sự điều động, chỉ huy của Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh).


5. Kịch bản xảy ra sự cố đối với phốt pho vàng

5.1. Nguyên nhân


Sự cố cháy phốt pho vàng có thể xảy ra tại rất nhiều vị trí trong toàn bộ dây chuyền sản xuất do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi một sơ xuất rất nhỏ cũng có thể đến một sự cố lớn, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do phốt pho vàng là chất rất dễ cháy thể hiện ở tính chất lý hóa như sau:

- Nhiệt độ sôi: 279 oC

- Nhiệt độ nóng chảy: 44 oC

- Nhiệt độ tự cháy: 30oC

- Phản ứng dễ dàng với các halogen, lưu huỳnh, các chất oxy hóa, đồng và các hợp kim đồng, oxy.

- Khi cháy sinh ra các khí oxit của phốt pho và phosphin (tiếp xúc với các chất kiềm mạnh).


5.2. Đánh giá tác động


  • Tình huống cháy phốt pho vàng phát sinh phốt pho oxit

Cháy phốt pho vàng (trắng) phát sinh các oxit của phôt pho có thể xem như trường hợp phát thải trực tiếp vào môi trường. Vì vậy có thể úng dựng phần mềm Aloha để xác định khoảng cách an toàn khi giả sử kết quả của sự cháy làm phát sinh một lượng xác định khí độc.


Hình 3.9 : Khoảng cách an toàn khi phát thải 200 kg oxit phốt phot

Kết quả mô phỏng cho thấy: phạm vi ảếh hưởng bởi khí độc ở mức 2 có bán kính là 1600 m và mức 3 là 891 m theo theo hướng gió.


Hình 3.10 : Khu vực bị ảnh hưởng bởi khí độc khi phát tán 200 kg phốt pho (III) oxit

  • Tình huống sản phẩm cháy có chứa phosphin

Tình huống này có thể xảy ra khi phôt pho vàng tiếp xúc với các chất kiềm mạìn. Các phần mềm hiện nay mới chỉ mô phỏng được trường hợp phôt pho cháy là phát sinh phosphin, khi đó sẽ tính được vùng ảnh hưởng do phosphin nếu nó không có phẩn ứng cháy tiếp theo. Tuy nhiên trong thực tế phosphin là chất rất dễ cháy.


Hình 3.11 : Khoảng cách an toàn khi phát sinh phosphin 2 kg/phút trong thời gian 60 phút

Kết quả mô phỏng cho thấy: vùng ảnh hưởng bởi khí độc với mức độ 2 là 800 m và mức độ 3 là 587 m theo hướng gió.

5.3. Phương án ứng phó


Kết quả tính toán trên cho thấy sự cố liên quan đến phốt pho vàng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ngay cả khi cháy, nổ làm phát sinh một lượng khí độc nhỏ thì vùng bị ảnh hưởng bởi khí độc (vùng có nồng độ lớn hơn nồng độ AEGL 2) cũng khá lớn vì vậy khi phát hiện sự cố cần nghĩ ngay đến phương án ứng phó với sự cố cấp 2 trở lên. Phương án ứng phó như sau:

  • Lực lượng ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở cần thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công như trong bản Kế hoạch đã được phê duyệt của cơ sở.

  • Công an xã, chính quyền địa phương:

Sơ tán dân cư khỏi khu vực ảnh hưởng của khí độc đến tập chung tại các địa điểm công cộng: trường học, cơ quan nơi chắc chắn không bị ảnh hưởng bới khí độc, đồng thời chặn các tuyến đường nhỏ

  • Cảnh sát giao thông:

Chặn các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, không cho người không có nhiệm vụ di chuyển về khu vực xảy ra sự cố.

  • Công an phòng cháy chữa cháy:

- Sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân đảm bảo không bị phơi nhiễm khí clo đạt các tiêu chuẩn về an toàn đạt mức A (xem mục III)

- Sau khi ứng cứu xong yêu cầu kiểm tra lại hiện trường và điều tra nguyên nhân xảy ra cháy.



  • Lưu ý đối với lực lượng PCCC

  • Phốt pho vàng rất dễ cháy

  • Bùng cháy ngay tức thời nếu thoát ra không khí

  • Phôt pho vàng (trắng) tự cháy ở 30oC. Nhiệt độ tự cháy cao hơn nếu độ ẩm không khí giảm.

  • Phốt pho phản ứng dữ dội với các chất oxi hóa, halogen, một số kim loại, nitrrit, lưu huỳnh và nhiều hợp chất khác gây ra đám cháy thứ cấp nguy hiểm.

  • Khi cháy sinh ra khói nặng, màu trắng kích ứng mạnh.

  • Có nguy cơ cháy trở lại sau khi đám cháy đã được dập tắt

  • Đối với các đám cháy nhỏ sử dụngvòi phun nước lạnh, đất, cát ướt;

  • Đối với đám cháy lớn sử dụng vòi phun nước lạnh hoặc phun sương, không được để tạo thành đống bằng dòng phun nước lạnh cao áp.

  • Đối với các thùng chứa nằm trong khu vực có đám cháy, dập lửa từ một khoảng cách lớn nhất có thể hoặc sử dụng vòi phun được điều khiển tự động.

  • Nước thải từ việc chữa cháy có thể gây ô nhiễm. Vì vậy nên kiểm soát và xử lý nước thải sau sự cố.

  • Quân đội: xử lý khí độc, cứu người theo chỉ đạo của chỉ huy, tiêu tẩy hiện trường, lập điểm làm sạch người, thiết bị ra khỏi vùng đỏ.

- Lực lượng trinh sát (là các cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn về hóa chất – nếu chưa có lực lượng này, đơn vị cần có kế hoạch nâng cao năng lực về ứng phó sự cố hóa chất) khoanh vùng khu nhiễm độc: ít nhất 2 xe trinh sát phóng xạ hóa học, được trang bị khí tài cá nhân đầy đủ, sử dụng các loại máy phát hiện và xác định nồng độ hơi, hóa chất độc công nghiệp. Trên cơ sở dự đoán, khu vực có nguy cơ nhiễm độc do lan truyền, do BCH TKCN cung cấp, lực lượng hóa học chuyên môn có nhiệm vụ xác định cụ thể vùng nhiễm độc thực tế để làm cơ sở cho quá trình ứng phó và xây dựng phương án khắc phục hậu quả. Phương án trinh sát cụ thể như sau:

+ Phát hiện khoanh vùng nhiễm độc, xác định đến đâu cắm cờ đến đó và ghi lên phiếu thời gian, nồng độ nhiễm.

+ Xác định mức độ nhiễm độc nguy hiểm tại các điểm quan trọng (khu đông dân, khu tập trung các lực lượng tham gia, vị trí chỉ huy…)

Nhiệm vụ trinh sát hóa học được thực hiện liên tục trong suốt quá trình ứng phó, nhằm xác định vùng nhiễm độc nguy hiểm thực tế với các mức độ nguy hiểm khác nhau; các khu vực an toàn… đồng thời trinh sát kiểm tra nhiễm độc cho người ứng cứu, giúp người chỉ huy nắm chắc tình hình nhiễm độc trên địa bàn, để có các quyết định ứng phó kịp thời chính xác.

- Xác định phạm vi ảnh hưởng, tính chất nguy hiểm của hóa chất, dự báo các tình huống diến biến có thể xảy ra, hỗ trợ kỹ thuật, đầu mối liên lạc


  • Lực lượng Y tế: kiểm tra sức khỏe toàn bộ người đia ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng, đặt điểm sơ cứu hiện trường. Nêu trang thiết bị tối thiểu ppe, chỉ điểm.

  • Lưu ý đối với lực lượng y tế

  • Các biện pháp sơ cứu khi phơi nhiễm phốt pho vàng

  • Thông tin chung

Điều trị ban đầu chủ yếu là hỗ trợ. Trong trường hợp tiếp xúc với da hoặc tiếp xúc với mắt, cần loại bỏ ngay lập tức các hạt phốt pho trắng đang cháy khỏi da hoặc mắt bệnh nhân / nạn nhân. Nếu da hoặc mắt bị nhiễm phốt pho trắng, đắp bằng quần áo ướt mát để tránh tái phát lửa.

  • Thuốc giải độc: Không có thuốc giải độc đối với phốt pho trắng.

  • Phơi nhiễm với mắt:

- Ngay lập tức di chuyển bệnh nhân / nạn nhân khỏi nguồn gây phơi nhiễm.

- Ngay lập tức rửa mắt với một lượng lớn nước mát trong vòng ít nhất 15 phút.

- Đắp lên mắt bằng gạc ướt để ngăn chặn các hạt phốt pho trắng cháy trở lại.

- Tránh bôi bất kỳ loại lipid- hoặc thuốc mỡ dầu, điều này có thể làm tăng sự hấp thu chất phốt pho trắng.

- Xem xét áp dụng một lồng mắt để tránh tăng nhãn áp.

- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Phơi nhiễm qua tiêu hóa:

- Ngay lập tức di chuyển nạn nhân khỏi nguồn gây phơi nhiễm.

- Không được ép nôn mửa (nôn).

- Theo dõi chức năng tim và đánh giá đối với huyết áp thấp (hạ huyết áp), nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim), và giảm chức năng hô hấp (suy hô hấp).

- Đánh giá cho đường trong máu thấp (hạ đường huyết), rối loạn điện giải, và nồng độ oxy thấp (hypoxia). Nếu có dấu hiệu sốc hoặc huyết áp thấp (hạ huyết áp), bắt đầu tiêm tĩnh mạch (IV) truyền dịch.

- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.



  • Phơi nhiễm qua hô hấp:

- Ngay lập tức di chuyển nạn nhân khỏi nguồn gây phơi nhiễm.

- Đánh giá chức năng hô hấp và nhịp tim.

- Nếu khó thở hoặc thở yếu, quản trị oxy.

- Hỗ trợ thông gió theo yêu cầu. Luôn luôn sử dụng một hàng rào hoặc thiết bị bag-valve-mask.

- Nếu ngừng thở (apnea), làm hô hấp nhân tạo.

- Giám sát suy hô hấp và tích tụ dịch ở phổi (phù phổi).

- Theo dõi bệnh nhân / nạn nhân với các dấu hiệu của toàn bộ cơ thể (hệ thống) các hiệu ứng và quản lý điều trị triệu chứng khi cần thiết.

- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.



  • Phơi nhiễm qua hô hấp:

- Ngay lập tức di chuyển nạn nhân từ nguồn gây phơi nhiễm.

- Nhúng chìm những vùng da bị ảnh hưởng trong nước lạnh hoặc che chúng bằng các loại băng ướt.

- Tưới với nước lạnh là cách tốt nhất để loại bỏ phốt pho trắng trong da. Loại bỏ các hạt phốt pho trắng khi rửa với số lượng lớn nước lạnh hoặc trong khi nhúng trong nước lạnh. Việc sử dụng nước lạnh là rất quan trọng, nhưng chăm sóc cũng cần được thực hiện để bảo vệ bệnh nhân / nạn nhân tránh hạ thân nhiệt.

- Ngay lập tức đặt bất kỳ phần tử phốt pho trắng được lấy ra trong một vật chứa nước lạnh để giảm rủi ro cho nhân viên y tế và những người khác. Tránh bôi bất kỳ lipid- hoặc thuốc mỡ dầu, mà có thể làm tăng sự hấp thu chất phốt pho trắng.

- Theo dõi bệnh nhân / nạn nhân với các dấu hiệu của toàn bộ cơ thể (hệ thống) các hiệu ứng. Nếu các dấu hiệu của toàn bộ cơ thể (hệ thống) cho thấy xuất hiện ngộ độc, xem phần ĐIỀU TRỊ Y TẾ.

- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.


  • ĐIỀU TRỊ Y TẾ:

- Hạ huyết áp nên được điều trị bằng chất lỏng IV. Co giật nên được điều trị bằng các thuốc benzodiazepin. Cho uống hoặc tiếp xúc da trên diện rộng, nồng độ trong máu thấp canxi (hypocalcemia) cần được điều trị với calcium gluconate IV (người lớn và trẻ em liều: 0,1-0,2 mL / kg lên đến 10 ml / liều trong một dung dịch 10%; lặp lại liều nếu cần thiết) hoặc calcium chloride.

- Một số bệnh nhân / nạn nhân có nhịp tim bất thường có thể yêu cầu ứng dụng sốc điện để phục hồi nhịp tim bình thường, cộng với điều trị bổ sung.

- Phơi nhiễm với da, sự quan sát thấy các hạt phốt pho có thể được tăng cường bằng tia cực tím (UV). Với các khu vực tiếp xúc nhúng chìm trong nước lạnh (để tránh đánh lửa) cẩn thận loại bỏ tất cả các hạt phosphor được nhìn thấy. Việc sử dụng nước lạnh có khả năng gây hạ thân nhiệt. Các bước nên thực hiện để bảo vệ chống lại hạ thân nhiệt. Hạt của phốt pho được loại bỏ nên được đặt trong thùng chứa đầy nước lạnh để ngăn ngừa rủi ro cho nhân viên y tế và những người khác.

- Phơi nhiễm với với mắt,cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhãn khoa.



  • Tài nguyên môi trường: giám sát nộng độ hóa chất tại vành đai cách ly. Báo cáo ngay cho trưởng ban khi nồng độ đạt 80% AEGL2=> sơ tán 20% theo hướng gió (chấm điểm vị trí cần đo).

6. Kịch bản cháy kho lưu huỳnh


Nguyên nhân xảy ra sự cố: Do mất an toàn, an ninh trong hoạt động sản xuất, đã gây ra sự cố cháy kho lưu huỳnh và tạo ra một lượng lớn khí độc SO2, SO3 gây nhiễm độc trên diện rộng, sập nhà kho, gây ra sự cố hóa chất nghiêm trọng.

Hậu quả và phạm vi tác động của sự cố cháy, nổ kho chứa lưu huỳnh

- Tình huống xấu nhất có thể khiến hàng trăm tấn lưu huỳnh bị cháy tạo đám mây khí rất độc SO2, SO3 phát tán nhanh chóng trùm lên khu vực nhà kho và toàn bộ công ty, sau đó truyền lan ra các khu vực dân cư xung quanh nhà máy, gây nhiễm độc nguy hiểm trên diện rộng, làm nhiều người dân bị nhiễm độc.

- Để ước tính phạm vi tác động của sự cố cháy kho chứa lưu huỳnh của công ty luyện đồng Lào Cai, chúng tôi sẽ mô tả sự cố cháy kho chứa lưu huỳnh xảy ra tại thành phố Cape, Nam Phi, tháng 12 năm 1995 làm căn cứ tham khảo phương án ứng phó.

Điều kiện vị trí kho chứa

- Lưu huỳnh được bảo quản tại nhà máy ở Sumerset West thuộc phía Tây thành phố Cape (Hình 3.8).

- Lượng lưu huỳnh trong kho chứa là 15,710 tấn được chia thành 9 đống chiều cao khoảng 3m, diện tích xấp xỉ 200x300m. Kho chứa có một bên là đường sắt, một bên là kênh ngăn bão (Hình 3.2). Xung quanh kho chứa được đào rãnh ngăn lửa ngoại trừ cạnh phía Đông. Rãnh ngăn lửa được nạo vét hàng năm vào tháng 1. Tuy nhiên, không có kế hoạch phòng ngừa sự cố cháy nổ cho kho chứa. Vòi nước gần nhất cách kho chứa 1km (nhưng không thể cung cấp đủ nước cho việc chữa cháy).



- Kho chứa lưu huỳnh được xây dựng ở độ cao 16 mét so với mặt biển và cách vịnh False khoảng 2km theo hướng Bắc. Bao quanh kho chứa chủ yếu là thảo nguyên, xa hơn là một vài dãy núi, núi Westpeak cao 967 m cách kho chứa 7 km theo hướng Đông Bắc, dãy Dome cao 1137m cách kho chứa 7 km theo hướng Đông Bắc, dãy Hollandberge và một dãy núi khác tạo thành một vòng cung từ Đông Bắc tới Đông Nam cách kho chứa 15km. Dân cư thưa thớt, chỉ có một vài thành phố, trang trại và những con đường chính. Các đô thị địa phương bao gồm Firgrove và Macassar cách 2.5 km theo hướng Đông bắc, Strand và Sumerset West 4 km theo hướng Đông và Đông Nam, cả khu vực thành phố và ngoại ô Cape có tổng số dân là 1.5 triệu người.


Hình 3.12: Bản đồ vùng Tây Nam của thành phố Cape.

“F”: Ký hiệu đám cháy, “M”: Kí hiệu các trạm quan trắc nồng độ SO2

“” : Kí hiệu các trang trại phải bồi thường thiệt hại, “” kèm theo đánh số là các trạng trại được nghiên cứu bởi EEU.




Hình 3.13 : Chi tiết kho chứa lưu huỳnh

- Đặc điểm khí hậu: từ tháng 11 đến tháng 4 hoặc tháng 5 có nhiệt độ cao và gió mạnh. Ngày 11 tháng 12, cảnh báo cháy được đưa ra do nhiệt độ nóng (22-30oC), không khí khô (22-66% RH) và gió mạnh (tốc độ trung bình 8.5-11.1 m/s). Ngay trước vụ cháy ngày 16 tháng 12 năm 1995, phòng dự báo thời tiết liên bang đã đưa ra khuyến cáo về nguy hiểm cháy đối khu vực phía Nam thành phố Cape.

Diễn biến vụ cháy

Vào lúc 10:15, ngày 13 tháng 12 năm 1995, xảy ra một đám cháy cỏ cách kho chứa 1.2 km theo hướng Đông do phóng điện bề mặt từ đường dây điện trên không. Đám cháy nhanh chóng được dập tắt bởi lực lượng phòng cháy của công ty AECI. Lúc 12:40 ngày hôm sau, đám cháy tương tự lại xảy ra ở phía Đông Bắc đám cháy trước. Sau khi nhận được thông báo đám cháy được dập tắt trong vòng 1 giờ. Lúc 9:35 sáng, ngày 15 tháng 12, một đám cháy lại xảy ra, lực lượng phòng cháy của công ty AECI cùng với sự hỗ trợ của các lực lượng phòng cháy trong vùng đã khống chế đám cháy vào lúc 13:00. Ngay sau khi khống chế được đám cháy, các công nhân lái máy ủi đã đào rãnh chống cháy bao quanh hầu hết các vị trí cháy. Tất cả các cá nhân rời khỏi vị trí lúc 15:30, sau một thời gian ngắn, một nhân viên chữa cháy lại quan sát thấy một đám cháy khác lúc 16:45, đám cháy lần thứ tư này được dập tắt bởi lực lượng chữa cháy của công ty và trong khu vực. Vào lúc 18:35, ngày 16 tháng 12, vụ cháy thứ 5 xảy ra chỉ có một nhân viên chữa cháy địa phương phát hiện, gió mạnh đã làm đám cháy lan rộng, không thể đánh giá trực quan do khói đặc, nhân viên này đánh giá đám cháy đã vượt tầm kiểm soát khi chỉ sử dụng một ống dẫn 44mm và một xe chữa cháy 1600 lít. Các thành viên trong tổ chữa cháy của công ty AECI có mặt lúc 19:06 với 3 xe chữa cháy, đám cháy đã lan rộng. Khó khăn lúc này là tình trạng thiếu trang thiết bị bảo vệ cá nhân để chống lại khí độc.

Trong bóng tối, ngọn lửa màu xanh từ kho chứa lưu huỳnh cách đó khoảng 1 km được quan sát. Lúc 20:40, trưởng ban dân phòng vùng phía Tây thành phố Cape nhận được thông báo về tình trạng khói đen dày đặc và yêu cầu sơ tán dân cư khu vực Macassar . Do khu vực Somchem đang nguy hiểm, vị trí cách đó 2 km theo hướng Đông Bắc được đặt làm trung tâm điều hành. Các nhân viên cứu hộ và chữa cháy vật liệu nguy hại có mặt lúc 21:45. Khoảng 22:00, dòng lưu huỳnh nóng chảy được phát hiện tại kênh ngăn bão của kho chứa lưu huỳnh. Mức cảnh báo cao nhất được phát đi để yêu cầu hỗ trợ từ tất cả các đơn vị cứu hộ: cháy, cảnh sát, giao thông, dân phòng địa phương, y tế. Máy móc được huy động để chôn lấp và ngăn chặn lưu huỳnh chảy vào kênh ngăn bão.

Khói từ đám cháy đã lan tỏa trực tiếp qua Macassar-thành phố cách kho chứa khoảng 2.5 km theo hướng gió. Khu vực này chủ yếu là dân lao động nghèo sống trong những ngôi nhà nhỏ. Dân cư phải sơ tán khẩn cấp ngay trong đêm khoảng 2500- 3000 người.

Đến 6:00 ngày 17 tháng 12, hai máy bay trực thăng được huy động để tham gia dập lửa. Đám cháy được dập tắt hoàn toàn lúc 15:22 ngày 17 tháng 12 năm 1995.

Kết luận về hậu quả vụ cháy

Đám cháy đã kéo dài trong khoảng thời gian 20-21 giờ, tiêu tốn khoảng 7250 tấn lưu huỳnh và giải phóng khoảng 14.500 tấn SO2, ngoài ra còn có một lượng SO3 và H2SO4. Đây được xem như một tai nạn hóa chất nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

SO2 lẫn trong không khí gây bệnh phổi, bệnh tim và các vấn đề hô hấp đặc biệt là bệnh hen suyễn đối với trẻ nhỏ.


Bảng 3.7: Tóm tắt các tiêu chuẩn đối với SO2

Môi trường

Tên tổ chức

Thời gian trung bình

Nồng độ (ppm)

Môi trường tự nhiên

Môi trường lao động

Trường hợp khẩn cấp


WHO

Cơ quan môi trường Nam Phi

Tiêu chuẩn Mỹ về chất lượng không khí xung quanh

U.S. NIOSH/OSHA STEL

U.S. ACGIH/TLV-TWA

Mức nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng ngay lập tức (IDLH)



24h

1h

10 phút



Hàng năm

24h


Hàng năm

24h


Tối đa 3h

15 phút


8 h

30 phút


0.06

0.16


0.24

0.03


0.10

0.03


0.14

0.5


5.0

2.0


100

Tại Macassar người dân bị phơi nhiễm bởi nồng độ khói bụi cùng với nồng độ SO2 cao. Theo báo cáo, người dân ngửi thấy mùi cay và chịu các kích ứng nghiêm trọng như: bỏng và bị kích ứng mắt, mũi, họng, ho thở ngắn, đau tức ngực, nôn mửa. Nhiều người chết, trong đó có hai người chết trên đường đi cấp cứu.Trước khi khoanh vùng đường cao tốc trong phạm vi 1 km cách đám cháy, hai người đã bị co thắt phế quản và chết trong ô tô khi đi qua đám khói SO2. Tuy không có chứng cứ rõ ràng, 10-15 người chết được cho là do đám cháy, trong đó có nhiều trẻ em. Trong số những người được đánh giá về tình trạng phơi nhiễm, 15 người được xác định bị rối loạn chức năng hô hấp. Tuy nhiên đó là con số thống kê chưa đầy đủ về các ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sau vụ cháy.

Ảnh hưởng đến môi trường

SO2 thải ra môi trường sẽ chuyển thành dạng hạt sunphat và axit sunfuric gây mưa axit ảnh hưởng đến cây cối, mùa màng và các công trình xây dựng.

Sau vụ cháy, một đánh giá môi trường được thực hiện ở AECI và Somchem. Người ta đã tiến hành khảo sát tại 8 trang trại và phỏng vấn 50 nông dân. Thiệt hại về cây trồng ở thung lũng Eerste River phụ thuộc vào từng vị trí và loại cây trồng. Các cây trồng nhạy với SO2 nhất bao gồm: oliu, bạch đàn, cải bắp, cà chua. Tại Macassar, 67 hộ dân báo cáo cây trồng và rau quả của họ bị bao phủ bởi tro bụi làm hỏng mùa màng.

Chưa có đủ tài liệu đánh giá về tình trạng động vật để xác định nguyên nhân khác nhau do vụ cháy, tuy nhiên có một cuộc khảo sát đã tìm thấy tỷ lệ tử vong bất thường ở hươu và ngựa vằn. bốn trong số 50 nông dân được phỏng vấn đã ghi nhận các ảnh hưởng có hại đến sức khỏe động vật, gây chết giun đất, gà, cừu, tôm càng và các vật nuôi trong nhà.


7. Kịch bản rò rỉ hóa chất trên đường vận chuyển


- Trường hợp rò rỉ khi vận chuyển khí Clo


Hình 3.14: Mô tả vùng ảnh hưởng trong trường hợp rò rỉ khí Clo trên đường vận chuyển

Phương án ứng phó như sau

- Cô lập xung quanh khu vực xảy ra sự cố với bán kính là 500m, khu vực cần giám sát, bảo vệ người dân có chiều dài là 3km tính từ tâm vị trí xảy ra sự cố và chiều rộng là 3km tính từ tâm vị trí xảy ra sự cố về hai phía.

- Dùng bình xịt nước làm mát thùng chứa. Dập tắt đám cháy bằng cách sử dụng các vật liệu phù hợp.

- Trường hợp xảy ra cháy: Dập tắt đám cháy bằng cách sử dụng vật liệu không cháy hoác khó cháy. Làm mát tất cả các bình chứa bằng một lượng nước lớn. Phun nước từ xa nếu có thể.

Trong quá trình ứng cứu cần sử dụng bình dưỡng khí với chế độ áp suất dương phù hợpvà mặt nạ kín mặt.

- Trường hợp không xảy ra cháy: Có nguy cơ phát sinh khí độc. Ngăn chặn phát thải dòng khí nếu có thể. Mang kính bảo hộ, bình dưỡng khí, và quần áo bảo hộ bằng cao su (kể cả găng tay).

Vận chuyển hóa chất bằng đường bộ hay đường thủy luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất. Các biện pháp xử lý đối với từng hóa chất cụ thể cần phải tham khảo kỹ trong Phiếu an toàn hóa chất (MSDS). MSDS là giấy tờ bắt buộc và luôn sẵn có trong quá trình vận chuyển.

Khu vực phải cách ly hoàn toàn và khu vực cần theo dõi giám sát trong trường hợp rò rỉ hoặc hóa chất phát sinh khi xảy ra sự cố trên đường vận chuyển liên quan đến một số loại hóa chất phổ biến được sử dụng trên địa bàn tỉnh được tính toán và tổng hợp trong Bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8: Khu vực cần cô lập và theo dõi giám sát khi xảy ra sự cố một số hóa chất trên đường vận chuyển

TT

Tên hóa chất

Bán kính khu vực cô lập hoàn toàn (km)

Chiều dài khu vực cần theo dõi giám sát theo hướng gió (km)

Chiều rộng khu vực cần theo dõi giám sát theo hướng gió (km)

1

Khí Clo

0.5

3.0

1.5

2

Amoniac

0.15

0.8

0.4

3

Anhydric Sunfuric, SO3

0.4

2.9

1.45

4

Lưu huỳnh đioxit

1.0

5.6

2.8

5

Axit Nitric

0.15

0.5

0.25

6

Axit phosphoric

0.05

0

0

7

Phôt pho vàng

0.05

0.3

0.15

8

Phốt phin

0.4

1.3

0.65

9

Carbon oxide

0.2

1.2

0.6



Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 5.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương