MỤc lụC 1 danh mục bảng biểU 4


II. Tổng quan về hoạt động hóa chất trên địa bàn



tải về 5.84 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích5.84 Mb.
#39335
1   2   3   4   5   6   7   8

II. Tổng quan về hoạt động hóa chất trên địa bàn

1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh

1.1. Tổng hợp dữ liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất của các cơ sở hóa chất


Thông tin về các cơ sở có hoạt động kinh doanh, sử dụng, tồn trữ hóa chất và thông tin về khối lượng chủng loại hóa chất trên địa bàn tỉnh được trình bày tại Bảng 1 phần Phụ lục.

- Hoạt động sản xuất hóa chất:

Các đơn vị có hoạt động sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu tập trung ở KCN Tằng Loỏng. Sản phẩm chủ yếu là Phốt pho vàng phục vụ một phần nhu cầu trong nước và chủ yếu để xuất khẩu: Công ty Cổ phần Phốt pho vàng Lào Cai, Công ty Cổ phần Phốt pho Việt Nam, Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai. Ở một số đơn vị trong quá trình sản xuất, thu được sản phẩm là axit sunphuric: Công ty Luyện đồng Lào Cai, sản phẩm chủ yếu được bán cho các đơn vị trong KCN để phục vụ hoạt động sản xuất ra các sản phẩm khác. Ngoài ra có công ty cổ phần Tân Hưng Thịnh sản xuất thủy tinh lỏng với mục đích tuyển quặng.

- Hoạt động kinh doanh hóa chất:

Về kinh doanh các sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng, đơn vị lớn gồm có: Công ty Cổ phần khí đốt Thái Dương, Công ty xăng dầu Lào Cai và một số đơn vị khác với quy mô nhỏ hơn. Để phục vụ nhu cầu kinh doanh, công ty có một bể tồn trữ khí ga hóa lỏng với hình cầu dung tích tối đa khoảng 100.000 lit.

Về kinh doanh hóa chất có hóa chất: Một số đơn vị sản xuất hóa chất, trong quá trình sản xuất thu được sản phẩm hóa chất. Hóa chất được chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác trên cùng địa bàn hoặc cung cấp cho các đơn vị trong nước có nhu cầu: photpho vàng, axit sunphuric, axit photphoric,…

Về kinh doanh Vật liệu nổ công nghiệp có kho chứa thuốc nổ của Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng và Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc

- Sử dụng hóa chất để phục vụ cho sản xuất:

Qua khảo sát, có một số đơn vị như: Công ty cổ phần DAP số 2 sản xuất phân bón, Công ty supe lân Apromaco sản xuất phân lân, Công ty cổ phần hóa chất Phúc Lâm và Công ty hóa chất phân bón Lào Cai sản xuất thức ăn chăn nuôi,… trong quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất trung gian axit sunphuric. Công ty có thể lựa chọn mua axit sunphuric từ công ty khác, tồn trữ và sử dụng dần hoặc tự xây dựng phân xưởng sản xuất axit sunphuric có chất lượng cao với nguồn nguyên liệu là lưu huỳnh nhập khẩu. Ngoài ra để sản xuất được sản phẩm phân diamoni photphat, công ty DAP số 2 phải mua nguyên liệu là Amoniac, hóa chất được vận chuyển về công ty bằng các xe bồn.

- Vận chuyển hóa chất

Một số hóa chất được chuyên chở với khối lượng lớn trên địa bàn tỉnh là: lưu huỳnh được vận chuyển từ cảng về các nhà máy thông qua phương tiện như tàu hỏa, ô tô. Hóa chất amoniac và khí dầu mỏ hóa lỏng được vận chuyển bằng xe bồn chịu áp lực. Các chất lỏng như axit sunphuric hoặc axit photphoric được chuyên chở bằng các phương tiện như: xe téc hoặc tank chuyên dụng đặt trên xe đầu kéo trong trường hợp hóa chất được xuất khẩu ra nước ngoài.

1.2. Danh sách các cơ sở, các khu vực có nguy cơ bao gồm các khu vực sản xuất, kinh doanh lưu trữ hóa chất với khối lượng lớn


Một số đơn vị đang trong quá trình xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gửi Sở Công Thương chờ xác nhận, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị chưa tiến hành thực hiện.

Một số đơn vị có nguy cơ là:

Các cơ sở tồn trữ hóa chất như lưu huỳnh, axit sunphuric lỏng, axit photphoric lỏng, amoniac khí hóa lỏng, vật liệu nổ công nghiệp, LPG.

Quá trình vận chuyển hóa chất trên đường của các đơn vị có hoạt động hóa chất.

1.3. Thống kê tên và số lượng hóa chất trên địa bàn tỉnh, đặc tính hóa lý của các loại hóa chất


Phân loại và hình đồ cảnh báo của các hóa chất được tồn chứa nhiều trên địa bàn tỉnh được trình bày tại Bảng 2 phần Phụ lục.

Tính chất lý hóa, độc tính của các hóa chất được tồn chứa nhiều trên địa bàn tỉnh được trình bày tại Bảng 3 phần Phụ lục.

Từ số liệu điều tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất cho thấy trên địa bàn tỉnh Lào Cai, các doanh nghiệp lưu trữ hóa chất với khối lượng lớn chủ yếu tập trung ở KCN Tằng Loỏng, ngoài ra nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất còn nằm ở các doanh nghiệp có tồn chứa LPG, xăng dầu.

- Các cơ sở kinh doanh LPG:

Mức độ nguy hiểm khi xảy ra sự cố có thể phân thành các trưởng hợp sau:



Rò rỉ khí gas từ các bình 13 kg, 40 kg

Với bình gas được thiết kế, chế tạo và kiểm định tốt thì khả năng rò rỉ thân bình có xác suất xảy ra thấp, sự cố rò rỉ có nguyên nhân chính do các van an toàn, vị trí nối van trên các bình không kín khít.

Khi bình chứa được lưu trữ trong không gian mở khả năng gây ngạt thấp tuy nhiên khả năng bắt lửa, gây nổ cao có thể phá hủy các nhà kho nhỏ và ảnh hưởng rung chấn đến một số công trình, nhà cửa xung quanh.

Sự cố cháy nổ đầu tiên có thể làm tăng nhiệt độ, áp suất trong các bình chứa tiếp theo dẫn tới rò rỉ khí gas từ các bình chứa này, gây ra sự cố lớn hơn. Tuy nhiên phạm vi thiệt hại chủ yếu tập trung trong cơ sở.



Đối với cơ sở có bồn chứa lớn

Qua kết quả kiểm tra định kỳ và đột xuất các đơn vị kinh doanh LPG lớn thì các bồn chứa LPG trên địa bàn đều được thiết kế, chế tạo theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện kiểm định định kỳ theo đúng quy định nên nguy cơ xảy ra rò rỉ từ thân bình rất thấp. Sự cố chủ yếu phát sinh từ việc vận hành xuất, nhập của người lao động không thực hiện đúng quy trình và không được giám sát cẩn thận.

- Với lượng khí gas lớn rò rỉ từ các đường ống công nghệ: Có thể ngay lập tức gây bỏng lạnh đối với người vận hành, khí gas tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể gây mù do bỏng lạnh. Có khả năng gây ngạt cho con người ở các vị trí kín gió do lượng khí lớn làm giảm nồng độ oxy trong không khí.

- Nguy cơ xảy ra rò rỉ khí gas khối lượng lớn phát tán ra môi trường: Đối với các không gian mở, đảm bảo khoảng cách an toàn LPG dễ bay hơi và phát tán trên phạm vi rộng nên khả năng gây ngạt thấp. Nguy cơ lớn nhất là trường hợp khí gas bắt lửa gây cháy, nổ trên diện rộng.

- Do các nguyên nhân về việc bất cẩn trong vận hành, do nhiệt đám cháy từ các công trình lân cận làm tăng áp suất trong bồn chứa gây nổ và phá hủy bồn chứa.

Trường hợp này có xác suất xảy ra thấp nhưng nguy cơ có thể gây ra các hậu quả lớn. Phạm vi tác động do các mảnh vỡ từ vụ nổ có thể tác động đến các khu vực có bán kính 1000 m.


2. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua trên cơ sở thông tin thu thập


Các đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh đã lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và đã được Bộ Công Thương phê duyệt là: Công ty phốt pho vàng Việt Nam, Công ty Cổ phần DAP số 2.

- Với các đơn vị có hoạt động hóa chất nói chung: Qua khảo sát các Công ty thì trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh không xảy ra sự cố hóa chất lớn nào gây tác động đến sức khỏe con người cũng như thiệt hại về của cải vật chất ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên tại một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ hóa chất ở mức độ nhỏ và các cơ sở đã nhanh chóng khắc phục.

- Với hoạt động vận chuyển:

Theo quy định, khi chuyên chở hoá chất nguy hiểm, đơn vị chuyên chở phải được cấp phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm, có đầy đủ về năng lực, nhân lực, tài xế, nhân viên áp tải hàng hoá phải được qua đào tạo huấn luyện cơ bản về an toàn hoá chất. Hiện tại chưa ghi nhận sự cố nào xảy ra trên địa bàn tỉnh. Mặt khác hoạt động vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh trên thực tế chưa có thống kê và khó kiểm soát vì các lý do sau: Việc cấp phép vận chuyển hóa chất do các Bộ quản lý theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP nhưng chưa có quy định về việc khi vận chuyển hóa chất qua địa bàn phải cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý địa phương. Ý thức chấp hành quy định cũng như nhận thức mối nguy hiểm của việc vận chuyển hóa chất chưa cao, thậm chí không có hiểu biết tối thiểu về hóa chất chuyên chở của chủ phương tiện vận chuyển sẽ là một trong các nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất trên đường vận chuyển. Nhiều cơ sở hoạt động hoá chất hợp đồng thuê đơn vị vận chuyển hoá chất nhưng không nắm rõ thông tin về việc đơn vị vận chuyển có chức năng chuyên chở hoá chất nguy hiểm hay không, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sự cố trong quá trình vận chuyển, có thể gây ra những tai nạn không lường trước.

Các doanh nghiệp khi vận chuyển hóa chất phục vụ sản xuất, kinh doanh phải đạt yêu cầu theo quy định. Người lái xe, người áp tải hàng phải được đào tạo, huấn luyện cơ bản về an toàn hoá chất. Sở Công Thương thành phố căn cứ Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương Quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa tổ chức hoạt động đào tạo cho đối tượng này trên địa bàn.

- Các đơn vị sử dụng hóa chất

Trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị sử dụng hóa chất với khối lượng lớn. Các doanh nghiệp hóa chất đều đã thực hiện công tác đào tạo an toàn hóa chất cho các đối tượng cán bộ quản lý, công nhân trực tiếp tiếp xúc với hóa chất, một số đơn vị đã có quy định trong việc ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật. Tuy vậy số lượng doanh nghiệp chưa thực hiện diễn tập ứng phó sự cố hóa chất còn nhiều. Một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ, tràn đổ hóa chất ở mức độ nhỏ.



- Về tổ chức thực hiện hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa chất

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp để nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo đảm an toàn trong hoạt động hóa chất, đồng thời giúp doanh nghiệp rèn luyện thuần thục các kỹ năng ứng phó với tình huống xảy ra sự cố hóa chất, xử lý tình huống tốt, giảm thiệt hại về vật chất, tài sản, tính mạng công nhân và nhân dân…

Tuy nhiên đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp nào thực hiện diễn tập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định.

3. Xác định các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn


Sự cố rò rỉ đối với hóa chất Amoniac tại Công ty Cổ phần DAP số 2.

Sự cố cháy Lưu huỳnh làm phát tán khí độc tại kho chứa của các Công ty sản xuất axit sunphuric.

Sự cố rò rỉ đối với khí clo tại nhà máy xử lý nước sinh hoạt trong thành phố của Công ty nước sạch Lào Cai.

Sự cố đối với kho chứa vật liệu nổ công nghiệp của Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp quốc phòng và Công ty hóa chất mỏ Tây Bắc.

Sự cố đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng của Công ty Cổ phần Thái Dương.

Cháy, nổ, tràn đổ, rò rỉ trong quá trình vận chuyển hóa chất trên đường.


4. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất

4.1. Doanh nghiệp


Hàng năm các doanh nghiệp đã bố trí cho những người làm việc liên quan trực tiếp đến hóa chất tham gia các lớp huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất do Sở Công Thương tổ chức, tham gia tập huấn về công tác PCCC cũng như tổ chức diễn tập về PCCC tại đơn vị do lực lượng công an PCCC và CNCH tổ chức.

Các đơn vị kinh doanh xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, … và nhiều đơn vị khác, đa số chưa lưu ý về việc phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố. Ngoài ra các cửa hàng bố trí quá gần với khu dân cư, việc bố trí này tiềm ảnh nguy cơ ảnh hưởng của sự cố hóa chất (cháy, nổ tại các vị trí này) đến các khu dân cư xung quanh; các đơn vị sử dụng hóa chất với quy mô nhỏ, lẻ vẫn còn bố trí xen kẽ trong khu dân cư, chưa có thiết bị xử lý chất thải, chất độc hại… dẫn đến ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; hầu hết các đơn vị đều chưa đầu tư các trang thiết bị ứng phó hoặc phòng ngừa sự cố hóa chất, quần áo bảo hộ lao động loại chuyên dụng.


4.2. Cơ quan chức năng


Về trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất của các cơ quan chức năng nhìn chung còn sơ sài, chủng loại trang thiết bị không phù hợp cho ứng phó sự cố hóa chất.

CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT

I. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

1. Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

1.1. Nguyên tắc chung


a. Đánh giá rủi ro hóa chất trong quy hoạch sử dụng đất

Nguyên tắc chung để xác định khoảng cách an toàn từ các công trình hóa chất đến khu vực dân cư sinh sống của hầu hết các nước có công nghiệp hóa chất phát triển là dựa vào các phương pháp đánh giá rủi ro hóa chất.

Rủi ro hóa chất là rủi ro liên quan đến các đặc trưng nguy hại của hóa chất như dễ cháy, dễ nổ, dễ phản ứng hay gây độc cho con người hay các hệ sinh thái khác khi kết hợp các tính chất nguy hại đó với nhau hay vì một lý do nào đó bị thoát ra khỏi bao bì, bồn chứa, thiết bị phản ứng, đường ống hay kho chứa.

Đánh giá rủi ro hóa chất sẽ phụ thuộc vào bản chất nguy hại của hóa chất và lượng hóa chất có chứa tại thời điểm đang xem xét và khoảng cách từ nơi có hóa chất đến các đối tượng nhạy cảm (con người, thiết bị, môi trường)

Rủi ro hóa chất được lượng hóa bằng tích số giữa tính nguy hại của hóa chất và xác suất xảy ra sự cố. Nếu xác suất xảy ra sự cố hóa chất bằng 0, rủi ro hóa chất sẽ bằng không và khi đó không cần xem xét đến KCAT nữa. Khi đã định lượng được rủi ro, thì cần tính đến mức rủi ro nào đó mà một đối tượng có thể chấp nhận được.

b. Tiêu chí chấp nhận mức rủi ro

Tiêu chí chấp nhận rủi ro thường được dựa trên một giả định rằng RỦI RO đã được tính toán sẽ không được làm tăng thêm mức RỦI RO vốn đã tồn tại hàng ngày. Thường người ta coi rằng một hoạt động nguy hiểm nào đó làm cho xác suất gây chết người tăng đến 1% là mức không thể chấp nhận được. Và khi đó tiêu chí để coi mức RỦI RO là chấp nhận được sẽ phải nhỏ hơn 10 hay 100 lần mức không thể chấp nhận được. Trong khoảng giữa mức RỦI RO không chấp nhận được và chấp nhận được, người ta phải tìm mọi cách giảm rủi ro đến mức mong muốn

Mặt khác rủi ro hóa chất cũng phụ thuộc vào tính nguy hại của hóa chất. Do đó để xác định KCAT của một công trình hóa chất cần phải có phương pháp phân loại nguy hiểm của các hóa chất.

Rủi ro hóa chất thường liên quan đến một cơ sở có hoạt động hóa chất (facility) có tồn tại các hóa chất nguy hại (hazardous), nghĩa là các hóa chất dễ cháy, dễ phản ứng, dễ nổ, độc, đặc biệt là khi các hóa chất có đồng thời hai hay nhiều các tính chất nguy hại nói trên hoặc là các hóa chất đó rất dễ hình thành các đám mây nguy hiểm khi thoát ra khỏi bao bì hay vật dụng chứa hóa chất đó.



Rủi ro cho cộng đồng thường được thể hiện dưới dạng xác suất chết hàng năm do bị tiếp xúc với nguồn nguy hiểm. Xác suất chết (hay cơ hội) tính cho một năm là 1 trên 1 triệu (1.000.000) (10-6) được coi là mức chấp nhận được, Mức xác suất chết 1 trên 10.000 (10-4 /năm) được coi là mức không chấp nhận được. Và mức rủi ro này được sử dụng để quy hoạch sử dụng đất liên quan đến các công trình nguy hiểm. Dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa các tiêu chí trong quy hoạch sử dụng đất với các tiêu chí về mức rủi ro chấp nhận được và rủi ro không chấp nhận được.

Hình 2.1: phân vùng sử dụng đất

Các đường đồng mức về Rủi ro là dựa trên cách tiếp cận về rủi ro cá nhân – Individula Risk: Individual Risk là rủi ro chết người hay bị thương nặng đối với người tiếp xúc với nguồn gây rủi ro tính theo đơn vị hàng năm. Mức Indiviual Risk ở hầu hết các quốc gia nằm trong khoảng từ 10-4 đến 10-6.

1.2. Khuyến cáo trong việc sử dụng đất


Với phương pháp tiếp cận về mức rủi ro chấp nhận được và không chấp nhận được như vậy, người ta có thể xây dựng được các phân vùng theo đướng đồng mức rủi ro như sau:

Trong vùng rủi ro lớn hơn 10-4: không cho phép bất kỳ loại hình sử dụng đất nào ngoài chính nguồn gây nguy hiểm, các hệ thống đường ống hay hành lang bảo vệ.

Trong vùng rủi ro từ 10-4 đến 10-5: là các công trình liên quan đến một số hạn chế lượng người và phải dễ dàng thoát hiểm (thí dụ như không phải là không gian kín như vườn hoa, sân golf, khu bảo tồn, đường rừng, tuy nhiên không bao gồm các khu vực giải trí như sân vận động; nhà kho, nhà máy chế biến.

Trong vùng rủi ro từ 10-5 đến 10-6: là những loại hình sử dụng đất mà người ta có thể đến thường xuyên, nhưng phải dễ dàng sơ tán, thí dụ như khu thương mai, khu dân cư ít người, văn phòng.

Khu vực rủi ro nhỏ hơn 10-6: là khu vực tất cả các loại hình sử dụng đất đều không bị hạn chế như cơ quan, trường học, khu dân cư đông đúc, Khi rủi ro ở mức bằng hay nhỏ hơn 10-6, có thể coi như là không cần tính đến rủi ro

Như đã nói ở trên, rủi ro còn phụ thuộc vào tính nguy hiểm của hóa chất. Hóa chất được nhóm thành các các nhóm theo đặc trưng nguy hiểm, tuỳ theo tính chất nguy hiểm của từng hoá chất có thể xác định các khoảng cách các vùng 1, 2, 3, 4 để sử dụng trong việc lựa chọn địa điểm cho các dự án hoá chất đồng thời cũng nên sử dụng trong việc quy hoạch sử dụng đất, cấp phép đầu tư cho các dự án gần các cơ sở hoá chất đã tồn tại.

Bảng 2.1: Phân nhóm hóa chất nguy hiểm để xác định khu khoảng cách an toàn

Tên bảng

Loại hợp chất tiếng Việt

Loại hợp chất tiếng Anh

A

Chất lỏng dễ cháy (cháy bề mặt)

Flammable liquids (pool fire hazard)

B

Chất lỏng dễ cháy (bùng cháy, cháy nhanh)

Flammable liquids (flash fire hazard)

C

Khí hóa lỏng dễ cháy

Liquefied flammable gase

D

Khí độc hóa lỏng bằng cách nén

Toxic gases liquefied by compression

E

Khí độc hóa lỏng bằng làm lạnh

Toxic gases liquefied by cooling

F

Chất lỏng độc

Toxic liquid

Các ký tự A, B, C, D, E và F sẽ được sử dụng để nhận biết loại nguy hiểm của từng hợp chất trong danh mục hóa chất.

Loại nguy hiểm (A, B, C, D, E và F) như đã giải thích ở trên. Có điều đáng lưu ý là các mức nguy hiểm này được bổ sung thêm các tính từ như: vô cùng, rất cao, cao hay thấp; Đồng thời với 1 số đặc trưng nguy hiểm có thể liên quan với điểm sôi, khi đó sẽ có chú thích là “low bp” hay “high bp”. Với 1 số chất, có thể có nhều hơn 1 đặc trưng nguy hiểm.

Ví dụ như Carbonyl Sulphide được ghi là D/E và C low b.p, có nghĩa là hợp chất Carbonyl Sulphide này có 3 đặc trưng như sau:

Bảng 2.2: Các đặc trưng của Carbonyl Sulphide



C

Liquefied flammable gase

Khí hóa lỏng dễ cháy (có điểm sôi thấp)

D

Toxic gases liquefied by compression

Khí độc hóa lỏng bằng nén

E

Toxic gases liquefied by cooling

Khí độc hóa lỏng bằng làm lạnh

Các tính từ bổ sung cho tính nguy hại sẽ được sử dụng để xác định khoảng cách an toàn trong các bảng A và B cho các hợp chất lỏng dễ cháy; C cho khí cháy, D cho khí dễ cháy hóa lỏng, E cho kí độc hóa lỏng bằng nén, E cho khí độc hóa lỏng bằng làm lạnh và F cho chất lỏng độc. Trong các bảng này, Khoảng cách được chia thành 2 loại: vùng bán kính nguy hiểm (exclusison zone within): cấm bất kỳ loại hình sử dụng đất nào) và khoảng cách mà từ đó có thể không hạn chế bất cứ loại hình sử dụng đất nào, nghĩa là khoảng cách an toàn (un-restricted land use beyond).

Danh sách phân loại hóa chất theo các nhóm nguy hiểm để xác định khoảng cách an toàn được trình bày cụ thể tại phần Phụ lục (Bảng 4) kèm theo Kế hoạch này.

Các bảng riêng biệt dưới đây dẫn ra các kết quả tính toán khoảng cách an toàn theo phương pháp của MIACC.

Lưu ý: Với các khối lượng chất lỏng khác nhau. Khoảng cách nguy hiểm không cho phép bất cứ loại hình sử dụng đất nào (“EXCLUSION ZONE”) được ghi trong hàng thứ 2, hàng thứ 3 là khoảng cách an toàn, tức là cho phép tất cả các loại hình sử dụng đất (UNRESTRICED LAND USE BEYOND) từ khoảng cách đó trở đi (tính mằng mét-m). Với các điểm nguy hiểm có khối lượng lớn chất lỏng dễ cháy (1000, 5000, 10000 và 25000 m3, yêu cầu có đê bao (DIKE), và khoảng cách an toàn tính từ đê bao.

Bảng 2.3: Khoảng cách cách ly đối với chất lỏng dễ cháy có nguy hiểm cháy bề mặt (pool fire hazard)



Thể tích (m3)

1

10

100

1000

5000

10,000

25,000

Vùng cách ly

5 m

9 m

17 m

Khoảng cách đê bao = 22 m

Khoảng cách đê bao = 28 m

Khoảng cách đê bao = 38 m

Khoảng cách đê bao = 56 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

8 m

16 m

26 m

Với các loại chất lỏng có nguy hiểm cháy bùng/cháy nhanh (FLASH FIRE HAZARD), bảng dưới đây dẫn ra khoảng cách an toàn; trong bảng này khoảng cách đê bao tính từ các bồn chứa ứng với các khối lương 5000, 10000, 25000 m3 là 28, 38 và 56 mét. Khoảng cách an toàn sẽ được tính từ đê bao (DIKE +…)

Bảng 2.4: Khoảng cách cách ly đối với chất lỏng dễ cháy có nguy hiểm bùng cháy (Flash- fire hazard)



Thể tích (m3)

5000

10,000

25,000

Khoảng cách đê bao (m)

28

38

56

Vùng cách ly

Khoảng cách đê bao + 30 m

Khoảng cách đê bao + 45 m

Khoảng cách đê bao + 70 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

Khoảng cách an toàn đối với các khu vực chứa khí cháy hóa lỏng được chia thành 2 nhóm ứng với hợp chất có điểm sôi thấp và điểm sôi cao (BOILING POINT) được dẫn ra trong Bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 2.5: Khoảng cách cách ly đối với khí hóa lỏng dễ cháy có nguy hiểm bùng cháy (Flash- fire hazard)



Điểm sôi

Khối lượng (tấn)

1

10

100

1000

Thấp

Vùng cách ly

50 m

90 m

150 m

250 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

80 m

130 m

230 m

360 m

Cao

Vùng cách ly

25 m

40 m

70 m

120 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

35 m

60 m

110 m

180 m

Trong Bảng dưới đây, dẫn ra khoảng cách an toàn đối với nhóm các chất khí độc được hóa lỏng bằng phương pháp nén, ứng với các mức độ độc khác nhau: cực kỳ độc (EXTREAM), rất độc (VERY HIGH), Độc cao (HIGH), độc trung bình (MEDIUM), ít độc (LOW)

Bảng 2.6: Khoảng cách cách ly đối với khí độc hóa lỏng bằng cách nén (Nguy hiểm từ đám mây khí độc)



Mức độ độc hại

Khối lượng (tấn)

0.1

1

10

100

1000

Cực kỳ độc

Vùng cách ly

0.4 km

1.2 km

2.8 km




Vùng sử dụng đất không giới hạn

0.8 km

2.2 km




Rất độc

Vùng cách ly

200 m

0.4 km

0.7 km

1.3 km

2.5 km

Vùng sử dụng đất không giới hạn

330 m

0.6 km

1.1 km

2.1 km

3.9 km

Độc cao

Vùng cách ly

100 m

170 m

0.3 km

0.5 km

0.9 km

Vùng sử dụng đất không giới hạn

160 m

270 m

0.5 km

0.8 km

1.3 km

Độc trung bình

Vùng cách ly

9 m

20 m

50 m

130 m

0.3 km

Vùng sử dụng đất không giới hạn

16 m

40 m

95 m

230 m

0.6 km

Ít độc

Vùng cách ly




10 m

20 m

40 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

17 m

30 m

60 m

Bảng 2.7: Khoảng cách cách ly đối với khí độc hóa lỏng bằng làm lạnh (Nguy hiểm từ đám mây khí độc)

Mức độ độc hại

Thể tích (m3)

0.1

1

10

100

1000

10,000

Cực kỳ độc

Vùng cách ly

1.1 km

1.9 km

2.8 km

4.3 km




Vùng sử dụng đất không giới hạn

1.6 km

2.6 km

4.0 km




Rất độc

Vùng cách ly

0.3 km

0.4 km

0.7 km

1.0 km

4.6 km

2.5 km

Vùng sử dụng đất không giới hạn

0.4 km

0.6 km

0.9 km

1.5 km

2.3 km

3.5 km

Độc cao

Vùng cách ly

70 m

120 m

190 m

0.3 km

0.5 km

0.8 km

Vùng sử dụng đất không giới hạn

110 m

170 m

270 m

0.5 km

0.7 km

1.1 km

Độc trung bình

Vùng cách ly

30 m

40 m

70 m

110 m

170 m

260 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

40 m

60 m

100 m

150 m

240 m

380 m

Ít độc

Vùng cách ly

7 m

10 m

15 m

20 m

30 m

40 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

9 m

15 m

20 m

30 m

40 m

60 m

Bảng 2.8: Khoảng cách cách ly đối với chất lỏng độc (Nguy hiểm từ đám mây khí độc do hóa hơi)

Mức độ độc hại

Thể tích (m3)

0.1

1

10

100

1000

10,000

25,000

Khoảng cách đê bao (m)




22

38

56

Rất độc

Vùng cách ly

160m

0.4 km

1.0 km

2.2 km

Khoảng cách đê bao + 2.8 km

Khoảng cách đê bao + 6 km

Khoảng cách đê bao + 10 km

Vùng sử dụng đất không giới hạn

280 m

0.7 km

1.9 km

3.6 km

Độc cao

Vùng cách ly

50 m

110 m

0.3 km

0.6 km

Khoảng cách đê bao + 0.8 km

Khoảng cách đê bao + 1.6 km

Khoảng cách đê bao + 2.6 km

Vùng sử dụng đất không giới hạn

80 m

200 m

0.5 km

1.0 km

Độc trung bình

Vùng cách ly

20 m

50 m

120 m

0.2 km

Khoảng cách đê bao + 0.3 km

Khoảng cách đê bao + 0.6 km

Khoảng cách đê bao + 0.9 km

Vùng sử dụng đất không giới hạn

40 m

90 m

210 m

0.4 km

Ít độc

Vùng cách ly

4 m

10 m

20 m

40 m

Khoảng cách đê bao + 40 m

Khoảng cách đê bao + 80 m

Khoảng cách đê bao + 140 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

8 m

20 m

40 m

70 m

Rất ít độc

Vùng cách ly




10 m

20 m

Khoảng cách đê bao + 4 m

Khoảng cách đê bao + 8 m

Khoảng cách đê bao + 16 m

Vùng sử dụng đất không giới hạn

20 m

30 m

1.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước


- Xây dựng, thiết kế hệ thống phần mềm quản lý số hóa bản đồ khoanh vùng ảnh hưởng, phân bố lực lượng tham gia ứng phó sự cố hóa chất và mô tả phạm vi ảnh hưởng và bố trí trang thiết bị, nguồn lực khác ứng cứu khi sự cố xảy ra để thuận lợi trong công tác chỉ đạo ứng phó.

- Đẩy mạnh công tác quản lý các hoạt động liên quan đến hóa chất trên địa bàn tỉnh:

+ Sản xuất hóa chất

+ Kinh doanh hóa chất

+ Sử dụng hóa chất

+ Vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh

- Tiến hành rà soát lập Kế hoạch và xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và các thủ tục quản lý hóa chất khác.

- Phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động hóa chất ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu GHS.


1.3. Cơ chế phối hợp và trách nhiệm chung của các cơ quan quản lý tại địa phương


Thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Lào Cai với cơ cấu tổ chức như sau:

* Sơ đồ tổ chức

Group 60


* Chức năng

Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Lào Cai được thành lập nhằm phối hợp các lực lượng, chỉ đạo thống nhất các hoạt động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở và thực hiện ứng phó khi có tình huống tràn đổ, cháy nổ hóa chất (vượt quá khả năng ứng cứu của doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thành phố hoạt động dưới sự điều phối của UBND tỉnh Lào Cai.

* Nhiệm vụ chính

- Thay mặt UBND thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc các hoạt động phòng ngừa sự cố hóa chất ở các cơ sở.

- Chỉ đạo các sở ban ngành liên quan kiểm tra, thanh tra an toàn hóa chất tại các cơ sở có lưu trữ, vận chuyển hóa chất.

- Tuyên truyền, nhắc nhở và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc triển khai Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Chủ trì việc thống kê thiệt hại do sự cố hóa chất trên địa bàn thành phố và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền đưa ra phương án đền bù thiệt hại.

* Nhân sự

Thành phần chính của BCĐ ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các thành viên kiêm nhiệm được cử ra từ các cơ quan ban ngành của tỉnh, cụ thể như sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai – Phó Chủ tịch UBND - Trưởng ban

- Sở Công Thương – Phó Giám đốc - Phó trưởng ban thường trực

- Sở TN & MT – Phó Giám đốc - Phó trưởng ban

- Công an tỉnh – Phó Giám đốc - Phó trưởng ban

- Ban chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai

- Các ủy viên:

+ Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố - Chủ tịch

+ Sở Y tế - Giám đốc

+ Sở NN & PTNT – Phó Giám đốc

+ Sở Giao thông vận tải – Phó Giám đốc

+ Sở Thông tin và truyền thông – Phó Giám đốc

+ Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh – Phó Trưởng Ban



* Nguyên tắc hoạt động

- Trưởng ban – Phó Chủ tịch UBND tỉnh:

+ Lãnh đạo, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo.

+ Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban chỉ đạo.

+ Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.

- Phó Trưởng Ban – Phó Giám đốc Công an tỉnh:

+ Nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp các lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH , cảnh sát môi trường,... tham gia vào công tác UPSCHC khi được sự chỉ đạo của Trưởng ban.

+ Chỉ đạo lực lượng công an PCCC và CNCH xây dựng kế hoạch cụ thể về quy trình Phòng cháy chữa cháy và công tác tìm kiến cứu nạn cứu hộ đối với các tình huống cụ thể.

+ Lên đề án về phương tiện bảo hộ và thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho các cán bộ tham gia khắc phục sự cố và cứu nạn cứu hộ.

- Phó Trưởng Ban - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:

+ Nhiệm vụ huy động và chỉ đạo các lực lượng lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh tham gia vào công tác UPSCHC khi được sự chỉ đạo của Trưởng ban.

+ Tổ chức lực lượng tham gia ứng phó đối với chất độc hóa học.

+ Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.

+ Chỉ đạo lực lượng quân sự xây dựng kế hoạch cụ thể công việc khắc phục sự cố hóa chất đối với các tình huống cụ thể.

+ Lên đề án về phương tiện bảo hộ và thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho các cán bộ tham gia khắc phục sự cố.

- Phó Trưởng Ban Thường trực – Phó Giám đốc Sở Công Thương:

+ Giúp Trưởng Ban trực tiếp điều phối các hoạt động chung của Ban chỉ đạo trong quá trình triển khai thực hiện quá trình ứng phó sự cố hóa chất (UPSCHC)

+ Đề xuất UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách đảm bảo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động UPSCHC.

+ Kiểm tra, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp giữa các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai kế hoạch hành động UPSCHC.

+ Thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo khi Trưởng Ban chỉ đạo vắng mặt.

- Phó Trưởng Ban – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường:

+ Nhiệm vụ tham mưu cho Trưởng Ban giải quyết các hậu quả của sự cố hoá chất gây ảnh hưởng đến môi trường.

+ Thực hiện giám sát, kiểm tra môi trường làm việc và môi trường xung quanh khu vực xảy ra sự cố trước khi doanh nghiệp tiến hành tái hoạt động.

- Ủy viên Ban Chỉ đạo - Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố:

Nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực trên địa bàn tại địa phương tham gia vào công tác UPSCHC khi được sự chỉ đạo của Trưởng ban.

- Ủy viên Ban Chỉ đạo – Phó Giám đốc Sở Y tế

Nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan y tế của tỉnh hỗ trợ UPSCHC, đặc biệt là công tác cấp cứu, điều trị nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố hóa chất; Huy động lực lượng, phương tiện cùng các trang thiết bị y tế đến hiện trường, sẵn sàng cứu chữa khi có thương vong xảy ra. Chỉ đạo bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện huyện bố trí xe cứu thương thường trực ở khu vực sự cố và sẵn sàng tiếp nhận người bị nạn trong quá trình ứng phó sự cố.

- Ủy viên Ban Chỉ đạo – Phó Giám đốc Sở NN & PTNT:

Nhiệm vụ tham mưu cho Trưởng Ban về tình hình hoạt động hóa chất trong lĩnh vực nông nghiệp

- Ủy viên Ban Chỉ đạo – Phó Trưởng ban Ban Khu công nghiệp:

Nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực sẵn có tại các KCN tham gia hoạt động UPSCHC trong phạm vi KCN.

- Đội UPSCHC cấp cơ sở:

+ Các cơ sở có khả năng gây ra SCHC đều phải thành lập các đội UPSCHC của cơ sở mình, đồng thời phải đầu tư trang thiết bị ứng cứu SCHC ở mức độ tương ứng với khả năng xảy ra sự cố do cơ sở mình gây ra, xây dựng phương án ứng cứu SCHC tại chỗ và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung UPSCHC theo sự điều động của Ban chỉ đạo thường trực UPSCHC tỉnh Lào Cai. Nhiệm vụ của đội UPSCHC cấp cơ sở

+ Trực và sẵn sàng ứng cứu SCHC tại cơ sở mình. Tham gia ứng cứu SCHC chung khi được yêu cầu.

+ Tham mưu cho ban lãnh đạo cơ sở các phương án phòng ngừa, dự báo sự cố, dự báo diễn biến và các biện pháp khắc phục hậu quả do SCHC gây ra đối với con người và môi trường.

+ Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các hoạt động trong cơ sở mình thực hiện qui định về phòng chống cháy nổ liên quan đến SCHC. Xây dựng phương án, tham mưu cho Ban lãnh đạo công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ khi có SCHC xảy ra.



+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phòng ngừa SCHC cho các cán bộ, công nhân viên của cơ sở.

* Quy trình thông tin liên lạc

Group 44
- Người phát hiện sự cố: ngay lập tức báo cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số điện thoại 114. Cung cấp các thông tin về:

+ Vị trí xảy ra sự cố.

+ Số lượng và chủng loại hóa chất.

+ Tình trạng hiện tại: rò rỉ, tràn đổ, cháy...

+ Số nạn nhân quan sát được.

- Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thông báo cho Thường trực Ban chỉ đạo là Sở Công Thương.

- Sở Công Thương có trách nhiệm thông tin đầy đủ cho các cơ quan liên quan để triển khai kế hoạch ứng cứu đồng thời thông báo và tham vấn ý kiến Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Bộ Công Thương và đề nghị hỗ trợ khi cần thiết.

- Sau khi xử lý, khắc phục sự cố, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo cho Trưởng Ban chỉ đạo về hiện trạng môi trường đã trở lại an toàn để xem xét kết thúc hoạt động ứng cứu, thông báo cho các cơ sở, người dân trở lại hoạt động bình thường.



* Cơ chế phối hợp chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất

- Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh Lào Cai:

+ Trực tiếp nhận thông tin, thông báo cho Ban chỉ huy.

+ Huy động lực lượng, sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp trực tiếp tiến hành xử lý sự cố tại hiện trường.

+ Trong trường hợp sự cố cấp quốc gia hoặc các tình huống bất ngờ có thể huy động tất cả các lực lượng ứng cứu của các Khu công nghiệp.

- Công an tỉnh Lào Cai:

+ Huy động các lực lượng Cảnh sát cơ động, công an khu vực và các lực lượng khác của địa phương sơ tán toàn bộ người dân trong vùng cách ly ban đầu.

+ Tổ chức các trạm gác không cho người có phận sự xâm nhập vào vùng cách ly.

+ Thông báo cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng cuối hướng gió để có các giải pháp an toàn hoặc sơ tán toàn bộ cho đến khi sự cố được khắc phục hoàn toàn.

- Sở Công Thương:

+ Liên lạc với các thành viên trong Ban chỉ đạo.

+ Xác định rõ tính chất vật lý, tính chất nguy hiểm, độc tính và các tính chất nguy hại khác của hóa chất để cung cấp cho lực lượng cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy.

+ Xác định khu vực cần cách ly ban đầu, khu vực phát tán theo hướng gió đối với từng sự cố để thông báo cho các lực lượng tại hiện trường.

+ Liên hệ với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất: 0422205057), Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn ( 0437342690 - 0437344273) để tham vấn các vấn đề về tính chất nguy hại, giải pháp khắc phục sự cố trong trường hợp sự cố đối với các hóa chất chưa xác định rõ hoặc cần có sự hỗ trợ từ các lực lượng Trung ương.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Phối hợp với Sở Công Thương để cung cấp các tính chất nguy hại của hóa chất cho lực lượng hiện trường.

+ Chủ trì xây dựng phương án khắc phục các ảnh hưởng lâu dài của sự cố sau khi ứng phó, kế hoạch quan trắc, giám sát môi trường. Thông báo cho Trưởng ban sau khi môi trường đã an toàn cho người dân.

- Sở Y tế:

+ Nhận được thông báo từ Thường trực Ban chỉ đạo về thông tin sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn, Sở Y tế chuẩn bị phương án cấp cứu, sơ cứu nạn nhân.

+ Tổ chức trạm sơ cứu ban đầu tại khu vực sự cố ngoài phạm vi vùng cách ly ban đầu và vùng chịu ảnh hưởng cuối hướng gió.

+ Tổ chức cấp cứu tất cả các nạn nhân, kiểm tra sức khỏe cho những người được sơ tán khỏi vùng cách ly ban đầu, tiếp tục theo dõi những người có biểu hiện nhiễm độc hóa chất hoặc chịu các tác động khác đến sức khỏe do sự cố hóa chất.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương giám sát sức khỏe những người có mặt trong vùng cách ly ban đầu sau khi sự cố được khắc phục để đảm bảo phát hiện và cứu chữa kịp thời tất cả các nạn nhân.

- Ban Quản lý các Khu công nghiệp:

+ Trường hợp sự cố hóa chất xảy ra trong các Khu công nghiệp, tiến hành thông báo cho các công ty lân cận để tiến hành sơ tán hoặc tham gia ứng cứu.

+ Huy động các trang thiết bị hiện có tham gia ứng cứu dưới sự chỉ huy của Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy.

2. Giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố hóa chất

2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức


- Sở Công Thương kết hợp với các ban, ngành tổ chức hội thảo giới thiệu về Hệ thống hài hòa toàn cầu về nghi nhãn hóa chất và Thông tư số 04/2012/TT-BCT cho cán bộ phụ trách an toàn các công ty và những cán bộ làm việc tại các sở ban ngành có liên quan. Nội dung cụ thể:

+ Phân loại hóa chất theo các nguy hại vật lý.

+ Phân loại hóa chất theo các nguy hại tới sức khỏe con người.

+ Phân loại hóa chất theo các nguy hại tới môi trường.

+ Hướng dẫn ghi nhãn hóa chất.

+ Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất.

- Tổ chức Huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các cán bộ làm việc gián tiếp tại các công ty có sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, đảm bảo tất cả các công ty liên quan đều có cán bộ được đào tạo.

- Yêu cầu tất cả các công ty phải lập Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngưa, ứng phó sự cố hóa chất, tổ chức diễn tập kết hợp với diễn tập phòng cháy chữa cháy, có sự chứng kiến của đại diện Sở Công Thương.


2.2. Nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố hóa chất từ phía các doanh nghiệp


- Cần tổ chức và tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện về Kỹ thuật an toàn hóa chất theo đúng quy định.

- Xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy định pháp luật.

- Kiểm tra, thực hiện và khắc phục các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cá nhân, ứng phó sự cố theo yêu cầu của Hội đồng Thẩm định Kế hoạch và đoàn kiểm tra, xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố. Khi có thay đổi quy mô, vị trí sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến nội dung bản Kế hoach hoặc Biện pháp cần thông báo, xin ý kiến đơn vị thẩm định, xác nhận.

- Thông báo, phối hợp diễn tập với các cơ sở xung quanh đặc biệt là các cơ sở nằm trong phạm vi chịu tác động của sự cố hóa chất của Công ty.

- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm báo cáo theo các quy định của văn bản pháp luật về quản lý hóa chất.



Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 5.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương