MỤc lụC 1 danh mục bảng biểU 4



tải về 5.84 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích5.84 Mb.
#39335
  1   2   3   4   5   6   7   8

Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

MỤC LỤC





MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC HÌNH VẼ 5

MỞ ĐẦU 6

1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất 6

2. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất 7

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 10

I. Tóm tắt Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội 10

1. Điều kiện tự nhiên 10

a) Vị trí địa lý 10

b) Địa hình, khí hậu 11

c) Tiềm năng và nguồn lực 13

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 14

a) Dân cư và lao động 14

b) Cơ sở hạ tầng 15



II. Tổng quan về hoạt động hóa chất trên địa bàn 18

1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh 18

1.1. Tổng hợp dữ liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất của các cơ sở hóa chất 18

1.2. Danh sách các cơ sở, các khu vực có nguy cơ bao gồm các khu vực sản xuất, kinh doanh lưu trữ hóa chất với khối lượng lớn 20

1.3. Thống kê tên và số lượng hóa chất trên địa bàn tỉnh, đặc tính hóa lý của các loại hóa chất 20

2. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất đã xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua trên cơ sở thông tin thu thập 21

3. Xác định các nguy cơ gây ra sự cố hóa chất lớn 23

4. Đánh giá năng lực về con người, trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất 23

4.1. Doanh nghiệp 23

4.2. Cơ quan chức năng 24



CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT 25

I. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 25

1. Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh 25

1.1. Nguyên tắc chung 25

1.2. Khuyến cáo trong việc sử dụng đất 27

1.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 34

1.3. Cơ chế phối hợp và trách nhiệm chung của các cơ quan quản lý tại địa phương 34

2. Giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố hóa chất 41

2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức 41

2.2. Nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố hóa chất từ phía các doanh nghiệp 42

II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT NGUỒN NGUY CƠ 42

1. Kế hoạch kiểm tra 42

1.1. Đối với hoạt động vận chuyển hóa chất 42

1.2. Đối với các cơ sở LPG 44

1.3. Đối với các cơ sở sử dụng Amoniac 44

1.4. Với các cơ sở sử dụng, kinh doanh các loại hóa chất khác 45



CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT 46

I. Phân cấp các sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh 46

1. Phân cấp sự cố hóa chất 46

2. Phân cấp xung quanh các cơ sở hóa chất trên địa bàn tỉnh 47

3. Sơ đồ thông tin liên lạc 48



II. Cách phân vùng mức độ nguy hiểm xung quanh cơ sở hóa chất 48

1. Phân vùng theo giới hạn nồng độ tiếp xúc của con người (AEGL) 48

2. Phân vùng theo nồng độ ngay lập tức nguy hiểm đến sức khỏe con người (IDLH) 49

3. Phân vùng theo khả năng cháy, nổ và cường độ bức xạ nhiệt 49



III. Xây dựng kịch bản, phân vùng nguy hiểm và phương án ứng phó 50

1. Xây dựng kịch bản xảy ra sự cố đối với Amoniac tại Công ty DAP số 2 50

1.1. Mô tả chung 50

1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự cố 50

1.3. Xây dựng và dự báo các kịch bản rò rỉ khi nạp amoniac vào bình cầu 51

1.4. Các kịch bản rò rỉ tại bình cầu 51

1.5. Kịch bản xấu nhất 52

1.6. Xác định vùng ảnh hưởng xung quanh cơ sở khi xảy ra sự phát thải Amoniac 54

1.7. Phương án ứng phó 56

Các con đường phơi nhiễm chính 58

2. Kịch bản xảy ra sự cố đối với khí Clo tại Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Lào Cai 59

2.1. Thông tin chung 59

2.2. Các kịch bản rò rỉ đối với loại bình chứa 40 kg 61

2.3. Các kịch bản rò rỉ đối với loại bình chứa 400 kg 61

2.4. Các kịch bản rò rỉ đối với loại bình chứa 800 kg 62

2.5. Xác định vùng ảnh hưởng xung quanh cơ sở khi xảy ra sự phát thải khí Clo 63

2.6. Phương án ứng phó 64

3. Kịch bản nổ kho chứa VLNCN tại Công ty VLNCN-kho Lào Cai 69

3.1. Mô tả chung: 69

3.2. Đánh giá tác động của sự cố nổ kho chứa VLNCN Lào Cai qua thống kê hậu quả các sự cố đã xảy ra. 70

4. Kịch bản trong trường hợp xảy ra cháy, nổ kho xăng dầu 72

5. Kịch bản xảy ra sự cố đối với phốt pho vàng 77

5.1. Nguyên nhân 77

5.2. Đánh giá tác động 77

5.3. Phương án ứng phó 80

6. Kịch bản cháy kho lưu huỳnh 85

7. Kịch bản rò rỉ hóa chất trên đường vận chuyển 92

III. Kế hoạch nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất 95

1. Giải pháp nâng cao năng lực con người trong ứng phó sự cố hóa chất 95

2. Giải pháp nâng cao năng lực trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất 95

2.1. Trang thiết bị đối với lực lượng phòng cháy chữa cháy 95

 2.2. Trang thiết bị đối với Sở công Thương 96

2.3. Trang bị đối với lực lượng giám sát môi trường-Sở Tài nguyên và Môi trường 103

 2.4. Trang bị đối với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai 105

CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ 106

1. Tổ chức thực hiện 106

2. Kiến nghị 106

2.1. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai 106



2.2. Kiến nghị các cơ quan quản lý cấp Bộ 106

PHỤ LỤC 108










DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Phân nhóm hóa chất nguy hiểm để xác định khu khoảng cách an toàn 27

Bảng 2.2: Các đặc trưng của Carbonyl Sulphide 28

Bảng 2.3: Khoảng cách cách ly đối với chất lỏng dễ cháy có nguy hiểm cháy bề mặt (pool fire hazard) 29

Bảng 2.4: Khoảng cách cách ly đối với chất lỏng dễ cháy có nguy hiểm bùng cháy (Flash- fire hazard) 29

Bảng 2.5: Khoảng cách cách ly đối với khí hóa lỏng dễ cháy có nguy hiểm bùng cháy (Flash- fire hazard) 30

Bảng 2.6: Khoảng cách cách ly đối với khí độc hóa lỏng bằng cách nén (Nguy hiểm từ đám mây khí độc) 30

Bảng 2.7: Khoảng cách cách ly đối với khí độc hóa lỏng bằng làm lạnh (Nguy hiểm từ đám mây khí độc) 31

Bảng 2.8: Khoảng cách cách ly đối với chất lỏng độc (Nguy hiểm từ đám mây khí độc do hóa hơi) 32

Bảng 3.1. Phân cấp tình huống sự cố hóa chất 47

Bảng 3.2: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của amoniac, trường hợp sự cố xảy ra khi nạp amoniac 51

Bảng 3.3: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của amoniac, trường hợp sự cố xảy ra tại bình cầu 51

Bảng 3.4: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của clo, trường hợp rò rỉ tại bình chứa loại 40 kg 61

Bảng 3.5: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của clo, trường hợp rò rỉ tại bình chứa loại 400 kg 61

Bảng 3.6: Kết quả tính toán vùng ảnh hưởng bởi độc tính của clo, trường hợp rò rỉ tại bình chứa loại 800 kg 62

Bảng 3.7: Tóm tắt các tiêu chuẩn đối với SO2 91

Bảng 3.8: Khu vực cần cô lập và theo dõi giám sát khi xảy ra sự cố một số hóa chất trên đường vận chuyển 94




DANH MỤC HÌNH VẼ




MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất


 Quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng hóa chất luôn phát sinh ra các chất thải ở dạng nước thải, khí thải, chất thải rắn. Nước thải của sản xuất hóa chất, đặc biệt là của một số ngành sản xuất phân bón (trong đó có dây chuyền sản xuất a xít, supe, phốt phát, hóa chất cơ bản như sản xuất xút, clo, phốt pho…) đều thải ra nước thải thường là với khối lượng rất lớn và chứa nhiều thành phần độc hại, có hại đến môi trường nước tiếp nhận. Khí thải ngành sản xuất công nghiệp hóa chất cũng là nguồn thải khí thải chứa nhiều thành phần độc hại như NH3, SO2 cùng với hoạt động sản xuất hóa chất, các ngành công nghiệp khác có sử dụng hóa chất cũng phát triển rất mạnh như công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất giấy, gỗ, công nghiệp cơ khí… nên nhu cầu sử dụng hóa chất tăng nhanh…. Điều này làm gia tăng các nguy cơ sảy ra sự cố về hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động hóa chất nói chung luôn tiềm ẩn các nguy cơ đối với sức khỏe con người do bản chất độc hại của chúng, trong môi trường sản xuất, kinh doanh hay sử dụng thì người lao động luôn bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe do phải tiếp xúc với chúng. Hóa chất có khả năng phát tán nhanh (các loại hóa chất, dung môi - amôniăc, axít sunfuríc, và axit phốtphoric, kiềm, chlorine, formaldehide và phenol…) nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể người và để lại những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe con người và môi trường bởi khả năng tồn lưu lâu dài khó phân hủy.

Về mặt công nghệ và thiết bị: Công nghệ sản xuất hóa chất tại một số đơn vị trên địa bàn Tỉnh đã quá cũ và lạc hậu, một số cơ sở đã có các đầu tư cải tiến công nghệ song chưa đồng bộ. Một số nhà máy sản xuất hóa chất mới được xây dựng có công nghệ và thiết bị thế hệ mới nhưng về độ bền và chất lượng thiết bị qua một thời gian sản xuất đã bộc lộ nhiều sai sót…Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất thời gian qua cho thấy ở nước ta các sự cố hóa chất xảy ra ngày càng tăng về số lượng các vụ việc và mức độ thiệt hại ngày càng lớn. Có những vụ cháy nổ hóa chất đã thiêu rụi toàn bộ kho tàng hóa chất, thậm chí nhiều vụ sự cố hóa chất đã gây thiệt hại về người.

 Với những tính chất nguy hiểm của hóa chất như trên nên hoạt động hóa chất luôn đi liền với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, ngay lập tức tác động trên phạm vi rộng đến sức khỏe con người, tải sản vật chất và môi trường. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực nói trên và thực hiện Luật hóa chất nhằm hệ thống hóa hoạt động quản lý hóa chất, Chính phủ và Bộ Công thương đã ban hành các văn bản hướng dẫn ví dụ như: Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất….

Ngày 05 tháng 3 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố cấp tỉnh.

Để thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng và để đảm bảo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động trong việc phối hợp ứng cứu sự cố hóa chất lớn có nguy cơ xảy ra trong tỉnh thì việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo an toàn trong công tác quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến hóa chất theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra mục đích của việc ban hành Kế hoach, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm. Để phòng ngừa có hiệu quả sự cố hóa chất độc hại tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường; đồng thời nêu cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại địa phương.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất


- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013.

- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005;

- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất;

- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa;

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 Quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.

- Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010, quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013, quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;

- Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 2 năm 2012, quy định về Phân loại và ghi nhãn hóa chất;

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại;

- Công văn số 10362/BCT-HC ngày 13 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương hướng dẫn về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh;

- Công văn số 9574/BCT-HC ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Qui phạm an toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1364 -79 Các chất độc hại. Phân loại và yêu cầu chung về an toàn.
- Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2012.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 tỉnh Lào Cai.



CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I. Tóm tắt Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội

1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý



Hình 1.1. Bản đồ hành chính Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.

Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là “cửa ngõ”, “cầu nối” của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam Trung Quốc. Với vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Lào Cai nằm trên trục kinh tế sông Hồng, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông nối liền cửa khẩu quốc tế Lào Cai với các cửa khầu quốc gia Mường Khuơng, Bát Xát với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh láng giềng và với cả Trung Quốc.

Vị trí địa lý của Lào Cai là một trong những thuận lợi để phát triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển kinh tế – xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên, tài nguyên của tỉnh.

Lào Cai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 8 huyện, 164 đơn vị cấp xã (12 phường, 9 thị trấn, 143 xã):

Thành phố Lào Cai (12 phường và 5 xã)

Huyện Bảo Thắng (3 thị trấn và 12 xã)

Huyện Bảo Yên (1 thị trấn và 17 xã)

Huyện Bát Xát (1 thị trấn và 22 xã)

Huyện Bắc Hà (1 thị trấn và 20 xã)

Huyện Mường Khương (1 thị trấn và 15 xã)

Huyện Sa Pa (1 thị trấn và 17 xã)

Huyện Si Ma Cai (13 xã)

Huyện Văn Bàn (1 thị trấn và 22 xã)


b) Địa hình, khí hậu


- Địa hình: Tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Nhìn chung địa hình tỉnh phức tạp với phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau (tiểu vùng).

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

Lào Cai còn có các cao nguyên cacxtơ thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc. Địa hình Lào Cai với nhiều loại theo các độ cao khác nhau tạo điều kiện thuận lợi để bố trí một cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa, bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 15oC - 20oC, lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 23oC - 29oC, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.

Những dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo thành những bức tường thiên nhiên ngăn chặn gió bão. Vì thế ở Lào Cai ít bão và ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Những yếu tố khí hậu đó tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và phát triển du lịch.

- Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 240C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C và không có tháng nào lên quá 200C).

Lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm.

Độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp.

c) Tiềm năng và nguồn lực


- Tài nguyên rừng: Rừng có 278.907 ha, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229.296,6 ha rừng tự nhiên và 49.604 ha rừng trồng. Thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến,... Động vật rừng, theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái, trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12 họ,...

Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).

- Tài nguyên nước: Hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng. Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40oC và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.

- Tài nguyên đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính (đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ), phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nông nghiệp có 76.203 ha, đất lâm nghiệp 178.192 ha, đất chưa sử dụng còn khoảng 393.500 ha.

Nhóm đất phù sa diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây công nghiệp.

Nhóm đất đỏ vàng thường có màu nâu đỏ, đỏ vàng rực rỡ, hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm.

Nhóm đất mùn vàng đỏ chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mương Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng thời, ở vùng đất này có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh.

Nhóm đất mùn alit trên núi chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn... có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao.

Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa. Đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích nhóm đất này chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các huyện, tạo nên những cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa.

- Tài nguyên khoáng sản: Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước với 35 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn. Apatit là loại khoáng sản duy nhất chỉ có ở Lào Cai, ngoài ra có mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.


2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Dân cư và lao động


Tỉnh Lào Cai có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhưng chưa thực sự ổn định. Hiện nay, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt khoảng 12%. GDP/ người còn thấp. Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch song chưa thực sự ổn định, chưa phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp có chiều hướng tăng, chiếm gần 50%.

Về công nghiệp thì Lào Cai là tỉnh có giá trị công nghiệp cao nhưng vẫn còn đang ở trình độ thấp. Đóng góp của công nghiệp vào GDP của toàn tỉnh chiếm khoảng 15-18%. Trong cơ cấu GDP của toàn ngành công nghiệp thì công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chiếm tỉ trọng cao nhất, gần 70%. Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh là khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng dựa trên việc khai thác các nguồn nguyên liệu tại chỗ, chế biến nông, lâm sản và thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc; là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều kiện trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Dịch vụ khai thác kinh tế cửa khẩu của Lào Cai ngày càng phát triển nhằm tổ chức mối quan hệ tốt giữa Lào Cai và Trung Quốc, đảm bảo việc phát triển kinh tế ổn định, giữ gìn an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội, làm tăng thêm nguồn thu ngân sách của tỉnh và chuẩn bị các điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn lao động: .  

Theo niên giám thống kê 2012, tổng dân số toàn tỉnh là 648,27 ngàn người (lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 442,39 ngàn người với tỷ lệ khá cân bằng là 49,64% nam và 50,36% nữ, phân bố ở nông thôn với tỷ lệ 76,4%, ở thành thị là 23,6%). Số lượng lao động làm việc tại các đơn vị tư nhân chiếm tỷ lệ 89,67%, trong các đơn vị nhà nước là 10,09%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 0,24%.

b) Cơ sở hạ tầng


Là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc với 203km đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng. Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 380 triệu người), là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á.

- Giao thông vận tải: Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân Nam và cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Đường bộ: Có 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4, 4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài 451km; 10 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài gần 500km và gần 4.500 km đường liên xã, liên thôn. Đặc biệt tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 264km có điểm đầu tại nút giao của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Tuyến đường này được nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu (Trung Quốc) qua cầu Kim Thành tạo mạch nối thông suốt tuyến hàh lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Theo kế hoạch năm 2009 tuyến đường này sẽ được cải tạo nâng cấp, sử dụng vốn của ADB, hoàn thành vào năm 2011. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm.

+ Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có 75 km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng 55 km). Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế.

- Thông tin liên lạc:

+ Hạ tầng bưu chính: Hiện tại có 227 điểm phục vụ, trong đó: có 25 bưu cục, 127/144 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 125 đại lý bưu điện, 100% trung tâm huyện, thành phố có báo đến trong ngày. Bán kính phục vụ bình quân 2,7 km/điểm phục vụ; bình quân số dân được phục vụ là 2.143 người/điểm phục vụ.

+ Hạ tầng viễn thông: So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay trên toàn mạng có 57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn Vi ba, 170 trạm BTS. Mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân. Thuê bao Internet đạt trên 11.900 thuê bao trong đó thuê bao băng rộng đạt 5.672 thuê bao. Theo hướng dẫn về hệ số quy đổi của Bộ Tthông tin và Truyền thông mật độ sử dụng Internet của tỉnh Lào Cai đạt 10,5/100 dân.  

- Hạ tầng Công nghệ thông tin được phát triển ổn định. Dự án mạng LAN đô thị với quy mô và công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa. Hiện Lào Cai đã có một hạ tầng truyền dẫn đáp ứng được nhu cầu đến 2020 và có khả năng mở rông cho các giai đoạn tiếp theo. Việc phát triển hạ tầng CNTT tại các sở, ban, ngành đã được chú trọng đầu tư, kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý, điều hành.

+ Cổng giao tiếp điện tử ở địa chỉ: http://www.laocai.gov.vn/ là kênh thông tin chính thức của tỉnh Lào Cai trên môi trường mạng.

Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh, ngày càng hiện đại, 100% trung tâm các xã được phủ sóng di động. Mạng truyền dẫn cáp quang được đầu tư đến tất cả 9/9 trung tâm huyện, thành phố; 100% các doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông chất lượng cao bằng công nghệ hiện đại; Mật đô thuê bao internet đạt 6,8 thuê bao/100 dân. Hạ tầng CNTT đang được xây dựng hiện đại, đồng bộ với nhiều ứng dụng thiết thực.

- Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch tại thành phố Lào Cai và hầu hết các huyện, cùng với hệ thống giếng khoan đang cung cấp nước sạch cho 69% dân số toàn tỉnh. 

- Quy hoạch phát triển của tỉnh Lào Cai đến năm 2020

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với Trung Quốc và quốc tế; giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.



Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 13%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,5%/năm;

- Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, đạt 31,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và đạt 63,1 triệu đồng/người/năm vào năm 2020;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 34,1%, dịch vụ đạt 38,0% và nông - lâm - thuỷ sản giảm xuống còn 27,9% trong GDP; đến năm 2015 cơ cấu tương ứng của các ngành đạt 40,1% - 43,6% - 16,3% và đến năm 2020 đạt 40,7% - 49,6% - 9,7%.



Mục tiêu xã hội

- Phấn đấu giảm mức sinh bình quân hàng năm khoảng 0,4‰ để ổn định quy mô dân số khoảng 703,6 nghìn người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 1,4%, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 1,3%;

- Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 8,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,4%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,0%/năm; tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2010 đạt 27,5%, năm 2015 đạt 38,9% và năm 2020 đạt 53,6%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 20% vào năm 2010, dưới 5% vào năm 2015 và đến năm 2020, cơ bản không còn hộ nghèo;

- Tạo việc làm mới bình quân hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cho khoảng 9,5 nghìn người, giai đoạn 2011 - 2020 cho khoảng 5,5 nghìn người;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2010 đạt 36%, năm 2015 đạt trên 55%, năm 2020 đạt trên 75%;

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2010 giảm xuống còn 26%, năm 2015 giảm còn 20%, năm 2020 giảm còn 15%;

- Giữ vững ổn định chính trị, xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia.



Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 5.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương